Công bố dịch hại thực vật trong các trường hợp nào? Điều kiện công bố dịch hại thực vật là gì?

Tôi muốn hỏi công bố dịch hại thực vật trong các trường hợp nào? - câu hỏi của chị Tí (Sa Đéc)

Công bố dịch hại thực vật trong các trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 quy định các trường hợp công bố dịch hại thực vật bao gồm:

- Khi sinh vật gây hại thực vật bùng phát, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật;

- Khi phát hiện sinh vật gây hại lạ, đối tượng phải kiểm soát có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật;

- Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ lây lan.

Công bố dịch hại thực vật trong các trường hợp nào? Điều kiện công bố dịch hại thực vật là gì?

Công bố dịch hại thực vật trong các trường hợp nào? Điều kiện công bố dịch hại thực vật là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện công bố dịch hại thực vật là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 116/2014/NĐ-CP quy định điều kiện công bố dịch hại thực vật như sau:

Đối với sinh vật gây hại thực vật không thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật, không phải là sinh vật gây hại lạ thì phải đảm bảo hai điều kiện sau:

- Sinh vật gây hại thực vật gia tăng đột biến cả về số lượng, diện tích, mức độ gây hại so với trung bình của 02 (hai) năm trước liền kề của thời điểm công bố dịch và dự báo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh trở lên; có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, môi trường, đời sống nhân dân, vượt quá khả năng kiểm soát của chủ thực vật;

- Các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã được chủ thực vật áp dụng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật nhưng chưa đạt hiệu quả, phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh trong một thời gian nhất định để nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch.

Đối với sinh vật gây hại thực vật là đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ

Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ xuất hiện hoặc xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ thiết lập quần thể, lây lan ra diện rộng mà phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh để nhanh chóng bao vây và xử lý triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ.

Trình tự, thủ tục công bố dịch hại thực vật được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 116/2014/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục công bố dịch hại thực vật như sau:

- Căn cứ vào quy định tại Điều 4 Nghị định 116/2014/NĐ-CP, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở cấp tỉnh trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình dịch hại, các số liệu thực tế chứng minh đủ điều kiện công bố dịch và sự cần thiết phải công bố dịch, đề xuất phạm vi công bố dịch và các giải pháp chống dịch;

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào báo cáo của thủ trưởng cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào báo cáo của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công bố dịch;

- Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền công bố dịch thành lập Hội đồng tư vấn để lấy ý kiến. Hội đồng do người có thẩm quyền công bố dịch hoặc cấp phó của người đó làm Chủ tịch, Thủ trưởng cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương hoặc Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Chủ tịch, thành viên là đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.

Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét báo cáo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đề xuất với người có thẩm quyền về việc công bố dịch, phạm vi công bố dịch, các giải pháp chống dịch.

Quyết định công bố dịch phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng khi nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 116/2014/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục công bố dịch hại thực vật như sau:

Trình tự, thủ tục công bố dịch hại thực vật
...
Quyết định công bố dịch hại thực vật
a) Nội dung của quyết định công bố dịch bao gồm: Sinh vật gây hại thực vật, đối tượng bị hại, phạm vi công bố dịch, các giải pháp chống dịch, hiệu lực của quyết định;
b) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi công bố dịch, Quyết định công bố dịch phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương; chính quyền địa phương nơi công bố dịch phải thông báo cho chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn biết và thực hiện.

Theo như quy định trên Quyết định công bố dịch phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương; chính quyền địa phương nơi công bố dịch phải thông báo cho chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn biết và thực hiện trong thời hạn 24 giờ kể từ khi công bố dịch

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}