Bản án về yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, tranh chấp tài sản chung và di sản thừa kế số 96/2022/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

BẢN ÁN 96/2022/DS-PT NGÀY 11/05/2022 VỀ YÊU CẦU TUYÊN BỐ VĂN BẢN CÔNG CHỨNG VÔ HIỆU, TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG VÀ DI SẢN THỪA KẾ

Trong các ngày 06 và 11 tháng 5 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 10/2020/TLPT-DS ngày 10 tháng 01 năm 2020 về việc “yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng (di chúc) vô hiệu, tranh chấp tài sản chung, tranh chấp di sản thừa kế”.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 50/2019/DS-ST ngày 31/7/2019 của Tòa án nhân dân thành phố T bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 45/2020/QĐ-PT ngày 04/5/2020, Thông báo mở lại phiên tòa số 04/2022/TB-TA ngày 14/3/2022, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Tấn L, sinh năm 1963; địa chỉ: số 17/54, đường L, khu phố 7, phường T, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có mặt.

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Trương Dương D, sinh năm 1959; địa chỉ: số 468/26/19A đường N, Phường 3, quận P, Thành phố Hồ Chí Minh - là người đại diện theo ủy quyền (văn bản ủy quyền ngày 03/9/2019), có mặt.

2. Bị đơn: Ông Nguyễn Văn P, sinh năm 1971; địa chỉ: số 17/54, đường L, khu phố 7, phường T, thành phố T, tỉnh Bình Dương.

Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Bà Trần Thị Hồng P, sinh năm 1992, địa chỉ: Số 467/9 Đại lộ B, khu phố 1, phường P, thành phố T, tỉnh Bình Dương - Là người đại diện theo ủy quyền (Văn bản ủy quyền ngày 11/5/2018), có mặt.

3. Người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Bà Nguyễn Ngọc T, sinh năm 1971; địa chỉ: số 17/54, đường L, khu phố 7, phường T, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có yêu cầu vắng mặt.

3.2. Bà Nguyễn Thị B, sinh năm 1953; địa chỉ: số 1523, đường Đại lộ B, tổ 12, khu phố 2, phường H, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có mặt.

Người đại diện hợp pháp của bà B: Ông Lê Hữu T, sinh năm 1981; hộ khẩu thường trú: Xóm 5, xã T, huyện T, tỉnh Thanh Hóa, địa chỉ nơi cư trú: số 45N/6, khu phố B, phường B, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có mặt.

3.3. Bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1959; địa chỉ: số 22/66, đường L, khu phố 7, phường H, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có mặt.

3.4. Văn phòng Công chứng S; địa chỉ: số 145, đường Đại lộ B, phường H, thành phố T, tỉnh Bình Dương - Người đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Thái G - Trưởng văn phòng, có yêu cầu giải quyết vắng mặt.

3.5. Ông Nguyễn Minh T, sinh năm 1977; địa chỉ: số 378, đường L, khu phố 6, phường T, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có yêu cầu giải quyết vắng mặt.

3.6. Ông Nguyễn Thành D, sinh năm 1979; địa chỉ: số 22/64, tổ 64, khu phố 6, phường T, thành phố T, tỉnh Bình Dương.

Người đại diện hợp pháp của ông D: Ông Lê Hữu T1, sinh năm 1983; hộ khẩu thường trú: Xóm 5, xã T, huyện T, tỉnh Thanh Hóa, địa chỉ nơi cư trú: Số 45N/6, khu phố B, phường B, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có mặt.

3.7. Bà Nguyễn Thị Thu N, sinh năm 1981; địa chỉ: Xã T, thị xã B, tỉnh Bình Dương, có yêu cầu giải quyết vắng mặt.

3.8. Bà Nguyễn Thị Ngọc T, sinh năm 1983; địa chỉ: Số 22/64, tổ 64, khu phố 6, phường T, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có yêu cầu giải quyết vắng mặt.

3.9. Ông Nguyễn Văn P1, sinh năm 1986; địa chỉ: Số 22/64, tổ 64, khu phố 6, phường T, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có yêu cầu giải quyết vắng mặt.

3.10. Ông Trịnh Văn Q, sinh năm 1957, địa chỉ: Số 120/54, tổ 54, khu phố 7, phường T, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có yêu cầu giải quyết vắng mặt.

3.11. Anh Trịnh Hữu T, sinh năm 1980; địa chỉ: Số 932, đường N, khu phố 1, phường H, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có yêu cầu giải quyết vắng mặt.

3.12. Anh Trịnh Quốc H, sinh năm 1982; địa chỉ: Số 934, đường N, khu phố 1, phường H, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có yêu cầu giải quyết váng mặt.

3.13. Anh Trịnh Quốc T, sinh năm 1991; địa chỉ: Số 120/54, tổ 54, khu phố 7, phường T, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có yêu cầu vắng mặt.

3.14. Chị Trịnh Hồng N, sinh năm 1994; địa chỉ: Số 120/54, tổ 54, khu phố 7, phường T, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có mặt khi xét xử, vắng mặt khi tuyên án.

3.15. Cụ Huỳnh Thị L, sinh năm 1942 (chết ngày 24/12/2017)

Người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cụ Huỳnh Thị Lừng: Bà Trần Thị N, sinh năm 1962; địa chỉ: C327 đường B, phường B, thị xã T, tỉnh Bình Dương, có yêu cầu vắng mặt.

3.16. Bà Lê Thị Kim S, sinh năm 1973, địa chỉ: số 17/54, đường L, khu phố 7, phường T, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có mặt.

3.17. Bà Nguyễn Thị D, sinh năm 1957, địa chỉ: số 378 L, Khu phố 6, phường T, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có yêu cầu giải quyết vắng mặt.

4. Người làm chứng:

4.1. Bà Lê Ngọc H, sinh năm 1971; địa chỉ: số 1529 (số cũ 1067) đường L, tổ 12, khu phố 2, phường H, thành phố T, tỉnh Bình Dương, có yêu cầu vắng mặt.

4.2. Ông Dương Văn H, sinh năm 1965; địa chỉ: 44/54, đường L, tổ 54, khu phố 7, phường T, thành phố T, tỉnh Bình Dương.

- Người kháng cáo: Nguyên đơn là ông Nguyễn Tấn L và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị H, bà Trịnh Hồng N, ông Nguyễn Thanh D.

NỘI DUNG VỤ ÁN

- Quá trình tham gia tố tụng, nguyên đơn ông Nguyễn Tấn L và người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:

Cụ Nguyễn Văn T (chết ngày 25/4/2016) và cụ Đặng Thị Đ (chết năm 1966). Hai cụ có 05 người con chung gồm các ông, bà:

+ Bà Nguyễn Thị B, sinh năm 1963;

+ Ông Nguyễn Minh T1, sinh năm 1955 (chết năm 2011), có 05 người con gồm: Ông Nguyễn Minh T2, ông Nguyễn Thành D, bà Nguyễn Thị Thu N, bà Nguyễn Thị Ngọc T và ông Nguyễn Văn P1.

+ Bà Nguyễn Thị L, sinh năm 1957 (chết 2008), có 04 người con gồm: Ông Trịnh Hữu T, ông Trịnh Quốc H, ông Trịnh Quốc T, bà Trịnh Hồng N.

+ Bà Nguyễn Thị H, sinh năm 1959;

+ Ông Nguyễn Tấn L, sinh năm 1963.

Sau khi cụ Đ chết, cụ T sống cùng cụ Đặng Thị Đ1, sinh năm 1933, chết năm 1978, có 01 người con chung là ông Nguyễn Văn P, sinh năm 1971. Cụ Đ1 chết, cụ T sống cùng với cụ Nguyễn Thị L, sinh năm 1942, chết ngày 24/12/2017, có 01 người con chung là bà Trần Thị N, sinh năm 1962.

Di sản cụ T để lại gồm quyền sử dụng đất diện tích còn lại sau khi đã chuyển nhượng là 5.009m2 trong đó có 150m2 đất ở nông thôn và 4.859m2 đất trồng cây lâu năm thuộc thửa đất số 215, tờ bản đồ số 13 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T345493, số vào sổ cấp giấy chứng nhận 02794.QSDĐ/H do UBND thị xã T (nay là thành phố T) cấp cho cụ Nguyễn Văn T ngày 15/11/2001, diện tích đo đạc thực tế là 5.169,4m2 và tài sản gắn liền với đất có căn nhà cấp 4 diện tích 150m2, kết cấu mái ngói, tường ngói xây tô và cây trồng lâu năm.

