Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 02/2022/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

BẢN ÁN 02/2022/DS-PT NGÀY 14/01/2022 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN

Trong ngày 14 tháng 01 năm 2022 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số: 34/2021/TLPT-DS ngay 12 tháng 10 năm 2021 về việc: “Tranh chấp về thừa kế tài sản”.Do bản án dân sự sơ thẩm số:05/2021/DS-ST ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 84/2021/QĐ-PT ngày 26 tháng 11 năm 2021 và Quyết định hoãn phiên tòa số:95/2021/QĐ-PT ngày 23 tháng 12 năm 2021 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn:

- Bà Phạm Thị N1, sinh năm 1935; Địa chỉ: Thôn Ngầu 2, xã H1 Mỹ, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.(vắng mặt)

- Bà Phạm Thị X, sinh năm 1942;Địa chỉ: Thôn Nam Quán, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.(vắng mặt)

- Bà Phạm Thị Ng, sinh năm 1950; Địa chỉ: Thôn Thái Công, xã Vũ Công, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.(vắng mặt)

- Ông Vũ Ngọc C, sinh năm 1950;Địa chỉ: Thôn Ký Con, xã Đông X, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.(vắng mặt) Đại diện theo ủy quyền của bà Phạm Thị N1, bà Phạm Thị X, bà Phạm Thị Ng, ông Vũ Ngọc C là ông Phạm Viết S, sinh năm 1957; địa chỉ: Số nhà 01, ngõ 69, đường Nguyễn Tông Quai, tổ 32, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình(ông S có mặt)

2. Bị đơn:Bà Hà Thị N2, sinh năm 1952; Địa chỉ: Thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình (vắng mặt) Người đại diện theo ủy quyền của bà Hà Thị N2: Ông Phạm Văn H1, sinh năm 1977. Địa chỉ: Số nhà 240, đường Trần Thánh Tông, tổ 33, phường Đề Thám, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình(ông H1 có mặt)

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Ông Phạm Viết T1, sinh năm 1943;Địa chỉ: Thôn Lương Cầu, xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. (vắng mặt)

- Ông Phạm Viết S, sinh năm 1957; Địa chỉ: Số nhà 01, ngõ 69, đường Nguyễn Tông Quai, tổ 32, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình. (có mặt)

- Ông Phạm Viết D1, sinh năm 1960 (vắng mặt)

- Ông Phạm Viết D2, sinh năm 1962 (vắng mặt) Đều có địa chỉ: Thôn Đèo Vai 2, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn.

- Bà Phạm Thị L1, sinh năm 1968; Địa chỉ: Thôn Ký Con, xã Đông X, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. (vắng mặt)

- Chị Phạm Thị D, sinh năm 1979;Địa chỉ: Thôn Quang Tr1, xã Đông X, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. (vắng mặt)

- Bà Phạm Thị Th1, sinh năm 1955 (vắng mặt) - Anh Phạm Viết Th2, sinh năm 1986 (vắng mặt)

-Anh Phạm Viết C1 (Phạm Viết Tr1), sinh năm 1987(vắng mặt) - Anh Phạm Viết Th3, sinh năm 1972 (vắng mặt)

- Anh Phạm Viết T2, sinh năm 1977 (vắng mặt) - Anh Phạm Viết T3, sinh năm 1984 (vắng mặt) Đều có địa chỉ: Thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, Thái Bình.

- Bà Phạm Thị Th4, sinh năm 1949 (vắng mặt) - Ông Phạm Thế H1, sinh năm 1950 (vắng mặt) - Bà Phạm Thị M1, sinh năm 1957 (vắng mặt)

- Bà Phạm Thị D2, sinh năm 1960 (vắng mặt) - Ông Phạm Viết H1, sinh năm 1963 (vắng mặt)

- Ông Phạm Viết B, sinh năm 1966 (vắng mặt) - Bà Phạm Thị H2, sinh năm 1971(vắng mặt) Đều có địa chỉ: Thôn Tân Lộc, xã Tam Đa, huyện S Dương, Tuyên Quang.

- Chị Phạm Thị Th5 (tên gọi khác: Nguyễn Thị Th5), sinh năm 1980; Hộ khẩu thường trú: Tổ 13, Thôn 3, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Nơi cư trú: Số 83/9 H1 Văn Thái, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng (vắng mặt)

* Người đại diện theo ủy quyền của ông Phạm Viết T1, ông Phạm Viết D1, ông Phạm Viết D2, chị Phạm Thị D2, bà Phạm Thị L1, bà Phạm Thị Th4, ông Phạm Thế H1, bà Phạm Thị M1, bà Phạm Thị D2, ông Phạm Viết H1, ông Phạm Viết B, bà Phạm Thị H2: Ông Phạm Viết S, sinh năm 1957.Địa chỉ: Số nhà 01, ngõ 69, đường Nguyễn Tông Quai, tổ 32, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình (ông S có mặt).

* Người đại diện theo ủy quyền của anh Phạm Viết Th3, anh Phạm Viết T2, anh Phạm Viết T3: Ông Phạm Văn H1, sinh năm 1977.Địa chỉ: Số nhà 240, đường Trần Thánh Tông, tổ 33, phường Đề Thám, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.(ông H1 có mặt)

Người kháng cáo: Ông Phạm Viết S (người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm ông Phạm Viết T1, ông Phạm Viết D1, ông Phạm Viết D2, chị Phạm Thị D2, bà Phạm Thị L1, bà Phạm Thị Th4, ông Phạm Thế H1, bà Phạm Thị M1, bà Phạm Thị D2, ông Phạm Viết H1, ông Phạm Viết B, bà Phạm Thị H2) và ông Phạm Văn H1 (người đại diện theo ủy quyền của bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm anh Phạm Viết Th3, anh Phạm Viết T2, anh Phạm Viết T3).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo cac tai liêu co trong hô sơ vu an va diên biên tai phiên toa , nôi D2 vụ án đươc tom tăt như sau:

- Người đại diện theo ủy quyền của các nguyên đơn là ông Phạm Viết S trình bày:

Cụ Phạm Viết V (chết năm 1972) có hai vợ: Vợ cả cụ Hà Thị Nh (chết năm 1983), vợ hai cụ Vũ Thị C (chết năm 2006).

+ Cụ V và cụ Nh sinh được 05 người con gồm: Ông Phạm Viết A1 (chết năm 1996); ông Phạm Viết A2 (chết năm 1985); bà Phạm Thị N1; bà Phạm Thị X; ông Phạm Viết Th6 (sinh năm 1943, chết năm 2012).

- Ông Phạm Viết A1 có vợ là Vũ Thị R (chết năm 2016) sinh được 06 người con gồm: Ông Phạm Viết T1; ông Phạm Viết S; ông Phạm Viết D1; ông Phạm Viết D2; bà Phạm Thị L1; ông Phạm Viết G (chết năm 2008). Ông G lấy hai vợ là bà Phạm Thị Th1 và bà Chu Thị O.

+ Ông G và bà Th1 sinh được 02 người con là: Anh Phạm Viết Th2 và anh Phạm Viết C1 (Phạm Viết Tr1)

+ Ông G và bà Chu Thị O sinh được 02 người con là: Chị Phạm Thị D2 và chị Phạm Thị Th5 (Nguyễn Thị Th5).

- Bà Phạm Thị N1, sinh năm 1935 - Bà Phạm Thị X, sinh năm 1942 - Ông Phạm Viết A2 (chết năm 1985) có vợ là Nguyễn Thị Bốn (chết năm 2014) sinh được 07 người con gồm: Bà Phạm Thị Th4; ông Phạm Thế H1; bà Phạm Thị M1; bà Phạm Thị D2; ông Phạm Viết H1; ông Phạm Viết B và bà Phạm Thị H2.

- Ông Phạm Viết Th6 (chết năm 2012) vợ bà Hà Thị N2sinh được 03 người con là: Anh Phạm Viết Th3; anh Phạm Viết T2 và anh Phạm Viết T3.

+ Cụ Văn và cụ C sinh được 02 người con là: Bà Phạm Thị Ng và ông Vũ Ngọc C.

Trước khi chết, các cụ có để lại di sản là 372m2 đất ở tại thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình và không có di chúc. Đất ở chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cũng chưa chia. Thửa đất đó nay gồm hai thửa: Thửa đất số 317 (do bà Hà Thị N2 đang quản lý, sử dụng); Thửa đất số 318 mang tên bà Vũ Thị R. Vì vậy, xác định thửa đất số 317, 318 là di sản thừa kế và ông đề nghị chia theo pháp luật.

