Bản án về tranh chấp nghĩa vụ bảo lãnh số 101/2020/KDTM-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 101/2020/KDTM-PT NGÀY 02/07/2020 VỀ TRANH CHẤP NGHĨA VỤ BẢO LÃNH

Trong các ngày 18/06/2020 và 02/7/2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 67/2020/KTPT ngày 21/02/2020 về việc “tranh chấp nghĩa vụ bảo lãnh” do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 25/2019/KDTM-ST ngày 04/11/2019 của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội bị kháng cáo, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 104/2020/QĐXX- PT ngày 23/3/2020, giữa:

Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và PT….

Trụ sở: ………….. HV, quận HK, TP HN; Người đại diện theo pháp luật: ông Phan Đức T- Chủ tịch HĐTV; Người đại diện theo ủy quyền: ông Nguyễn Bình H, ông Trần Chí H, ông Nguyễn Minh N, bà Chu Hiền A và ông Nguyễn Xuân C (theo văn bản ủy quyền số 789/BIDV-SGD2-KHDN4 ngày 15/6/2020) (ông H, ông H, bà H A và ông C có mặt tại phiên tòa, vắng mặt ông N).

Bị đơn: Ngân hàng TMCP SG…..

Trụ sở: ….THĐ, quận HK, TP HN; Người đại diện theo pháp luật: ông Đỗ Quang H- Chủ tịch HĐTV; Người đại diện theo ủy quyền: bà Đinh Thị Kim A, bà Hoàng Thị P, bà Nguyễn Thị Vân A (theo văn bản ủy quyền số 304/UQ-TGĐ ngày 09/9/2019) (bà Kim A, bà P và bà Vân Acó mặt tại phiên tòa).

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Công ty cổ phần Thủy sản BA (nay là Công ty cổ phần Thủy sản HNCT) Trụ sở: ………. khu công nghiệp TN2, phường PT, quận ……., TP CT; Đại diện theo pháp luật: ông Phạm Văn T- Tổng Giám đốc; Người đại diện theo ủy quyền: ông Triệu Việt T, bà Phạm Thị Thanh H (văn bản ủy quyền số 03/2020/UQ- TGĐ ngày 19/02/2020) (ông T có mặt tại phiên tòa, vắng mặt bà H).

2. Bà Phạm Thị Diệu H- sinh năm 1961.

3. Ông Trần Văn T- sinh năm 1966.

Cùng ĐKHKTT tại ……… NV S, phường TA, quận NK, TP CT. Nơi cư trú cuối cùng tại số … đường …. phường HL, quận NK, TP CT (bà H, ông T vắng mặt tại phiên tòa).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và các lời khai tại Tòa án đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trình bày:

Ngày 11/6/2010, Ngân hàng TMCP Đầu tư và PT….. (sau đây gọi là nguyên đơn) ký 01 Hợp đồng cung cấp tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng với Công ty cổ phần Thủy sản BA (nay là Công ty cổ phần Thủy sản HNCT( sau đây gọi tắt là Công ty TS), Hợp đồng số 411/2010/HĐ. Nội dung hợp đồng thể hiện nguyên đơn cho Công ty TS vay một hạn mức tín dụng tối đa không quá 50 tỷ đồng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngày 19/8//2011, nguyên đơn và Công ty TS tiếp tục ký kết 01 Hợp đồng cung cấp tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng số 530/2011/HĐ nâng hạn mức tín dụng tối đa cho Công ty TS vay lên thành 220 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm cho hạn mức tín dụng tại Hợp đồng tín dụng nêu trên bao gồm:

- 25 triệu cổ phần thuộc sở hữu của bà Phạm Thị Diệu H tại Công ty TS ;

- 65 quyền sử dụng đất nông nghiệp thuộc quyền sử dụng của bà Phạm Thị Diệu H tại vùng nuôi thủy sản tại ấp AT, xã TA, huyện BT, tỉnh VL và các tài sản trên đất bao gồm: đăng quằng, nhà gỗ, cầu gỗ, nhà ở của công nhân, nhà làm việc, nhà kho lớn, nhà kho nhỏ, hệ thống cống xả, thu nước, bờ kè, cầu bến bê tông cốt thép, cống thu nước hở, cây xanh, đóng cừ, gia cố bờ ...

- Máy móc thiết bị gồm dây chuyền chế biến cá line 1, máy Recom và Mycom tại Công ty TS .

- Quyền sử dụng đất thuê làm trụ sở Công ty TS tại địa chỉ …. khu công nghiệp TN 2, thành phố CT.

Thực hiện Hợp đồng số 530/2011/HĐ, nguyên đơn đã giải ngân cho Công ty TS vay tiền thể hiện tại 12 Hợp đồng tín dụng ngắn hạn và 43 hợp đồng chiết khấu bộ chứng từ.

Do yếu kém trong khâu quản lý, điều hành nên hoạt động kinh doanh của Công ty TS không hiệu quả, làm ăn thua lỗ, nợ tiền thu mua thủy sản của nông dân và không trả được các khoản nợ cho nguyên đơn. Đến ngày 25/11/2015, Công ty TS còn nợ nguyên đơn các khoản tiền sau:

- 139.200.000.000 đồng (gốc) + 110.788.513.527 đồng (lãi);

- 2.537.960 USD (gốc) + 1.154.504,84 USD (lãi).

