Quyết định giám đốc thẩm về tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng số 09/2016/HS-GĐT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO 

QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM 09/2016/HS-GĐT NGÀY 03/08/2016 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH CHO VAY TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Với Hội đồng giám đốc thẩm gồm có 16 thành viên tham gia xét xử, do ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm chủ tọa phiên tòa.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa: bà Nguyễn Thị Yến, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: bà Trần Thị Quỳnh – Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tối cao.

Ngày 03-8-2016, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án hình sự đối với:

1. Đoàn Thị Thu A, sinh năm 1966; trú tại: đường S, phường T, thành p hố B, tỉnh Đắk Lắk; nghề nghiệp: khi phạm tội là thủ quỹ phòng giao dịch T, thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đ; con ông Đoàn T và bà Nguyễn Thị P (đều đã chết); có chồng là Nguyễn K sinh năm 1963 và 02 con; bị bắt tạm giam từ ngày 08-7-2011 đến ngày 20-6-2012 được tại ngoại.

2. Bùi Thị Hồng S, sinh năm 1980; trú tại: thôn P, xã E, huyện K, tỉnh Đắk Lắk; nghề nghiệp: khi phạm tội là cán bộ tư pháp Ủy ban nhân dân xã H, thành phố B; con ông Bùi Văn H và bà Trần Thị Phương T; có chồng là Lương Ngọ c T sinh năm 1981 và 03 con; bị cáo tại ngoại.

Ngoài ra, trong vụ án còn có các bị cáo: Nguyễn Thị H bị kết án về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; Nguyễn Văn N, Trần D bị kết án về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, Nguyễn C ô ng A bị kết án về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; Trần Văn L, Phan Văn T bị kết án về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

* Người bị hại: có 60 người bị hại.

* Ngưi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Có 27 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

NHẬN THẤY

Nguyễn Thị H làm nghề mua bán nông sản, đến năm 2005 thì bắt đầu làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Trong quá trình kinh doanh, H vay tiền của nhiều người và trả lãi suất cao, mua nhiều nhà đất, xe ô tô. Đến cuối năm 2008, H biết số âm nợ khoảng gần 8.000.000.000 đồng, tài sản không đảm bảo cho việc thanh toán, nhưng H vẫn tiếp tục vay tiền của người khác để trả nợ gốc và lãi cho các khoản vay trước đó hoặc trả lãi cho chính khoản vay này. Bằng thủ đoạn vay tiền trả lãi cao, vay ké trong hợp đồng tín dụng của người bị hại, để người bị hại vay tiền ngân hàng rồi cho H vay lại và được H trả lãi suất cao… làm cho nhiều người bị hại tin tưởng giao tiền cho H vay hoặc có người bị hại do cả nể (vì nhiều năm nhờ H làm thủ tục vay tiền ngân hàng…) nên cho H vay. Trong quá trình làm hồ sơ vay vốn ngân hàng, nhiều người bị hại tin tưởng H nên đã làm theo chỉ dẫn của H ký vào hợp đồng thế chấp, hợp đồ ng tín dụng, bảng kê chi nhận tiền… sau khi ký nhận tiền do thủ quỹ ngân hàng (Phòng giao dịch T thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đắk Lắk) đa số các bị hại không nhận tiền vay mà để cho H nhận và trừ các chi phí như tiền vay đáo hạn, tiền lãi, tiền hoa hồng…, có trường hợp người bị hại đến lấy tiền vay thì H khất lần không đưa và buộc người bị hại phải ký giấy cho H vay lại… với nhiều thủ đoạn khác nhau, từ cuối năm 2008 đến cuối năm 2009 H đã lừa đảo chiếm đoạt được của nhiều người với tổng số tiền là 28.370.198.310 đồng,  trong đó  chiếm đoạt 8.921.050.000  đồng của người bị hại vay tiền từ ngân hàng.

Đối với Đoàn Thị Thu A là Thủ quỹ, thủ kho phòng giao dịch T, thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đ đã 06 lần giao sai quy định giấy tờ tài sản thế chấp cho cán bộ tín dụng là Trần D và Nguyễn Văn N để làm thủ tục hồ sơ vay mới. Trong toàn bộ quy trình này chủ sở hữu tài sản không biết và không ký nhận tài sản vào sổ giao nhận tài sản do A quản lý. Hành vi của A đã tạo điều kiện cho N, D làm hồ sơ cho H đáo hạn những hợp đồng đến hạn mà chủ tài sản không biết, hậu quả Nguyễn Thị H lừa vay ké chiếm đoạt của 06 bị hại số tiền: 1.467.000.000 đồng. Ngoài ra, Đoàn Thị Thu A còn có hành vi chi tiền vay cho khách hàng không đúng quy định trong hoạt động tín dụng; cụ thể là A biết Nguyễn Thị H là người làm dịch vụ vay, đáo hạn ngân hàng, không phải là người vay tiền, nhưng để H hoặc người làm cho H đi cùng viết chữ số vào bảng kê chi tiền của ngân hàng thay người bị hại (người bị hại chỉ ký vào bảng kê nhận tiền) nên không biết được số tiền vay và chiếm đo ạt (trường hợp bà Đinh Thị P , H chiếm đoạt 250.000.000 đồng). Như vậy, hành vi của A đã tạo điều kiện để cho H lừa “vay ké” bị hại và chiếm đoạt số tiền  1.717.000.000 đồng trong tổng số tiền A có trách nhiệm chi cho các bị hại vay là 19.500.000.000 đồng.

