Cách viết tiểu luận cho sinh viên năm nhất mới nhất hiện nay như thế nào? Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên ra sao?
Cách viết tiểu luận cho sinh viên năm nhất mới nhất hiện nay như thế nào?
Cách viết tiểu luận cho sinh viên năm nhất mới nhất hiện nay như sau:
(1) Phần mở đầu
(i) Lý do chọn đề tài
Lý do lí luận: khái quát tính chất, tầm quan trọng của vấn đề (đối tượng) nghiên cứu trong đề tài;
Lý do thực tiễn: khái quát những yếu kém, bất cập trong thực tiễn so với vị trí, yêu cầu nêu trên.
Lý do chọn đề tài tuy không phải là phần nội dung quá quan trọng trong cách làm bài tiểu luận nhưng cũng góp phần thể hiện sự hiểu biết và định hướng của đề tài mà bạn lựa chọn. Vì thế nó cũng là phần quan trọng cho phần mở đầu hoàn hảo.
(ii) Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là cơ sở để đề ra nhiệm vụ nghiên cứu, thường thể hiện 2 vấn đề cơ bản sau:
Mô tả và phân tích thực trạng;
Đề xuất biện pháp.
(iii) Đối tượng nghiên cứu
Là tiêu điểm mà đề tài cần tập trung giải quyết. Đối tượng nghiên cứu của một đề tài có thể là thực trạng, biện pháp, giải pháp, v.v.
(iv) Phạm vi nghiên cứu
Là sự xác định (khu biệt, giới hạn, cụ thể hoá) đối tượng nghiên cứu của đề tài. Sự xác định phạm vi nghiên cứu thường thể hiện ở các mặt: không gian – nội dung; thời gian.
(v) Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá những vấn đề lí luận liên quan tới đề tài;
Mô tả thực trạng;
Phân tích, đánh giá thực trạng;
Đề xuất biện pháp, khuyến nghị.
(vi) Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là công cụ nghiên cứu khoa học trong thực hiện nhiệm vụ đề tài. Tổng kết quả của các phương pháp nghiên cứu khoa học phải đủ thực hiện tổng nhiệm vụ đề tài.
Mỗi phương pháp nghiên cứu nên phân tích thành:
Mục đích của phương pháp: nhằm thực hiện nhiệm vụ gì của đề tài
Đối tượng của phương pháp: được chứa đựng ở khách thể nghiên cứu của cơ sở nghiên cứu (cần phân biệt đối tượng của phương pháp nghiên cứu với đối tượng của đề tài)
Nội dung phương pháp (kĩ thuật sử dụng phương pháp): nên đưa vào phụ lục (thường sử dụng cho phương pháp điều tra, phỏng vấn)
(2) Phần thân tiểu luận
Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu:
* Mô tả, phân tích thực trạng vấn đề cần trình bày
* Đánh giá mối liên hệ, tác động của vấn đề nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp cho vấn đề nghiên cứu
(3) Phần kết luận, kiến nghị
(i) Nội dung
Tóm tắt vấn đề nghiên cứu
Đánh giá quá trình nghiên cứu
Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.
(ii) Tài liệu tham khảo
Phần này các bạn cần phải trích dẫn lại các tài liệu đã tham khảo trong bài, để tăng độ uy tín cũng như tính trung thực của bài luận.
(iii) Phụ lục
Phần này có thể có hoặc không đều không có ảnh hưởng quá nhiều.
LƯU Ý:
+ Tên đề tài cần ngắn gọn súc tích mà vẫn thể hiện khái quát được vấn đề của bài
+ Bài viết cần có sự logic, tính xác thực, có số liệu cụ thể càng tốt.
Cách viết tiểu luận cho sinh viên năm nhất mới nhất hiện nay như trên.
Cách viết tiểu luận cho sinh viên năm nhất mới nhất hiện nay như thế nào? Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên ra sao? (Hình từ Internet)
Tổ chức đăng ký học tập cho sinh viên thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định tổ chức đăng ký học tập cho sinh viên như sau:
- Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, cơ sở đào tạo hướng dẫn cho sinh viên đăng ký học tập trên hệ thống đăng ký học tập của cơ sở đào tạo.
- Sinh viên học theo tín chỉ phải đăng ký lớp của các học phần dự định sẽ học trong học kỳ, gồm: những học phần mới, một số học phần chưa đạt (để học lại) và một số học phần đã đạt (để cải thiện điểm, nếu có) căn cứ danh sách học phần được mở và điều kiện đăng ký của mỗi học phần.
- Sinh viên học theo niên chế đăng ký học lại những học phần chưa đạt dự định sẽ học trong học kỳ, đăng ký học cải thiện điểm hoặc đăng ký học những học phần tự chọn theo quy định của chương trình đào tạo.
- Quy chế của cơ sở đào tạo quy định quy trình, thủ tục, tổ chức quản lý, lưu trữ việc đăng ký học tập của sinh viên ở mỗi học kỳ, việc rút bớt học phần đã đăng ký; quy định cụ thể giới hạn khối lượng học tập của sinh viên trong mỗi học kỳ nằm trong khung như sau:
+ Khối lượng tối thiểu không ít hơn 2/3 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn;
+ Khối lượng tối đa không vượt quá 3/2 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn.
Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp như sau:
(1) Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
(2) Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.
(3) Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được quy định tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
- Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
(4) Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng-an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.
(5) Sinh viên không tốt nghiệp được cấp chứng nhận về các học phần đã tích luỹ trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.
(6) Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:
- Quy trình, thủ tục xét và công nhận tốt nghiệp, thời gian và số lần xét tốt nghiệp trong năm;
- Việc bảo lưu, công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên không tốt nghiệp;
- Việc cho phép sinh viên hết thời gian học chính quy được chuyển qua học hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa tương ứng (nếu có) của cơ sở đào tạo nếu còn trong thời gian học tập theo quy định đối với hình thức đào tạo chuyển đến.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;