Ngày 21/3/2025, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Hướng dẫn 01/HD-UBND về hướng dẫn khung tiêu chí và thang điểm đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và giải quyết chính sách, chế độ.
Theo đó, tại Mục VI Hướng dẫn 01/HD-UBND 2025 của UBND Thành phố Hà Nội ban hướng dẫn về trình tự thực hiện như sau:
IV. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
1. Xác định số lượng biên chế phải giảm theo quy định
Căn cứ số lượng biên chế được cấp có thẩm quyền giao hoặc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt[1], số biên chế có mặt, các cơ quan đơn vị xác định số lượng biên chế phải giảm đến 2030 đạt tỷ lệ 25% theo số biên chế được giao năm 2025, đảm bảo bình quân mỗi năm tinh giản tổi thiểu 5%, theo 2 nhóm sau:
1.1. Đủ điều kiện và tự nguyện xin nghỉ
Căn cứ vào số lượng người có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét đánh giá và giải quyết cụ thể từng trường hợp theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có sức khỏe yếu, không đảm bảo yêu cầu công việc;
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo; bằng cấp chuyên môn chưa đúng với yêu cầu vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn dưới 10 năm công tác đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.
d) Các tiêu chí khác (khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể hóa):
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nguyện vọng thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi để chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống gia đình.
- Các tiêu chí khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị tự xây dựng, đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình và thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
...
Như vậy, căn cứ vào số lượng người có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại Hà Nội xem xét đánh giá và giải quyết cụ thể từng trường hợp theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có sức khỏe yếu, không đảm bảo yêu cầu công việc;
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo; bằng cấp chuyên môn chưa đúng với yêu cầu vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn dưới 10 năm công tác đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.
- Các tiêu chí khác.
Hà Nội: Hướng dẫn thứ tự ưu tiên xem xét giải quyết đối với người có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi (hình từ internet)
Theo đó, tại điểm 2.1 khoản 2 Mục IV Hướng dẫn 01/HD-UBND 2025 về trình tự thực hiện như sau:
- Bước 1: Căn cứ hướng dẫn của UBND Thành phố về khung tiêu chí và thang điểm đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lấy ý kiến tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cùng cấp để ban hành tiêu chí đánh giá và thang điểm đối với các tiêu chí thành phần đảm bảo phù hợp với đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thực hiện phổ biến, quán triệt công khai đến từng công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bước 2: Căn cứ tiêu chí đánh giá của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tự đánh giá, chấm điểm đảm bảo trung thực, chính xác, báo cáo lãnh đạo phòng và tương đương cho ý kiến.
- Bước 3: Tập thể lãnh đạo phòng và tương đương thảo luận, phân tích và cho ý kiến đánh giá bảo đảm công tâm, khách quan đối với từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.
- Bước 4: Căn cứ kết quả đánh giá tại bước 3, lãnh đạo phòng và tương đương xin ý kiến của cấp ủy cùng cấp về kết quả đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và báo cáo đề xuất lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định.
- Bước 5: Căn cứ đề xuất kết quả đánh giá của các phòng và tương đương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xin ý kiến của cấp ủy, tập thể lãnh đạo, công đoàn cùng cấp về kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Bước 6: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định kết quả đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hoặc trình cấp có thẩm quyền đánh giá theo phân cấp quản lý về công tác cán bộ; thực hiện thông báo công khai kết quả đánh giá và giải đáp ý kiến phản hồi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Bước 7: Lập danh sách, dự toán số tiền và hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện chính sách, chế độ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/NĐ-CP theo chỉ tiêu dôi dư của cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với những trường hợp có kết quả đánh giá thấp từ dưới lên trên.
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về