Giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì có cần phải lập biên bản không? Khi giao nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì có cần phải lập biên bản không?
- Giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì có cần phải lập biên bản không?
- Khi giao nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì có cần phải lập biên bản không?
- Giữ người trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện trong trường hợp nào?
- Ai là có thẩm quyền ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
- Hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp gồm những tài liệu nào?
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì có cần phải lập biên bản không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 115 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, biên bản bắt người
1. Người thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, thi hành lệnh hoặc quyết định bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm giữ, bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tài liệu, đồ vật bị tạm giữ, tình trạng sức khỏe và ý kiến, khiếu nại của người bị giữ, người bị bắt và các nội dung quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Biên bản được đọc cho người bị giữ, người bị bắt và người chứng kiến nghe. Người bị giữ, người bị bắt, người thi hành lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt và người chứng kiến cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật của người bị giữ, người bị bắt phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.
Theo đó việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải lập biên bản.
Biên bản phải ghi rõ các nội dung như thời gian, địa điểm giữ người, những việc đã làm, tình trạng diễn biến trong khi thi hành lệnh giữ người trong tình trạng khẩn cấp.
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì có cần phải lập biên bản không? Khi giao nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì có cần phải lập biên bản không?
Khi giao nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì có cần phải lập biên bản không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 115 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, biên bản bắt người
....
2. Khi giao, nhận người bị giữ, người bị bắt phải lập biên bản.
Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, biên bản giao nhận còn phải ghi rõ việc bàn giao biên bản lấy lời khai, tài liệu, đồ vật đã thu thập được, tình trạng sức khoẻ của người bị giữ, người bị bắt và những tình tiết xảy ra khi giao nhận.
Theo đó, khi giao nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì phải lập biên bản.
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về những trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp như sau:
- Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
- Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Theo đó, việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp sẽ được thực hiện khi thuộc một trong ba trường hợp nêu trên.
Ai là có thẩm quyền ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
...
2. Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Theo đó, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy tàu bay, tàu biển,... sẽ có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định trên.
Hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp gồm những tài liệu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp gồm:
- Văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
- Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ;
- Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
- Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
- Chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;