29/08/2022 17:51

Hợp đồng thuê nhà, mặt bằng kinh doanh cần những nội dung gì?

Hợp đồng thuê nhà, mặt bằng kinh doanh cần những nội dung gì?

Sắp tới tôi cần thuê mặt bằng để kinh doanh. Vì giá trị mặt bằng thuê cũng không nhỏ nên tôi muốn chắc chắn về thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng. Ban biên tập cho tôi hỏi pháp luật Việt Nam có quy định như thế nào về hợp đồng thuê nhà, thuê mặt bằng? (Chị Hương Giang – Đồng Nai)

Chào chị, Ban biên tập Lawnet xin giải đáp câu hỏi của anh như sau:

Hợp đồng thuê nhà, thuê mặt bằng được xem là hợp đồng thuê tài sản trong giao dịch dân sự.

Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau:

“Hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Khi tiến hành tìm kiếm và thuê mặt bằng, chị cần chú ý các nội dung sau:

Thứ nhất, không phải nhà ở nào cũng có thể tham gia vào giao dịch dân sự. Nhà ở phải đảm bảo được các điều kiện quy định trong Điều 118 Luật Nhà ở 2014 thì mới được cho thuê, cụ thể:

“1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:

c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;

d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;

Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp nhà ở cho thuê thì ngoài các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này, nhà ở còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.”

Như vậy trước khi nhận thuê mặt bằng chị cần lưu ý kiểm tra về tình trạng thực tế của mặt bằng đó. Ngoài ra còn phải kiểm tra chất lượng của mặt bằng, cần phải có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, đảm bảo vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Thứ hai, khi tiến hành ký kết hợp đồng thuê nhà cần chú ý về nội dung và hình thức của hợp đồng.

Hợp đồng thuê nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản. Hợp đồng cần có đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 121 Luật nhà ở, cụ thể:

- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

- Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

- Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên;

- Cam kết của các bên;

- Các thỏa thuận khác;

- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

-  Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Về hình thức, hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có nhu cầu, vấn đề này được quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014. Tuy nhiên nếu là tài sản có giá trị lớn như mặt bằng chị đang muốn thuê thì vẫn nên tiến hành công chứng, chứng thực hợp đồng.

Về quyền và nghĩa vụ của các bên, chị có thể tham khảo thêm từ Điều 475 đến Điều 482 Luật Nhà ở 2014.

Trên đây là một số quy định chung và cần lưu ý khi giao kết hợp đồng thuê nhà ở, thuê mặt bằng. Nếu chị còn gì thắc mắc vui lòng liên hệ vào số hotline để được giải đáp chi tiết hơn.

Trân trọng!

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
Phương Uyên
249


Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký

  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;