Đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp tại cơ quan nào? Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm những gì?

Cho hỏi cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp tại cơ quan nào? Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm những gì? - Câu hỏi của anh Thương (Lâm Đồng)

Đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp tại cơ quan nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về địa điểm thực hiện việc đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp như sau:

Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

Trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.

Khi nào thực hiện thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp? Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm những gì?

Đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp tại cơ quan nào? Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm những gì?

Mẫu Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước mới nhất?

Mẫu Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước mới nhất được ban hành là Mẫu TK01 ban hành kèm theo Thông tư 68/2022/TT-BCA của Bộ Công an.

Tải Mẫu Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước mới nhất: Tại đây.

Căn cứ theo nội dung chú thích tại Mẫu TK01 ban hành kèm theo Thông tư 68/2022/TT-BCA, tờ khai cấp hộ chiếu phổ thông trong nước được hướng dẫn ghi như sau:

- Người đề nghị điền đầy đủ thông tin ghi trong mẫu, không được thêm bớt. Bao gồm những thông tin sau:

+ Họ, Chữ đệm và tên;

+ Giới tính;

+ Ngày sinh;

+ Nơi sinh (tỉnh, thành phố);

+ Số định danh công dân/ số chứng minh nhân dân; Ngày cấp;

+ Dân tộc;

+ Tôn giáo;

+ Số điện thoại;

+ Địa chỉ đăng ký thường trú;

+ Nghề nghiệp;

+ Tên và địa chỉ cơ quan đang làm việc (nếu có);

+ Thông tin cha: Họ và tên, Ngày sinh;

+ Thông tin mẹ: Họ và tên, Ngày sinh;

+ Thông tin vợ/chồng: Họ và tên, Ngày sinh;

+ Số hộ chiếu phổ thông lần gần nhất (nếu có);

+ Nội dung đề nghị;

- Ảnh sử dụng trong tờ khai là mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông ảnh nền trắng;

- Họ, chữ đệm và tên viết bằng chữ in hoa;

- Nếu sinh ra ở nước ngoài thì ghi tên quốc gia;

- Ở “Nội dung đề nghị”: Ghi cụ thể: Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu hoặc từ lần thứ hai; đề nghị khác nếu có (ghi rõ lý do). Trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu có (hoặc không) gắn chip điện tử thì đánh dấu (X) vào ô tương ứng;

- “Xác nhận của Trưởng Công an phường/xã/thị trấn”: Áp dụng đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi. Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận về thông tin điền trong tờ khai và ảnh dán trong tờ khai là của một người; đóng dấu giáp lai vào ảnh dán ở khung phía trên của tờ khai;

- Phần chữ ký của Người đề nghị: Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi thì người đại diện hợp pháp ký thay.

Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm những gì?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm:

- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;

- Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền;

- Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;

- Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

Thời gian nhận kết quả cấp hộ chiếu là bao lâu?

Căn cứ tại khoản 7 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:

Cấp hộ chiếu phổ thông trong nước
...
7. Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trả kết quả cho người đề nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả kết quả cho người đề nghị. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. Trường hợp chưa cấp hộ chiếu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản, nêu lý do.

Như vậy, theo quy định trên thì nếu nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh thì thời gian nhận kết quả cấp hộ chiếu là 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ nộp ở Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì thời hạn là 08 ngày làm việc.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}