Người có hành vi bạo lực gia đình sẽ bị góp ý, phê bình khi nào? Ai sẽ tham gia góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình?

Người có hành vi bạo lực gia đình sẽ bị góp ý, phê bình khi nào? Thành phần tham gia góp ý, phê bình gồm những ai? - Câu hỏi của anh Thái tại Long An.

Người có hành vi bạo lực gia đình sẽ bị góp ý, phê bình khi nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:

Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư
1. Biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi bạo lực gia đình từ 02 lần trở lên trong thời gian 12 tháng mà chưa đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
b) Có hành vi bạo lực gia đình đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.

Theo đó, biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư sẽ được thực hiện với người từ đủ 18 tuổi trở lên nếu thuộc trường hợp:

- Có hành vi bạo lực gia đình từ 02 lần trở lên trong thời gian 12 tháng mà chưa đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Có hành vi bạo lực gia đình đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.

Người có hành vi bạo lực gia đình sẽ bị góp ý, phê bình khi nào? Thành phần tham gia góp ý, phê bình gồm những ai?

Người có hành vi bạo lực gia đình sẽ bị góp ý, phê bình khi nào? Thành phần tham gia góp ý, phê bình gồm những ai?

Ai sẽ tham gia góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình?

Căn cứ khoản 2 Điều 32 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:

Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư
...
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư. Thành phần tham gia góp ý, phê bình bao gồm:
a) Người có hành vi bạo lực gia đình;
b) Đại diện gia đình;
c) Đại diện Công an xã;
d) Đại diện tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình hoặc người bị bạo lực gia đình cư trú là thành viên;
đ) Thành phần khác do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mời.

Theo đó, việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình sẽ được trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Mặt trận ở khu dân cư tổ chức trong cộng đồng dân cư.

Thành phần tham gia góp ý, phê bình bao gồm:

- Người có hành vi bạo lực gia đình;

- Đại diện gia đình;

- Đại diện Công an xã;

- Đại diện tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình hoặc người bị bạo lực gia đình cư trú là thành viên;

- Thành phần khác do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mời.

Nội dung của góp ý, phê bình gồm những gì?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 32 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về nội dung góp ý, phê bình sẽ gồm có:

- Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình;

- Cung cấp các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình cam kết không tái diễn hành vi bạo lực gia đình

Trường hợp nào người có hành vi bạo lực gia đình không phải áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư?

Căn cứ vào khoản 6 Điều 32 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau

Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư
....
6. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản 1 Điều này tự nguyện thực hiện công việc phục vụ cộng đồng quy định tại Điều 33 của Luật này thì không áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.

Căn cứ vào Điều 33 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:

Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng
1. Công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú, bao gồm:
a) Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc công trình công cộng khác;
b) Tham gia công việc khác nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.
2. Danh mục công việc quy định tại khoản 1 Điều này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận trên cơ sở thảo luận, quyết định của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định và tổ chức cho người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.

Như vậy, theo quy định trên trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình tự nguyện thực hiện công việc phục vụ cộng đồng thì không áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.

Công việc c phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú, bao gồm:

- Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc công trình công cộng khác;

- Tham gia công việc khác nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}