Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt nào?

Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt nào? - Câu hỏi của anh Thông (Hà Giang)

Người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt nào?

Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:

Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt
1. Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, nếu người khai hải quan chưa nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì được nộp bổ sung để được xem xét áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng: hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu hoặc miễn thuế, xét miễn thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan đã được giải phóng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa;
b) Trường hợp hàng hóa thay đổi mã số hàng hóa: qua kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc các công tác nghiệp vụ khác, cơ quan hải quan xác định lại mã số hàng hóa hoặc người khai hải quan tự phát hiện thay đổi mã số hàng hóa dẫn đến thay đổi thuế nhập khẩu so với thời điểm làm thủ tục hải quan. Trường hợp thay đổi mã số hàng hóa làm ảnh hưởng đến tiêu chí xuất xứ ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì xử lý theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
c) Trường hợp hàng hóa từ hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư: Qua kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan xác định hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư dẫn đến thay đổi nghĩa vụ thuế nhập khẩu.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong 03 trường hợp đặc biệt sau:

- Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng;

- Trường hợp hàng hóa thay đổi mã số hàng hóa;

- Trường hợp hàng hóa từ hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư.

Trong đó, trong trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, nếu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới, hàng hóa nhập khẩu đang ở thời điểm áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì người khai hải quan phải khai, nộp bổ sung thuế tương ứng với biện pháp phòng vệ thương mại bị áp dụng.

Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt nào?

Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt nào?

Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp đặc biệt là khi nào?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:

Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt
...
3. Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
a) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên;
b) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hải quan hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc có sai sót về mã số hàng hóa so với thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung phải còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Như vậy, thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp đặc biệt được xác định như sau:

- Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng: Là thời điểm người khai hải quan làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng.

- Trường hợp hàng hóa thay đổi mã số hàng hóa hoặc hàng hóa từ hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư:

Là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hải quan hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc có sai sót về mã số hàng hóa so với thời điểm làm thủ tục nhập khẩu.

Cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định nội dung này như sau:

Cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau:

- Người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn theo quy định tại Điều 12 Thông tư 33/2023/TT-BTC.

- Hàng hóa nhập khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước xuất khẩu thông báo về việc hủy chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định của nước xuất khẩu.

Thông tư 33/2023/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ 15/7/2023.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}