Đối với chứng cứ do bị đơn cung cấp là di chúc ngày 26/8/2013, người để lại di chúc là cụ Nguyễn Văn T; nội dung di chúc: Cụ T để lại toàn bộ tài sản là quyền sử dụng đất 5.009m2 cho ông Nguyễn Văn P. Di chúc này không có giá trị pháp lý, bởi vì cụ T bị bệnh do di chứng tai biến nhồi máu não, xơ vữa động mạch, cao huyết áp vô căn (nguyên phát) và ung thư phổi, ho ra máu nhiều, nên gia đình ông L đưa cụ T đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương cấp cứu. Cụ T nằm điều trị bệnh ở Phòng cấp cứu trong 03 ngày là 26 - 27 - 28/8/2013. Ngày 29/08/2013, cụ T được chuyển xuống Khoa nội tổng quát, nhưng bệnh không thuyên giảm. Theo đề nghị của gia đình, ngày 29/08/2013, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đã làm thủ tục và chuyển viện, đưa cụ T xuống Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh để điều trị, trong khoảng 01 tuần thì được xuất viện. Như vậy, từ ngày 26/08/2013 đến khoảng ngày 05/09/2013, cụ T phải nhập viện cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương và Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, Giấy chứng nhận sức khỏe do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương cấp ngày 28/08/2013 dùng vào việc cụ T lập di chúc là có biểu hiện mờ ám, không đúng sự thật khách quan. Vì trong thời gian này, sức khỏe cụ T rất yếu, không đủ minh mẫn, sáng suốt. Ngoài ra, Giấy chứng nhận sức khỏe số 697 ngày 29/9/2013 do Văn phòng công chứng S cung cấp cho Tòa án có việc sửa chữa (ngày 29/9/2013 thành ngày 28/8/2013). Cụ T không ký tên trong giấy chứng nhận sức khỏe và bệnh viện không có kết luận cụ T đủ sức khỏe để lập di chúc hay không; số chứng minh nhân dân của cụ T trên giấy chứng nhận sức khỏe ghi sai so với thực tế (số chứng minh của cụ T là 280046388, nhưng số chứng minh ghi trong di chúc là 280046386); các mục khám sức khỏe đa phần do bác sĩ Dương Hương G khám và kết luận, riêng mục khám về mắt thì do bác sĩ Đặng Kim C khám, tai mũi họng do bác sĩ Nguyễn Văn C khám và răng hàm mặt do bác sĩ Bùi Thị Thanh C khám. Ông L cho rằng Giấy chứng nhận sức khỏe nêu trên không hợp pháp. Do vậy, việc Văn phòng Công chứng S công chứng di chúc do cụ T lập ngày 29/08/2013 là không đúng sự thật khách quan, trái quy định của pháp luật.

Mặt khác, nguyên đơn là thành viên trong hộ gia đình cụ T; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ cấp giấy chứng nhận 02794 QSDĐ/H cấp ngày 15/11/2004 do UBND thị xã T (nay là thành phố T) cấp cho “Hộ ông Nguyễn Văn T”. Hộ cụ T gồm có 3 thành viên là cụ T, ông Nguyễn Tấn L (nguyên đơn) và ông Nguyên Văn P (bị đơn); tài sản gắn liền với đất có 01 căn nhà cấp 4, kết cấu: mái ngói, tường gạch xây tô, có diện tích 150m2, các công trình phụ và toàn bộ cây trồng lâu năm do cụ T tạo lập.

Ngày 05/08/2013, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố T đã chỉnh lý tên người sử dụng đất từ hộ cụ T sang tên cá nhân cụ T là không đúng quy định tại khoản 1, Điều 25 Nghị định 88/2009/ND-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ. Vì vậy, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu:

1. Tuyên bố văn bản công chứng của Văn phòng Công chứng S có số công chứng 007468 vô hiệu;

2. Xác định quyền sử dụng đất của nguyên đơn trong khối tài sản chung của hộ gia đình cụ T là 1/3 quyền sử dụng đất chung của cả hộ, tương ứng 1.669,6m2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số có số vào sổ 02794 QSDĐ/H.

3. Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đối với di sản thừa kế của cụ T là 1.669,6m2 (5.009m2 : 3) thành 06 kỷ phần, kỷ phần nguyên đơn được hưởng là 333,92m2 (1.669,6 m2 : 6); 1/6 trị giá căn nhà cấp 4 gắn liền với đất, kết cấu: mái ngói, tường gạch xây tô, diện tích 150m2; 1/6 giá trị cây trồng trên tổng diện tích đất 5.009m2 và trị giá 01 xe máy hiệu Dream.

Tại phiên tòa sơ thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn và đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện đối với phần diện tích 300m2 (đo đạc thực tế 303,2m2) do gia đình ông L đang ở. Do diện tích đất này khi cụ T còn sống đã làm văn bản tặng cho ông L. Nguyên đơn chỉ yêu cầu giải quyết các yêu cầu như sau:

1. Tuyên bố văn bản công chứng (Di chúc) do Văn phòng Công chứng S công chứng là vô hiệu;

2. Xác định quyền sử dụng đất của nguyên đơn trong khối tài sản chung của hộ là 1/3 quyền sử dụng đất chung (4.709m2) tương ứng 1.569,6m2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ cấp giấy chứng nhận 02794 QSDD/H ngày 15/11/2004.

3. Phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản thừa kế do cụ T chết để lại gồm: Diện tích 1.569,6m2 (4.709m2 : 3) và 01 căn nhà cấp 4 gắn liền với đất, kết cấu: mái ngói, tường gạch xây tô, diện tích 150m2 và các tài sản là cây trồng trên đất thành 06 kỷ phần gồm các ông, bà: Nguyễn Tấn L, Nguyễn Thị B, Nguyễn Thị H, Nguyễn Thị L (do các con thừa kế thế vị), ông Nguyễn Văn T (do các con thừa kế thế vị), ông Nguyễn Văn p, mỗi kỷ phần với diện tích 261,6m2; 1/6 giá trị căn nhà cấp 4 kết cấu: mái ngói, tường gạch xây tô, diện tích 150m2; 1/6 giá trị cây trồng trên diện tích đất 5.009m2, xe máy hiệu Dream.

- Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn ông Nguyễn Văn P là bà Trần Thị Hồng P trình bày:

Thống nhất quan hệ huyết thống như nguyên đơn trình bày. Đối với ý kiến và lý do bên nguyên đơn cho ràng cụ T lập di chúc sai sự thật là không đúng. Sự thật là cụ T có tiền sử bệnh lâu năm, nên được phép điều trị ngoại trú và phải đi tái khám định kỳ tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, do cụ T có mua bảo hiểm y tế, nên phải khám theo tuyến. Do vậy, mỗi lần đi tái khám, cụ T đều phải xin giấy chuyển viện của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đến Bệnh viện Chợ Rầy. Vào các ngày 26/8/2013, 27/8/2013 và ngày 28/8/2013 cụ T vẫn khỏe mạnh chứ không phải nằm viện như bên nguyên đơn trình bày. Ngày 29/8/2013, cũng như những lần trước, cụ T đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương tái khám và xin giấy chuyển viện để đi tái khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy, không phải xin chuyển viện do phải cấp cứu. Cụ T lập di chúc tại Văn phòng Công chứng S, có sự chứng kiến của công chứng viên và 02 người làm chứng là bà Lê Ngọc Hân và ông Nguyễn Tấn Phong, tại thời điểm lập di chúc, sức khỏe của cụ T bình thường, hoàn toàn minh mẫn, không có sự khuất tất nào.

Nguồn gốc đất tranh chấp là của cụ T, diện tích 8.238m2. Cụ T đã tặng cho các con gồm ông L, bà B, bà Luyên, bà H và ông Thành mỗi người một phần để ổn định cuộc sống riêng. Còn lại diện tích 5.009m2 do cụ T, cụ Huỳnh Thị L (là vợ thứ 3 của cụ T nhưng không đăng ký kết hôn) và vợ chồng ông P trực tiếp quản lý, sử dụng từ trước đến nay.

Việc bên nguyên đơn cho rằng đất cấp cho hộ cụ T, yêu cầu xác định quyền sử dụng đất của nguyên đơn trong tổng diện tích cấp cho hộ; yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ T là không có căn cứ. Vì trước đây khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu thì người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cá nhân cụ T, không phải “Hộ”; sau khi cụ T thực hiện thủ tục sang tên tách thửa cho các con thì bị sửa đổi thành “Hộ”. Tuy nhiên, sau đó cụ T đã đính chính lại việc này.

Nguyên đơn và các bà B, bà L, bà H và ông T sau khi được cụ T chia đất đều xây dựng nhà ở riêng, chỉ còn bị đơn vẫn sống cùng với cụ T và là người chăm lo tuổi già cho cụ T. Khi bị đơn (ông P) kết hôn với bà S thì vợ chồng bị đơn tiếp tục quản lý, sử dụng đất và chăm lo cuộc sống cho cụ T và khi cụ chết thì lo việc tang.

Nguyên đơn làm ăn thất bại, nên phải bán phần đất được chia để trả nợ. Vì vậy, cụ T phải tiếp tục làm giấy tặng cho nguyên đơn thêm 100.000.000 đồng và 300m2 đất để địa phương xây nhà tình thương cho gia đình nguyên đơn. Bị đơn đồng ý giao cho nguyên đơn diện tích 300m2 (đo đạc thực tế 303,2m2) đất gia đình nguyên đơn đang ở theo hiện trạng.

- Người kế thừa quyền và nghĩa vụ của cụ Huỳnh Thị L là bà Trần Thị N trình bày:

Cụ Huỳnh Thị L và cụ T chung sống với nhau từ năm 1976, không đăng ký kết hôn. Tài sản chung của cụ L và cụ T như thế nào thì bà N không rõ. Vì khi cụ L về chung sống với cụ T thì cụ T đã có thửa đất nêu trên.

Tại Tòa án cấp sơ thẩm, cụ L có đơn yêu cầu độc lập chia tài sản chung của cụ và cụ T là diện tích đất 5.009m2; chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản của cụ T. Ngày 24/12/2017 cụ Lg chết. Vì vậy, bà N đã có đơn xin rút toàn bộ yêu cầu độc lập của cụ L và có ý kiến không tranh chấp gì đối với di sản mà các bên đương sự đang tranh chấp trong vụ án.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Văn phòng Công chứng S trình bày:

Di chúc được công chứng số 007468, quyển số 08/TPCC-SCC/HĐGD do Công chứng viên Văn phòng Công chứng S chứng nhận ngày 29/8/2013 do cụ T lập và được thực hiện công chứng tại trụ sở Văn phòng Công chứng S. Tại thời diêm lập di chúc, cụ T hoàn toàn tự nguyện, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Do cụ T bị run tay, không viết được, nên đã điểm chỉ vào di chúc trước mặt công chứng viên và người làm chứng là bà Lê Ngọc H và ông Nguyễn Tấn P. Tại thời điểm công chứng, người lập di chúc hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc.

