Ngân hàng thương mại có được phép tự mình thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm không?

Ngân hàng thương mại có được phép tự mình thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm không? - Câu hỏi của Tiến Hoàng (Kiên Giang)

Ngân hàng thương mại có được phép tự mình thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định như sau:

Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây:

+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu;

+ Cho thuê tài chính;

+ Bảo hiểm.

Như vậy, ngân hàng thương mại sẽ không được tự kinh doanh bảo hiểm mà phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh này.

Ngân hàng thương mại có được phép tự mình thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm không?

Ngân hàng thương mại có được phép tự mình thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm không?

Ngân hàng thương mại có được phép mua cổ phần của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 103 Luật Các tổ chức tín dụng 2010:

Góp vốn, mua cổ phần
...
4. Ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
a) Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng;
b) Lĩnh vực khác không quy định tại điểm a khoản này.
5. Việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và việc góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này phải được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận.
Điều kiện, thủ tục và trình tự thành lập công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
6. Ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại được mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác với điều kiện và trong giới hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng thương mại được mua cổ phần của doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm.

Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động nào?

Theo quy định tại Mục 2 Luật Các tổ chức tín dụng 2010:

Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động sau:

- Hoạt động ngân hàng theo quy định tại Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, gồm:

+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

+ Cấp tín dụng

+ Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.

+ Cung ứng các dịch vụ thanh toán

- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 99 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính theo quy định tại Điều 100 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

- Mở tài khoản theo quy định tại Điều 101 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

- Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán theo quy định tại Điều 102 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

- Góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Điều 103 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

- Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định tại Điều 104 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh theo quy định tại Điều 105 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

- Nghiệp vụ ủy thác và đại lý

- Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại

+ Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.

+ Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư.

+ Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.

+ Dịch vụ môi giới tiền tệ.

+ Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

Thời hạn hoạt động của ngân hàng thương mại tối đa bao nhiêu năm?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 40/2011/TT-NHNN về nội dung này như sau:

Thời hạn hoạt động, thay đổi thời hạn hoạt động
1. Thời hạn hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ghi trong Giấy phép tối đa không quá 99 năm; thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện tối đa không quá 5 năm.

Như vậy, ngân hàng thương mại được hoạt động ngân hàng tối đa 99 năm.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}