Người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi nhận, đòi hỏi lợi ích vật chất từ người được trợ giúp pháp lý bị xử phạt thế nào?

Cho tôi hỏi người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý bị xử phạt thế nào? - Câu hỏi của chị An từ Ninh Thuận

Người thực hiện dịch vụ pháp lý có được nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý không?

Theo khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý được quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý
1. Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:
a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
c) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;
d) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;
đ) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;
e) Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

Như vậy, theo quy định, nghiêm cấm người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;

Người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi nhận, đòi hỏi lợi ích vật chất từ người được trợ giúp pháp lý bị xử phạt thế nào?

Người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi nhận, đòi hỏi lợi ích vật chất từ người được trợ giúp pháp lý bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)

Người thực hiện dịch vụ pháp lý có hành vi nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại Điều 52 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định như sau:

Hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý
...
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác để trục lợi;
b) Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi;
c) Lợi dụng danh nghĩa người thực hiện trợ giúp pháp lý để trục lợi, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
đ) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ;
e) Làm sai lệch các tài liệu trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ tài liệu bị làm sai lệch trong hồ sơ vụ việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này;
b) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3, điểm d khoản 4 Điều này.

Như vậy, người thực hiện dịch vụ pháp lý có hành vi nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, người thực hiện dịch vụ pháp lý có hành vi vi phạm buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này.

Người thực hiện trợ giúp pháp lý có những quyền và nghĩa vụ nào theo quy định?

Theo khoản 1 Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật

- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;

- Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

- Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;

- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

Trần Minh Khang

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}