TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN
Bản án 71/2022/HNGĐ-ST ngày 26/09/2022 về xin ly hôn
Hôm nay, ngày 26 tháng 9 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện K xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 241/2022/TLST–HNGĐ ngày 15 tháng 08 năm 2022 về việc “Xin ly hôn” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 68/2022/QĐXXST-HNGĐ ngày 09 tháng 09 năm 2022, giữa các đương sự:
* Nguyên đơn: Ông Đào Đức N, sinh năm 1945; Nơi đăng ký HKTT, trú tại: Thôn A, xã T4, huyện K, tỉnh Hưng Yên.
* Bị đơn:Bà Vũ Thị C, sinh năm 1950.
Nơi đăng ký HKTT, trú tại: Thôn Y, xã D, huyện K, tỉnh Hưng Yên.
* Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
+ Anh Đào Đức V, sinh ngày 19/12/1971.
+ Chị Đào Thị M, sinh ngày 02/9/1976.
+ Chị Đào Thị M1, sinh ngày 27/4/1981.
Đều có nơi đăng ký HKTT, trú tại: Thôn Y, xã D, huyện K, tỉnh Hưng Yên (Đều vắng mật).
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn xin ly hôn, bản tự khai, biên bản ghi lời khai và trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn ông Đào Đức N trình bày:
Ông kết hôn với bà Vũ Thị C, sinh năm 1950 là người ở hôn Yên Lịch, xã D, huyện K, tỉnh Hưng Yên vào năm 1970 trên cơ sở tự do tìm hiểu và tự nguyện đến với nhau, không bị ai ép buộc, ông bà có tiến hành đăng ký kết hôn hợp pháp tại Ủy ban nhân dân xã T4, Giấy kết hôn thì ông đã làm thất lạc mất.
Sau khi kết hôn, bà C chuyển về chung sống cùng với gia đình ông tại Thôn A, xã T4. Ông thì đi công tác xa, thình thoảng mới về nhà. Bà C ở nhà sinh con đầu lòng được một thời gian thì xin phép ra ngoài xã D để làm ngói cho Hợp tác xã. Sau đó bà C được Hợp tác xã cấp cho đất và xây nhà, mỗi khi được nghỉ phép thì ông lại ra D ở với vợ con, có việc gì thì bà C vẫn về xã T4 nhưng rất ít khi về. Đến khoảng năm 1985 ông nghỉ mất sức và ra D ở cùng với vợ con.
Quá trình chung sống của vợ chồng ông thì thời gian đầu chung sống bình thường, nhưng đến khoảng năm 1987 thì vợ chồng phát sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân là do hai bên bất đồng quan điểm lối sống, không tìm được tiếng nói chung, không tin tưởng nhau, luôn khắc khẩu, thường xuyên xẩy ra cãi vã. Nhiều lúc bà C đuổi ông, đóng cửa không cho ông vào nhà, ông đi làm thuê làm mướn ở đâu thì bà C đều đến gặp chủ thuê bảo với họ là không được thuê ông để ông không có công việc gì làm....Do mâu thuẫn căng thẳng và không thể sống được ở xã D nên ông đã bỏ về xã T4 tiếp tục sinh sống cùng với bố mẹ từ những năm 1990 đến nay. Cũng từ đó ông và bà C sống ly thân nhau, mỗi người một nơi, không quan tâm chăm sóc nhau, bà C tuyệt đối không về gặp ông lần nào. Các con chung của ông thì cũng nghe mẹ, không đoái hoài quan tâm gì đến ông. Cách đây 3 năm thì các con chung mới về gặp ông để nhận bố và hỏi han.
Nay ông xét thấygiữa ông và bà C không còn tình cảm từ rất lâu rồi, hôn nhân chỉ là hình thức, đã sống ly thân nhau hơn 30 năm nay. Ông biết là ông bà đều đã tuổi cao, ly hôn chẳng để giải quyết gì, có khi còn xấu hổ với họ hàng và làng xóm.
Tuy nhiên ông đã cân nhắc kỹ nhiều năm nay rồi, nếu ông bà không coi nhau là vợ chồng thì cũng nên làm thủ tục dứt điểm trên giấy tờ pháp luật. Do vậy ông đề nghị Tòa án giải quyết cho ông ly hôn với bà C.
