Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022?

Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022? - Câu hỏi từ anh Phúc (Hưng Yên)

Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022?

Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Công văn 6318/BKHĐT-PTDN năm 2022 về việc hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

Về hoạt động hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2022:

+ Căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật Hỗ trợ DNNVV và Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/07/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, Thông tư số 49/2019/TT-BTC là văn bản để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác quản lý ngân sách nhà nước, không phải văn bản quy định chi tiết Nghị định số 39/2018/NĐ-CP. Do vậy khi Nghị định số 39/2018/NĐ-CP hết hiệu lực thì Thông tư số 49/2019/TT-BTC không đồng thời hết hiệu lực.

Trên cơ sở đó, các đơn vị triển khai hoạt động hỗ trợ đào tạo cho DNNVV có thể áp dụng định mức hỗ trợ quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP và quy trình, thủ tục chi tiêu ngân sách theo Thông tư 49/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Như vậy, việc sử dụng ngân sách Nhà nước để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo quy định tại Thông tư 49/2019/TT-BTC.

Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022?

Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022?

Nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa từ đâu?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 49/2019/TT-BTC về nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực DNNVV gồm hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương), đóng góp và hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Nguồn ngân sách nhà nước:
a) Ngân sách trung ương: Bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang bộ; hoặc hỗ trợ cho các tổ chức hiệp hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực DNNVV.
b) Ngân sách địa phương: Bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của địa phương để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực DNNVV tại địa phương.
2. Các DNNVV, cá nhân tham gia đào tạo đóng góp một phần kinh phí.
3. Các cơ quan, đơn vị huy động các nguồn tài chính khác (ngoài nguồn ngân sách nhà nước) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực DNNVV.

Như vậy, nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu từ ngân sách Nhà nước.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực như thế nào?

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP về việc hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trong DNNVV như sau:

Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Hỗ trợ đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp
a) Hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và tối đa 70% tổng chi phí của một khoá quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Miễn học phí cho học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội khi tham gia khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp.
2. Hỗ trợ đào tạo trực tuyến về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp
a) Miễn phí truy cập và tham gia các bài giảng trực tuyến có sẵn trên hệ thống đào tạo trực tuyến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa truy cập hệ thống đào tạo trực tuyến để học tập theo thời gian phù hợp. Hệ thống đào tạo trực tuyến bao gồm nền tảng quản trị đào tạo trực tuyến, nền tảng đào tạo trực tuyến và hệ thống nội dung bài giảng trực tuyến.
Kinh phí để Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, duy trì, nâng cấp hệ thống đào tạo trực tuyến; khảo sát về nhu cầu đào tạo trực tuyến, truyền thông, quảng bá hệ thống đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được tổng hợp trong kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hằng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
b) Miễn phí tham gia các khoá đào tạo trực tuyến, tương tác trực tiếp với doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các công cụ dạy học trực tuyến có sẵn ứng dụng trên các thiết bị điện tử thông minh của đối tượng được đào tạo (Zoom Cloud Meeting, Microsoft Teams, Google Classroom và các công cụ khác).
3. Hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến
a) Hỗ trợ tối đa 70% tổng chi phí của một khóa đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không quá 01 khoá/năm/doanh nghiệp;
b) Hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khoá đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội nhưng không quá 01 khoá/năm/doanh nghiệp.
4. Hỗ trợ đào tạo nghề
Hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống. Các chi phí còn lại do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động thỏa thuận. Người lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng điều kiện đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục trước khi tham gia khoá đào tạo.

Đồng thời, Công văn 6318/BKHĐT-PTDN năm 2022 cũng hướng dẫn áp dụng quy định các hoạt động hỗ trợ khác đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

Về các hoạt động hỗ trợ khác cho DNNVV và chi hoạt động quản lý: Các hoạt động hỗ trợ cho DNNVV về: công nghệ, tư vấn, hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và chi phí cho hoạt động quản lý sẽ được triển khai sau khi Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí NSNN vốn chi thường xuyên hỗ trợ DNNVV được ban hành.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}