Tại thời điểm công chứng, Văn phòng Công chứng S không nhận được bất kỳ văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền đề nghị ngăn chặn hoặc tạm đình chỉ thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với thửa đất số 215, tờ bản đồ số 13 tại phường T, thành phố T theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có số vào sổ 02794 QSDĐ/H do UBND thị xã T (nay là thành phố T) cấp ngày 15/11/2004, đăng ký biến động ngày 13/3/2004 và ngày 05/8/2013. Do đó, quyền sử dụng đất nêu trên đủ điều kiện để lập di chúc theo quy định của pháp luật. Vì vậy, việc công chứng viên của Văn phòng Công chứng S thực hiện công chứng di chúc nêu trên là đứng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Ngọc T, bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị H, bà Nguyễn Thị D và những người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của ông Nguyễn Văn T là ông Nguyễn Minh T1, ông Nguyễn Thành D, bà Nguyễn Thị Thu N, bà Nguyễn Thị Ngọc T, ông Nguyễn Văn P1 và người kế thừa quyền và nghĩa vụ của bà Nguyễn Thị L là bà Trịnh Hồng N: Thống nhất lời trình bày và yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

- Những người kế thừa quyền và nghĩa vụ của bà Nguyễn Thị L gồm: ông Trịnh Văn Q, ông Trịnh Hữu T, ông Trịnh Quốc H, ông Trịnh Quốc T: Thống nhất lời trình bày của bên bị đơn, xác định di chúc là ý chí của cụ T, nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Lê Thị Kim S trình bày thống nhất với lời trình bày của bên bị đơn và trình bày thêm như sau: Bà S kết hôn với ông P vào năm 1995. Sau khi cưới, bà s về làm dâu nhà cụ T và sinh sống tại đây từ đó đến nay. Trước đây cụ T có 03 thửa đất. Tuy nhiên, cụ T đã tặng cho các con gồm Nguyễn Tấn L, Nguyễn Thị H, Nguyễn Thị B, Nguyễn Thị L, Nguyễn Văn T mỗi người một phần. Khi bà S về làm dâu thì cụ T đã 60 tuổi, nên toàn bộ việc chăm sóc vườn, sửa lại nhà... đều do vợ chồng bà thực hiện. Khi cụ T bị bệnh và chết, cũng chỉ có vợ chồng bà đứng ra lo liệu toàn bộ. Phần ông L và các anh chị khác đều đã có gia đình và ở riêng. Việc cụ T lập di chúc giao toàn bộ khu đất cho ông P là hoàn toàn tự nguyện, gia đình bà không ai có hành vi ép buộc cụ T làm việc này. Vì vậy, bà S không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Tại Bản án dân sự số 50/2019/DS-ST ngày 31/7/2019 của Tòa án nhân dân thành phố T, tuyên xử:

1. Đình chỉ xét xử một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Nguyễn Tấn L đối với bị đơn Nguyễn Văn P về việc yêu cầu phân chia tài sản chung, di sản thừa kế đối với phần đất có diện tích 300m2.

2. Ghi nhận sự tự nguyện của bị đơn về việc ông Nguyễn Tấn L, bà Nguyễn Ngọc T được quyền quản lý sử dụng phần đất có diện tích 300m2, thuộc phần thửa đất số 215, tờ bản đồ số 13 tại phường T, thành phố T, tỉnh Bình Dương theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có số vào sổ là 02794 QSDĐ/H do UBND thị xã T (nay là thành phố T) cấp ngày 15/11/2004, chỉnh lý ngày 05/8/2013 mang tên Nguyễn Văn T.

(Khu đất có sơ đồ bản vẽ kèm theo).

3. Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Tấn L đối với bị đơn Nguyễn Văn P về việc yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng (di chúc) vô hiệu, tranh chấp tài sản chung, tranh chấp di sản thừa kế.

4. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Tấn L đối với ông Nguyễn Văn P về việc tranh chấp di sản thừa kế đối với căn nhà cấp 4 có diện tích 142,3m2.

Chia di sản thừa kế là căn nhà trị giá 167.202.500 đồng cho các hàng thừa kế và thừa kế thế vị của ông Nguyễn Văn T gồm 06 chi, tương đương mỗi chi nhận được tài sản trị giá 27.867.000 đồng như sau:

Ông Nguyễn Văn P được quyền quản lý, sử dụng, sở hữu căn nhà cấp 4 có diện tích 142,3m2 kết cấu móng, cột, tường xây gạch, nền gạch hoa, mái lợp tole + ngói.

Ông Nguyễn Văn P có trách nhiệm thanh toán cho các kỷ phần còn lại gồm ông Nguyễn Tấn L, bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Văn T (do vợ và các con ông T nhận thay), bà Nguyễn Thị L (do chồng và các con bà L nhận thay) môi người với số tiền 27.867.000 đồng (hai mươi bảy triệu tám trăm sáu mươi bảy nghìn đồng)

Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí, chi phí đo đạc, định giá, giám định, trách nhiệm thi hành án và quyền kháng cáo của đương sự.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 03 tháng 08 năm 2019 nguyên đơn là ông Nguyên Tấn L và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị H, bà Trịnh Hồng N, ông Nguyễn Thành D có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn vẫn giữ yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị H, bà Trịnh Hồng N, ông Nguyễn Thành D vẫn giữ yêu cầu kháng cáo; các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

- Ý kiến của người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn (ông Trương Dương D) trình bày tại phiên tòa phúc thẩm:

Sau khi có bản án sơ thẩm, nguyên đơn đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vì Tòa án cấp sơ thẩm xét xử không khách quan, vi phạm pháp luật, như sau:

Thứ nhất, về việc chuyển tài sản hộ gia đình sang cá nhân: Nguyên đơn thừa nhận nguồn gốc tài sản là hưởng thừa kế, nhưng tài sản đã là của hộ gia đình, nên thủ tục chuyển tài sản từ hộ gia đình sang cho cá nhân là theo thủ tục pháp luật quy định. Tuy nhiên, thủ tục chuyển tài sản từ hộ cụ T sang cụ T là sai, Quyết định số 222 của Văn phòng đăng ký đất đai có trong hồ sơ vụ án (bút lục 411) nhưng cấp sơ thẩm không xem xét, chỉ xem xét Công văn 143/TNMT ngày 07/02/2018 của Phòng Tài nguyên và Môi trường. Ông đã hỏi vấn đề này đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nhưng chưa nhận được văn bản trả lời. Sự việc xảy ra vào năm 2013 nhưng cấp sơ thẩm lại áp dụng văn bản của năm 2017 để giải quyết. Công văn 143/TNMT chỉ là hợp pháp hóa thủ tục để Tòa án sơ thẩm nhận định trái pháp luật. Đồng thời khi chuyển tài sản từ hộ sang cá nhân lại không đo vẽ nên hiện trạng thay đổi.

Thứ hai, về hồ sơ khám sức khỏe: Luật không quy định bắt buộc khám sức khỏe, chỉ quy định sáng suốt khi lập di chúc. Nhưng nếu đặt ra vấn đề khám sức khỏe thì phải chịu quy định của Bộ Y tế về khám sức khỏe theo Thông tư số 14, có hiệu lực tháng 7/2013. Thông tư quy định phải có đánh giá từng mục, nhưng giấy khám sức khỏe của cụ T ghi “bt” có nghĩa là gì? Bà Đặng Thu H không dám ghi nội dung minh mẫn sáng suốt. Nhưng trong Công văn của Bệnh viện 512 trả lời “có minh mẫn”. Hai giấy khám sức khỏe đều không có chữ ký của cụ T, vậy có phải cụ T khám hay khám cho cụ T hay không. Trong hồ sơ bà Lùng vừa chết, cũng chính bà Đặng Thu H là người khám sức khỏe, lại ghi rõ kết luận. Giấy khám sức khỏe của cụ T có giấy ghi ngày 28, có giấy do ông D đang giữ ghi là “khỏe mạnh”. Không có giấy tờ nào thể hiện cụ T muốn khám sức khỏe, có yêu cầu khám sức khỏe và có kết luận rõ ràng để cụ lập di chúc.

Thứ ba, tài liệu của nguyên đơn yêu cầu tuyên bố di chúc vô hiệu, phần nhận định của cấp sơ thẩm không đem ra xem xét. Một bộ hồ sơ thì do người yêu cầu lập, một bộ hồ sơ do văn phòng công chứng đưa cho người yêu cầu. Theo Luật Công chứng năm 2006, Điều 48 quy định người yêu cầu công chứng di chúc thì không được ủy quyền cho ai. Tại khoản 2 ghi nếu có bệnh khác không làm chủ được hành vi (như run tay), công chứng viên đưa vào trong lời chứng, nhưng lời chứng bị chi phối bởi Thông tư liên tịch 04 và 03 của Bộ Tư pháp, có mẫu lời chứng, không có lời nào để ghi người yêu cầu bị run tay. Công chứng viên không có chuyên môn thì không thể ghi nội dung chứng này. Công chứng viên làm như vậy có tôn trọng pháp luật hay không? Về nội dung di chúc: Năm 2012, cụ T đã cho 300m2 cho ba Thảo, nội dung di chúc 5.009m2 là căn cứ vào đâu, tài sản trên đất cũng không ghi vào. Theo khoản 1 điều 2 Luật Công chứng thì phải sát thực, nhưng văn phòng công chứng vi phạm, số trang di chúc cũng không đánh, dấu lăn tay thì không xác định rõ ngón tay nào trái, ngón tay nào phải. Văn bản công chứng là sai hoàn toàn. Nghị định 60/2009/NĐ-CP hướng dẫn về xử phạt hành vi vi phạm. Nguyên đơn đề nghị Tòa án áp dụng Điều 2, 48, 53, của Luật Công chứng 2006; áp dụng Điều 652 Bộ luật Dân sự về di chúc không hợp pháp; Điều luật về hành vi giả mạo làm sai lệch hồ sơ di chúc không xem xét cho hưởng di sản theo pháp luật. BÀ s là vợ ông P mà bà S chở cụ T đi công chứng di chúc, bà S ký vào các giấy công chứng để ông P được hưởng di sản là có lợi cho ông P, bà S; gây bất lợi cho đương sự khác nên đề nghị xem xét không cho hưởng di sản.

