Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu có được sử dụng ngoại hối đối với người cư trú trên lãnh thổ Việt Nam không?

Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu có được sử dụng ngoại hối đối với người cư trú trên lãnh thổ Việt Nam không? - Câu hỏi của chị Lâm (Hà Nội)

Có được sử dụng ngoại hối đối với những giao dịch diễn ra tại Việt Nam không?

Căn cứ Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối 2013) quy định về việc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:

Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Như vậy, pháp luật hiện hành có quy định mọi giao dịch của người cư trú, người không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Do đó, về nguyên tắc, các giao dịch thông thường trên lãnh thổ Việt Nam chỉ được sử dụng đồng Việt Nam.

Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu có được sử dụng ngoại hối đối với người cư trú trên lãnh thổ Việt Nam không?

Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu có được sử dụng ngoại hối đối với người cư trú trên lãnh thổ Việt Nam không?

Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu có được sử dụng ngoại hối đối với người cư trú tại Việt Nam không?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định một số trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam với đối tượng là người cư trú như sau:

Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
...
4. Người cư trú là tổ chức có tư cách pháp nhân được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản giữa tài khoản của tổ chức đó với tài khoản của đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân và ngược lại.
5. Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ chuyển khoản để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
6. Người cư trú thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định sau:
a) Người cư trú nhận ủy thác nhập khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị hợp đồng nhập khẩu từ bên ủy thác nhập khẩu;
b) Người cư trú nhận ủy thác xuất khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị hợp đồng xuất khẩu cho bên ủy thác xuất khẩu.
7. Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài thực hiện theo quy định sau:
a) Đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu thông qua đấu thầu quốc tế theo quy định tại Luật Đấu thầu: nhà thầu được chào thầu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài.
b) Đối với việc thực hiện gói thầu theo quy định của pháp luật về dầu khí: nhà thầu được chào thầu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài.
...

Như vậy, đối với trường hợp người cư trú thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu thì có thể sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam:

- Người cư trú nhận ủy thác nhập khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị hợp đồng nhập khẩu từ bên ủy thác nhập khẩu;

- Người cư trú nhận ủy thác xuất khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị hợp đồng xuất khẩu cho bên ủy thác xuất khẩu.

Nhà nước quản lý việc sử dụng ngoại hối của tổ chức, cá nhân thông qua chính sách nào?

Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 quy định về chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam như sau:

Chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam; thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam; thực hiện các cam kết của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam.

Như vậy, pháp luật hiện nay có những chính sách, quy định cụ thể liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam thông qua các nguyên tắc, chính sách và những trường hợp cụ thể được sử dụng ngoại hối như trên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}