Tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội lừa dối khách hàng như sau:
Điều 198. Tội lừa dối khách hàng
1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người phạm tội lừa dối khách hàng có thể bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù cao nhất là 5 năm. Ngoài ra người phạm tội còn bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tuyển tập bản án về tội lừa dối khách hàng tại Điều 198 Bộ luật Hình sự (Hình từ Internet)
Cấu hình thành tội phạm lừa dối khách hàng Tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:
- Chủ thể của tội phạm: Là bất kì ai có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Chủ thể phạm tội là người có quyền hạn nhất định như nhân viên bán hàng hoặc nhân viên cung cấp dịch vụ.
- Khách thể của tội phạm: Xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế Nhà nước và xâm phạm đến quyền lợi, lợi ích của con người.
Đối tượng tác động là tiền, hàng hóa, vật phẩm được đưa vào quá trình mua bán trao đổi.
Hậu quả của hành vi là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…
- Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi: lỗi cố ý trực tiếp, vì tội phạm nhận thức được hành vi gian dối và hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nhưng vẫn mong muốn và thực hiện hành vi đó.
Động cơ của tội phạm này là để mang lại lợi ích, thu lợi bất lợi. Mục đích, động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của loại tội phạm này.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan: Là hành vi lừa dối khách hàng của người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ thực hiện một trong các đoạn thủ thuật sau:
+ Cân, đong, đo, đếm, tính gian được hiểu là hành vi cân, đong, đo đếm, tính toán không chính xác, không đúng với số lượng, khối lượng, trọng lượng và kích thước thực tế của từng loại hàng hóa khi mua bán, giao dịch hàng hóa làm thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng.
+ Đánh tráo hàng được hiểu là khi giao hàng, người bán đã thực hiện không đúng về chất lượng, chủng loại theo thỏa hoặc theo hàng hóa đã đặt trước đó và gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng.
+ Thủ đoạn gian dối khác trong việc mua bán gồm những thủ đoạn làm cho khách hàng bị nhầm lẫn tưởng là mình đã nhận đúng, mua đúng loại hàng với chất lượng như thỏa thuận ban đầu.
Hành vi này bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
+ Thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng trở lên.
Dưới đây là tuyển tập một số bản án về tội lừa dối khách hàng tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):
STT |
Tên bản án |
Ngày ban hành |
Tòa xét xử |
1 |
Bản án về tội lừa dối khách hàng số 19/2022/HS-ST |
22/04/2022 |
Tòa án nhân dân huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng |
2 |
Bản án về tội lừa dối khách hàng số 77/2022/HS-PT |
09/08/2022 |
Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng |
3 |
Bản án về tội lừa dối khách hàng số 173/2020/HS-ST |
01/09/2020 |
Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về