Đề nghị Hội đồng xét xử tuyên di chúc vô hiệu, chia di sản thừa kế theo pháp luật, nhưng không chia cho bị đơn do vợ bị đơn có hành vi giả mạo để chiếm đoạt lợi ích của người thừa kế khác của cụ T.

- Ý kiến của người đại diện theo ủy quyền của bị đơn trình bày tại phiên tòa phúc thẩm:

Quyền sử dụng đất của cụ T là tài sản riêng của cụ T theo Quyết định số 303 của UBND thành phố T. Việc tặng cho đất các con của cụ T đều khẳng định đất được cụ T cho, nên các đương sự này đã mặc định là đất của cụ T, nên cụ T được định đoạt. Năm 2001 cụ T được cấp giấy chứng nhận bị sai, được đính chính lại vào năm 2013. Theo Thông tư số 17 năm 2009 có quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Điều 12 khoản 1 điểm q) có sai sót thì ghi nội dung sai sót được đính chính, ghi ngày tháng năm và đóng dấu. Việc đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2013 là đúng quy định của pháp luật. Về di chúc: Giấy khám sức khỏe là của cụ T, so sánh giấy ngày 29/8/2013 và kết quả xét nghiệm của cụ T do nguyên đơn cung cấp từ ngày 06/8/2013 là hoàn toàn phù hợp. về việc đục thủy tinh thể thì mắt đọc được. Văn phòng công chứng cũng xác định nội dung nghe đọc được của cụ T khi xác nhận di chúc, về phiếu yêu cầu công chứng là của bà S ký, nhưng khi Tòa án xác minh tại Văn phòng công chứng thì thể hiện một số trường hợp vẫn cho người nhà ký tên vào phiếu yêu cầu công chứng, phiếu này chỉ có ý nghĩa xác nhận việc có yêu cầu công chứng. Cụ T là người yêu cầu công chứng nên không vi phạm Luật Công chứng năm 2006. Bị đơn xác định quyền sử dụng đất là của cụ T, người lập di chúc hoàn toàn minh mẫn, nên đề nghị Tòa án công nhận di chúc ngày 29/8/2013 để giao đất cho ông P (trừ 300m2 (đo đạc thực tế 303,2m2) đã cho ông L).

- Ý kiến của người đại diện theo ủy quyền của bà Nguyễn Thị B (ông Lê Hữu T1 đại diện) trình bày tại phiên tòa phúc thẩm: Đồng ý với lời trình bày của đại diện nguyên đơn. Về ý kiến của bị đơn đối với di chúc, bị đơn trình bày cho rằng chữ ký vào phiếu yêu cầu công chứng là không quan trọng, nhưng theo Luật Công chứng đây là giấy tờ quan trọng. Theo Điều 48 Luật Công chứng thì người yêu cầu công chứng phải tự mình không được ủy quyền cho người khác, cụ T phải tự mình yêu cầu. Nhưng trong trường hợp này người khác ký phiếu yêu cầu là không đúng. Đối với tài sản di chúc ghi hơn 5.000m2, nhưng trước đó đã cho bà Thảo 300m2, đã xây nhà, ai cũng biết. Cụ T càng biết rõ nên tài sản này không thể thực hiện chia theo di chúc được do vượt quá di sản. Về giấy khám sức khỏe, bị đơn khẳng định cụ T khỏe mạnh minh mẫn, nhưng buổi sáng văn phòng công chứng xác định cụ T bị bệnh run tay. Bị đơn xác định cụ T bị run tay từ 01 tháng trước khi lập di chúc. Từ những căn cứ trên đề nghị tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, sửa án sơ thẩm, chia thừa kế theo pháp luật.

- Ý kiến của người đại diện theo ủy quyền của ông Nguyễn Thành D (ông Lê Hữu T đại diện) trình bày tại phiên tòa phúc thẩm: Di chúc ngày 29/8/2013 vô hiệu về mặt hình thức do không đánh số trang, nội dung trái pháp luật (tài sản có nhà nhưng không đề cập, tại sao cụ T có 06 người con mà chỉ cho ông P được hưởng, trong khi đó bà H không thể tự nuôi sống bản thân). Giấy khám sức khỏe có dấu hiệu tẩy xóa giả mạo: Công văn 1585 ngày 11/8/2020 thì bệnh viện khẳng định ngày 28 cụ T không đến bệnh viện khám bệnh. Phiếu yêu cầu công chứng được xem tương tự như đơn khởi kiện (không có đơn khởi kiện thì Tòa án không thể thụ lý vụ án), đây là tài liệu bước đầu để văn phòng công chứng tiếp nhận giao dịch dân sự là công chứng. Trước đây bà S nói bên phòng công chứng ký, nhưng sau đó bà S thừa nhận bà S ký, đây là hành vi giả mạo, không phải ý chí cụ T. Đề nghị Tòa án chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra. Tại thời điểm công chứng, công chứng viên cho rằng cụ T run tay, nhưng giấy khám sức khỏe ngày 29/8 thể hiện cụ T khỏe mạnh. Các dữ liệu đưa ra là để có kết luận, nhưng các dữ liệu là không phù hợp với kết luận. Chủ thể lập di chúc: Việc lập di chúc đang từ tài sản của hộ thành tài sản của cá nhân. Trên sổ hộ khẩu có 03 người, khi làm thủ tục ủy quyền để sang tên thì phải có 03 chủ thể đi làm thủ tục ủy quyền sang tên, nhưng chỉ có cụ T ủy quyền cho người khác làm thủ tục là không hợp pháp. Việc cụ T lập di chúc định đoạt tài sản chung là không hợp pháp, chưa đủ quyền năng. Đề nghị Tòa án tuyên vô hiệu di chúc, chia di sản theo pháp luật. Bản án sơ thẩm chưa khách quan toàn diện.

- Ý kiến của bà Nguyễn Thị H: Năm 2013 sổ đất từ hộ gia đình chuyển sang cá nhân là không nhầm, vì năm 1995 là của ông Tưởng, năm 2001 chuyển sang hộ là do cụ T có nhiều vợ, chuyển sang hộ để các con đều được hưởng. Năm 2013 lại đổi sổ từ hộ sang cá nhân.

- Ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương:

Về tố tụng: Những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng tại Tòa án cấp phúc thẩm đã thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về phiên tòa phúc thẩm.

Về nội dung: Di chúc không có chữ ký của cụ T, cấp sơ thẩm chưa làm rõ việc không có chữ ký của cụ T là nguyên nhân do đâu, có thể do cụ T không biết chữ hay là cụ T bị mất khả năng viết chữ hay là bị bệnh run tay nên không thể viết chữ vào tờ di chúc.

Hồ sơ cũng chưa rõ bệnh run tay phát sinh từ thời điểm nào. Giấy ủy quyền ngày 31/7/2013 có chữ ký của cụ T và chữ viết. Theo người làm chứng là bà H và ông P thì cụ T đã đọc lại toàn bộ di chúc, công chứng viên đã chứng là cụ T bị run tay, nên đã mời người làm chứng. Cụ T đã đọc lại toàn bộ nội dung di chúc. Tại giấy khám sức khỏe đã kết luận cụ T bị bệnh đục thủy tinh thể tiến triển. Cấp sơ thẩm chưa làm rõ tình trạng bệnh có gây ảnh hưởng đến khả năng đọc chữ hay không, hay làm mất khả năng đọc chữ của cụ T, vấn đề này cần thiết làm rõ để đánh giá nội dung di chúc được cụ T đọc lại hay không để xác định ý chí của cụ T. Tại phần kết luận của Giấy khám sức khỏe không kết luận có đủ sức khỏe hay không đủ sức khỏe để lập di chúc. Đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để làm rõ tại cơ sở y tế về việc đục thủy tinh thể có ảnh hưởng đến khả năng đọc chữ hay không; việc cụ T không ký có phải là do run tay hay bị bệnh dẫn đến không có khả năng viết và ký.

Sau khi nghiên cứu các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của Kiểm sát viên,

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1] Về tố tụng:

[1.1] Kháng cáo của nguyên đơn là ông Nguyễn Tấn L và của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị H, bà Trịnh Hồng N, ông Nguyễn Thành D được thực hiện trong thời hạn luật định; nội dung kháng cáo và hình thức đơn kháng cáo phù hợp quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, nên vụ án được xét xử theo thủ tục phúc thẩm.

[1.2] Tòa án cấp sơ thẩm xác định ông Nguyễn Văn T (sinh năm 1955, chết năm 2011), bà Nguyễn Thị L (sinh năm 1957, chết năm 2008) là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và xác định ông Nguyễn Minh T1, bà Nguyễn Thị Thu N, ông Nguyễn Thành D, ông Trịnh Văn Q, ông Trịnh Hữu T, ông Trịnh Quốc H, ông Trịnh Quốc T, bà Trịnh Hồng N là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng là xác định sai tư cách tố tụng. Bởi lẽ, ông T và bà L chết trước thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý vụ án, nên thừa kế thế vị của ông T và bà L được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, không phải là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.

