Chính phủ yêu cầu NHNN phải báo cáo phương án xử lý Ngân hàng SCB trong tháng 9/2023 đúng không?

Chính phủ yêu cầu NHNN phải báo cáo phương án xử lý Ngân hàng SCB trong tháng 9/2023 đúng không? Câu hỏi của bạn Q.T ở Hà Nội

Tình hình kinh tế xã hội 8 tháng đầu năm ghi nhận tại Nghị quyết 144/NQ-CP 2023 ra sao?

Ngày 10/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 144/NQ-CP năm 2023 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023.

Căn cứ theo Mục I NNghị quyết 144/NQ-CP năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm 2023 được nêu như sau:

- Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục xu hướng giảm, tháng 8 tăng 2,96%, bình quân 8 tháng tăng 3,1%.

- Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm; điều hành tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.

- Thu ngân sách nhà nước 08 tháng bằng 69,4% dự toán, bảo đảm cho các nhiệm vụ chi. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt. Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8 tăng 8,8% so với tháng trước, tính chung 8 tháng xuất siêu ước đạt 19,9 tỷ USD.

- Khu vực dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng; tính chung 8 tháng tăng 10%; lượng khách du lịch tăng cao, trong đó khách nội địa ước đạt 86 triệu lượt người, khách quốc tế đến Việt Nam 8 tháng ước đạt 7,8 triệu lượt người, gấp 5,4 lần cùng kỳ.

- Tổng vốn FDI đăng ký 8 tháng đạt gần 18,15 tỷ USD, tăng 8,2%; vốn FDI thực hiện đạt khoảng 13,1 tỷ USD, tăng 1,3% so cùng kỳ.

Chính phủ yêu cầu NHNN phải báo cáo phương án xử lý Ngân hàng SCB trong tháng 9/2023 đúng không?

Chính phủ yêu cầu NHNN phải báo cáo phương án xử lý Ngân hàng SCB trong tháng 9/2023 đúng không? (Hình từ Internet)

Chính phủ yêu cầu NHNN phải báo cáo phương án xử lý Ngân hàng SCB trong tháng 9/2023 phải không?

Căn cứ tại khoản d tiểu mục 4 Mục I Nghị quyết 144/NQ-CP năm 2023, Chính phủ có nêu trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước đối với xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, trong đó có đề cập về Ngân hàng SCB (Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn) như sau:

Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023
...
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
...
d) Tập trung xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, báo cáo các cấp có thẩm quyền trong tháng 9 năm 2023. Giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 9 năm 2023 phương án xử lý Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, không để chậm trễ hơn nữa.

Như vậy, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện báo cáo về phương án xử lý Ngân hàng SCB.

Việc báo cáo phương án xử lý Ngân hàng SCB phải được thực hiện trong trong tháng 9/2023, không để chậm trễ hơn nữa.

Chính phủ giao NHNN thực hiện những nhiệm vụ nào theo Nghị quyết 144/NQ-CP 2023?

Căn cứ tại tiểu mục 4 Mục I Nghị quyết 144/NQ-CP năm 2023 như sau:

Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023
...
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Theo dõi sát tình hình, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để ưu tiên hơn nữa cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội.
b) Điều hành tăng trưởng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên; khẩn trương hoàn thiện theo thẩm quyền các quy định, chính sách tín dụng, điều kiện cho vay với thủ tục thông thoáng, thuận tiện, khả thi, hợp lý hơn, tăng mạnh khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp và hấp thụ vốn của nền kinh tế, góp phần hạn chế “tín dụng đen”. Tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; theo dõi việc triển khai thực hiện Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, Thông tư số 03/2023/TT-NHNN để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh (nếu có).
c) Có giải pháp tiếp tục đẩy mạnh giải ngân các gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản. Khẩn trương xem xét, điều chỉnh phù hợp theo thẩm quyền hệ số rủi ro đối với các phân khúc bất động sản khác nhau; rà soát các quy định liên quan đến cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho đồng bộ, phù hợp với chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ.
d) Tập trung xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, báo cáo các cấp có thẩm quyền trong tháng 9 năm 2023. Giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 9 năm 2023 phương án xử lý Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, không để chậm trễ hơn nữa.
đ) Phối hợp với Bộ Công an trong việc sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo Đề án 06 để có cơ chế, chính sách cho vay tín chấp phù hợp, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Như vậy, trong tháng 9 và quý 4 năm 2023, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm tập trung thực hiện các nội dung nêu trên.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}