Mức xử phạt đối với hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đủ điều kiện tốt nghiệp là bao nhiêu?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là bao lâu?
- Hình thức xử phạt và mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
- Mức xử phạt đối với hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đủ điều kiện tốt nghiệp là bao nhiêu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 88/2022/NĐ-CP có nội dung như sau:
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là 01 năm.
- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại các điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bổ sung bởi điểm b khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020)
Cụ thể, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
+ Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
+ Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
- Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định nêu trên.
Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
- Trong thời hạn được quy định mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Mức xử phạt đối với hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đủ điều kiện tốt nghiệp là bao nhiêu?
Hình thức xử phạt và mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP về nội dung này như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần; trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; biện pháp đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
1. Hình thức xử phạt chính
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Trục xuất;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân;
c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
Theo đó, hình thức xử phạt chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sẽ là cảnh cáo và phạt tiền. Ngoài ra còn có thể bị trục xuất, đình chỉ hoặc tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
Mức xử phạt đối với hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đủ điều kiện tốt nghiệp là bao nhiêu?
Quy định phạt tiền đối với hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 6 Điều 22 Nghị định 88/2022/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 40 đến 60 triệu đồng với hành vi vi phạm dưới 10 người học;
- Phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng với hành vi vi phạm từ 10 đến dưới 20 người học;
- Phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng với hành vi vi phạm từ 20 đến dưới 30 người học;
- Phạt tiền từ 100 đến 120 triệu đồng với hành vi vi phạm từ 30 đến dưới 40 người học;
- Phạt tiền từ 120 đến 150 triệu đồng đối với hành vi vi phạm từ 40 người học trở lên.
Mức phạt nêu trên cũng áp dụng với các vi phạm mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sau đây:
- Cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học không đúng tên ngành, nghề đào tạo hoặc ngành, nghề đào tạo không được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN, GCN đăng ký hoạt động GDNN, GCN đăng ký bổ sung hoạt động GDNN, GCN đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài;
- Ngành nghề đào tạo không có tên trong quyết định tự chủ mở ngành nghề đào tạo, quyết định tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài.
Ngoài việc xử phạt hành chính theo quy định nêu trên thì còn buộc phải thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm. Ngoài ra, cơ sở vi phạm còn bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Nghị định 88/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;