Ban hành Thông tư 33/2024 quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đúng không?

Ban hành Thông tư 33/2024 quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đúng không?

Ban hành Thông tư 33/2024 quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đúng không?

Ngày 14/11/2024, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do Trung ương quản lý.

Cụ thể, Thông tư 33/2024/TT-BGTVT áp dụng đối với cơ quan quản lý bến phà, đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng phà và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý giá dịch vụ của bến phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.

Đối tượng phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng phà bao gồm: Người đi bộ, hành khách đi xe và người điều khiển phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng.

Theo đó, việc định giá dịch vụ sử dụng phà được quy định tại Điều 4 Thông tư 33/2024/TT-BGTVT như sau:

- Khung giá dịch vụ sử dụng phà được định giá theo nguyên tắc và căn cứ quy định tại Điều 22 Luật Giá 2023.

- Cục Đường bộ Việt Nam quyết định áp dụng phương pháp định giá theo quy định của pháp luật về giá.

- Cơ quan quản lý bến phà có trách nhiệm chủ trì phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng phả lập phương án giá dịch vụ sử dụng phà theo yêu cầu của Cục Đường bộ Việt Nam, đảm bảo đúng quy định pháp luật về giá và chịu trách nhiệm về phương án giá do mình lập.

- Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm thẩm định phương án giá, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định quy định khung giá cho dịch vụ sử dụng phả.

- Việc lập, thẩm định hồ sơ phương án giá, ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh giá thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

Ban hành Thông tư 33/2024 quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đúng không? (Hình từ internet)

Đối tượng nào được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng phà?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 33/2024/TT-BGTVT có quy định về đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng phà bao gồm:

- Xe cứu thương và xe đang chở người bị tai nạn đến nơi cấp cứu.

- Xe chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và xe chữa cháy của lực lượng khác được huy động đi làm nhiệm vụ chữa cháy có tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật.

- Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp gồm: máy cày, máy bừa, máy xới, máy làm cỏ, máy tuốt lúa

- Xe hộ đê; xe đang làm nhiệm vụ khẩn cấp phòng, chống lụt bão theo điều động của cấp có thẩm quyền.

- Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng bao gồm các xe chuyên dùng mang biển số: nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (bao gồm: xe xi téc, xe cần cẩu, xe chở lực lượng vũ trang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe vận tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe, xe kiểm soát, xe kiểm tra quân sự, xe chuyên dùng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn, xe thông tin vệ tinh, các xe ô tô đặc chủng khác phục vụ quốc phòng), xe đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp sử dụng một trong các tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật trong trường hợp làm nhiệm vụ khẩn cấp.

- Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng Công an nhân dân bao gồm:

+ Xe ô tô tuần tra kiểm soát giao thông của cảnh sát giao thông có đặc điểm: trên nóc xe ô tô có đèn xoay và hai bên thân xe ô tô có in dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG”;

+ Xe ô tô cảnh sát 113 có in dòng chữ “CẢNH SÁT 113” ở hai bên thân xe;

+ Xe ô tô cảnh sát cơ động có in dòng chữ “CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG” ở hai bên thân xe;

+ Xe vận tải có lắp ghế ngồi trong thùng xe của lực lượng Công an nhân dân làm nhiệm vụ;

+ Xe chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn và các xe chuyên dùng khác của lực lượng Công an nhân dân;

+ Xe đặc chủng (xe thông tin vệ tinh, xe chống đạn, xe phòng chống khủng bố, chống bạo loạn và các xe đặc chủng khác của lực lượng Công an nhân dân);

+ Xe của lực lượng Công an đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp sử dụng tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật.

- Xe của lực lượng quốc phòng tham gia diễn tập, hành quân cơ động lực lượng, vận chuyển vũ khí, trang bị có xe chuyên dụng quân sự dẫn đường.

- Xe phục vụ tang lễ, gồm:

+ Xe có kết cấu chuyên dùng phục vụ tang lễ (bao gồm: xe tang, xe tải lạnh dùng để lưu xác và chở xác);

+ Các xe phục vụ tang lễ (bao gồm: xe chở khách đi cùng xe tang, xe tải chở hoa, xe rước ảnh).

- Đoàn xe có xe Cảnh sát giao thông dẫn đường.

- Xe làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa đến những nơi bị thảm họa hoặc đến vùng có dịch bệnh theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm.

- Thương binh, bệnh binh, người khuyết tật, học sinh, trẻ em dưới 10 tuổi (bao gồm cả trường hợp đi xe đạp, xe máy). Khi sử dụng dịch vụ phà trong trường hợp này phải xuất trình giấy tờ (bản chính hoặc bản sao có chứng thực, bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc) cần thiết như: thẻ thương binh, bệnh binh; Giấy chứng nhận đối với thương binh, bệnh binh kèm theo căn cước công dân; thẻ học sinh, căn cước công dân hoặc giấy chứng nhận của Nhà trường đối với học sinh.

- Người, phương tiện sử dụng dịch vụ phà tại bến phà Kênh Tắt, Láng Sắt thuộc Quốc lộ 53, bến phà Kênh Sáu thuộc Quốc lộ 53B.

Niêm yết giá dịch vụ sử dụng phà ra sao?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 33/2024/TT-BGTVT có quy định về niêm yết giá tiền dịch vụ sử dụng phà như sau:

Điều 8. Niêm yết giá
Đơn vị được cung cấp dịch vụ sử dụng phà thực hiện việc niêm yết giá dịch vụ sử dụng phà theo quy định tại Điều 29 Luật Giá.

Theo đó, dẫn chiếu đến quy định tại Điều 29 Luật Giá 2023 như sau:

- Niêm yết giá là hình thức công khai về giá. Giá niêm yết là giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định bằng Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối. Giá niêm yết được gắn với số lượng hoặc khối lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp, các thông tin khác (nếu có) về đặc điểm kỹ thuật cơ bản, xuất xứ, phương thức mua, bán.

- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ niêm yết giá bảo đảm rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng các hình thức: in, dán, ghi thông tin trên bảng, giấy hoặc in trực tiếp trên bao bì của hàng hóa hoặc các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế tại địa điểm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc trên các trang thông tin điện tử để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Các tổ chức, cá nhân không được bán cao hơn giá niêm yết; đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải niêm yết và bán đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành.

Đối với hàng hóa, dịch vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá thì phải niêm yết và bán theo giá phù hợp với giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ điều chỉnh mức giá niêm yết ngay khi có sự thay đổi về giá của hàng hóa, dịch vụ.

Lưu ý: Thông tư 33/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2025.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}