Từ ngày 15/8/2022, cổ đông lớn mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần phải làm văn bản đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước?
- Tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác?
- Tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài những trường hợp nêu trên như thế nào?
- Từ ngày 15/8/2022, cổ đông lớn mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần phải làm văn bản đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước?
Tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác?
Theo Điều 11 Thông tư 50/2018/TT-NHNN quy định như sau:
"Điều 11. Tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật
1. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
(i) Sự cần thiết của việc tăng mức vốn điều lệ;
(ii) Mức vốn điều lệ hiện tại, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần phổ thông, số lượng từng loại cổ phần ưu đãi và số lượng cổ phiếu quỹ; mức vốn điều lệ dự kiến tăng;
(iii) Nguồn sử dụng để tăng vốn điều lệ;
(iv) Thời gian dự kiến hoàn thành việc tăng vốn điều lệ;
b) Nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
c) Phương án tăng mức vốn điều lệ quy định tại điểm b khoản này tối thiểu phải có các nội dung sau:
(i) Kế hoạch chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, gồm: Các thông tin về trái phiếu chuyển đổi đã phát hành: số lượng trái phiếu, mệnh giá trái phiếu, thời hạn trái phiếu; Các thông tin dự kiến chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu: số lượng trái phiếu, mệnh giá trái phiếu, tỷ lệ chuyển đổi (trường hợp tăng vốn điều lệ từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông);
(ii) Thông tin về quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác được xác định theo kết quả kiểm toán của kiểm toán độc lập; Thông tin về số tiền từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác được sử dụng để tăng vốn điều lệ (trường hợp tăng vốn điều lệ từ các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác);
(iii) Danh sách cổ đông và tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông có tỷ lệ sở hữu từ 5% trở lên so với vốn cổ phần có quyền biểu quyết và so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn; Danh sách cổ đông và người có liên quan có tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 20% trở lên so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn. Các danh sách này phải có thông tin định danh (đối với cá nhân: họ, tên, số thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; đối với tổ chức: tên tổ chức, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, họ tên người đại diện theo pháp luật của tổ chức, số thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, ngày cấp, nơi cấp) của cổ đông, người có liên quan của cổ đông theo quy định của pháp luật;
(iv) Thông tin về tổng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn.
2. Trình tự, thủ tục chấp thuận:
a) Ngân hàng thương mại lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Văn bản chấp thuận tăng mức vốn điều lệ có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.
4. Việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc phát hành cổ phiếu theo quy định của pháp luật, ngân hàng thương mại có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép kèm các tài liệu sau:
(i) Văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc phát hành cổ phiếu;
(ii) Thông tin quy định tại điểm c(iii), c(iv) khoản 1 Điều này sau khi hoàn thành phát hành cổ phiếu.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ngân hàng Nhà nước có quyết định sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép."
Từ ngày 15/8/2022, cổ đông lớn mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần phải làm văn bản đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước? (Hình từ internet)
Tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài những trường hợp nêu trên như thế nào?
Theo Điều 12 Thông tư 50/2018/TT-NHNN quy định như sau:
"Điều 12. Tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài các trường hợp tăng mức vốn điều lệ quy định tại Điều 11 Thông tư này
1. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
(i) Mức vốn điều lệ hiện tại và mức vốn điều lệ dự kiến tăng;
(ii) Cam kết thông báo cho các tổ chức, cá nhân mua cổ phần về quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, trong đó bao gồm:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn mua; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để mua; không được mua dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm tuân thủ quy định của Luật các tổ chức tín dụng về giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông, cổ đông và người có liên quan;
- Chịu trách nhiệm tuân thủ quy định về cổ đông lớn, cổ đông lớn và người có liên quan;
(iii) Trường hợp ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ dẫn đến việc hình thành cổ đông lớn hoặc cổ đông lớn trở thành cổ đông thường, văn bản đề nghị phải bao gồm các thông tin sau: tên cổ đông, tỷ lệ cổ phần sở hữu trước và dự kiến sau khi ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ;
b) Nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại;
c) Phương án tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần tại điểm b khoản này, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:
(i) Sự cần thiết tăng mức vốn điều lệ;
(ii) Tổng mức vốn điều lệ dự kiến tăng thêm; tổng mệnh giá phát hành, loại cổ phần phát hành, đối tượng phát hành; các đợt dự kiến phát hành và phương án phát hành cho từng đợt (nếu có);
(iii) Thời gian dự kiến phát hành và thời gian dự kiến hoàn thành việc phát hành thêm cổ phiếu;
d) Danh sách cổ đông và tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông có tỷ lệ sở hữu từ 5% trở lên so với vốn cổ phần có quyền biểu quyết và so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn; Danh sách cổ đông và người có liên quan có tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 20% trở lên so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn. Các danh sách này phải có thông tin định danh của cổ đông, người có liên quan của cổ đông theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục chấp thuận, hiệu lực của văn bản chấp thuận, sửa đổi, bổ sung Giấy phép về việc tăng vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 11 Thông tư này."
Từ ngày 15/8/2022, cổ đông lớn mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần phải làm văn bản đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước?
Theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 50/2018/TT-NHNN như sau:
"5. Sửa đổi, bổ sung điểm a (iii) khoản 1 Điều 12 như sau:
“(iii) Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ dẫn đến việc hình thành cổ đông lớn hoặc cổ đông lớn trở thành cổ đông thường hoặc cổ đông lớn mua cổ phần, văn bản đề nghị phải bao gồm các thông tin sau: tên cổ đông, tỷ lệ cổ phần sở hữu trước và dự kiến sau khi ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ;”
Như vậy, trường hợp ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ từ ngày 15/8/2022 cổ đông lớn mua cổ phần của ngân hàng cổ phần thương mại cổ phần phải làm văn bản đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước.
Thông tư 06/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ 15/8/2022.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;