Dự án trọng điểm quốc gia, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia được quy định thế nào?
- Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đảm bảo tính đàn hồi, đảm bảo năng lực dự trữ?
- Dự án trọng điểm quốc gia, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia được quy định thế nào?
- Chính sách thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia như thế nào?
Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đảm bảo tính đàn hồi, đảm bảo năng lực dự trữ?
Vừa qua Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, quan điểm phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đảm bảo tính đàn hồi, đảm bảo năng lực dự trữ, bao gồm:
- Đảm bảo yêu cầu phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ, đảm bảo phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và khu bảo tồn thiên nhiên.
Ngoài ra, phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đảm bảo tính đàn hồi, đảm bảo năng lực dự trữ còn có một số quan điểm, cụ thể:
- Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đảm bảo bền vững, hợp lý về kinh tế - xã hội - môi trường - văn hóa - quốc phòng, an ninh.
- Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đảm bảo hài hòa lợi ích của quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và người dân.
- Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt hiện đại; đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
- Phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt trên cơ sở tận dụng năng lực kết nối giao thông vận tải, khai thác mọi nguồn lực trong nước và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt.
Mục tiêu tổng quát của phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đảm bảo tính đàn hồi, đảm bảo năng lực dự trữ:
- Phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia bao gồm dự trữ chiến lược (dự trữ quốc gia).
- Dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại, vận tải, lưu thông phân phối, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường, đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75 - 80 ngày nhập ròng, phấn đấu đạt 90 ngày nhập ròng; đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và khí nguyên liệu cho các ngành năng lượng và công nghiệp.
Đối với mục tiêu cụ thể
- Về hạ tầng dự trữ
+ Hạ tầng dự trữ xăng dầu
++ Hạ tầng dự trữ sản xuất: Đảm bảo hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm theo thiết kế các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu hoạt động ổn định, đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030, đến 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030.
++ Hạ tầng dự trữ thương mại: Đảm bảo hạ tầng dự trữ thương mại ổn định nhu cầu thị trường trong nước với sức chứa tăng thêm từ 2.500 - 3.500 ngàn m3 trong giai đoạn 2021 - 2030, đạt sức chứa tới 10.500 ngàn m3 giai đoạn sau năm 2030, đáp ứng 30 - 35 ngày nhập ròng.
++ Hạ tầng dự trữ quốc gia: Đảm bảo hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia với sức chứa từ 500 - 1.000 ngàn m3 sản phẩm xăng dầu và 1.000 - 2.000 ngàn tấn dầu thô, đáp ứng 15-20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030; đảm bảo sức chứa từ 500 - 800 ngàn m3 sản phẩm xăng dầu và 2.000 - 3.000 ngàn tấn dầu thô, đáp ứng 25 - 30 ngày nhập ròng trong giai đoạn sau năm 2030.
+ Hạ tầng dự trữ khí đốt
++ Đảm bảo hạ tầng dự trữ đối với LPG sức chứa tới 800 ngàn tấn giai đoạn 2021 - 2030 và tới 900 ngàn tấn giai đoạn sau năm 2030.
++ Đảm bảo hạ tầng dự trữ LNG đủ năng lực nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường; góp phần đảm bảo cung cấp nhu cầu khí nguyên liệu cho năng lượng và các ngành công nghiệp với công suất kho tới 20 triệu tấn/năm giai đoạn 2021 - 2030 và tới 40 triệu tấn/năm giai đoạn sau năm 2030.
- Về hạ tầng cung ứng
Phát triển hạ tầng cung ứng xăng dầu, khí đốt đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường ống từ nguồn cung ứng (nhà máy lọc dầu, kho đầu mối xăng dầu, trạm phân phối LPG và kho LNG nhập khẩu) tới các trung tâm, hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng.
Dự án trọng điểm quốc gia, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia được quy định thế nào?
Dự án trọng điểm quốc gia, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia được quy định thế nào?
Căn cứ tại Mục VIII Điều 1 Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2023 quy định về dự án trọng điểm quốc gia, ưu tiên đầu tư cụ thể như sau:
DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA, ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
- Tập trung, ưu tiên đầu tư hạ tầng cho dự trữ quốc gia đối với dầu thô và sản phẩm xăng dầu và các tuyến ống kết nối từ nhà máy lọc dầu tới kho dự trữ quốc gia về dầu thô và sản phẩm xăng dầu.
- Đầu tư kho xăng dầu đầu mối quy mô lớn tại các khu vực có cảng nước sâu đảm bảo dự trữ đầu nguồn, đảm bảo nguồn cung ứng.
- Đầu tư kho xăng dầu kết hợp với nhiên liệu bay đầu nguồn tại các khu vực sân bay quốc tế, nhất là các sân bay mới.
- Đầu tư kho LNG nhập khẩu đầu mối đảm bảo cung cấp khí cho các nhà máy điện khí.
- Cải tạo, nâng cấp tuyến ống dẫn xăng dầu B12 đảm bảo cung ứng xăng dầu cho khu vực phía Bắc an toàn, hiệu quả.
- Đầu tư các tuyến ống nối từ các nhà máy lọc dầu tới kho dự trữ quốc gia dầu thô và sản phẩm xăng dầu.
- Đầu tư tuyến ống dẫn khí từ trạm phân phối trên bờ và kho LNG đến các nhà máy điện khí.
(Danh mục chi tiết tại Phụ lục XII)
Như vậy, dự án trọng điểm quốc gia, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia chủ yếu:
- Đối với kho xăng ở các khu vức có cảng nước sâu, tại các khu sân bay quốc tế, sân bay mới.
- Đối với khí đốt thì cung cấp cho các nhà máy điện khí.
Chính sách thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia như thế nào?
Theo quy định tại Mục IX Điều 1 Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2023 quy định về giải pháp thực hiện quy hoạch như sau:
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Về cơ chế, chính sách
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về lĩnh vực xăng dầu, khí đốt nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng dự trữ, cung ứng chủ yếu là hình thức xã hội hóa, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng.
- Ưu tiên dành quỹ đất, mặt nước để phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt theo quy hoạch.
- Xây dựng, ban hành, hoàn thiện cơ chế chính sách hợp lý để thực hiện tốt nhiệm vụ dự trữ quốc gia; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ tồn chứa hàng dự trữ quốc gia.
- Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính cho các dự án đầu tư kho xăng dầu dự trữ quốc gia từ vốn ngân sách.
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp thông lệ quốc tế và tình hình phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.
- Nghiên cứu sửa đổi, xây dựng, ban hành quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về xăng dầu, khí đốt dự trữ quốc gia; hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý, giám sát, điều hành, điều phối sử dụng xăng dầu, khí đốt dự trữ quốc gia.
...
Như vậy, đối với chính sách thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia được:
- Hoàn thiện chính sách về lĩnh vực xăng dầu, khí đốt nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng dự trữ.
- Ưu tiên dành quỹ đất, mặt nước để phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt.
- Xây dựng, ban hành, hoàn thiện cơ chế chính sách hợp lý để thực hiện tốt nhiệm vụ dự trữ quốc gia.
- Nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách về tài chính cho các dự án đầu tư kho xăng dầu dự trữ quốc gia từ vốn ngân sách.
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp thông lệ quốc tế và tình hình phát triển của đất nước.
- Nghiên cứu sửa đổi, xây dựng, ban hành quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về xăng dầu, khí đốt dự trữ quốc gia.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;