[1.3] Ngày 30/10/2017, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cụ Huỳnh Thị L có đơn yêu cầu độc lập. Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý đơn yêu cầu độc lập của cụ L theo Thông báo về việc thụ lý yêu cầu độc lập số 304/TB- TLVABS ngày 30/10/2017. Ngày 24/12/2017 cụ L chết. Ngày 10/5/2018, tại văn bản trình bày ý kiến và đề nghị giải quyết vắng mặt của bà Trần Thị N (là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cụ L) đã có ý kiến rút toàn bộ yêu cầu độc lập, không tranh chấp gì đối với di sản mà các đương sự đang tranh chấp trong vụ án. Tòa án cấp sơ thẩm không quyết định đình chỉ phần này trong bản án là thiếu sót.

[1.4] Ông Nguyễn Văn T và bà Nguyễn Thị L là con cụ T và chết trước cụ T, theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị thì các con của ông T, bà L là người được hưởng phần di sản mà ông T, bà L được hưởng nếu còn sống. Tuy nhiên, tại mục 4 phần quyết định của bản án đã tuyên: “Ông Nguyên Văn P có trách nhiệm thanh toán cho các kỷ phần còn lại gồm ông Nguyễn Tấn L, bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Văn T (do vợ và các con ông T nhận thay), bà Nguyễn Thị L (do chồng và các con bà L nhận thay) mỗi người với số tiền 27.867.000 đồng” là không phù hợp. Vì vợ ông T và chồng bà L không phải là người thừa kế thế vị của ông T, bà L; mặt khác, việc giao kỷ phần thừa kế cho người chết là không đúng.

[1.5] Tuy nhiên, những thiếu sót nêu trên không làm thay đổi bản chất của vụ việc, không gây ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, nên không xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, Tòa án cấp sơ thẩm cần lưu ý rút kinh nghiệm.

[1.6] Trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự là ông Trương Dương D, ông Lê Hữu T1, ông Lê Hữu T có nhiều đơn khiếu nại về việc tiến hành tố tụng, về chứng cứ. Tòa án đã giải quyết khiếu nại đầy đủ theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự không thắc mắc gì về kết quả giải quyết khiếu nại của Tòa án; về hành vi tố tụng của Thẳm phán, Thư ký.

[2] Nội dung: Các đương sự có lời khai thống nhất với nhau về quan hệ huyết thống, theo quy định tại khoản 2 Điều 92 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì đây là tình tiết, sự kiện không phải chứng minh. Có đủ căn cứ để Tòa án xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ T, gồm: Cụ Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị B, ông Nguyễn Văn T (đã chết, các con là thừa kế thế vị), bà Nguyễn Thị L (đã chết, các con là thừa kế thế vị), bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Tấn L (nguyên đơn) và ông Nguyễn Văn P (bị đơn).

[3] Xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, ý kiến của nguyên đơn phản bác chứng cứ bị đơn xuất trình là di chúc ngày 29/8/2013 thấy rằng:

[3.1] Quá trình tham gia tố tụng, các bên đương sự đều có lời khai thống nhất, thửa đất được thể hiện trong di chúc được Văn phòng Công chứng s công chứng số 007468, có nguồn gốc của cha mẹ cụ T là cố Nguyễn Văn T1 và cố Nguyễn Thị T2 để lại cho cụ T.

[3.2] Nguồn gốc đất, quyền định đoạt di sản: Tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 0618/GCN-SB cũng thể hiện nguồn gốc đất là do cố T1 và cố T2 cho cụ T. Tại Quyết định số 303/QĐ-UB ngày 30/01/1991 của UBND thị xã T thể hiện UBND thị xã T thu hồi đất của cố T1 giao cho cụ T. Tại Biên bản kiểm tra địa chính và khảo sát hiện trạng diện tích sử dụng đất ngày 28/7/1995 của UBND thị xã T khi cụ T có đơn yêu cầu điều chỉnh diện tích để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng thể hiện nguồn gốc đất do cố T1 để lại cho cụ T theo Quyết định số 303/QĐ/UB ngày 30/1/1991. Khi được cấp lại Giấy chứng nhận năm 1995 (số 67 QSDĐ/TA do UBND thị xã T cấp ngày 15/8/1995), do cá nhân cụ T đứng tên.

[3.3] Tại Công văn số 143/TNMT ngày 07/02/2018 của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố T phúc đáp Công văn số 231/TA-DS ngày 11/10/2017 của Tòa án cấp sơ thẩm thể hiện: Năm 2001 cụ T có đơn đăng ký đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được UBND xã T (nay là phường T) xác nhận: “Đ/S Nguyễn Văn T ngụ ấp 6, xã T, đất đã được cấp GCN đất và hiện nay không có tranh chấp”.

[3.4] Xét Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 0274 QSDĐ/H năm 2001 thể hiện đất cấp cho “Hộ” cụ T là việc cấp theo mẫu chung, không đúng với ý chí của cụ T và đã được cơ quan chức năng điều chỉnh lại cho đúng người sử dụng đất là cá nhân cụ T vào năm 2013 theo yêu cầu của người sử dụng đất hợp pháp là cụ T. Khi thực hiện việc điều chỉnh thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2013, cụ T đã lập thủ tục ủy quyền cho ông Dương Văn Hai thực hiện, việc lập ủy quyền này được thực hiện tại Ủy ban nhân dân xã T (nay là phường T), có xác nhận chữ ký của người ủy quyền (là cụ T) trực tiếp ký giấy ủy quyền. Đây là ý chí của cụ T và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố T đã chấp nhận và thực hiện việc điều chỉnh thông tin theo đề nghị của cụ T là phù hợp với quy định của pháp luật.

[3.5] Thực tế quá trình quản lý, sử dụng đất: Ngày 08/2/2012, cụ T đã thực hiện việc tặng cho một phần quyền sử dụng đất có diện tích 750m2 cho nguyên đơn (ông L) và tặng cho những người con khác là Nguyễn Thị B 536m2, bà Nguyễn Thị L 818m2, ông Nguyễn Văn T, bà Nguyễn Thị H 648m2. Nguyên đơn thừa nhận diện tích đất gia đình nguyên đơn đang ở hiện nay là đất được cụ T tặng cho để được chính quyền xây nhà tình thương (xây nhà cho bà T - vợ ông L). Như vậy, nguyên đơn và những người con khác của cụ T đã thể hiện ý chí thừa nhận quyền sử dụng thửa đất tranh chấp là của cha mình (cụ T) theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp năm 1995 và phù hợp với nguồn gốc đất.

[3.6] Xét, nguồn gốc đất do cụ T thừa hưởng của cố T1 và cố T2 từ trước năm 1975. Người vợ đầu của cụ T là cụ Đ, chết năm 1966; người vợ thứ hai là cụ Đ1, chết năm 1978, đều trước thời điểm cụ T được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu; người vợ thứ ba là cụ L, chết năm 2017, do bà N kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng xác định không tranh chấp di sản thừa kế với những người thừa kế của cụ T. Cùng với nhận định tại mục [4], có cơ sở khẳng định quyền sử dụng đất cụ T để lại không phải là tài sản của hộ mà là di sản của cụ T. Do đó, việc cụ T lập di chúc ngày 29/8/2013, để lại toàn bộ quyền sử dụng đất cho bị đơn là phù hợp với quy định của pháp luật (Điều 609, 626 Bộ luật Dân sự).

[4] Xét hiệu lực của di chúc: Bên nguyên đơn cho rằng trong các ngày 26, 27 và 28/8/2013 cụ T phải nằm điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, nhưng bệnh không thuyên giảm, theo đề nghị của gia đình, ngày 29/08/2013, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương đã làm thủ tục và chuyển viện, đưa cụ T xuống Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh để điều trị trong khoảng 01 tuần thì được xuất viện. Như vậy, từ ngày 26/08/2013 đến khoảng ngày 05/09/2013, cụ T phải nhập viện cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương và Bệnh viện Chợ Rầy, Thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, Giấy chứng nhận sức khỏe do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương cấp ngày 28/08/2013 dùng vào việc cụ T lập di chúc là có biểu hiện mờ ám, không đúng sự thật khách quan vì sức khỏe cụ T yếu, không đủ minh mẫn, sáng suốt để lập di chúc.

[5] Xét thấy, tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ thể hiện: Theo Giấy chuyển viện ngày 29/08/2013 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương thì lý do cụ T chuyển viện là “Tái khám”, việc chuyển viện được ghi nhận là: “Tự túc”.

[6] Tại Biên bản xác minh của Tòa án cấp sơ thẩm ngày 11/6/2018 về việc khám và điều trị bệnh của cụ T vào ngày 29/8/2013, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương xác định: “Ngày 29/8/2013, ông Nguyễn Văn T đã đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương theo hình thức khám định kỳ có bảo hiểm y tế và được chuyển tuyến từ Trung tâm y tế thành phố T theo giấy chuyển viện ngày 29/8/2013. Khi thực hiện chuyển tuyến thì đương sự Nguyễn Văn T tỉnh táo, việc chuyển tuyến là có nguyện vọng từ ông Tưởng vì trước đây ông Tưởng điều trị bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy”.

[7] Tại Công văn số 1705/CV-BVĐK ngày 06/8/2018 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương gửi Tòa án cấp sơ thẩm có nội dung “Qua tra cứu hệ thống lưu trữ phần mềm quản lý thông tin người bệnh từ ngày 25/8/2013 đến ngày 29/8/2013, ông Nguyễn Văn T không nhập viện điều trị nội trú tại Khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương”.

[8] Kết quả Tòa án cấp phúc thẩm xác minh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương: Tại văn bản số 1585/BVĐK-KHTH ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương xác định: “Qua tra cứu hệ thống lưu trữ phần mềm quản lý thông tin người bệnh từ ngày 25/8/2013 đến ngày 29/8/2013 ghi nhận: Ông Nguyễn Văn T có đến khám sức khỏe và được cấp giấy chứng nhận ngày 29/8/2013 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương với mục đích bổ sung làm di chúc (ngày 28/8/2013 ghi nhận ông Nguyễn Văn T không đến khám sức khỏe tại Bệnh viện).