Do hiện không có ai ở trên thửa đất số 318 nên bà Hà Thị N2 đã lợi dụng làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được Ủy ban nhân dân huyện Đông Hưng cấp ngày 31/12/2013, do Giấy chứng nhận cấp hết cả phần lối của thửa đất số 318 nên thửa đất số 318 không có lối ra ngõ xóm, xâm phạm đến quyền thừa kế mà các thừa kế được hưởng. Ngày 28/12/2017, tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã ra bản án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BR702002 do UBND huyện Đông Hưng cấp ngày 31/12/2013 đối với thửa đất số 317 tờ bản đồ số 13/DC mang tên bà Hà Thị N2.

Năm 2015, ông Phạm Viết T1 cùng họ hàng đứng lên xây nhà thờ tại thửa đất 318 (hiện nay), thì anh Th3, anh T2, anh T3 mang cọc ra đóng chắn phần diện tích ngõ đi vào thửa 318 và đổ bức tường bê tông cao 50 phân, chính quyền địa phương phải cho người đến phá bức tường ngăn đó. Sau đó anh Th3 cho các ông bà xem bản photo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà Hà Thị N2 thì gia đình các ông bà mới biết thửa 317 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bà N2 về lấy ông Th6 không hỏi nguồn gốc thửa đất là của ai vì vậy thửa đất mà bà N2 đang ở không phải là tài sản riêng của ông Th6. Năm 1986, đo đạc bản đồ 299/TTg thì thửa đất 318 ghi tên trên bản đồ địa chính là bà Vũ Thị R là chủ sử dụng, bà N2, ông Th6 là chủ sử dụng thửa 317.

Thửa đất 317 có diện tích 202m2.

Thửa đất 318 có diện tích là 175m2.

Đối với việc xây dựng nhà thờ năm 2015, tuy ông T1 là người đứng lên xây dựng nhưng nguồn tiền là do con cháu của cụ V đóng góp để xây dựng nhà thờ thờ cúng các cụ. Hiện nay thửa đất 318 không ai quản lý. Ngoài ra còn có 03 gian nhà mái bằng, 01 gian nhà ngói do ông Phạm Viết G và bà Phạm Thị Th1 xây dựng trên thửa đất 318, ngoài ra không còn tài sản gì khác.

Đối với thửa đất 317 có 03 gian nhà cấp 4 và 01 gian nhà mái bằng, công trình phụ, 01 cây táo.

Ông Th6 được quyền sử dụng phần diện tích đất đã xây nhà và công trình phụ, trường hợp diện tích đất ông Th6, bà N2 xây nhà và công trình phụ nhiều hơn diện tích đất ông Th6 (bà N2 và các con của ông Th6 được thừa kế) được chia theo quy định của pháp luật thì phải thanh toán chênh lệch tài sản cho những người khác. Đối với diện tích đất hiện nay bà N2 đang quản lý, sử dụng không có nhà và công trình phụ được chia đều cho các đồng thừa kế.

Các thừa kế không ai có nhu cầu sử dụng đất, nên đều hiến kỷ phần thừa kế của mình được hưởng để làm nhà thờ, đề nghị giao quyền quản lý đất và các tài sản trên thửa đất 318 cho ông Phạm Viết T1 là cháu đích tôn của cụ V quản lý, các con cháu của cụ V có quyền sử dụng chung. Ông T1 đã có nhà riêng ở thôn Lương Cầu, xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, không có nhu cầu về đất ở, nên thửa đất 318 các con cháu của cụ V sẽ mở rộng nhà thờ để có chỗ đi về thắp hương các cụ và nghỉ ngơi. Riêng bà N1, bà X yêu cầu chia bằng hiện vật.

Đối với tài sản trên thửa đất số 318 của ông Phạm Viết G và bà Phạm Thị Th1, nếu bà Th1 có yêu cầu thanh toán thì hội đồng định giá định giá bao nhiêu tiền thì ông Phạm Viết T1 sẽ có trách nhiệm thanh toán cho mẹ con bà Th1. Trường hợp có người thuộc diện thừa kế không hiến đất cho nhà thờ thì ông Phạm Viết T1 sẽ thanh toán tiền cho họ.

Vì vậy, ông yêu cầu xác định thửa đất số 317 và thửa đất số 318 tờ bản đồ số 13/DC đo đạc năm 2005 tại thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là di sản thừa kế của cụ V và cụ Nh.

Ông không đề nghị xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá lại các tài sản và giữ nguyên kết quả thẩm định và định giá như vụ án lần đầu.

- Bị đơn là bà Hà Thị N2 trình bày:

Bà vẫn giữ nguyên quan điểm như vụ án lần 1 giải quyết và bà không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Bà kết hôn với ông Phạm Viết Th6 năm 1970, khi bà lấy ông Th6 thì vợ cH2 bà sinh sống trên thửa đất số 317 tờ bản đồ số 13/DC tại thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình từ năm 1970 đến nay và cũng không có ai tranh chấp về thửa đất này với gia đình bà. Khi bà lấy ông Th6 thì ông Th6 đã ở trên thửa đất 317 tờ bản đồ số 13/DC, bà cũng không hỏi ông Th6 về nguồn gốc diện tích đất, ông Th6 cũng không nói gì với bà, tuy nhiên bà cũng thừa nhận nguồn gốc thửa đất số 317 là đất của cụ V, cụ Nhữ để lại. Theo bản đồ số 299/TTg, thửa đất này mang tên cH2 bà là ông Phạm Viết Th6. Bà sống cùng bố cH2 là ông Phạm Viết V và mẹ cH2 là bà Lê Thị Nhữ cho đến khi ông bà qua đời. Bà không đồng ý chia thửa đất 317 này vì đất này là của cH2 bà để lại cho bà và các con bà. Thửa đất này có diện tích là 202m2.

Bà yêu cầu Tòa án phải tính công sức quản lý, tôn tạo cho bà và các con của bà từ năm 1970 khi bà chung sống cùng ông Phạm Viết Th6. Bà đã cùng ông Th6 quản lý, tôn tạo D2y trì đến khi ông Th6 mất cũng như từ khi ông Th6 mất đến nay đối với diện tích đất tại thửa đất số 317.

Bà không đề nghị xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá lại các tài sản và giữ nguyên kết quả thẩm định và định giá như vụ án lần đầu.

- Ông Phạm Viết S là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Phạm Viết T1, ông Phạm Viết D1, ông Phạm Viết D2, chị Phạm Thị D2, bà Phạm Thị Th4, ông Phạm Thế H1, bà Phạm Thị M1, bà Phạm Thị D2, ông Phạm Viết H1, ông Phạm Viết B, bà Phạm Thị H2, bà Phạm Thị L1 trình bày:

Ông và những người được ông đại diện theo ủy quyền nhất trí với các ý kiến của các nguyên đơn và đồng ý hiến kỷ phần thừa kế của mình được hưởng để làm nhà thờ và đề nghị giao quyền quản lý thửa đất 318 và các tài sản trên đất cho ông Phạm Viết T1.

Ông không đề nghị xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá lại các tài sản và giữ nguyên kết quả thẩm định và định giá như vụ án lần đầu.

- Bà Phạm Thị Th1 là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:

Bà xác định nguồn gốc thửa đất số 317 và 318 là của cụ V, cụ Nhữ để lại. Tại thửa đất số 318, năm 1989 bà và ông Phạm Viết G có xây 3 gian nhà mái bằng, 01 gian nhà ngói diện tích khoảng 75m2, nhà vệ sinh khoảng 10m2, bể nước. Ngoài ra không còn tài sản nào khác, bà yêu cầu ai sử dụng đất thì phải trả cho bà 100.000.000 đồng, lúc đó các con bà còn nhỏ không có công sức đóng góp gì.

Đối với phần đất thừa kế mà bà và anh Tr1, anh Th2 được hưởng mẹ con bà đã họp và thống nhất là không lấy và để hiến toàn bộ để xây nhà thờ. Do công việc bận mải bà đề nghị Tòa án giải quyết, xét xử vắng mặt bà.

