Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản thì tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị những giấy tờ nào?
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bao gồm những giấy tờ nào?
- Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân được quy định như thế nào?
- Trường hợp nào phải thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản?
- Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ như thế nào?
Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Thủy sản 2017 quy định điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;
+ Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
+ Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
+ Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản 2017
- Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên biển phải lập dự án nuôi trồng thủy sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản, trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Thủy sản 2017
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bao gồm những giấy tờ nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bao gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bao gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
- Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.
Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân như sau:
- Cơ sở có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở theo Mẫu số 24.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP; kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 25.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Trường hợp nào phải thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản như sau:
Giấy chứng nhận bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bị tẩy, xóa, thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận
- Cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản 2017 và 2 Điều 38 Luật Thủy sản 2017
- Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Thủy sản 2017 quy định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản như sau:
- Sử dụng diện tích đất, khu vực biển được giao đúng mục đích, ranh giới để nuôi trồng thủy sản và bảo vệ các công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản;
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện theo dõi, giám sát chỉ tiêu môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
- Tuân thủ quy định về phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong quá trình nuôi trồng thủy sản; tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường;
- Sử dụng trang thiết bị, giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định;
- Lưu giữ hồ sơ về giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản dùng trong quá trình nuôi trồng thủy sản và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình nuôi trồng thủy sản để bảo đảm truy xuất nguồn gốc;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nuôi trồng thủy sản, chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm nuôi trồng thủy sản do cơ sở cung cấp; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nuôi trồng thủy sản;
- Cập nhật thông tin, báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản;
- Trả lại đất, khu vực biển nuôi trồng thủy sản khi có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;