- Tại thời điểm khám ghi nhận tình trạng sức khỏe ông Nguyễn Văn T:

+ 02 mắt đục thủy tinh thể tiến triển, viêm họng mãn, mất sức nhai, cơ quan khác chưa ghi nhận bất thường.

+ X- Quang tim phổi: Tim phổi hình ảnh đám mờ dạng xơ hóa nằm hạ đòn.

+ Kết luận: Mắc bệnh theo dõi Lao phổi, đục thủy tinh thể tiến triển và đạt sức khỏe loại IV.

Về trạng thái tinh thần của ông Nguyễn Văn T phần tâm thần kinh Bác sĩ có ghi rõ tình trạng của ông là tỉnh, tiếp xúc được (có minh mẫn).”

[9] Xét thấy, kết quả xác minh của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm có khác nhau về từ ngữ, nhưng nội dung phù hợp với nhau; điểm khác là ngày 28/8/2013 cụ T không nhập viện điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tình Bình Dương. Ngày 29/8/2013, cụ T có đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương khám bệnh để lập di chúc và xin giấy chuyển viện đi khám bệnh (tái khám bệnh nền) tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh. Vì cụ T sử dụng bảo hiểm y tế trong việc khám chữa bệnh, nếu có giấy chuyển viện theo đúng tuyến sẽ giúp giảm được chi phí khám, chữa bệnh như lời trình bày của bên bị đơn là phù hợp.

[10] Tại Giấy chuyển viện của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương (phòng khám Thần kinh duyệt Giấy chuyển viện ngày 03/9/2013 với mã A23 CR 10 3259 (người duyệt là Bác sỹ Huỳnh Ngọc H) và các Đơn thuốc, Phiếu xét nghiệm khác cũng thể hiện ngày 03/9/2013 cụ T mới tiến hành việc tái khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy, diễn biến và kết quả cụ thể như sau:

- “Phiếu kết quả xét nghiệm huyết học, sinh hóa lúc 10h35 ngày 03/9/2013;

- Phiếu xét nghiệm Xquang ngày 03/9/2013;

- Phiếu xét nghiệm dòm soi trực tiếp ngày 03/9/2013;

- Đơn thuốc có số toa 2765319 ngày 05/9/2015 cũng thể hiện cụ Nguyễn Văn T có ngày khám là 03/9/2013;

Tại bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú ngày 04/9/2013 của cụ Nguyễn Văn T ghi nhận:

“Đến khám: ngày 03/9/2013

Kết thúc đợt điều trị ngoại trú 11h00 ngày 03/9/2013

Nơi chuyển đến: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương”.

[11] Đánh giá tài liệu, chứng cứ nêu trên, có căn cứ khẳng định: Ngày 29/8/2013, cụ T khám bệnh để lập di chúc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương và xin giấy chuyển viện để đi tái khám bệnh nền tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 03/9/2013 cụ T mới bắt đầu khám bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy, việc khám bệnh là ngoại trú, đã kết thúc khám bệnh lúc 11h ngày 03/9/2013 và tiếp tục được hẹn làm các xét nghiệm khác vào ngày 04 và ngày 05/9/2013. Như vậy, cụ T không nhập viện cấp cứu tại bệnh viện trong khoảng thời gian từ ngày 26/8/2013 đến ngày 05/9/2013 như lời trình bày của nguyên đơn.

[12] Xét ý kiến của đương sự (nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn) cho ràng chứng cứ là giấy chứng nhận sức khỏe lưu tại hồ sơ công chứng bị giả mạo. Thấy rằng, giấy chứng nhận sức khỏe do bị đơn cung cấp (bản chính) và giấy chứng nhận sức khỏe do Văn phòng Công chứng S cung cấp có một số chi tiết khác nhau ở chỗ:

Tại mục IV giấy chứng nhận sức khỏe nguyên đơn cung cấp đánh dấu chéo (x) vào ô “mắc bệnh” (tên bệnh: TD lao phổi, đục t3 tiến triển). Trong giấy chứng nhận sức khỏe lưu tại hồ sơ công chứng đánh dấu chéo (x) vào ô “khỏe mạnh” (tên bệnh ghi nhu trong giấy chứng nhận sức khỏe do bị đơn cung cấp). Sự khác nhau thứ hai là: Giấy chứng nhận sức khỏe lưu trong hồ sơ công chứng có dấu hiệu sửa chữa từ ngày 29 (29/8/2013) thành ngày 28 (28/8/2013). Để làm rõ những tình tiết này, ngày 11/9/2020, Hội đồng xét xử đã quyết định tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm để xác minh. Theo biên bản xác minh ngày 21/9/2020 đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương (người cung cấp thông tin là bác sỹ Nguyễn Văn T - chức vụ: Phó Giám đốc và bác sỹ Đặng Thị Thu H, nguyên là Phó khoa khám bệnh) thể hiện như sau: Qua xem xét 02 giấy khám sức khỏe nêu trên, tôi xác nhận 02 giấy khám sức khỏe này đúng biểu mẫu, con dấu và các chữ ký của các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Riêng giấy khám sức khỏe có dấu hiệu sửa chữa ngày 29 thành ngày 28 thì bệnh viện không xác nhận việc sửa chữa này (vì việc sửa chữa không thể tùy tiện). Giấy khám sức khỏe thông thường bệnh viện phát hành 04 bản tất cả đều có chữ ký tươi của bác sĩ và dấu đỏ của bệnh viện. Vì tình trạng sức khỏe của bệnh nhân quan trọng là phần kết luận ghi bằng chữ của bác sĩ, còn phần đánh chéo vào ô vuông không quan trọng bằng phần bác sĩ viết tay kết luận. Đối với giấy khám sức khỏe của ông Nguyễn Văn T, bác sĩ kết luận “TD lao phổi + đục t3 tiến triển” là phù hợp với kết luận sức khỏe loại 4 (IV). về thần kinh giấy khám sức khỏe thể hiện: Tỉnh, tiếp xúc được thì xem như sức khỏe ông T có thể nhận thức được. Đối chiếu các dữ liệu, lịch sử khám chữa bệnh còn lưu trọng máy tính thì ngày 29/8/2013, Bệnh viện có khám sức khỏe cho ông T và cấp cho ông T giấy chuyển tuyến, để ông T đi khám bệnh ở tuyến trên (Bệnh viện Chợ Rẫy). Giấy này có thể sử dụng trong khoảng 05 ngày sau (quy định hiện nay có giá trị sử dụng trong 10 ngày).

[13] Xét ý kiến của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương phù hợp và các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ là ý kiến và tài liệu, chứng cứ do Bệnh viện Chợ Rầy cung cấp; ý kiến của Văn phòng Công chứng s và lời khai của người làm chứng ký tên vào di chúc. Không có tài liệu, chứng cứ nào thể hiện có sự giả mạo, việc có sự sửa chữa ngày 29 thành ngày 28 trước dãy số 29/8/2013 không làm thay đổi hoặc phản ánh sai tình trạng sức khỏe của cụ T khi lập di chúc. Đã có đủ căn cứ khẳng định cả 02 Giấy chứng nhận sức khỏe đều do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương lập là chứng cứ có giá trị chứng minh cụ T có khám sức khỏe trước khi lập di chúc và tình trạng sức khỏe của cụ T minh mẫn khi lập di chúc, việc lập di chúc là đúng ý chí của cụ T.

[14] Việc ghi sai số chứng minh nhân dân của cụ T trên giấy khám sức khỏe không làm thay đổi hoặc phản ánh sai (hoặc nhầm lẫn) tình trạng sức khỏe của cụ T như nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm là phù hợp.

[15] Xét chữ ký của cụ T trong “Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng văn bản” ngày 29/8/2013. Đại diện hợp pháp của bị đơn cho rằng không phải chữ ký của cụ T. Tại biên bản Tòa án cấp phúc thẩm làm việc đối với ông Đoàn Sinh V ngày 17/9/2020, ông Đoàn Sinh V xác định: Thời điểm năm 2013, ông làm việc tại Văn phòng Công chứng S, hiện nay làm Công chứng viên tại Văn phòng Công chứng L, huyện P, tỉnh Bình Dương. Ông Đoàn Sinh V cho biết, phiếu yêu cầu công chứng thông thường do người yêu cầu công chứng ký tên, nhưng thực tế cũng có những trường hợp người già hay không biết chữ thì nhờ người khác ký tên. Chữ ký trong mục “người nhận phiếu” trong phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng văn bản là chữ ký của ông; ngoài ra các dòng chữ viết tay (tại mục các giấy tờ nộp kèm theo gồm có) “giấy khám sức khỏe” và dòng chữ ngày “29/8/13” là chữ viết của ông. Riêng chữ ký họ và tên của người nộp phiếu thì ông Đoàn Sinh V xác định không biết có phải chữ ký của cụ T hay không, vì không thể nhớ chi tiết từng hồ sơ giao dịch tại văn phòng công chứng.