- Anh Phạm Viết Th2, anh Phạm Viết C1 là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập nhiều lần nhưng không có mặt và không có văn bản trình bày quan điểm gửi cho Tòa án. Tòa án ghi lời khai của bà Phạm Thị Th1 là mẹ đẻ của anh Th2, anh C1 thì bà Th1 khai các con bà đã biết được toàn bộ nội D2 các văn bản tố tụng gồm: Thông báo thụ lý vụ án, thông báo phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải, thông báo về việc xem xét, thẩm định tại chỗ, thông báo về việc định giá tài sản của Tòa án nhưng các con bà công việc bận mải nên nhờ bà báo lại với Tòa án là không đến Tòa án làm việc được và xin được giải quyết vắng mặt.

* Người đại diện theo ủy quyền của bà Hà Thị N2, anh Phạm Viết Th3, anh Phạm Viết T2, anh Phạm Viết T3 là ông Phạm Văn H1 trình bày:

Ông giữ nguyên quan điểm như vụ án giải quyết lần 1 và ông không đồng ý với ý kiến của ông S về yêu cầu chia di sản thừa kế đối với thửa đất số 317 tờ bản đồ số 13/DC đo đạc năm 2005 vì theo bản đồ 299/TTg thì thửa đất số 317 chính là thửa đất số 100 đã mang tên ông Phạm Viết Th6 (cH2 bà Hà Thị N2) nên thuộc quyền quản lý, sử dụng của ông Phạm Viết Th6, nay ông Th6 đã mất thì thuộc quyền quản lý sử dụng của bà Hà Thị N2 cùng các con. Trên thửa đất 317 có 03 gian nhà cấp 4 và 01 gian nhà mái bằng, sân, công trình phụ, 01 cây táo, những tài sản trên thửa đất 317 thì bà N2 có quyền sử dụng. Ông không đề nghị xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá lại các tài sản và giữ nguyên kết quả thẩm định và định giá như vụ án lần đầu.

Bản án số 05/2021/DS-ST ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bìnhđa quyêt đinh:

Căn cứ vào các Điều 26, Điều 35, Điều 39, Điều 147, Điều 150, Điều 156, Điều 165, Điều 271, Điều 273 và khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 36 Pháp lệnh về thừa kế; Điều 648 Bộ luật dân sự năm 1995; Điều 164, Điều 166, Điều 609, Điều 612, Điều 613, Điều 616, Điều 617, Điều 618, Điều 623, Điều 649, Điều 650, Điều 651, Điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015; Án lệ 05/2016/AL-HĐTP ngày 06/4/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Tuyên xử:

1.1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị N1, bà Phạm Thị X, bà Phạm Thị Ng và ông Vũ Ngọc C chia di sản thừa kế đối với diện tích đất ở tại các thửa số 317, 318 tờ bản đồ số 13/DC đo đạc hiện trạng năm 2005 - Thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

1.2. Giao cho bà Hà Thị N2 được quyền quản lý, sử dụng thửa đất số 317 tờ bản đồ số 13/DC đo đạc hiện trạng năm 2005 - Thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có diện tích 166,2m2 đất ở (trị giá 49.860.000 đồng) có ranh giới, tứ cận cụ Th3 như sau:

- Ranh giới phía Nam giáp đất hộ gia đình bà Phạm Thị Thoa được xác định từ điểm 21 đến điểm 22 dài 16,69m.

- Ranh giới phía Bắc giáp thửa đất số 318 và ngõ đi chung được xác định từ điểm 07 đến điểm 08, điểm 09, điểm 10, điểm 11, điểm 12, điểm 13, điểm 14 và điểm 15 có tổng chiều dài 17,33m.

- Ranh giới phía Đông giáp với thửa đất hộ gia đình bà Đỗ Thị Đào được xác định từ điểm 07, điểm 19, điểm 20, điểm 21 dài 11,93m.

- Ranh giới phía Tây giáp thửa đất hộ gia đình ông Hà Văn Ổi được xác định từ điểm 15 đến điểm 22 dài 9,55m.

1.3. Bà Hà Thị N2 không phải thanh toán giá trị tài sản cho các hàng thừa kế.

1.4. Tổng giá trị tài sản các hàng thừa kế được hưởng cụ Th3:

- Bà Phạm Thị N1 và bà Phạm Thị X mỗi người được hưởng giá trị tài sản thừa kế là 11.028.000 đồng.

- Bà Phạm Thị Ng và ông Vũ Ngọc C mỗi người được hưởng giá trị tài sản thừa kế là 3.938.750 đồng.

- Ông Phạm Viết T1, ông Phạm Viết S, ông Phạm Viết D1, ông Phạm Viết D2, bà Phạm Thị L1 mỗi người được hưởng giá trị tài sản thừa kế là 1.838.083 đồng.

- Bà Phạm Thị Th1 được hưởng giá trị di sản thừa kế và tài sản trên đất là 30.137.020 đồng.

- Anh Phạm Viết Th2, anh Phạm Viết C1 (Phạm Viết Tr1), chị Phạm Thị D2 mỗi người được hưởng giá trị di sản thừa kế và tài sản trên đất là 6.395.020 đồng.

- Bà Phạm Thị Th4, ông Phạm Thế H1, bà Phạm Thị M1, bà Phạm Thị D2, ông Phạm Viết H1, ông Phạm Viết B và bà Phạm Thị H2 mỗi người được hưởng giá trị tài sản thừa kế là 1.575.500 đồng.

- Bà Hà Thị N2, anh Phạm Viết Th3, Anh Phạm Viết T2, anh Phạm Viết T3 mỗi người được hưởng giá trị tài sản thừa kế 2.757.125 đồng.

1.5. Đối với thửa đất số 318 tờ bản đồ số 13/DC đo đạc hiện trạng năm 2005 - Thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có diện tích 178,2m2 đất ở (trị giá 53.460.000 đồng), chấp nhận việc nguyên đơn là ông Vũ Ngọc C, bà Phạm Thị Ng và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thống nhất giao cho ông Phạm Viết T1 là người quản lý di sản, có ranh giới, tứ cận như sau:

- Ranh giới phía Nam giáp thửa đất số 317 được xác định từ điểm 08 đến điểm 09 dài 0,65m; Từ điểm 09 đến điểm 10 dài 4,05m; Từ điểm 10 đến điểm 11 dài 2,55m; Từ điểm 11 đến điểm 12 dài 3,19m; Từ điểm 12 đến điểm 13 dài 1,19m; Từ điểm 13 đến điểm 14 dài 0,05m; Từ điểm 14 đến điểm 15 dài 3,45m giáp thửa đất 317.

- Ranh giới phía Bắc giáp thửa đất hộ gia đình ông Hà Huy Tưởng được xác định từ điểm 1 đến điểm 2 dài 11,28m; Từ điểm 2 đến điểm 3 dài 2,76m.

- Ranh giới phía Đông giáp ngõ đi vào thửa 317, 318 được xác định từ điểm 3 đến điểm 23 dài 0,74m; Từ điểm 23 đến điểm 24 dài 5,73m; Từ điểm 24 đến điểm 8 dài 5,85m.

- Ranh giới phía Tây giáp thửa đất hộ gia đình ông Hà Văn Ổi được xác định từ điểm 1 đến điểm 18 dài 6,29m; Từ điểm 18 đến điểm 17 dài 0,69m; Từ điểm 17 đến điểm 16 dài 0,30m; Từ điểm 16 đến điểm 15 dài 4,98m.

+ Buộc ông Phạm Viết T1 phải có trách nhiệm thanh toán giá trị tài sản được hưởng cho bà Phạm Thị N1 và bà Phạm Thị X mỗi người 11.028.000 đồng.

+ Buộc ông Phạm Viết T1 nhận trách nhiệm thanh toán giá trị tài sản trên thửa đất số 318 cho bà Phạm Thị Th1 số tiền 29.677.500 đồng; anh Phạm Viết C1 (Tr1); anh Phạm Viết Th2 và chị Phạm Thị D2 mỗi người được hưởng 5.935.500 đồng.

1.7. Phần diện tích đất ngõ chung của 02 thửa đất số 317, 318 được xác định là 28,1m2 và các hàng thừa kế có quyền sử dụng chung, có các chiều tiếp giáp, cụ Th3:

- Ranh giới phía Tây giáp thửa đất số 318 được xác định từ điểm 03, điểm 23, điểm 23, điểm 24, điểm 08 dài 12,32m.

- Phía Đông giáp đất ông Phạm Viết Nguyến được xác định từ điểm 04, điểm 05, điểm 06, điểm 07 dài 12,24m.

- Phía Bắc giáp ngõ xóm được xác định từ điểm 03 đến điểm 04 dài 3,09m.

