Những ai có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc? Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi: Những ai có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc? Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc được quy định như thế nào? - Câu hỏi của chị Tú Hồng (Bình Phước)

Những ai có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc?

Căn cứ Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch do Chính phủ ban hành ngày 16/02/2015.

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc như sau:

Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc
1. Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
2. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
3. Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.

Như vậy, theo quy định trên những cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc bao gồm:

- Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.

- Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.

- Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.

Những ai có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc? Thủ tục cấp bản sao từ sổ góc được quy định như thế nào?

Những ai có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc? Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc được quy định như thế nào?

Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc được quy định như thế nào?

Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc hiện nay được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

- Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.

Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính hoặc cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.

- Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.

- Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.

- Thời hạn cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.

Thủ tục đề nghị cấp bản sao từ sổ gốc được giải quyết trong bao lâu?

Tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định về thời hạn cấp bản sao từ sổ gốc như sau:

Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc
...
4. Thời hạn cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.

Như vậy, căn cứ Điều 7 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thời hạn giải quyết thủ tục đề nghị cấp bản sao từ sổ gốc được xác định như sau:

- Thực hiện ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu;

- Hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ;

- Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.

Thời hạn nêu trên được kéo dài trong các trường hợp sau:

- Cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không thể đáp ứng được thời hạn:

Thời hạn được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu.

- Chứng thực chữ ký;

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}