02/03/2024 09:22

So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên

So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên

Cho tôi hỏi doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên có điểm gì giống và khác nhau? Bạn Anh Tú (Quảng Ngãi).

Chào bạn, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

Định nghĩa Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên

Theo khoản 1 Điều 188 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020 thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Còn công ty TNHH 1 thành viên được định nghĩa tại khoản 1 Điều 74 Luât doanh nghiệp Việt Nam 2020  như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Điểm giống và khác nhau của Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên

Từ định nghĩa trên, có thể rút ra những điểm giống và khác nhau của 2 loại hình doanh nghiệp này như sau:

Điểm giống nhau:

- Đều là loại hình doanh nghiệp do chủ sở hữu là cá nhân thành lập

- Đều không được phát hành cổ phiếu

– Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn hoặc tiếp nhận phần vốn thì phải thay đổi loại hình doanh nghiệp.

– Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ vốn phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu theo quy định.

Điểm khác nhau:

Tiêu chí so sánh

Công ty TNHH một thành viên

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

Chủ sở hữu

Là cá nhân, tổ chức.

(Khoản 1 Điều 74 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020)

Cá nhân. Cá nhân sở hữu đồng thời không được là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

(Khoản 1, khoản 3 Điều 188 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020)

Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu

 

Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

(khoản 1 Điều 74 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020)

Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

(Khoản 1 Điều 188 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020)

Góp vốn

 

Do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

 Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(Điều 75 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020)

 

Do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.

Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ DNTN không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

(Điều 189 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020)

Thay đổi vốn điều lệ

 

- Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

 Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách huy động thêm vốn góp của chủ sở hữu và huy động thêm vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức khác.

- Công ty TNHH một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

+ Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;

+ Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn

( Điều 87 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020)

 

Trong quá trình hoạt động, chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phải ghi chép đẩy đủ vào sổ kế toán.

Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ DNTN chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

(Khoản 3 Điều 189 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020)

Quyền phát hành trái phiếu

Có thể phát hành trái phiếu. Công ty TNHH một thành viên bị hạn chế quyền phát hành cổ phần

(Khoản 3, khoản 4 Điều 74 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020)

Không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.

(Khoản 2 Điều 188 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020)

Tư cách pháp lý

Có tư cách pháp nhân

(Khoản 2 Điều 74 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020)

Không có tư cách pháp nhân

Cơ cấu tổ chức

- Công ty TNHH một thành viên có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và do cá nhân làm chủ sở hữu.

- Công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý theo một trong hai mô hình sau đây:

+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

(Điều 79 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020)

Có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật

(Điều 190 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020)

Quyền chuyển nhượng góp vốn

 

Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty.

(Điều 76 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020)

 

Chủ sở hữu không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, mà chỉ có quyền bán hoặc cho thuê DNTN cho cá nhân, tổ chức khác

(khoản 4 Điều 188 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020, Điều 191, 192 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020)

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
Đỗ Minh Hiếu
1490


Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập

  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;