Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt cao nhất là bao nhiêu tiền?

Cho hỏi những hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt cao nhất là bao nhiêu tiền? Tôi cảm ơn!

Hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như thế nào?

Theo Điều 4 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: giấy phép môi trường; giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; giấy phép tiếp cận nguồn gen; giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;

+ Việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp hành vi vi phạm của cơ sở không gây ô nhiễm môi trường hoặc cơ sở đã chấm dứt hành vi vi phạm hoặc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

+ Thời điểm đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn được tính từ thời điểm cơ quan nhà nước đã giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà thầu khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công.

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt mức phạt cao nhất là bao nhiêu tiền?

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt cao nhất là bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?

Theo Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:

- Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.

+ Trường hợp phạt tăng thêm đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của cùng mẫu chất thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu chất thải đó bao gồm cả phạt tăng thêm.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là bao lâu?

Theo Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

"Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33; khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
c) Các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định này là hành vi đã kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
d) Các hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành vi vi phạm;
đ) Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính."

Như vậy, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt cảnh cáo và phạt tiền tối đa là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 25/8/2022.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

30 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}