Đối với Bùi Thị Hồng S là cán bộ tư pháp Ủy ban nhân dân xã H do nể nang đã nhiều lần làm trái công vụ tham mưu, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã H ký chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản, hồ sơ vay vốn không đúng quy đ ịnh, gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp của công dân; cụ thể là một số trường hợp S trì nh ký chứng thực hồ sơ vay vốn không có mặt người vay nên để H lợi dụng viết số tiền vay cao số tiền người vay muốn vay, hồ sơ chưa được xóa thế chấp, nhưng vẫn chứng thực thế chấp. Trong đó, có 06 hồ sơ một bên đồng sở hữu bị giả chữ ký đ ể ngân hàng cho vay 2.850.000.000 đồng; hậu quả bị Nguyễn Thị H lừa đảo c ủa c ác bị hại (vay ké) với số tiền là 621.750.000 đồng; bị Nguyễn Thị H lừa đảo chiếm đoạt  tiền  của  các  người  bị hại vay số  tiền 755.000.000  đồng,  tổng cộng là 1.376.750.000 đồng.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 19/2014/HSST ngày 03-4-2014, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk quyết định:

Áp dụng khoản 3 Điều 179; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 47; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự; xử phạt Đoàn Thị Thu A 07 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong các hoạt động của tổ chức tín dụng”;

Áp dụng khoản 3 Điều 281; điểm l, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự xử phạt Bùi Thị Hồng S 06 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn quyết định về tội danh, hình phạt đối với các bị cáo khác và phần trách nhiệm dân sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, trong thời hạn luật định Đoàn Thị Thu A kháng cáo xin xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm đối với bị cáo; Bùi Thị Hồng S kháng cáo kêu oan.

Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 340/2014/HSPT ngày 19-9-2014, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng quyết định:

Áp dụng khoản 3 Điều 179; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 47; điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự xử phạt Đoàn Thị Thu A 03 năm tù, nhưng cho hưởng án treo về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, thời gian thử thách là 5 năm; giao bị cáo Đoàn Thị Thu A cho Ủy ban nhân dân phường T, thành phố B, tỉnh Đắk Lắk để giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách.

Áp dụng khoản 3 Điều 281; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 60 Bộ luật hình sự xử phạt Bùi Thị Hồng S 02 năm tù, nhưng cho hưởng án treo về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, thời gian thử thách là 4 năm; giao bị cáo Bùi Thị Hồng S cho Ủy ban nhân dân xã E, huyện K, tỉnh Đắk Lắk để giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách.

Ngoài ra, Bản án phúc thẩm còn quyết định về tội danh, hình phạt đối với các bị cáo khác và phần trách nhiệm dân sự.

Tại Quyết định số 39/KN-HS ngày 16-9-2015, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã Kháng nghị Bản án hình sự phúc thẩm số 340/2014/HSPT ngày 19-9-2014 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng về phần trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo Đoàn Thị Thu A và Bùi Thị Hồng S; đ ề nghị Hộ i đ ồ ng T hẩm p hán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án hì nh s ự p húc thẩm nêu trên về phần trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo Đoàn Thị Thu A và Bùi Thị Hồng S; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí và đề nghị Hội đồng Thẩm phán chấp nhận Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

XÉT THẤY

Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm kết án Đoàn Thị Thu A về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo khoản 3 Điều 179 Bộ luật hình sự; kết án Bùi Thị Hồng S về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo khoản 3 Điều 281 Bộ luật hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật. Tuy nhiên, trong  quá trình xét xử Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm có một số sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật như sau:

Đối với Đoàn Thị Thu A: Chỉ được hưởng một tình tiết giảm nhẹ ở kho ản 1 (điểm p) và 01 tình tiết giảm nhẹ ở khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình s ự, nhưng T ò a án cấp sơ thẩm vẫn áp dụng Điều 47 Bộ luật hình s ự đ ể xử phạt Đ o àn T hị T hu A 07 năm tù (dưới mức khởi điểm của khung hình phạt) là áp dụng không đúng q uy đ ịnh của Bộ luật hình sự và đã là xem xét, khoan hồng đối với b ị c áo . T ò a án c ấp p húc thẩm không phát hiện và chỉ ra sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm, mà còn quá nhấn mạnh đến việc bị cáo bị khối u đang điều trị để giảm hình phạt cho A xuố ng c ò n 03 năm tù (dưới mức thấp nhất của khung hình phạt liền kề) và cho bị cáo đ ược hưởng án treo là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự; đồng thời khô ng đúng với quy định tại điểm d mục 1 Điều 2 và điểm b mục 3 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06-11-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo (Tòa án cấp phúc thẩm cũng không áp dụng Điều 60 Bộ luật hình sự đối với bị cáo A).

Đối với Bùi Thị Hồng S: Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng các điểm p, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 47 Bộ luật hình sự xử phạt Bùi Thị Hồng S 06 năm tù (dưới mức khởi điểm của khung hình phạt) đã là xem xét, khoan hồng đối với bị cáo. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định thêm bị cáo đang nuôi con nhỏ, chồng không quan tâm chăm sóc các con và tại phiên tòa các bị hại đều đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo để giảm hình phạt cho bị cáo S xuống còn 02 năm tù và cho hưởng án treo là không đúng quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự và quy định tại điểm d mục 1 và điểm b mục 3 Điều 2 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06-11-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo; không đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử cũng cân nhắc để có hình phạt phù hợp đối với hoàn cảnh của bị cáo.

Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 285 và Điều 287 Bộ luật tố tụng hình sự,

QUYẾT ĐỊNH

Hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 340/2014/HSPT ngày 19-9-2014 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng về phần trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo Đoàn Thị Thu A và Bùi Thị Hồng S; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

2485
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Quyết định giám đốc thẩm về tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng số 09/2016/HS-GĐT

Số hiệu:09/2016/HS-GĐT
Cấp xét xử:Giám đốc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 03/08/2016
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;