Đảm bảo phòng cháy chữa cháy trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ ngày 15/9/2022?

Chào Lawnet, cho tôi hỏi trong thời gian sắp tới thì hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định cần phải đảm bảo những điều kiện gì? Xin cảm ơn!

Tiêu chí thiết lập tuyến vận tải hành khách cố định được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 17 Thông tư 12/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 17. Tiêu chí thiết lập tuyến
1. Có hệ thống đường bộ được công bố khai thác trên toàn bộ hành trình.
2. Có bến xe nơi đi, bến xe nơi đến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố đưa vào khai thác.
3. Mã số tuyến vận tải hành khách cố định
a) Tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có mã số tuyến được xác định bởi mã số tỉnh, thành phố đi, nơi đến; mã số bến xe khách nơi đi, nơi đến. Mã số tuyến được đánh theo thứ tự: tỉnh, thành phố có mã số nhỏ đứng trước tỉnh, thành phố có mã số lớn; bến xe khách của tỉnh, thành phố có mã số nhỏ đứng trước bến xe khách của tỉnh, thành phố có mã số lớn. Trường hợp tuyến có nhiều hành trình khác nhau thì bổ sung thêm ký tự trong bảng chữ cái Tiếng Việt (A, B, C) vào cuối của dãy số;
b) Tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh có mã số tuyến được xác định bởi mã số tỉnh, thành phố; mã số bến xe khách nơi đi, nơi đến. Mã số tuyến được đánh theo thứ tự: mã số tỉnh, thành phố; bến xe khách có mã số nhỏ; bến xe khách có mã số lớn. Trường hợp tuyến có nhiều hành trình khác nhau thì bổ sung thêm ký tự trong bảng chữ cái Tiếng Việt (A, B, C) vào cuối của dãy số.”

Theo đó việc thiết lập tuyến vận tải hành khách cố định hiện nay được thực hiện theo các tiêu chí của quy định nêu trên.

Thay đổi quy định về đảm bảo phòng cháy chữa cháy trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ ngày 15/9/2022?

Đảm bảo phòng cháy chữa cháy trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ ngày 15/9/2022? (Hình từ internet)

Tiêu chí của điểm dừng đón trả khách trong kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định?

Căn cứ vào Điều 18 Thông tư 12/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 18. Hướng dẫn về tổ chức, quản lý và tiêu chí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định
1. Tiêu chí của điểm dừng đón, trả khách
a) Điểm dừng đón, trả khách chỉ được bố trí tại các vị trí đảm bảo an toàn giao thông, thuận tiện cho hành khách lên, xuống xe;
b) Có đủ diện tích để xe dừng đón, trả khách bảo đảm không ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông trên đường;
c) Điểm dừng đón, trả khách sử dụng bằng Biển chỉ dẫn (Biển số I.434a) áp dụng cho tuyến cố định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
d) Khoảng cách tối thiểu giữa 02 điểm dừng đón, trả khách liền kề hoặc giữa điểm dừng đón, trả khách với trạm dừng nghỉ hoặc với bến xe hai đầu tuyến do Sở Giao thông vận tải căn cứ tình hình thực tế và việc tổ chức giao thông của địa phương mình để xác định.
2. Tổ chức, quản lý điểm dừng đón, trả khách
a) Điểm dừng đón, trả khách chỉ phục vụ các xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định đón, trả khách; không sử dụng cho hoạt động khác;
b) Tại điểm dừng đón, trả khách chỉ cho phép mỗi xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng tối đa không quá 03 phút;
c) Sở Giao thông vận tải địa phương xác định vị trí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định (đối với các tuyến quốc lộ phải thống nhất với cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền; đối với các tuyến đường do Ủy ban nhân dân cấp huyện (thành phố) quản lý phải thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp huyện (thành phố)) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
d) Sở Giao thông vận tải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, quản lý, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại khu vực điểm dừng đón, trả khách trên địa bàn địa phương;
đ) Điểm dừng đón, trả khách được đầu tư, xây dựng theo nguyên tắc sau: đối với các tuyến đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng, chủ đầu tư có trách nhiệm đưa vào thành một hạng mục trong dự án đầu tư xây dựng; đối với các tuyến đường bộ hiện đang khai thác, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng theo hình thức xã hội hóa hoặc từ nguồn ngân sách nhà nước;
e) Sở Giao thông vận tải ra văn bản thông báo về việc đưa vào khai thác hoặc ngừng khai thác điểm dừng đón, trả khách trên tuyến cố định.”

Theo đó, việc xác định điểm dừng đón, trả khách trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định hiện nay được thực hiện theo các tiêu chí quy định như trên.

Thay đổi quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định?

Căn cứ vào Điều 20 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về các yêu cầu, điều kiện đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định hiện nay như sau:

“Điều 20. Quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định
1. Phải đáp ứng các quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Được niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư này.
3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi, giường nằm trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe và được đánh số thứ tự lớn dần từ phía trước đến phía sau xe.
4. Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
5. Có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
6. Phía sau ghế ngồi hoặc bên cạnh giường nằm phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm, các nội dung chính gồm: quy định dây an toàn phải được cài chặt trước khi xe chạy và hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
7. Trong cùng một thời điểm, mỗi xe chỉ được đăng ký và khai thác tối đa 02 tuyến vận tải hành khách cố định, các tuyến này được phép nối tiếp nhau (có bến xe nơi đến của tuyến đã kết thúc hành trình là bến xe nơi đi của tuyến tiếp theo).”

Tuy nhiên trong thời gian sắp tới sẽ có những thay đổi về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy trong kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGTVT như sau:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 20 như sau:
“4. Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm; đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.”

Như vậy, trong thời gian sắp tới thì hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới chứ không phải chỉ cần trang bị bình chữa cháy như hiện nay.

Thông tư 17/2022/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/9/2022.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

5 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}