- Phía Nam giáp cổng đi vào thửa đất số 317 xác định từ điểm 07 đến điểm 08 dài 2,25m.

(Có sơ đồ, vị trí, tọa độ các điểm chi tiết kèm theo bản án sơ thẩm) 3. Về án phí:

- Bà Phạm Thị N1 và bà Phạm Thị X mỗi người phải chịu 551.400 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Bà Phạm Thị Ng và ông Vũ Ngọc C mỗi người phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Bà Hà Thị N2, anh Phạm Viết Th3, anh Viết T2 và anh Phạm Viết T3 mỗi người phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Ông Phạm Viết T1, ông Phạm Viết S, ông Phạm Viết D1, ông Phạm Viết D2, bà Phạm Thị L1 mỗi người phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Bà Phạm Thị Th1 phải chịu 1.506.851 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Anh Phạm Viết Th2, anh Phạm Viết C1 (Phạm Viết Tr1), chị Phạm Thị D2 mỗi người phải chịu 319.751 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Bà Phạm Thị Th4, ông Phạm Thế H1, bà Phạm Thị M1, bà Phạm Thị D2, ông Phạm Viết H1, ông Phạm Viết B và bà Phạm Thị H2 mỗi người phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

4. Về chi phí tố tụng: Ông Phạm Viết S tự nguyện chịu toàn bộ chi phí đo đạc xem xét, thẩm định tại chỗ và chi phí định giá tài sản là 7.000.000 đồng.

Ngoài ra, bản án còn tuyên quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu thi hành án và quyên khang cao cua cac đương sư theo quy đinh cua phap lu.ât Ngày 02/8/2021, ông Phạm Văn H1(là người được ủy quyền của bà Hà Thị N2) kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Ngày 07/8/2021,ông Phạm Viết S(là người được ủy quyền của những nguyên đơn)kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm: Kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, đề nghị xác định thửa đất số 317, tờ bản đồ số 13/DC, đo đạc năm 2005 tại thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là di sản thừa kế của cụ Phạm Viết V và cụ Lê Thị Nhữ.

Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Phạm Viết S trình bày: Ông không đồng ý với việc Tòa án cấp sơ thẩm giao cho bà N2 quản lý sử dụng thửa đất số 317 và tính công sức tôn tạo, quản lý di sản cho bà N2 vì thực tế gia đình ông cũng quản lý di sản của cụ V, cụ Nh để lại nhưng không được tính công sức. Ông đề nghị chia di sản của các cụ để lại cho các người con của các cụ theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của các con.

Ông Phạm Văn H1 trình bày: Trong quá trình giải quyết vụ án không có tài liệu chứng cứ nào chứng minh diện tích thửa đất số 317 có diện tích 202m2 theo bản đồ địa chính năm 2005 là cụ V và cụ Nh để lại mà thửa đất đó là của ông Th6, đã được nhà nước thừa nhận khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà N2, nguồn gốc đất đó từ khi có bản đồ 299 (tại số thửa 100) đã mang tên ông Th6. Do đó đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện khởi kiện của nguyên đơn.

Đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm: Trong quá trình thụ lý và giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, Thẩm phán và những người tiến hành tố tụng; các đương sự đã chấp hành đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và kết quả tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ vào khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự , không chấp nhận kháng cáo của ông Phạm Viết S và ông Phạm Văn H1, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cưu cac tai liêu đa thu thâp co trong hô sơ vu an cung như thâm tra tai phiên toa va căn cư vao kêt qua tranh tung tai phiên toa , Hôi đông xet xư nhân đinh:

[1]Vê thủ tục tô tung: Kháng cáo của ông Phạm Viết S và ông Phạm Văn H1 làm trong thời hạn luật định, đã nộp tạm ứng án phí phúc thẩm do đó kháng cáo của ông S và ông H1 được thụ lý và đưa ra xet xư theo thu tuc phuc thâm.

[2]Xét yêu cầu kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của ông Phạm Viết S và ông Phạm Văn H1 thấy.

[2.1] Về xác định họ tên, năm chết của người để lại di sản thừa kế:

- UBND xã Đ xác định cụ Phạm Viết V chết năm 1972; cụ Hà Thị Nh, cụ Hà Thị Nhữ và cụ Lê Thị Nhữ là một người.

- Các đương sự khai không thống nhất về năm chết cụ Lê Thị Như (Hà Thị Nh, cụ Hà Thị Nhữ) có nguyên quán tại xã Đông La (Giấy chứng tử của cụ Hà Thị Nh đã bị UBND huyện Đông Hưng hủy ngày 05/8/2020). Tòa án cấp sơ thẩm đã T3 hành làm việc với UBND xã Đông La và ông Lê Đức Tổng là cháu ruột cụ Lê Thị Nhữ (tức cụ Hà Thị Nh, cụ Hà Thị Nhữ), ông Tổng C1 cấp tại Gia phả họ Lê - Thái Bình được lập năm 2015 kèm theo Phả đồ chi Lê Đức - Ngành trưởng - NhA1 ba (đời thứ bẩy) thôn Đồng Vy, xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, tại trang 7 Th3 hiện: Cụ Lê Thị Nhữ là con gái cụ Lê Đức Vinh (cụ Nhữ lấy cH2 ở xã Đ, thường gọi là bà V), cụ Nhữ mất năm 1985, mộ phần an tA2 tại nghĩa trang thôn Đ. Như vậy việc các đương sự khai không thống nhất về năm mất của cụ Lê Thị Nhữ, ngoài lời khai của các đương sự không có tài liệu chứng minh trên cơ sở Gia phả và Phả đồ dòng họ Lê – Thái Bình. Vì vậy Tòa án cấp sơ thẩm xác định cụ Lê Thị Nhữ (vợ cụ Phạm Viết V) chết năm 1985 là phù hợp.

[2.2] Về thời hiệu khởi kiện:

Căn cứ vào Pháp lệnh về thừa kế ngày 30/8/1990 quy định:

“Điu 36. Về thời hiệu khởi kiện thừa kế 1. Trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác”.

Tại điểm b Điều 10 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán quy định: “Đối với những việc thừa kế đã mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/9/1990”.

Tại Điều 648 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: “Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế; Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu chia thừa kế: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản”.

Tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án quy định:

“… 3. "Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật" quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là các trường hợp trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 chưa quy định nhưng đãđược quy định trong Nghị quyết này, các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

"Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật" quy định trong Nghị quyết này là:

a) Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01- 01-2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do "thời hiệu khởi kiện đã hết" nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01- 01-2017 đãđược Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó;

b) Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế đối với di sản thừa kế đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 và điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.

Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 đãđược Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó”.

Ngày 08 tháng 4 năm 2019, bà Phạm Thị N1, bà Phạm Thị X, bà Phạm Thị Ng, ông Vũ Ngọc C nộp đơn yêu cầu khởi kiện chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại. Tòa án cấp sơ thẩm xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di sản của cụ Phạm Viết V (chết năm 1972), cụ Lê Thị Nhữ (chết năm 1985) để lại là quyền sử dụng đất (là bất động sản) vẫn còn thời hiệu khởi kiện là đúng quy định của pháp luật.

[2.3] Về hàng thừa kế:

- Tòa án cấp sơ thẩm đã thu thập hồ sơ tại Công an tỉnh Tuyên Quang và Công an tỉnh Thái Bình cũng như tàng thư tại Công an các xã đối với việc khai tên bố mẹ đẻ của bà Phạm Thị N1, bà Phạm Thị X, bà Phạm Thị Ng và ông Vũ Ngọc C đều không trùng khớp với họ tên bố mẹ đẻ mà các đương sự đã khai. Tuy nhiên, khi làm chứng minh nhân dân, Cơ quan Công an không xác minh lại chính xác họ tên bố mẹ đẻ của những người này mà hoàn toàn dựa trên việc họ tự khai và căn cứ vào đó lấy làm hồ sơ tàng thư do cơ quan Công an quản lý. Ngoài ra, những người được hưởng thừa kế không ai phản đối và có ý kiến về họ tên bố mẹ đẻ của bà Phạm Thị N1, bà Phạm Thị X, bà Phạm Thị Ng và ông Vũ Ngọc C, họ đều thừa nhận bà N1, bà X là con cụ V, cụ Nhữ; bà Ng, ông C là con cụ V, cụ C. Vì vậy, bản án sơ thẩm không căn cứ tàng thư của cơ quan Công an để bác yêu cầu khởi kiện của họ là phù hợp.

