Chào anh, ban biên tập xin giải đáp như sau:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế, thì bị phạt như sau:
- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, theo pháp luật hình sự Việt Nam sẽ căn cứ vào tùy vào tính chất mức độ của hành vi mà doanh nghiệp trốn thuế sẽ bị truy cứu hình sự với các khung khác nhau: phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu là pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
- Cấp xét xử: Sơ thẩm.
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội.
Trích dẫn nội dung: “Đặng Đình C đã dùng thông tin cá nhân của Đặng Văn T lập Công ty CP đầu tư và thương mại Ngọc K , C đã thuê chị Nguyễn Thị H làm Kế toán. Hàng tháng, C trả tiền công cho chị H là 3.500.000 đồng/tháng, đến hết tháng 6/2017 thì chị H nghỉ việc, C tiếp tục thuê kế toán công ty làm theo thời vụ (khi thuê chỉ thỏa thuận miệng, không ký văn bản).Trong quá trình hoạt động của Công ty, đến đầu năm 2017, C nảy sinh ý định mua hóa đơn GTGT của các Công ty “ma” do các đối tượng T lập không hoạt động sản xuất, kinh doanh mà chỉ mua bán trái phép hóa đơn GTGT, để C khấu trừ thuế giá trị gia tăng và giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2017…”
- Cấp xét xử: Sơ thẩm.
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.
- Trích dẫn nội dung: “Trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty TNHH TL do Thạch Kim M làm giám đốc không hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế dẫn đến nợ tiền thuế của Nhà nước. Ngày 07/5/2018, Chi cục thuế huyện ĐS ra Quyết định số 242/QĐ-CCT về việc áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng (thời gian áp dụng cưỡng chế từ ngày 09/5/2018 đến ngày 08/5/2019), Thông báo số 563/TB-CTT về việc hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với Công ty TNHH TL. Trong thời gian bị cưỡng chế do không có hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) để sử dụng trong việc bán hàng hóa. Ngày 17/8/2018 Thạch Kim M ký hợp đồng để tự đặt in 10 quyển hóa đơn GTGT số lượng 500 số, từ số 0000001 đến số 0000500 với Công ty TNHH MTV in Đ. Ngày 05/9/2018, Trần Thị Như H, kế toán của Công ty gửi Thông báo phát hành 500 số hóa đơn đến Chi cục thuế khu vực ĐS bằng hình thức điện tử nhưng bị hệ thống tự động từ chối do Công ty đang trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng...”
- Cấp xét xử: Sơ thẩm.
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình
- Trích dẫn nội dung: Vụ án liên quan đến Công ty TNHH K 70 do ông Hoàng Khánh H làm Giám đốc, ông Trần Văn T làm Kế toán.
Công ty K mua 8.240,370 tấn gỗ keo của các hộ dân nhỏ lẻ không có hóa đơn, chứng từ, sau đó bán ra 4.630,21 tấn dăm gỗ cho Công ty N với giá trị 11.337.497.270 đồng.
Ông H và ông T đã sử dụng 9 hóa đơn GTGT khống, trị giá 4.440.000.289 đồng để kê khai khấu trừ thuế, làm giảm số thuế GTGT phải nộp 444.000.029 đồng.
Tòa tuyên phạt ông H 500 triệu đồng, ông T 300 triệu đồng về tội "Trốn thuế".
Trân trọng!
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về