[16] Xét thấy: So sánh giữa chữ ký và chữ viết họ và tên của cụ T trong phiếu yêu cầu công chứng và việc cụ T không ký tên mà dùng dấu lăn tay trong di chúc là có sự khác biệt. Tuy nhiên, việc trưng cầu giám định chữ ký của cụ T trong phiếu yêu cầu công chứng là không cần thiết, kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Bởi lẽ, tại biên bản Tòa án cấp phúc thẩm làm việc với bà S ngày 25/02/2021, bà S xác định bà là người ký thay cụ T vào phiếu yêu cầu công chứng, vì cụ T run tay không ký được. Đây là tình tiết sự kiện không phải chứng minh theo khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự. Mặt khác, cụ T có trực tiếp ký hay không ký vào phiếu yêu cầu công chứng thì cũng không làm thay đổi bản chất vấn đề như Hội đồng xét xử đã phân tích và khẳng định việc cụ T lập di chúc là đúng sự thật và đứng ý chí của cụ. Tuy nhiên, để pháp luật được thực hiện nghiêm minh và thống nhất, đề nghị Văn phòng Công chứng S cần lưu ý việc này trong quá trình hành nghề công chứng đối với các trường hợp tương tự. Việc bà S ký thay cụ T là do yếu tố khách quan (cụ T già yếu, run tay) và nhận thức pháp luật có hạn chế, bà S không cố ý giả mạo giấy tờ để thực hiện hành vi trái pháp luật. Đây là vấn đề chứng cứ và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, nên Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của ông Toàn chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra.

[17] Xét ý chí của cụ T: Tại Công văn số 562/VPCCSS trình bày ý kiến về việc giải quyết vụ án ngày 31/10/2016 của Văn phòng Công chứng S khẳng định: “Tại thời điểm lập di chúc, ông Nguyễn Văn T đã tự nguyện lập di chúc, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đã đọc lại toàn bộ nội dung di chúc. Do ông Nguyên Văn T bị run tay không viết được nên đã điểm chỉ vào di chúc trước mặt công chứng viên và người làm chứng là bà Lê Ngọc H và ông Nguyễn Tấn P. Như vậy, tại thời điểm công chứng, người lập di chúc hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc”.

[18] Lời khai của người làm chứng tại Tòa án cấp sơ thẩm: Tại Bản tự khai của bà Lê Ngọc H ngày 27/6/2018, khẳng định: Tại thời điểm bà H ký tên làm chứng thì ông T có mặt tại Văn phòng Công chứng S để làm thủ tục lập di chúc cho đất cho con ông là Nguyễn Văn P. Thời điểm này, cụ T vẫn tỉnh táo, bình thường. Tại Tòa án cấp phúc thẩm, người đại diện hợp pháp của bị đơn cho rằng ông Đoàn Tấn P là một trong hai người làm chứng trong di chúc chưa có lời khai; kết quả Tòa án cấp phúc thẩm xác minh đối với ông Nguyễn Tấn P ngày 16/9/2020 , như sau: Ông P không nhớ thời gian cụ thể, nhưng xác nhận có đến Văn phòng Công chứng S (là nhà của chị gái ông cho Văn phòng Công chứng S thuê) để thực hiện giao dịch đất đai và mua bán xe ô tô. Ông cũng không nhớ việc làm chứng di chúc của ông Nguyễn Văn T, vì không quen ông Tưởng. Tuy nhiên, chữ ký và chữ viết họ và tên “Nguyễn Tấn P” làm chứng trong di chúc là của ông. Có lẽ hôm đó Công chứng viên nhờ ông ký làm chứng thì ông ký tên.

[19] Kết quả xác minh lời khai của bà Lê Ngọc H phù hợp với lời khai của bà Hân tại Tòa án cấp sơ thẩm và bà H xác định rõ là ngoài bà ký làm chứng thì còn có một người nữa đến Văn phòng Công chứng giao dịch cũng được nhờ ký làm chứng di chúc.

[20] Như vậy, lời khai của ông p và bà H là phù hợp với nhau và phù hợp với lời khai của bà S là người đưa cụ T đến Văn phòng công chứng và nhờ bà H làm chứng di chúc. Lời khai của người làm chứng có giá trị chứng minh.

[21] Nguyên đơn cho rằng cụ T không minh mẫn tại thời điểm lập di chúc; giấy khám sức khỏe của cụ T là giả mạo, nhưng không đưa ra được chứng cứ có giá trị chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Lời khai của bên bị đơn phù hợp với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Mặt khác, thực tế khách quan là cụ T có quá trình chung sống lâu dài với vợ chồng bị đơn; khi cụ ốm đau thì vợ chồng bị đơn chăm sóc, khi cụ chết thì vợ chồng bị đơn lo việc tang. Vì vậy, việc cụ lập di chúc định đoạt tài sản (do vợ chồng bị đơn đang quản lý) cho bị đơn là hoàn toàn phù hợp tâm lý, tình cảm phổ biến của người để lại di sản trong đời sống xã hội. Vì vậy, di chúc cụ T lập ngày 29 tháng 8 năm 2013 được công chứng hợp pháp, có hiệu lực pháp luật.

[22] Tuy nhiên, ngoài tài sản là quyền sử dụng đất còn có căn nhà cấp 4, tường rào, cây lâu năm gắn liền với đất thuộc di sản thừa kế của cụ T có diện tích theo kết quả đo đạc thực tế là 142,3m2 và nhà tạm diện tích 79,9m2, giá trị theo biên bản định giá ngày 04/5/2022 là: 3.080.000đ/m2 x 20% x 142,3m2 + 3.080.000đ/m2 x 40% x 79,9m2 = 186.093.600 đồng. Khi lập di chúc, cụ T không đề cập tới căn nhà. Vì vậy, căn nhà nêu trên được xác định là di sản chưa được cụ T định đoạt trong di chúc. Vì vậy, cần phân chia theo quy định của pháp luật cho các đồng thừa kế của cụ T. Xét căn nhà này hiện nay do gia đình bị đơn đang ở và không thể chia thừa kế bằng hiện vật. Vì vậy, việc giao căn nhà cho bị đơn được sở hữu và có trách nhiệm thanh toán trị giá kỷ phần cho các đồng thừa kế còn lại là phù hợp.

[23] Đối với các cây trồng trên đất như tầm vông, me, cao su, tràm, khế, vú sữa, xoài, có một số cây do cụ T trồng, một số cây do vợ chồng bị đơn trồng, chăm sóc từ trước đến nay. Nguyên đơn và các đồng thừa kế khác không có quá trình quản lý, sử dụng đất. Xét thấy, không xác định được chính xác số cây cụ T trồng, số cây vợ chồng bị đơn trồng, nên Tòa án xác định mỗi phần cây hồng tương ứng 50% và chia trị giá cho các thừa kế như sau: Tổng giá trị cây trồng theo biên bản định giá ngày 04/5/2022 là 139.904.000 đồng; phần thuộc di sản của cụ T để lại tương ứng 69.952.000 đồng; chia cho 06 kỷ phần, mỗi kỷ phần là 11.658.667 đồng. Ông P có nghĩa vụ thanh toán trị giá cho 05 người thừa kế còn lại; ông P được quyền sở hữu các cây trồng là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

[24] Nhằm giải quyết triệt để vụ án, xét hàng rào kiên cố lưới B40 có giá 520.000 đ/m2 x 88m2 = 45.760.000 đồng thuộc di sản thừa kế của cụ T, bị đơn đồng ý chia thừa kế. Vì vậy, Tòa án chia thừa kế theo pháp luật cho 06 kỷ phần, mỗi kỷ phần là 7.626.700 đồng. Ông P có nghĩa vụ thanh toán trị giá cho 05 người thừa kế còn lại; ông P được quyền sở hữu hàng rào lưới B40. Xét xe máy hiệu Dream các đương sự xác định là di sản, trị giá là 14.000.000 đồng, bị đơn đồng ý chia thừa kế. Vì vậy, Tòa án chia thừa kế theo pháp luật cho 06 kỷ phần, mỗi kỷ phần là 2.333.333 đồng, ông P khai đã bán xe máy này, nên ông P có nghĩa vụ thanh toán trị giá cho 05 người thừa kế còn lại.

[25] Đối với các công trình khác như nhà tạm, chuồng gà...các đương sự không yêu cầu giải quyết vì nhà tạm đã xuống cấp, chuồng gà do bị đơn xây dựng, nên không yêu cầu giải quyết, Hội đồng xét xử không xem xét.

[26] Xét yêu cầu chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của hộ: Như đã nhận định ở phần trên, quyền sử dụng đất (và tài sản gắn liền với đất) là tài sản của cụ T, không phải là tài sản của hộ gia đình. Việc nguyên đơn có cùng hộ khẩu với cụ T không phải là căn cứ xác lập tài sản chung của hộ. Vì vậy, yêu cầu chia tài sản chung của nguyên đơn là không có căn cứ chấp nhận.

[27] Đối với diện tích đất 300m2 (đo đạc thực tế 303,2m2) gia đình nguyên đơn đang quản lý, sử dụng liền kề đất gia đình bị đơn đang quản lý, sử dụng (và đang tranh chấp), các đương sự thừa nhận năm 2012 cụ T đã lập giấy tặng cho nguyên đơn để được xây nhà tình thương, mặc dù nguyên đơn tự nguyện rút yêu cầu này, bị đơn tự nguyện giao cho nguyên đơn và vợ nguyên đơn là ông L, bà Thảo tiếp tục được quản lý sử dụng. Tòa án cấp sơ thẩm ghi nhận sự tự nguyện của bị đơn về việc này là hợp tình, hợp lý; đảm bảo việc giải quyết vụ án triệt để và không vướng mắc khi cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được hưởng di sản thừa kế. Vì vậy, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ ghi nhận.

[28] Tổng trị giá di sản của cụ T chia theo pháp luật, cụ thể như sau:

Giá trị căn nhà cấp 4 gắn liền với đất có diện tích theo kết quả đo đạc thực tế là 142,3m2 và nhà tạm diện tích 79,9m2, trị giá là: 186.093.600 đồng; xe máy trị giá là 14.000.000 đồng; 50% trị giá cây trồng là 69.952.000 đồng, hàng rào là 45.760.000 đồng, tổng là: 315.805.600 đồng, giá trị mỗi kỷ phần (làm tròn) là 52.634.300 đồng.

