Để được bổ nhiệm chức danh thứ trưởng cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định mới nhất năm 2024?

Để được bổ nhiệm chức danh thứ trưởng cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định mới nhất năm 2024? câu hỏi từ anh T.H - TPHCM

Thứ trưởng là ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 29/2024/NĐ-CP có nội dung như sau:

Thứ trưởng
Thứ trưởng là cấp phó của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), giúp Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý một hoặc một số ngành, lĩnh vực, chuyên ngành công tác theo phân công của Bộ trưởng; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.

Theo đó, chức danh thứ trưởng là cấp phó của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Để được bổ nhiệm chức danh thứ trưởng cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định mới nhất năm 2024?

Để được bổ nhiệm chức danh thứ trưởng cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm thứ trưởng là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định để được bổ nhiệm chức danh Thứ trưởng thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

(1) Các tiêu chuẩn chung tương ứng được quy định tại Mục 1 Chương II Nghị định 29/2024/NĐ-CP, gồm:

- Tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng;

- Tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật;

- Tiêu chuẩn về trình độ;

- Tiêu chuẩn về năng lực và uy tín;

- Tiêu chuẩn về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác.

(2) Tiêu chuẩn riêng đối với chức danh Thứ trưởng như sau:

- Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử; am hiểu sâu sắc về pháp luật, quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực quản lý và thông lệ quốc tế;

- Có năng lực: Tham mưu hoạch định những vấn đề chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, chương trình, kế hoạch công tác nhiệm kỳ và hằng năm của ngành, lĩnh vực; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực; chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, chế độ công vụ, công chức; chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân thuộc thẩm quyền; triển khai phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương để thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật;

- Đang giữ chức vụ: Tổng cục trưởng và tương đương; Phó Tổng cục trưởng và tương đương (đã kinh qua chức vụ Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ); Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc chức vụ, chức danh tương đương trở lên theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Thứ trưởng phải hoàn thiện tiêu chuẩn lý luận chính trị, quản lý nhà nước thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 29/2024/NĐ-CP thì để được bổ nhiệm Thứ trưởng phải đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị và tiêu chuẩn về quản lý nhà nước như sau:

- Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.

Bên cạnh đó, Điều 34 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định điều chỉnh đối với Thứ trưởng chưa đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị và tiêu chuẩn về quản lý nhà nước như sau:

- Phải hoàn thiện trong thời hạn 36 tháng đối với tiêu chuẩn về lý luận chính trị; trong thời hạn 12 tháng đối với tiêu chuẩn về quản lý nhà nước kể từ ngày Nghị định 29/2024/NĐ-CP có hiệu lực, trừ các trường hợp sau đây:

+ Tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 36 tháng thì không bắt buộc phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị;

+ Tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 24 tháng thì không bắt buộc phải hoàn thiện tiêu chuẩn về quản lý nhà nước.

- Trường hợp đã thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ Thứ trưởng theo quy định của Đảng và pháp luật tại thời điểm thực hiện quy trình nhưng chưa có quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thì tiếp tục thực hiện quy trình và phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định trên.

- Trường hợp bổ nhiệm do hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức mà chức vụ, chức danh đang giữ ở cơ quan, tô chức, đơn vị cũ bằng hoặc tương đương chức vụ, chức danh dự kiến đảm nhiệm ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc trường hợp đổi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thì sau khi bổ nhiệm phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định trên.

- Hết thời hạn 3 trường hợp trên mà chưa đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định tại Nghị định 29/2024/NĐ-CP thì cấp có thẩm quyền xem xét, thu hồi quyết định bổ nhiệm và bố trí công việc chuyên môn phù hợp.

- Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định tiêu chuẩn, điều kiện về thành tích, kết quả và sản phẩm cụ thể phù hợp để thực hiện việc bổ nhiệm trong thời gian chưa có văn bản hướng dẫn nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 Nghị định 29/2024/NĐ-CP.

Theo đó, Thứ trưởng phải đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị và tiêu chuẩn về quản lý nhà nước trong thời hạn quy định.

Nghị định 29/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2024.

Phan Thị Phương Hồng

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}