- Theo như lời khai của ông S, bà Th1 thì ông Phạm Viết G chung sống với bà Chu Thị O từ khoảng trước năm 1980 và sinh được 02 người con là Phạm Thị D2 và Phạm Thị Th5. Khoảng năm 1981 thì bà Chu Thị O bỏ đi đến nay.Họ hàng, gia đình không ai biết bà Chu Thị O ở đâu, còn sống hay đã chết. Tòa án đã T3 hành ghi lời khai của bà Th1, bà Th1 trình bày: Bà và ông Phạm Viết G có làm thủ tục đăng ký kết hôn khoảng năm 1985 tại UBND xã Đ. Tại biên bản xác minh ngày 16/6/2021 UBND xã Đ C1 cấp ông Phạm Viết G và bà Phạm Thị Th1 có làm thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND xã Đ, tuy nhiên do thời gian đã lâu, quá trình thay đổi trụ sở nên hiện không còn lưu giữ được sổ đăng ký kết hôn năm 1985. Như vậy, căn cứ vào quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 1986 thì xác định bà Phạm Thị Th1 là vợ hợp pháp của ông Phạm Viết G. Quá trình thu thập chứng cứ xác định chị Phạm Thị Th5 có Th3 hiện tại hộ khẩu của hộ ông Phạm Viết G và bà Phạm Thị Th1, theo lời khai của bà Th1, ông S thì chị Phạm Thị Th5 là con ông Phạm Viết G, bà Chu Thị O sau khi sinh được khoảng thời gian ngắn, bà Chu Thị O đã đưa chị Th5 bỏ đi khỏi địa phương. Tòa án đã T3 hành thu thập và liên lạc với chị Th5: Do bà O cùng chị Th5 bỏ đi khi chị Th5 còn rất nhỏ nên chị Th5 hiện mang họ bố dượng là Nguyễn Thị Th5, chị Th5 xác định chị chính là con ông G, bà O, được chứng minh bằng lời khai của chị D2, ông S, bà Th1 và các tài liệu tàng thư tại Công an xã Đ, Công an xã Đ xác định Phạm Thị Th5 và Nguyễn Thị Th5 là một người nên Tòa án cấp sơ thẩm xác định chị Phạm Thị Th5 là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là đúng quy định của pháp luật.

- Về xác định tên của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ V, cụ Nhữ và cụ C. Quá trình xác minh tại UBND xã Đ, lời khai của các đương sự thì cụ Phạm Viết V (chết năm 1972) có hai vợ: Vợ cả cụ Lê Thị Nhữ (chết năm 1985), vợ hai cụ Vũ Thị C (chết năm 2006).

Cụ V và cụ Nhữ sinh được 05 người con gồm: Ông Phạm Viết A1 (chết năm 1996); Ông Phạm Viết A2 (chết năm 1985); Bà Phạm Thị N1, sinh năm 1935; Bà Phạm Thị X, sinh năm 1942; Ông Phạm Viết Th6 (sinh năm 1943, chết năm 2012).

Cụ V và cụ C sinh được 02 người con là: Bà Phạm Thị Ng, sinh năm 1950 và ông Vũ Ngọc C, sinh năm 1950.

Ngoài ra một số người có tên gọi khác như: bà N1 còn có tên gọi là “Bé”, ông C có tên gọi là “Hương”, bà Ng có tên gọi là “Hòa”. Quá trình xác minh đây là những tên thường gọi của bà N1, ông C, bà Ng lúc còn nhỏ, không được Th3 hiện trong các tài liệu do UBND xã Đ, UBND xã Đông X, huyện Đông Hưng và UBND xã Vũ Công, huyện Kiến Xương quản lý. Vì vậy chỉ xác định những người thuộc hàng thừa kế là bà Phạm Thị N1, sinh năm 1935; bà Phạm Thị Ng, sinh năm 1950 và ông Vũ Ngọc C, sinh năm 1950, không có tên gọi khác.

Đối với những hàng thừa kế thứ hai và thứ ba, hồ sơ vụ án đã Th3 hiện:

+ Ông Phạm Viết A1 có vợ là Vũ Thị R (chết năm 2016) sinh được 06 người con gồm: Ông Phạm Viết T1; ông Phạm Viết S; ông Phạm Viết D1; ông Phạm Viết D2; bà Phạm Thị L1; ông Phạm Viết G (chết năm 2008).

Ông G lấy hai vợ là bà Phạm Thị Th1 và bà Chu Thị O. Ông G và bà Th1 sinh được 02 người con là: Anh Phạm Viết Th2 và anh Phạm Viết C1 (Phạm Viết Tr1). Ông G và bà Chu Thị O sinh được 02 người con là: Chị Phạm Thị D2 và chị Phạm Thị Th5 (Nguyễn Thị Th5).

+ Ông Phạm Viết A2 (chết năm 1985) có vợ là Nguyễn Thị Bốn (chết năm 2014) sinh được 07 người con gồm: Bà Phạm Thị Th4; ông Phạm Thế H1; bà Phạm Thị M1; bà Phạm Thị D2; ông Phạm Viết H1; ông Phạm Viết B và bà Phạm Thị H2.

+ Ông Phạm Viết Th6 (chết năm 2012) vợ bà Hà Thị N2 sinh được 03 người con là: Anh Phạm Viết Th3; anh Phạm Viết T2 và anh Phạm Viết T3.

[2.3] Về di sản thừa kế:

Căn cứ vào biên bản xác minh tại UBND xã Đ, lời khai của các đương sự và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án xác định nguồn gốc thửa đất 317 và 318 trước kia là một thửa, do vợ cH2 cụ V, Nhữ tạo lập nên. Ngoài ra còn được chứng minh bằng bản án hành chính số 371/2017/HC-PT ngày 28/12/2017 về việc khởi kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã xác định: “Về nguồn gốc thửa đất số 317 do ông Phạm Viết Th6, bà Hà Thị N2 quản lý sử dụng; thửa đất số 318 do bà Vũ Thị R, ông Phạm Viết G quản lý sử dụng chính là di sản thừa kế do cụ Phạm Viết V, cụ Hà Thị Nh để lại. Các cụ chết không để lại di chúc. Các cụ có 07 người con là các ông bà: A1, A2, X, Bé (N1), Hương, Hòa, Th6 nên những người con này được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất của các cụ theo pháp luật. Khi lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Hà Thị N2 (cH2 là ông Phạm Viết Th6 đã chết), các cơ quan có liên quan đã không lấy ý kiến của các con cụ V, cụ Nh, của các thừa kế các con cụ V, cụ Nh để xác định họ có đồng ý cho bà N2 đứng tên quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 317, tờ bản đồ số 13/DC tại thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình hay không...Về cổng và lối đi chung trên 2 thửa đất số 317, 318... thì xác định được: Lối đi chung và cổng đã có và tồn tại trên 100 năm nay, do cụ V, cụ Nh để lại...”. Vì vậy, xác định 372m2đất ở thuộc thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là di sản của cụ V, cụ Nhữ để lại.

Thửa đất 372m2 của cụ V, cụ Nhữ theo bản đồ 299/TTg gồm hai thửa là thửa đất số 317 và 318 nằm trên thửa đất số 100 và 101. Thửa đất số 100 mang tên ông Phạm Viết Th6 có diện tích là 188m2; thửa đất số 101 mang tên ông Phạm Viết Nh (tên gọi khác là G - là con của ông Phạm Viết A1) có diện tích là 184m2, loại đất ở.

Theo đo đạc hiện trạng năm 2005 thì thửa đất 317 có diện tích 202m2, loại đất ở mang tên ông Phạm Viết Th6; Thửa đất 318 có diện tích 175m2, loại đất ở mang tên bà Vũ Thị R. Tổng diện tích của hai thửa đất là: 202m2+ 175m2= 377m2.

Theo kết quả đo đạc thẩm định của Tòa án thì diện tích thửa số 317, tờ bản đồ số 13/DC, bà Hà Thị N2 đang sử dụng có diện tích là 166,2m2; Thửa 318 tờ bản đồ số 13/DC, mang tên bà R có diện tích là 178,2m2; Ngõ chung có diện tích là 28,1m2. Tổng diện tích là 166,2m2 + 178,2m2 + 28,1m2= 372,5m2.

Về kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá: Diện tích đất đo đạc hiện trạng đất năm 2005 tăng so với bản đồ 299 và đo đạc hiện tại là do sai số đo đạc.