Về con chung: Vợ chồng ông có 03 con chung là anh Đào Đức V, sinh ngày 19/12/1971; Chị Đào Thị M, sinh ngày 02/9/1976; Chị Đào Thị M1, sinh ngày 27/4/1981. Hiện đều đã trưởng thành nên ông không yêu cầu Tòa án đặt ra giải quyết.
Tại bản tự khai,biên bản lấy lời khai, bị đơn bà C trình bày: Bà không nhất trí ly hôn với ông N. Tuy bà và ông N sống ly thân nhau mấy chục năm nay nhưng không cãi cọ nhau, không nặng nhẹ, không tranh chấp gì. Ông bà tuổi đều đã cao nên bà muốn giữ gìn một gia đình trọn vẹn cho các con cháu, để con cháu ổn định tư tưởng, tình cảm, có nội, có ngoại. Về con chung thì bà C không trình bày vì các con đều trã trưởng thành hết, không liên quan đến việc ly hôn của vợ chồng bà. Bà giờ tuổi đã cao, sức khỏe yếu nên bà không rõ và không biết được là khi Tòa án báo bà lên làm việc và tham gia phiên họp và phiên hòa giải cũng như phiên tòa xét xử thì bà có tham gia được không, điều đó tùy thuộc vào sức khỏe của bà. Hiện bà đang sống cùng con trai là anh Đào Đức M1, các con gái thì đều đã đi lấy chồng và đều ở quanh đây. Các con của bà đều có quan điểm giống bà là không ủng hộ việc bà và ông N ly hôn nhau. Do vậy bà đề nghị Tòa án không phải hỏi ý kiến các con của bà vì đều bạn công việc.
Về tài sản chung, công nợ chung, đất canh tác nông nghiệp 03, công sức đóng góp với gia đình hai bên nội ngoại: Ông N và bà C đều không đề nghị Tòa án đặt ra giải quyết.
Tại biên bản lấy lời khai người làm chứng là ông Đào Đức Viết trình bày: Vào khoảng những năm 1970 bà C và ông N kết hôn với nhau, hai bên có đi đăng ký kết hôn tại UBND xã hay không thì ông không nhớ. Sau khi kết hôn thì bà C về chung sống cùng với ông N và bố mẹ ông. Gia đình riêng của ông cũng sống trên cùng thửa đất với nhà ông N bà C. Ông N thì đi công tác xa, thỉnh thoảng mới về nhà. Bà C ở T4 được một thời gian thì xin ra ngoài xã D làm ngói cho Hợp tác xã và được cấp đất làm nhà. Khi ông N về mất sức thì cũng ra D sống cùng vợ con, nhưng sau đó hai bên phát sinh mâu thuẫn, vợ chồng không tin tưởng và không tôn trọng nhau. Do không thể tiếp tục chung sống nên từ khoảng những năm 1990 ông N lại về xã T4 sinh sống cùng với bố mẹ, còn bà C vẫn sống ở D cùng với với 3 con. Từ đó đến nay ông N và bà C sống ly thân, mạnh ai người đó sống, bà C từ đó cũng không về T4 nữa. Ông N vẫn sống trên ngôi nhà cấp 4 cũ của bố mẹ, các con chung của ông N bà C cũng không về hỏi han hay thăm nom gì ông N. Nhưng 3 năm trở lại đây thì 3 con chung thỉnh thoảng về gặp gỡ và hỏi han ông N, nhưng cuộc sống của ông N vẫn không có gì thay đổi. Ông N vẫn lọ mọ một mình đi kiếm củi về đun, sống bằng việc làm thuê và trợ cấp mất sức.
Nay ông N làm Đơn xin ly hôn bà C thì ông thấy thật ra hôn nhân của bà C và ông N chỉ là hình thức, thực tế hai bên đã sống ly thân nhau khoảng 30 năm nay và không coi nhau là vợ chồng từ rất lâu rồi. Do vậy đề nghị Tòa án cứ tiến hành giải quyết vụ án theo nguyện vọng của ông N.
Về con chung: Ông N và bà C có 03 con chung là anh Đào Đức V; Chị Đào Thị M, Chị Đào Thị M1. Hiện đều đã trưởng thành.Về các mối quan hệ liên quan cña ông N và bà C: Theo nh• ông n¾m ®•îc th× kh«ng cã g× liªn quan.
