Phương pháp đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như thế nào?

Tôi muốn hỏi Phương pháp đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như thế nào? - câu hỏi của chị Ý (Huế)

Phương pháp đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Chương 2 Phần 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGTVT quy định phương pháp đánh giá về năng lực và kinh nghiệm như sau:

Căn cứ quy mô, tính chất dự án để sử dụng một trong các phương pháp đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư như sau:

- Phương pháp chấm điểm.

- Phương pháp sử dụng tiêu chí đạt, không đạt.

- Phương pháp kết hợp giữa chấm điểm và sử dụng tiêu chí đạt, không đạt.

Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm, mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu không được thấp hơn 80% tổng số điểm năng lực, kinh nghiệm và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản không thấp hơn 70% điểm tối đa của nội dung đó.

Phương pháp đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như thế nào?

Phương pháp đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như thế nào?

Phương pháp đánh giá về tài chính - thương mại của nhà đầu công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Chương 2 Phần 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGTVT quy định phương pháp đánh giá về năng lực và kinh nghiệm như sau:

Nhà đầu tư có đề xuất tổng chi phí thực hiện dự án (M1) không thấp hơn m1 (M1 ≥ m1), giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (M2) không thấp hơn m2 (M2 ≥ m2) đối với dự án chưa giải phóng mặt bằng, M2=m2 đối với dự án đã giải phóng mặt bằng, giá trị đóng góp không điều kiện cho ngân sách nhà nước bằng tiền ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3) cao nhất, được xếp thứ nhất và được xem xét đề nghị trúng thầu. Trong đó:

- m1 là sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án đã được phê duyệt trong danh mục dự án

- m2 là sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của phần diện tích đất cần hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

- m3 là giá sàn nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

- M1 là tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) do nhà đầu tư đề xuất trong HSĐXCTNĐT. Phương án thực hiện dự án do nhà đầu tư xây dựng trên cơ sở phù hợp với yêu cầu thực hiện dự án tại HS YCCTNĐT.

- M2 là giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do nhà đầu tư đề xuất trong HSĐXCTNĐT căn cứ nội dung m2 được xác định trong HSYCCTNĐT.

- M3 là giá trị đóng góp không điều kiện cho ngân sách nhà nước bằng tiền do nhà đầu tư đề xuất trong HSĐXCTNĐT ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trong quá trình triển khai dự án, nhà đầu tư trúng thầu có trách nhiệm thực hiện theo đúng phương án đã đề xuất, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. Chi phí thực hiện dự án được xác định trên cơ sở quá trình triển khai thực tế nhưng phải bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan và đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án.

Phương pháp đánh giá tính hợp lệ hồ sơ đề xuất chấp thuận nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Chương 2 Phần 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGTVT quy định phương pháp đánh giá tính hợp lệ hồ sơ đề xuất chấp thuận nhà đầu tư như sau:

Kiểm tra hồ sơ đề xuất_chấp thuận nhà đầu tư (sau đây gọi tắt là HSĐXCTNĐT)

- Kiểm tra số lượng bản chụp HSĐXCTNĐT.

- Kiểm tra các thành phần của bản gốc HSĐXCTNĐT theo quy định tại Mục 6 chỉ dẫn nhà đầu tư

- Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết HSĐXCTNĐT.

Đánh giá tính hợp lệ HSĐXCTNĐT

HSĐXCTNĐT của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

- Có bản gốc HSĐXCTNĐT.

- Có đơn đề xuất chấp thuận nhà đầu tư được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) theo quy định của Hồ sơ yêu cầu chấp thuận nhà đầu tư. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn đề xuất chấp thuận nhà đầu tư phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh hoặc của thành viên đứng đầu liên danh theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có).

- Thời hạn hiệu lực của HSĐXCTNĐT đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 13 chỉ dẫn nhà đầu tư

- Trường hợp liên danh, có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) và trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên liên danh theo Mẫu số 03 Chương III - Biểu mẫu.

- Nhà đầu tư bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Mục 8 chỉ dẫn nhà đầu tư

- Phần nộp ngân sách nhà nước ghi trong đơn đề xuất chấp thuận nhà đầu tư phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ, không đề xuất các giá trị khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}