Đối với diện tích ngõ theo bản án hành chính số 02/2017/HCST ngày 22/5/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình xác định là 27,7m2, theo đo đạc hiện tại là 28,1m2, có sự chênh lệch về diện tích là do sai số trong việc đo đạc nhưng phù hợp với thực tế. Tại biên bản định giá tài sản thì diện tích đất ở có trị giá là 300.000 đồng/m2đất ở. Di sản thừa kế của cụ V, cụ Nhữ để lại là diện tích đất 344,4m2x 300.000 đồng/m2 = 103.320.000 đồng và diện tích ngõ đi chung là 28,1m2.

Các đương sự không ai đề nghị xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản lại mà giữ nguyên kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 12/6/2019 và kết quả định giá tài sản ngày 12/7/2019.

[2.4] Về việc chia di sản:

[2.4.1] Di sản thừa kế của cụ V, cụ Nhữ để lại gồm 02 thửa đất số 317, 318 tờ bản đồ số 13/DC đo đạc hiện trạng năm 2005 tại thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có tổng diện tích là 372,5m2 (trong đó thửa số 317 có diện tích 166,2m2 và thửa số 318 có diện tích 178,2m2, diện tích ngõ đi chung của 02 thửa đất theo bản án hành chính 371/2017/HC-PT ngày 28/12/2017 của TAND cấp cao tại Hà Nội là 28,1m2). Trị giá của 02 thửa đất 317, 318 là (344,4m2 x 300.000 đồng/m2)= 103.320.000 đồng.

[2.4.2] Đối với việc xác định công sức của cụ Vũ Thị C, quá trình giải quyết vụ án cũng như lời khai của các đương sự đều xác định: Cụ V và cụ C chung sống với nhau được khoảng 2 đến 3 năm sau đó cụ C đã đưa bà Phạm Thị Ng và ông Vũ Ngọc C về xã Đông X, huyện Đông Hưng sinh sống. Cụ Phạm Viết V, cụ Lê Thị Nhữ vẫn sinh sống trên diện tích đất do cụ V, cụ Nhữ tạo lập nên không xem xét đến công sức đóng góp quản lý, tôn tạo di sản đối với cụ Vũ Thị C.

[2.4.3] Đối với phần diện tích đất mà bà N2 đã xây nhà và công trình phụ tại thửa đất số 317, xét thấy gia đình bà N2 đã ở ổn định nhiều năm, các công trình thiết kế hợp lý theo thửa đất và nhu cầu sử dụng của gia đình bà N2 nên việc chia nhỏ diện tích đất không phù hợp với thực tế và làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của gia đình bà Hà Thị N2, mặt khác những người con khác của cụ V, cụ Nh (Nhữ) và các con cháu khác đều sinh sống ổn định ở chỗ khác, vì vậy bản án sơ thẩm giao cho bà N2 tiếp tục quản lý sử dụng diện tích trên là phù hợp. Xét thấy ông Th6 bà N2 đã sinh sống tại thửa đất trên khi kết hôn cho đến nay, có công sức trongviệc quản lý, tôn tạo, phát triển di sản, do đó Tòa án cấp sơ thẩm tính công sức đóng góp quản lý, tôn tạo di sản và công sức chăm sóc, trông nom của bà Hà Thị N2 đối với cụ Lê Thị Nhữ để đảm bảo quyền lợi cho bà Hà Thị N2 là phù hợp. [2.4.4] Đối với di sản của cụ V, cụ Nhữ để lại là thửa đất số 317, tờ bản đồ số 13/DC đo đạc hiện trạng năm 2005 tại thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình:

Thửa đất này có diện tích 166,2m2, trị giá 166,2m2x300.000 đồng/m2 = 49.860.000 đồng. Bản án sơ thẩm giao cho bà Hà Thị N2 tiếp tục quản lý sử dụng thửa đất số 317 là phù hợp.Bà N2 chung sống với ông Th6 từ năm 1970, đến năm 2012 ông Phạm Viết Th6 chết, vì vậy Tòa án cấp sơ thẩm tính công sức đóng góp quản lý, tôn tạo của bà N2 và các con ông Th6, bà N2 từ năm 1970 đến năm 2012với số tiền 31.500.000 đồngvà từ năm 2012 đến năm 2020 với số tiền 8.800.000 đồng (tổng là 40.300.000 đồng) là phù hợp. Như vậy, di sản thừa kế của cụ V, cụ Nhữ còn lại mà bà N2 phải thanh toán cho các hàng thừa kế là (49.860.000 đồng - 40.300.000 đồng) = 9.560.000 đồng.

[2.4.5] Đối với di sản của cụ V, cụ Nhữ để lại là thửa đất số 318, tờ bản đồ số 13/DC đo đạc hiện trạng năm 2005 tại thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình:

Thửa đất này có diện tích 178,2m2 và trị giá 178,2m2 x 300.000 đồng/m2 = 53.460.000 đồng được cộng với phần giá trị tài sản của thửa đất số 317 còn lại mà bà N2 phải thanh toán cho các hàng thừa kế (9.560.000 đồng), tổng là 63.020.000 đồng.

Đối với phần di sản này được xác định là tài sản chung của của cụ V, cụ Nhữ theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 nên được xác định cụ V có ½ giá trị tài sản chung là 31.510.000 đồng, cụ Nhữ có ½ giá trị tài sản chung là 31.510.000 đồng.

- Phần di sản của cụ Phạm Viết V là 31.510.000 đồng được chia làm 8 phần gồm: Cụ Lê Thị Nhữ (chết năm 1985); Ông Phạm Viết A1 (chết năm 1996); Ông Phạm Viết A2 (chết năm 1985); Bà Phạm Thị N1; Bà Phạm Thị X;Ông Phạm Viết Th6 (chết năm 2012); Bà Phạm Thị Ng và ông Vũ Ngọc C mỗi người được hưởng 3.938.750 đồng.

- Phần di sản của cụ Lê Thị Nhữ được hưởng là 31.510.000 đồng và phần di sản được hưởng của cụ Phạm Viết V là 3.938.750 đồng, tổng là 35.448.750 đồng; được chia làm 5 phần gồm: Ông Phạm Viết A1 (chết năm 1996); Ông Phạm Viết A2 (chết năm 1985); Bà Phạm Thị N1;Bà Phạm Thị X; Ông Phạm Viết Th6 (chết năm 2012) mỗi người được hưởng là 7.089.750 đồng.

Tổng di sản mà ông Phạm Viết A1 (chết năm 1996); Ông Phạm Viết A2 (chết năm 1982); Bà Phạm Thị N1; Bà Phạm Thị X; Ông Phạm Viết Th6 (chết năm 2012) mỗi người được hưởng thừa kế của cụ Phạm Viết V và cụ Lê Thị Nhữ là 11.028.500 đồng.

- Phần di sản ông Phạm Viết A1 được hưởng (11.028.500 đồng), ông A1 và vợ Vũ Thị R (đều đã chết) được chia cho 06 người con của ông Anh, bà R gồm:

Ông Phạm Viết T1, ông Phạm Viết S, ông Phạm Viết D1, ông Phạm Viết D2, bà Phạm Thị L1, ông Phạm Viết G (chết năm 2008) mỗi người 1.838.083 đồng.

+ Đối với phần di sản ông Phạm Viết G được hưởng (1.838.083 đồng), do ông G đã chết nên được chia cho bà Phạm Thị Th1 và các con ông G, đối với kỷ phần của chị Phạm Thị Th5, chị Th5 đã có đơn từ chối nhận di sản. Vì vậy, phần di sản của Phạm Viết G được chia làm 04 phần gồm: Bà Phạm Thị Th1, anh Phạm Viết Th2, anh Phạm Viết C1 (Phạm Viết Tr1), chị Phạm Thị D2 mỗi người là 459.520 đồng.

- Phần di sản của ông Phạm Viết A2 được hưởng (11.028.500 đồng), ông A2 và vợ Nguyễn Thị Bốn (đều đã chết), được chia cho các con ông A2, bà Bốn gồm07 người là: Bà Phạm Thị Th4, ông Phạm Thế H1, bà Phạm Thị M1, bà Phạm Thị D2, ông Phạm Viết H1, ông Phạm Viết B và bà Phạm Thị H2 mỗi người là 1.575.500 đồng.

- Phần di sản của ông Phạm Viết Th6 được hưởng (11.028.500 đồng), do ông Th6 đã chết nên vợ ông Th6 là bà Hà Thị N2 và các con là anh Phạm Viết Th3, anh Phạm Viết T2 và anh Phạm Viết T3 được hưởng, mỗi người được hưởng 2.757.125 đồng.