Tại biên bản xác M1, UBND xã T4 cung cấp: Về các tài liệu lưu trữ về việc đăng ký kết hôn tại địa phương thì chỉ còn từ năm 1990 trở lại đây và không có tài liệu nào thể hiện việc ông Đào Đức N kết hôn với bà Vũ Thị C. Còn tài liệu lưu trữ từ năm 1990 trở về trước thì tại đia phương không còn lưu trữ nên cũng không xác định được ông N và bà C có làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Trụ sở UBND xã T4 hay không. Theo nắm bắt tình hình thực tế thì ông N và bà C tổ chức lễ cưới theo phong tục truyền thống của địa phương từ những năm 1970. Quá trình chung sống ông bà có phát sinh mâu thuẫn gì không thì địa phương không nắm rõ. Nhưng từ năm 1990 đến nay thì ông N và bà C sống ly thân, không quan tâm chăm sóc nhau.
Ông N sống một mình tại địa phương, bà C về quê xã D sinh sống. Ông N và bà C có 03 con chung là anh Đào Đức V; Chị Đào Thị M, Chị Đào Thị M1, hiện đều đã trưởng thành. Đồng thời UBND xã có quan điểm là đề nghị Toà án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa hôm nay:
Nguyên đơn ông Đào Đức N và bị đơn bà Vũ Thị C đều có đơn xin vắng mặt tại phiên tòa; Những người làm chứng là anh Đào Đức V; Chị Đào Thị M, Chị Đào Thị M1 dù đã được Tòa án triệu tập nhiều lần trong quá trình giải quyết vụ án nhưng đều cố tình vắng mặt.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện K phát biểu ý kiến:
1. Về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của nguyên đơn, đã tuân theo pháp luật Tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án. Bị đơn, người làm chứng không tuân theo pháp luật Tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết
2. Về việc giải quyết vụ án: Căn cứ vào Điều 144; khoản 4 Điều 147, khoản 1 Điều 227; khoản 1 Điều 228 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 51 và Điều 56, Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình; Điều 27 của Nghị quyết số: 326/2016/ UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu án phí, lệ phí Toà án.
Về hôn nhân, đề nghị Hội đồng xét xử: Xử cho ông N được ly hôn bà C. Về con chung, về tài sản chung; Công nợ chung của vợ chồng; Đất canh tác nông nghiệp 03 và công sức đóng góp của ông N, bà C đối với hai bên gia đình: Không đặt ra giải quyết. Về án phí: Miễn toàn bộ tiền án phí ly hôn sơ thẩm cho ông N.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra tại phiên toà Hội đồng xét xử xét thấy:
[1].Về tố tụng: Ông Đào Đức N có đơn đề nghị Toà án nhân dân huyện K giải quyết ly hôn cho ông và bà Vũ Thị C là người ở Thôn Y, xã D, huyện K, tỉnh Hưng Yên. Căn cứ quy định tại Điều 28, Điều 35, điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân huyện K.
Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa hôm nay, nguyên đơn ông Đào Đức N, bị đơn bà Vũ Thị C đều có đơn xin xét xử vắng mặt; Những người làm chứng là anh Đào Đức V, chị Đào Thị M, chị Đào Thị M1 dù đã được Tòa án triệu tập nhiều lần trong quá trình giải quyết vụ án nhưng đều cố tình vắng mặt nên Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 227, Điều 228, Điều 229 Bộ luật Tố tụng dân sựnăm 2015.
[2]. Về quan hệ hôn nhân:Ông N khai có làm thủ tục đăng ký kết hôn với bà C tại UBND xã T4 nhưng không cung cấp được Giấy chứng nhận kết hôn. Qua xác M1 tại UBND xã T4 thì các tài liệu lưu trữ về việc đăng ký kết hôn tại địa phương thì chỉ còn từ năm 1990 trở lại đây và không có tài liệu nào thể hiện việc ông N kết hôn với bà C. Còn tài liệu lưu trữ từ năm 1990 trở về trước thì tại đia phương không còn lưu trữ. Do vậy không có căn cứ để xác định được ông N và bà C đã làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Trụ sở UBND xã T4.
Ông N và bà C tự nguyện chung sống vợ chồng vào khoảng những năm 1970.
