Hòa giải viên tại Tòa án phải bổ nhiệm lại khi nào? Quy trình bổ nhiệm lại hòa giải viên tại Tòa án được quy định như thế nào?
Hòa giải viên tại Tòa án phải bổ nhiệm lại khi nào?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Bổ nhiệm lại Hòa giải viên
1. Hòa giải viên khi hết nhiệm kỳ được xem xét, bổ nhiệm lại, trừ các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm sức khỏe thực hiện nhiệm vụ;
b) Không hoàn thành nhiệm vụ;
c) Thuộc 10% tổng số Hòa giải viên nơi họ làm việc mà trong 02 năm có mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp nhất, cần được thay thế.
Theo đó, hòa giải viên tại Tòa án được bổ nhiệm lại khi:
- Không bảo đảm sức khỏe thực hiện nhiệm vụ;
- Không hoàn thành nhiệm vụ;
- Thuộc 10% tổng số Hòa giải viên nơi họ làm việc mà trong 02 năm có mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp nhất, cần được thay thế.
Hòa giải viên tại Tòa án phải bổ nhiệm lại khi nào? Quy trình bổ nhiệm lại hòa giải viên tại Tòa án được quy định như thế nào?
Quy trình bổ nhiệm lại hòa giải viên tại Tòa án được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định quy trình bổ nhiệm lại hòa giải viên tại Tòa án như sau:
- Chậm nhất 02 tháng trước ngày hết nhiệm kỳ, Hòa giải viên có nguyện vọng tiếp tục làm Hòa giải viên, nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại tại Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc.
- Căn cứ nhu cầu thực tế, trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hòa giải viên, Tòa án nơi có Hòa giải viên làm việc có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét bổ nhiệm lại theo quy định.
- Quy trình bổ nhiệm lại Hòa giải viên được thực hiện như quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC, khoản 4 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC và khoản 5 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC, cụ thể:
Bước 1: Tư vấn lựa chọn Hòa giải viên
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng tư vấn để xem xét, lựa chọn Hòa giải viên.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có văn bản, Hội đồng tư vấn tổ chức họp xem xét, thống nhất và ra nghị quyết lựa chọn người có đủ điều kiện làm Hòa giải viên
Bước 2: Ra quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng tư vấn, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh trình Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên.
Trường hợp từ chối bổ nhiệm, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Thông báo công khai danh sách Hòa giải viên
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định bổ nhiệm, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh công bố danh sách Hòa giải viên trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc;
Đồng thời, gửi Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để quản lý và công bố trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao theo quy định.
- Quyết định bổ nhiệm lại Hòa giải viên phải được ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết nhiệm kỳ làm Hòa giải viên. Trường hợp không đáp ứng điều kiện để bổ nhiệm lại, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại hòa giải viên tại Tòa án được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định thủ tục, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại hòa giải viên tại Tòa án như sau:
- Thủ tục đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên gồm các tài liệu sau:
+ Tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên
+ Danh sách Hòa giải viên đề nghị bổ nhiệm lại
+ Biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng tư vấn
+ Đánh giá nhận xét của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc về quá trình thực hiện nhiệm vụ
+ Hồ sơ cá nhân của người được đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên
- Hồ sơ cá nhân của người được đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên
+ Đơn đề nghị bổ nhiệm lại
+ Giấy chứng nhận sức khóe
+ Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ của Hòa giải viên
Không được bổ nhiệm hòa giải viên tại Tòa án trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên
...
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
a) Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân công an.
Theo đó những người không được bổ nhiệm làm Hòa giải viên khi thuộc 1 trong các trường hợp:
- Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020
- Đang là cán bộ, công chức, viên chức
- Đang là sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng;
- Đang là sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân công an.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;