Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi trong Thông tư 03/2022/TT-BXD chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh được hướng dẫn như thế nào? - Câu hỏi của anh Linh từ Vũng Tàu

Vị trí chức năng của Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BXD quy định về vị trí chức năng Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Vị trí chức năng
1. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Riêng đối với Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh không thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch xây dựng, kiến trúc.

Như vậy, vị trí chức năng của Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như trên.

Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trong Thông tư 03/2022/TT-BXD?

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?

Theo khoản 24 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BXD quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn
...
24. Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định từ khoản 1 đến khoản 3 và từ khoản 6 đến khoản 23 Điều này.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:

- Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các văn bản khác trong ngành, lĩnh vực xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

- Về hoạt động đầu tư xây dựng

- Về phát triển đô thị

- Về hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: cấp nước đô thị và khu công nghiệp; thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp; quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn; công viên, cây xanh đô thị; chiếu sáng đô thị; nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sĩ) và cơ sở hỏa táng: kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- Về nhà ở

- Về công sở

- Về thị trường bất động sản

- Về vật liệu xây dựng

- Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực xây dựng.

- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Sở được giao theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc ngành Xây dựng, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở theo quy định pháp luật hoặc theo sự phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ngành Xây dựng theo quy định của Bộ Xây dựng và sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng, Thanh tra, các phòng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo hướng dẫn chung của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, viên chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Khi nào Thông tư 03/2022/TT-BXD có hiệu lực thi hành?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2022/TT-BXD, hiệu lực thi hành được quy định như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 11 năm 2022.

Như vậy, theo quy định, Thông tư 03/2022/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/11/2022.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}