Như vậy quan hệ vợ chồng giữa ông N và bà C được xác lập trước ngày 03/01/1987 nên căn cứ theo quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội thì đây là hôn nhân thực tế được pháp luật công nhận và bảo vệ. Quá trình chung sống, ông bà sống bình thường đến năm 1990 thì phát sinh mâu thuẫn do không tin tưởng nhau và không tôn trọng nhau. Từ những năm 1990 cho đến nay, ông N và bà C sống ly thân, không quan tâm chăm sóc nhau. Bản thân ông N xác định giữa ông và bà C không còn tình cảm từ rất lâu rồi, hôn nhân chỉ là hình thức, đã sống ly thân nhau hơn 30 năm nay nên ông muốn làm thủ tục dứt điểm trên giấy tờ pháp luật. Bà C có quan điểm không nhất trí ly hôn với ông N vì muốn giữ gìn một gia đình trọn vẹn cho các con cháu nhưng bà C cũng thừa nhận ông bà đã sống ly thân nhau mấy chục năm nay.
Theo xác M1 tại Ban tư pháp xã T4 về trường hợp ly hôn giữa ông N và bà C, cũng như người thân trong gia đình ông bà thì thấy rằng quá trình chung sống ông N và bà C đã xảy ra nhiều mâu thuẫn, vợ chồng không đồng quan điểm và sẻ chia được với nhau. Ông N và bà C đã ly thân nhau từ những năm 1990 cho đến nay.
Từ những căn cứ nêu trên chứng tỏ tình trạng hôn nhân giữa ông N và bà C đã mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.Vì vậy, yêu cầu xin ly hôn của ông N là có căn cứ, phù hợp với Điều 51, Điều 56 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, được Hội đồng xét xử chấp nhận.
[3]. Về con chung: Ông N và bà C có 03 con chung là anh Đào Đức V, sinh ngày 19/12/1971; Chị Đào Thị M, sinh ngày 02/9/1976; Chị Đào Thị M1, sinh ngày 27/4/1981. Hiện đều đã trưởng thành, ông N và bà C đều không yêu cầu Tòa án đặt ra giải quyết. Do vậy Tòa án không đặt ra xem xét giải quyết.
[4]. Về tài sản chung, công nợ chung, cấp dưỡng nuôi con chung, đất canh tác nông nghiệp 03, công sức đóng góp của vợ chồng đối với hai bên gia đình nội ngoại:Ông N và bà C đều không yêu cầu đặt ra giải quyết nên Tòa án không đặt ra xem xét giải quyết.Khi nào ông N, bà C có yêu cầu phân chia sẽ làm đơn khởi kiện để xem xét giải quyết trong vụ án dân sự khác.
[5]. Về án phí: Căn cứ theo khoản 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, thì ông N phải chịu án phí ly hôn sơ thẩm là 300.000đ (ba trăm nghìn đồng). Tuy nhiên ông N thuộc đối tượng người cao tuổi và có đơn xin miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí giải quyết vụ án. Do vậy, căn cứ vào Điều 12 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 miễn toàn bộ tiền án phí ly hôn sơ thẩm cho ông N.
[6]. Về quyền kháng cáo: Các đương sự được quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
[1]. Căn cứ: Điều 28, Điều 35, điểm b khoản 1 Điều 39, khoản 4 Điều 147;
khoản 1 Điều 227, Điều 228; Điều 229 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Điều 51, Điều 56, Điều 57của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014;Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.
[2]. Về quan hệ hôn nhân:Xử cho ông Đỗ Đức N được ly hôn với bà Vũ Thị C.
[3]. Về con chung: Không đặt ra giải quyết.
[4]. Về tài sản chung, công nợ chung, cấp dưỡng nuôi con chung, đất canh tác nông nghiệp 03; công sức đóng góp của vợ chồng đối với hai bên gia đình nội ngoại:Tòa án không đặt ra xem xét ở trong vụ án ly hôn này. Khi nào ông N, bà C có yêu cầu phân chia sẽ làm đơn khởi kiện để xem xét giải quyết trong vụ án dân sự khác.
[5]. Về án phí:Miễn toàn bộ tiền án phí ly hôn sơ thẩm 300.000đ (ba trăm nghìn đồng)cho ông Đào Đức N.
6]. Về quyền kháng cáo:Án xử công khai sơ thẩm vắng mặt tất cả các đương sự. Báo cho các đương sự biết được quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc ngày niêm yết bản án tại địa phương nơi thường trú./.
Bản án 71/2022/HNGĐ-ST về xin ly hôn
Số hiệu: | 71/2022/HNGĐ-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Huyện Khoái Châu - Hưng Yên |
Lĩnh vực: | Hôn Nhân Gia Đình |
Ngày ban hành: | 26/09/2022 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về