Ngân hàng thương mại có phải áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán không?

Ngân hàng thương mại có phải áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán không? Câu hỏi của chị Như (từ Hà Nội)

Những vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán gồm những vi phạm nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về những vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán gồm:

Phạm vi điều chỉnh
...
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ;
b) Vi phạm quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam;
c) Vi phạm quy định về phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài và phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành tại Việt Nam;
d) Vi phạm quy định phát hành thêm cổ phiếu;
d) Vi phạm quy định về công ty đại chúng;
e) Vi phạm quy định về chào mua công khai;
g) Vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán;
h) Vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán;
i) Vi phạm quy định về kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán; vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán;
k) Vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký;
l) Vi phạm quy định công bố thông tin và báo cáo; vi phạm quy định về kiểm toán công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
m) Vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống khủng bố trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
n) Vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
o) Các vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được quy định tại Nghị định này.

Theo đó, những vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khóa bao gồm những vi phạm như vi phạm quy định về chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ; vi phạm quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam; vi phạm quy định phát hành thêm cổ phiếu; vi phạm quy định về công ty đại chúng;...và những vi phạm khác theo quy định pháp luật nêu trên

Ngân hàng thương mại có thuộc đối tượng áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán không?

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
...
a) Công ty đại chúng;
b) Doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng;
c) Tổ chức phát hành;
d) Tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch; tổ chức tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch;
đ) Tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
e) Tổ chức tư vấn chào bán, phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành; tổ chức đấu thầu, đại lý phát hành;
g) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán;
h) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
i) Cổ đông, nhà đầu tư là tổ chức;
k) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thực hiện hoạt động lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; ngân hàng giám sát;
l) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về chứng khoán;
m) Các tổ chức khác hoạt động trên thị trường chứng khoán hoặc có liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Theo đó, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thực hiện hoạt động lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; ngân hàng giám sát đều là những đối tượng phải chịu xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.

Ngân hàng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán nhưng không thực hiện đăng ký thành viên lưu ký bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 38 Nghị định 156/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP) quy định về vi phạm quy định về đăng ký hoạt động lưu ký, đăng ký hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán như sau:

Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động lưu ký, đăng ký hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán không thực hiện đăng ký thành viên lưu ký, thành viên bù trừ và hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán trong thời hạn quy định.
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

Như vậy, trường hợp ngân hàng thương mại đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán nhưng không thực hiện đăng ký thành viên lưu ký bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài ra cò bị đình chỉ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}