[29] Ý kiến Kiểm sát viên đề nghị tạm ngừng phiên tòa để xác minh làm rõ một số tình tiết trong việc khám sức khỏe là không cần thiết. Những vấn đề Kiểm sát viên nêu, Hội đồng xét xử đã phân tích rõ.

[30] Từ những phân tích trên, có cơ sở chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn là ông Nguyễn Tấn L, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là các ông, bà Nguyễn Thị B, Nguyễn Thị H, Trịnh Hồng N, Nguyễn Thành D.

[31] Về án phí dân sự sơ thẩm: Các đương sự phải chịu tương ứng với trị giá kỷ phần di sản được chia; đương sự là người cao tuổi được miễn án phí.

[32] Về chi phí tố tụng: Các đương sự phải chịu tương ứng với trị giá kỷ phần di sản được chia.

[33] Về án phí dân sự phúc thẩm: Người kháng cáo không phải chịu.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

- Căn cứ các Điều 147, khoản 2 Điều 148, Điều 157, 158, 165, 166, khoản 2 Điều 308 và Điều 313 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

- Căn cứ các Điều 624, 625, 626, 627, 628, 630, 631, 632, 635, 643, 649, 650, 651, 652 của Bộ luật Dân sự;

- Căn cứ Điều 12 và khoản 5 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn là ông Nguyễn Tấn L và kháng cáo của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị H, bà Trịnh Hồng N, ông Nguyễn Thành D.

2. Sửa một phần Bản án sơ thẩm số 50/2019/DS-ST ngày 31/7/2019 của Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh Bình Dương như sau:

2.1. Đình chỉ xét xử một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với một phần diện tích đất đo đạc thực tế 303,2m2 do gia đình ông Nguyễn Tấn L đang quản lý, sử dụng.

2.2. Đình chỉ xét xử yêu cầu độc lập của cụ Nguyễn Thị L (do bà Trần Thị N là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng).

2.3. Ghi nhận sự tự nguyện của bị đơn ông Nguyễn Văn P (do bà Trần Thị Hồng P đại diện) về việc giao cho ông Nguyễn Tấn L, bà Nguyễn Ngọc T được quyền quản lý sử dụng diện tích 303,2m2 (ký hiệu A trên sơ đồ bản vẽ kèm theo bản án), thuộc một phần thửa đất số 215, tờ bản đồ số 13 tại phường T, thành phố T, tỉnh Bình Dương. Ông Nguyễn Tấn L được quyền đăng ký, kê khai, thực hiện thủ tục tách thửa đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

( sơ đồ bản vẽ kèm theo).

2.4. Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng (di chúc) vô hiệu, tranh chấp tài sản chung, tranh chấp di sản thừa kế.

Xác định di chúc do cụ Nguyễn Văn T lập, do Văn phòng Công chứng S công chứng số 007468, quyển số 08/TPCC-SCC/HDGD ngày 29/8/2013 là hợp pháp, có hiệu lực.

Ông Nguyễn Văn P được hưởng di sản thừa kế theo di chúc là 4.869,2m2 (ký hiệu B sơ đồ bản vẽ kèm theo bản án), thuộc một phần thửa đất số 215, tờ bản đồ số 13 tại phường T, thành phố T, tỉnh Bình Dương.

( sơ đồ bản vẽ kèm theo).

Ông Nguyễn Văn P được quyền đăng ký kê khai quyền sử dụng đất được hưởng thừa kế; thực hiện thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

2.5. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc tranh chấp di sản thừa kế đối với di sản không được cụ Nguyễn Văn T định đoạt trong di chúc như sau:

Chia di sản thừa kế bằng giá trị căn nhà cấp 4 gắn liền với đất có diện tích theo kết quả đo đạc thực tế là 142,3m2 và nhà tạm diện tích 79,9m2, trị giá là: 186.093.600 đồng; xe máy trị giá là 14.000.000 đồng; 50% trị giá cây trồng là 69.952.000 đồng, hàng rào kiên cố lưới B40 trị giá là 45.760.000 đồng, tổng là: 315.805.600 đồng, trị giá mỗi kỷ phần (làm tròn) là 52.634.300 đồng (năm mươi hai triệu sáu trăm ba mươi bốn nghìn ba trăm đồng).

Bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Tấn L, ông Nguyễn Văn P, những người thừa kế thế vị của ông Nguyễn Văn T (gồm các ông bà Nguyễn Minh Tl, Nguyễn Thành D, Nguyễn Thị Thu N, bà Nguyễn Thị Ngọc T, ông Nguyễn Văn P1), những người thừa kế thế vị của bà Nguyễn Thị L (gồm các ông bà Trịnh Hữu T, Trịnh Quốc H, Trịnh Quốc T, Trịnh Hồng N) mỗi người được chia một kỷ phần 52.634.300 đồng (năm mươi hai triệu sáu trăm ba mươi bốn nghìn ba trăm đồng).

Ông Nguyễn Văn P có trách nhiệm thanh toán cho bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Tấn L, những người thừa kế thế vị của ông Nguyễn Văn T (gồm các ông bà Nguyễn Minh T1, Nguyễn Thành D, Nguyễn Thị Thu N, bà Nguyễn Thị Ngọc T, ông Nguyễn Văn P1), những người thừa kế thế vị của bà Nguyễn Thị L (gồm các ông bà Trịnh Hữu T, Trịnh Quốc H, Trịnh Quốc T, Trịnh Hồng N) giá trị mỗi kỷ phần là 52.634.300 đồng (năm mươi hai triệu sáu trăm ba mươi bốn nghìn ba trăm đồng).

Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu người phải thi hành án không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ số tiền trên (cho những người thừa kế) thì còn phải trả cho người được thi hành án khoản tiền lãi đối với số tiền chậm trả theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tương ứng với số tiền và thời gian chậm thanh toán.

2.6. Ông Nguyễn Văn P được quyền quản lý, sử dụng, sở hữu căn nhà cấp 4 gắn liền với đất có diện tích theo kết quả đo đạc thực tế là 142,3m2, nhà tạm diện tích 79,9m2, hàng rào kiên cố lưới B40 và các cây trồng trên đất.

Ông Nguyễn Văn P có nghĩa vụ liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tách diện tích đất 303,2m2 cho ông Nguyễn Tấn L ghi tại mục 2.3 tại phần quyết định của bản án này.

2.7. Về án phí dân sự sơ thẩm:

- Ông Nguyễn Tấn L phải chịu 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng) án phí đối với yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu không được chấp nhận và 2.631.700 đồng (hai triệu sáu trăm ba mươi mốt nghìn bảy trăm đồng) án phí đối với phần giá trị tài sản được chia, được khấu trừ vào số tiền 200.000 đồng tạm ứng án phí đã nộp tại Biên lai thu số 0019667 ngày 06/9/2016 và số tiền 14.250.000 đồng đã nộp tại Biên lai thu số 0000381 ngày 24/01/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố T. Chi cục Thi hành án dân sự thành phố T hoàn trả cho ông Nguyễn Tấn L số tiền 11.518.300 đồng (mười một triệu năm trăm mười tám nghìn ba trăm đồng) tạm ứng án phí còn thừa.

- Ông Nguyễn Văn P phải nộp 2.631.700 đồng (hai triệu sáu trăm ba mươi mốt nghìn bảy trăm đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

- Bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị H được miễn nộp án phí sơ thẩm.

- Ông Nguyễn Minh T1, ông Nguyễn Thành D, bà Nguyễn Thị Thu N, bà Nguyễn Thị Ngọc T, ông Nguyễn Văn P1 phải liên đới nộp số tiền 2.631.700 đồng (hai triệu sáu trăm ba mươi mốt nghìn bảy trăm đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

- Ông Trịnh Hữu T, ông Trịnh Quốc H, ông Trịnh Quốc T, bà Trịnh Hồng N phải liên đới nộp số tiền 2.631.700 đồng (hai triệu sáu trăm ba mươi mốt nghìn bảy trăm đồng) án phí dân sự sơ thẩm.

2.8. Về chi phí tố tụng (đo đạc, định giá, giám định) tại cấp sơ thẩm và phúc thẩm, tổng là 9.105.000 đồng, mỗi đương sự được hưởng thừa kế phải chịu 1.517.500 đồng (một triệu năm trăm mười bảy nghìn năm trăm đồng).

Ông Nguyễn Tấn L được khấu trừ vào số tiền đã tạm ứng.

Bà Nguyễn Thị B, bà Nguyễn Thị H, ông Nguyễn Văn P phải nộp mỗi người 1.517.500 đồng để hoàn trả cho ông Nguyễn Tấn L.

Ông Nguyễn Minh T1, ông Nguyễn Thành D, bà Nguyễn Thị Thu N, bà Nguyễn Thị Ngọc T, ông Nguyễn Văn P1 phải liên đới nộp 1.517.500 đồng để hoàn trả cho ông Nguyễn Tấn L.

Ông Trịnh Hữu T, ông Trịnh Quốc H, ông Trịnh Quốc T, bà Trịnh Hồng N phải liên đới nộp 1.517.500 đồng để hoàn trả cho ông Nguyễn Tấn L.

3. Về án phí dân sự phúc thẩm:

Hoàn trả cho ông Nguyễn Tấn L, bà Nguyễn Thị B, bà Trịnh Hồng N, ông Nguyễn Thành D, bà Nguyễn Thị H mỗi người 300.000 đồng tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm đã nộp theo các Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án tương ứng số 0034355, 0034356, 003437, 0034358, 0034359 ngày 07/8/2019 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố T.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

988
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, tranh chấp tài sản chung và di sản thừa kế số 96/2022/DS-PT

Số hiệu:96/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bình Dương
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 11/05/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;