Phạm vi hành nghề dược đối với người có chứng chỉ, giấy chứng nhận về y dược cổ truyền như thế nào?

Cho tôi hỏi: Phạm vi hành nghề dược đối với người có chứng chỉ, giấy chứng nhận về y dược cổ truyền như thế nào? Câu hỏi của anh Hải đến từ Bình Định.

Phạm vi hành nghề dược đối với người có chứng chỉ, giấy chứng nhận về y dược cổ truyền như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 47/2018/TT-BYT quy định phạm vi hành nghề dược đối với người có chứng chỉ, giấy chứng nhận về y dược cổ truyền như sau:

- Người có giấy chứng nhận là lương y quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 47/2018/TT-BYT được chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn, bán lẻ dược liệu, thuốc cổ truyền và chịu trách nhiệm chuyên môn về dược hoặc phụ trách về bảo đảm chất lượng của hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất dược liệu.

- Người có giấy chứng nhận là lương dược quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 47/2018/TT-BYT được chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn, bán lẻ dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

- Người có chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 2 Thông tư 47/2018/TT-BYT được chịu trách nhiệm chuyên môn về dược cổ truyền của cơ sở bán buôn, bán lẻ theo phạm vi hành nghề đã được Sở Y tế cấp.

Phạm vi hành nghề dược đối với người có chứng chỉ, giấy chứng nhận về y dược cổ truyền như thế nào?

Phạm vi hành nghề dược đối với người có chứng chỉ, giấy chứng nhận về y dược cổ truyền như thế nào? (Hình từ Internet)

Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận liên quan đến y dược cổ truyền bao gồm những loại nào?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 47/2018/TT-BYT quy định các loại văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận liên quan đến y dược cổ truyền bao gồm:

- Giấy chứng nhận là lương y được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp.

- Giấy chứng nhận là lương dược được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp.

- Giấy chứng nhận đủ trình độ chuyên môn về dược cổ truyền đã được Sở Y tế cấp trước thời điểm Thông tư 13/1999/TT-BYT ngày 06 tháng 7 năm 1999 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân thuộc lĩnh vực hành nghề y học cổ truyền có hiệu lực.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề về dược cổ truyền được Sở Y tế cấp từ ngày 21 tháng 7 năm 1999 đến trước ngày 21 tháng 01 năm 2004.

- Giấy chứng nhận, chứng chỉ về y dược cổ truyền được cơ sở có chức năng đào tạo cấp trước ngày Luật dược 2016 có hiệu lực và đã được Sở Y tế cấp giấy phép hành nghề dược cổ truyền theo Thông tư 02/2007/TT-BYT ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều về điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược 2016 Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược 2016.

Thời gian thực hành đối với người có giấy chứng nhận là lương y là bao lâu?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 47/2018/TT-BYT quy định như sau:

Tổ chức thực hành
1. Yêu cầu thực hành
a) Người có giấy chứng nhận là lương y phải thực hành trước khi cấp chứng chỉ hành nghề quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
b) Người có giấy chứng nhận được quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 2 Thông tư này đã được Sở Y tế cấp giấy phép hành nghề dược thì không phải thực hành khi đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược.
2. Thời gian thực hành đối với người có giấy chứng nhận là lương y như sau:
a) Thời gian thực hành của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc cổ truyền là 01 năm;
b) Thời gian thực hành của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn, bán lẻ dược liệu là 06 tháng;
c) Thời gian thực hành của người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược hoặc phụ trách về bảo đảm chất lượng của hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất dược liệu là 01 năm.
3. Nội dung thực hành và cơ sở thực hành của người có giấy chứng nhận là lương y:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc cổ truyền và người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược hoặc phụ trách về bảo đảm chất lượng của hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất dược liệu thì phải thực hành theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược;
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ dược liệu, thuốc cổ truyền phải thực hành chuyên môn liên quan đến dược cổ truyền tại bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc cơ sở kinh doanh dược.

Như vậy theo quy định trên thời gian thực hành đối với người có giấy chứng nhận là lương y như sau:

- Thời gian thực hành của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc cổ truyền là 01 năm.

- Thời gian thực hành của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn, bán lẻ dược liệu là 06 tháng.

- Thời gian thực hành của người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược hoặc phụ trách về bảo đảm chất lượng của hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất dược liệu là 01 năm.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}