Hồ sơ đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm của người lao động năm 2023 được quy định như thế nào?

Hồ sơ đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm của người lao động năm 2023 được quy định như thế nào? - câu hỏi của anh Luật (Bình Thuận)

Hồ sơ đề nghị vay vốn của người lao động năm 2023 được thay đổi như thế nào?

Trước đây, căn cứ vào khoản 2 Điều 28 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Lập hồ sơ vay vốn
1. Người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn từ Quỹ lập hồ sơ vay vốn gửi chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi chung là Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương) nơi thực hiện dự án.
2. Hồ sơ vay vốn:
a) Đối với người lao động:
- Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp;
- Bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 của Luật Việc làm (nếu có).

Tuy nhiên mới nhất, căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 28 như sau:
“a) Đối với người lao động: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định này;”.

Theo đó, hồ sơ đề nghị vay vốn đối với người lao động đã bỏ bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên.

Đồng thời, giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp thay bằng giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án.

Hồ sơ đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm của người lao động năm 2023 được quy định như thế nào?

Hồ sơ đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm của người lao động năm 2023 được quy định như thế nào?

Mẫu giấy đề nghị vay vốn của người lao động có thay đổi không?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 1 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019
...
3. Thay thế Mẫu số 1a ban hành kèm theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 bằng Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định này.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP
...
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 28 như sau:
“2. Hồ sơ vay vốn
a) Đối với người lao động: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp; thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Luật việc làm (nếu có) theo Mẫu số 1a và Mẫu số 1b ban hành kèm theo Nghị định này;

Theo đó, Nghị định 104/2022/NĐ-CP đã thay thế Mẫu số 1a ban hành kèm theo Nghị định 74/2019/NĐ-CP quy định về mẫu giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (Cho vay trực tiếp người lao động) bằng Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP

Căn cứ Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP, quy định mẫu giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm như sau:

Tải mẫu giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP: tại đây

Thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn của người lao động là do cơ quan nào thực hiện?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 28 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn như sau:

- Đối với dự án thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý:

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án phê duyệt;

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.

- Đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý:

+ Trong hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định trình Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt;

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}