[2.4.6] Do nguyên đơn và nhưng người có quyền lợi nghĩa vụ liên quanthống nhất giao cho ông Phạm Viết T1 là người quản lý di sản đối với thửa đất số 318, tờ bản đồ số 13/DC đo đạc hiện trạng năm 2005 tại thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình nên Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận là có căn cứ.

[2.4.7] Đối với phần giá trị di sản bà Hà Thị N2; anh Phạm Viết Th3, Anh Phạm Viết T2, anh Phạm Viết T3 được hưởng của ông Phạm Viết Th6 (11.028.500 đồng) được đối trừ với phần giá trị tài sản bà Hà Thị N2 cùng các con phải thanh toán cho các hàng thừa kế là 9.560.000 đồng, còn lại là 1.468.500 đồng. Do bà Hà Thị N2 được sử dụng phần tài sản có lợi hơn nên Tòa án cấp sơ thẩm không buộc bên nào phải thanh toán cho bên nào là phù hợp.

[2.4.8] Về yêu cầu chia tài sản xây dựng trên thửa đất số 318 của bà Phạm Thị Th1 gồm: 03 gian nhà mái bằng, 01 gian nhà ngói diện tích khoảng 75m2; nhà vệ sinh khoảng 10m2 và bể nước. Bà Th1 yêu cầu trả cho bà 100.000.000 đồng. Các tài sản trên bà Th1 khai là tài sản chung của bà Th1 và ông Phạm Viết G xây dựng nên căn cứ vào Điều 33 Luật hôn nhân gia đình xác định những tài sản là tài sản chung của bà Phạm Thị Th1 và ông Phạm Viết G.

Tại biên bản định giá tài sản 03 gian nhà mái bằng trị giá 34.532.000 đồng, 01 gian nhà ngói trị giá 8.204.000 đồng, nhà vệ sinh trị giá 3.790.000 đồng, bể nước trị giá 958.000 đồng. Tổng giá trị tài sản của ông G, bà Th1 là 47.484.000 đồng.

Trong đó phần giá trị tài sản của bà Th1 là 23.742.000 đồng; phần giá trị tài sản của ông G là 23.742.000 đồng.

- Ông Phạm Viết G (chết năm 2008) nên phần tài sản của ông G được chia làm 04 phần bà Th1, anh C1 (Tr1), anh Th2 và chị D2 mỗi người được hưởng 5.935.500 đồng.

[2.4.9] Tổng giá trị tài sản các hàng thừa kế được hưởng cụ Th3:

- Bà Phạm Thị N1 và bà Phạm Thị X mỗi người được hưởng giá trị tài sản thừa kế là 11.028.000 đồng.

- Bà Phạm Thị Ng và ông Vũ Ngọc C mỗi người được hưởng giá trị tài sản thừa kế là 3.938.750 đồng.

- Ông Phạm Viết T1, ông Phạm Viết S, ông Phạm Viết D1, ông Phạm Viết D2, bà Phạm Thị L1 mỗi người được hưởng giá trị tài sản thừa kế là 1.838.083 đồng.

- Bà Phạm Thị Th1 được hưởng giá trị di sản thừa kế và tài sản trên đất là 30.137.020 đồng.

- Anh Phạm Viết Th2, anh Phạm Viết C1 (Phạm Viết Tr1), chị Phạm Thị D2 mỗi người được hưởng giá trị di sản thừa kế và tài sản trên đất là 6.395.000 đồng.

- Bà Phạm Thị Th4, ông Phạm Thế H1, bà Phạm Thị M1, bà Phạm Thị D2, ông Phạm Viết H1, ông Phạm Viết B và bà Phạm Thị H2 mỗi người được hưởng giá trị tài sản thừa kế là 1.575.500 đồng.

- Bà Hà Thị N2, anh Phạm Viết Th3, anh Phạm Viết T2, anh Phạm Viết T3 mỗi người được hưởng giá trị tài sản thừa kế 2.757.125 đồng.

[2.4.10] Đối với bà Phạm Thị N1 và Phạm Thị X yêu chia bằng hiện vật, tuy nhiên yêu cầu của bà X, bà N1 là không phù hợp với thực tế nên buộc ông Phạm Viết T1 phải có trách nhiệm thanh toán giá trị tài sản được hưởng cho bà N1, bà X mỗi người 11.028.000 đồng. Buộc ông T1 nhận trách nhiệm thanh toán giá trị tài sản trên thửa đất số 318 là tài sản của bà Th1, ông G cụ Th3: Buộc ông Phạm Viết T1 có trách nhiệm thanh toán cho bà Phạm Thị Th1 số tiền 29.677.500 đồng; anh Phạm Viết C1 (Tr1), anh Phạm Viết Th2 và chị Phạm Thị D2 mỗi người được hưởng 5.935.500 đồng.

[2.5] Tòa án cấp sơ thẩm xác định phần diện tích đất ngõ chung của 02 thửa đất số 317, 318 là 28,1m2 và các hàng thừa kế có quyền sử dụng chung là phù hợp, cụ Th3:

- Ranh giới phía Tây giáp thửa đất số 318 được xác định từ điểm 03, điểm 23, điểm 24, điểm 08 dài 12,32m (trong đó: Từ điểm 03 đến điểm 23 dài 0,74m; Từ điểm 23 đến điểm 24 dài 5,73m; Từ điểm 24 đến điểm 08 dài 5,85m);

- Phía Đông giáp đất ông Phạm Viết Nguyến được xác định từ điểm 04, điểm 05, điểm 06, điểm 07 dài 12,24m (trong đó: Từ điểm 04 đến điểm 05 dài 2,92m; Từ điểm 05 đến điểm 06 dài 2,83m; Từ điểm 06 đến điểm 07 dài 6,49m).

- Phía Bắc giáp ngõ xóm được xác định từ điểm 03 đến điểm 04 dài 3,09m.

- Phía Nam giáp cổng đi vào thửa đất số 317 xác định từ điểm 07 đến điểm 08 dài 2,25m.

[2.4] Từ những phân tích đA1 giá nêu trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị N1, bà Phạm Thị X, bà Phạm Thị Ng và ông Vũ Ngọc C đối với diện tích đất ở tại các thửa số 317, 318 tờ bản đồ số 13/DC đo đạc hiện trạng năm 2005 tại thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình do cụ Phạm Viết V và cụ Hà Thị Nh ( Nhữ) để lại có căn cứ; bản án sơ thẩm giao thửa đất số 317 cho bà Hà Thị N2 sử dụng; giao thửa đất số 318 cho ông Phạm Viết T1 sử dụng và buộc ông T1 thanh toán giá trị tài sản được hưởng cho bà Phạm Thị N1, bà Phạm Thị X, bà Phạm Thị Th1, anh Phạm Viết C1 (Tr1), anh Phạm Viết Th2 và chị Phạm Thị D2; xác định phần diện tích đất ngõ chung của 02 thửa đất số 317, 318 là 28,1m2, các hàng thừa kế có quyền sử dụng chunglàphù hợp với thực tế và đúng quy định của pháp luật.Tại giai đoạn phúc thẩm, không phát sinh các tình tiết, tài liệu, chứng cứ nào mới, người kháng cáo không đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp; Yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không có cơ sở chấp nhận. Do đó, Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của những người kháng cáo như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình tại phiên tòa là phù hợp và đúng pháp luật.

[3]Vê an phi và chi phí tố tụng: Yêu cầu kháng cáo của những người kháng cáo không được chấp nhận nên họ phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điêu 308, khoản 1 Điều 148Bô luât tô tung Dân sư ; Điêu 24; khoản 1 Điêu 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thương vụ Quốc Hội quy đinh vê mưc thu, miên, giảm, thu, nôp, quản lý và sử dụng án phí, lê phi Toa an.

I. Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Phạm Viết S và ông Phạm Văn H1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm số 05/2021/DS-ST ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Cụ Th3:

Căn cứ vào các Điều 26, Điều 35, Điều 39, Điều 147, Điều 150, Điều 156, Điều 165, Điều 271, Điều 273 và khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 36 Pháp lệnh về thừa kế; Điều 648 Bộ luật dân sự năm 1995; Điều 164, Điều 166, Điều 609, Điều 612, Điều 613, Điều 616, Điều 617, Điều 618, Điều 623, Điều 649, Điều 650, Điều 651, Điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015; Án lệ Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Tuyên xử:

1.1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị N1, bà Phạm Thị X, bà Phạm Thị Ng và ông Vũ Ngọc C chia di sản thừa kế đối với diện tích đất ở tại các thửa số 317, 318 tờ bản đồ số 13/DC đo đạc hiện trạng năm 2005 - Thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

1.2. Giao cho bà Hà Thị N2 được quyền quản lý, sử dụng thửa đất số 317 tờ bản đồ số 13/DC đo đạc hiện trạng năm 2005 - Thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có diện tích 166,2m2 đất ở (trị giá 49.860.000 đồng) có ranh giới, tứ cận cụ Th3 như sau:

- Ranh giới phía Nam giáp đất hộ gia đình bà Phạm Thị Thoa được xác định từ điểm 21 đến điểm 22 dài 16,69m.

- Ranh giới phía Bắc giáp thửa đất số 318 và ngõ đi chung được xác định từ điểm 07 đến điểm 08, điểm 09, điểm 10, điểm 11, điểm 12, điểm 13, điểm 14 và điểm 15 có tổng chiều dài 17,33m.

- Ranh giới phía Đông giáp với thửa đất hộ gia đình bà Đỗ Thị Đào được xác định từ điểm 07, điểm 19, điểm 20, điểm 21 dài 11,93m.

- Ranh giới phía Tây giáp thửa đất hộ gia đình ông Hà Văn Ổi được xác định từ điểm 15 đến điểm 22 dài 9,55m.

1.3. Bà Hà Thị N2 không phải thanh toán giá trị tài sản cho các hàng thừa kế.

1.4. Tổng giá trị tài sản các hàng thừa kế được hưởng cụ Th3:

- Bà Phạm Thị N1 và bà Phạm Thị X mỗi người được hưởng giá trị tài sản thừa kế là 11.028.000 đồng.

- Bà Phạm Thị Ng và ông Vũ Ngọc C mỗi người được hưởng giá trị tài sản thừa kế là 3.938.750 đồng.

- Ông Phạm Viết T1, ông Phạm Viết S, ông Phạm Viết D1, ông Phạm Viết D2, bà Phạm Thị L1 mỗi người được hưởng giá trị tài sản thừa kế là 1.838.083 đồng.

- Bà Phạm Thị Th1 được hưởng giá trị di sản thừa kế và tài sản trên đất là 30.137.020 đồng.

- Anh Phạm Viết Th2, anh Phạm Viết C1 (Phạm Viết Tr1), chị Phạm Thị D2 mỗi người được hưởng giá trị di sản thừa kế và tài sản trên đất là 6.395.020 đồng.

- Bà Phạm Thị Th4, ông Phạm Thế H1, bà Phạm Thị M1, bà Phạm Thị D2, ông Phạm Viết H1, ông Phạm Viết B và bà Phạm Thị H2 mỗi người được hưởng giá trị tài sản thừa kế là 1.575.500 đồng.

- Bà Hà Thị N2; anh Phạm Viết Th3, Anh Phạm Viết T2, anh Phạm Viết T3 mỗi người được hưởng giá trị tài sản thừa kế 2.757.125 đồng.

1.5. Đối với thửa đất số 318 tờ bản đồ số 13/DC đo đạc hiện trạng năm 2005 - Thôn N, xã Đ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có diện tích 178,2m2 đất ở (trị giá 53.460.000 đồng), chấp nhận việc nguyên đơn là ông Vũ Ngọc C, bà Phạm Thị Ng và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thống nhất giao cho ông Phạm Viết T1 là người quản lý di sản, có ranh giới, tứ cận như sau:

- Ranh giới phía Nam giáp thửa đất số 317 được xác định từ điểm 08 đến điểm 09 dài 0,65m; Từ điểm 09 đến điểm 10 dài 4,05m; Từ điểm 10 đến điểm 11 dài 2,55m; Từ điểm 11 đến điểm 12 dài 3,19m; Từ điểm 12 đến điểm 13 dài 1,19m; Từ điểm 13 đến điểm 14 dài 0,05m; Từ điểm 14 đến điểm 15 dài 3,45m giáp thửa đất 317.

- Ranh giới phía Bắc giáp thửa đất hộ gia đình ông Hà Huy Tưởng được xác định từ điểm 1 đến điểm 2 dài 11,28m; Từ điểm 2 đến điểm 3 dài 2,76m.

- Ranh giới phía Đông giáp ngõ đi vào thửa 317, 318 được xác định từ điểm 3 đến điểm 23 dài 0,74m; Từ điểm 23 đến điểm 24 dài 5,73m; Từ điểm 24 đến điểm 8 dài 5,85m.

- Ranh giới phía Tây giáp thửa đất hộ gia đình ông Hà Văn Ổi được xác định từ điểm 1 đến điểm 18 dài 6,29m; Từ điểm 18 đến điểm 17 dài 0,69m; Từ điểm 17 đến điểm 16 dài 0,30m; Từ điểm 16 đến điểm 15 dài 4,98m.

+ Buộc ông Phạm Viết T1 phải có trách nhiệm thanh toán giá trị tài sản được hưởng cho bà Phạm Thị N1 và bà Phạm Thị X mỗi người 11.028.000 đồng.

+ Buộc ông Phạm Viết T1 nhận trách nhiệm thanh toán giá trị tài sản trên thửa đất số 318 cho bà Phạm Thị Th1 số tiền 29.677.500 đồng; anh Phạm Viết C1 (Tr1); anh Phạm Viết Th2 và chị Phạm Thị D2 mỗi người được hưởng 5.935.500 đồng.

1.7. Phần diện tích đất ngõ chung của 02 thửa đất số 317, 318 được xác định là 28,1m2 và các hàng thừa kế có quyền sử dụng chung, có các chiều tiếp giáp, cụ Th3:

- Ranh giới phía Tây giáp thửa đất số 318 được xác định từ điểm 03, điểm 23, điểm 23, điểm 24, điểm 08 dài 12,32m.

- Phía Đông giáp đất ông Phạm Viết Nguyến được xác định từ điểm 04, điểm 05, điểm 06, điểm 07 dài 12,24m.

- Phía Bắc giáp ngõ xóm được xác định từ điểm 03 đến điểm 04 dài 3,09m.

- Phía Nam giáp cổng đi vào thửa đất số 317 xác định từ điểm 07 đến điểm 08 dài 2,25m.

(Có sơ đồ, vị trí, tọa độ các điểm chi tiết kèm theo bản án) 3. Về án phí:

- Bà Phạm Thị N1 và bà Phạm Thị X mỗi người phải chịu 551.400 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Bà Phạm Thị Ng và ông Vũ Ngọc C mỗi người phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Bà Hà Thị N2, anh Phạm Viết Th3, anh Viết T2 và anh Phạm Viết T3 mỗi người phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Ông Phạm Viết T1, ông Phạm Viết S, ông Phạm Viết D1, ông Phạm Viết D2, bà Phạm Thị L1 mỗi người phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Bà Phạm Thị Th1 phải chịu 1.506.851 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Anh Phạm Viết Th2, anh Phạm Viết C1 (Phạm Viết Tr1), chị Phạm Thị D2 mỗi người phải chịu 319.751 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

- Bà Phạm Thị Th4, ông Phạm Thế H1, bà Phạm Thị M1, bà Phạm Thị D2, ông Phạm Viết H1, ông Phạm Viết B và bà Phạm Thị H2 mỗi người phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

4. Về chi phí tố tụng: Ông Phạm Viết S tự nguyện chịu toàn bộ chi phí đo đạc xem xét, thẩm định tại chỗ và chi phí định giá tài sản là 7.000.000 đồng.

II. Vê an phi dân sự phúc thẩm: Ông Phạm Viết S và bà Hà Thị N2 phải chịu 300.000 đồng án phí dân sự phúc thẩm. Đối trừ với số tiền 300.000 đồng bà N2 đã nộp tạm ứng tại biên lai số 0002815 ngày 09/8/2021; ông Phạm Viết S-đã nộp tạm ứng tại biên lai số 0002818 ngày 10/8/2021 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, ông Phạm Viết S và bà Hà Thị N2 đã chấp hành xong nghĩa vụ án phí.

Bản an phuc thâm co hiêu lưc kê tư ngay tuyên an ngày 14/01/2022. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

158
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tranh chấp thừa kế tài sản số 02/2022/DS-PT

Số hiệu:02/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Thái Bình
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 14/01/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;