Tháng 8/2012, Ngân hàng TMCP SG ….. (sau đây gọi tắt là bị đơn) và Công ty TS đề nghị nguyên đơn giải chấp đồng thời chuyển giao toàn bộ tài sản bảo đảm cùng hồ sơ liên quan đến tài sản của Công ty TS tại nguyên đơn để Công ty TS tiến hành tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh với điều kiện bị đơn sẽ phát hành Thư bảo lãnh có trị giá 215.400.000.000 đồng (chưa gồm lãi phát sinh từ thời điểm bảo lãnh cho đến khi hoàn tất nghĩa vụ trả nợ vay và không hủy ngang). Sau khi được nguyên đơn chấp nhận, ngày 24/8/2012 bị đơn đã phát hành Thư bảo lãnh số 079.2012/BLTT/SHB.HO (sau đây gọi tắt là Thư bảo lãnh số 79). Theo Thư bảo lãnh này, bị đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: sau 24 tháng kể từ ngày Thư bảo lãnh có hiệu lực, nếu Công ty TS chưa thanh toán được 50% nghĩa vụ trả nợ đối với nguyên đơn thì nguyên đơn có quyền yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho Công ty đảm bảo tổng số tiền Công ty đã trả (nếu có) và số tiền bị đơn (trả nợ thay) bằng 50% giá trị bảo lãnh.

- Giai đoạn 2: sau 36 tháng kể từ ngày Thư bảo lãnh có hiệu lực, nếu Công ty TS không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với nguyên đơn thì bị đơn sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho Công ty 50% giá trị bảo lãnh còn lại (tính đến thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh) ngay khi có văn bản yêu cầu của nguyên đơn.

Quá trình thực hiện Hợp đồng tín dụng, Công ty TS liên tục vi phạm các thời hạn thanh toán vì vậy nguyên đơn đã gửi nhiều công văn yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nhưng bị đơn không phản hồi và không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Nguyên đơn khởi kiện đề nghị Tòa án buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh số tiền (đến ngày 25/11/2015) bao gồm 249.962.513.527 đồng và 3.692.464,84 USD cùng lãi phát sinh kể từ ngày 25/11/2015 cho đến khi thi hành xong Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Bị đơn Ngân hàng TMCP SG…. trình bày:

Thực hiện quyết định của Ngân hàng Nhà nước sát nhập Ngân hàng TMCP NHN (H….) vào bị đơn, ngày 22/8/2012 sau khi hoàn thành các thủ tục sát nhập, bị đơn phải xử lý các ngay các khoản nợ xấu của Công ty TS tại nguyên đơn, Ngân hàng Phát triển VN (viết tắt là VDB)... với tư cách là đơn vị tiếp nhận các khoản nợ xấu của Công ty TS (Công ty đang có nguy cơ bị phá sản) nhưng vì tinh thần trách nhiệm cùng xã hội và hành động nhân văn trong kinh doanh, bị đơn nhận nhiệm vụ tái cấu trúc toàn diện Công ty TS (bao gồm cả nợ xấu tại H và các tổ chức tín dụng khác). Thực hiện nhiệm vụ tái cấu trúc, bị đơn buộc phải nắm quyền sở hữu và kiểm soát Công ty TS để bảo đảm an toàn pháp lý và đủ thẩm quyền tái cấu trúc doanh nghiệp.

Thời điểm này, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TS thì cổ đông sáng lập là bà H sở hữu 25 triệu cổ phần (chiếm 50% vốn điều lệ Công ty) nhưng thực tế thì Hội đồng quản trị của Công ty đã phát hành khống 03 Giấy chứng nhận 25 triệu cổ phần đứng tên bà H để làm tài sản bảo đảm việc vay vốn tại nguyên đơn, VDB và để bán cho Công ty tư vấn đầu tư và dịch vụ HM (sau đây gọi tắt là Công ty HM). Do tranh chấp 25 triệu cổ phần này nên để có thể sở hữu số cổ phần và hoàn thiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, bị đơn buộc phải phát hành Thư bảo lãnh thanh toán cho Công ty TS để nguyên đơn (các bên nhận bảo lãnh) giải tỏa số cổ phần nêu trên.

Trước khi phát hành Thư bảo lãnh, ngày 23/8/2012 các bên gồm nguyên đơn, bị đơn và Công ty TS đã tiến hành ký kết Biên bản thỏa thuận 3 bên. Ngày 24/8/2012, bị đơn phát hành Thư bảo lãnh số 79 với trị giá bảo lãnh là toàn bộ dư nợ của Công ty TS tại nguyên đơn gồm dư nợ gốc VND và ngoại tệ quy đổi cùng dư nợ lãi phát sinh từ ngày Thư bảo lãnh có hiệu lực cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của Công ty TS 215.375934.952 đồng (chưa gồm lãi phát sinh từ thời điểm bảo lãnh đến lúc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thay). Thư bảo lãnh có hiệu lực kể từ khi nguyên đơn giải chấp toàn bộ tài sản, hồ sơ tài sản và các hình thức bảo đảm cho Công ty TS theo thỏa thuận tại Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012.

Ngày 24/8/2012, Công ty TS và nguyên đơn ký Biên bản bàn giao hồ sơ tài sản, nội dung nguyên đơn đồng ý giải chấp toàn bộ tài sản cùng 25 triệu cổ phần của bà H và các tài sản, hồ sơ pháp lý các tài sản bảo đảm cho bị đơn quản lý. Biên bản ghi rõ là Công ty TS và nguyên đơn liên đới hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ, trung thực và đầy đủ các thông tin, số liệu về tài sản và hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm mà bị đơn nhận bàn giao theo Biên bản. Căn cứ Biên bản bàn giao nêu trên, bị đơn đã nhận bàn giao các hồ sơ bảo đảm gồm hồ sơ chứng từ quyết toán, bản vẽ hoàn công đối với một số tài sản tại vùng nuôi thủy sản; Giấy chứng nhận cổ phần của bà Hiền; Hợp đồng mua bán + hóa đơn VAT dây chuyền chế biến cá lines 1; Hợp đồng + hóa đơn, tờ khai nhập khẩu máy Recom và Mycom; Giấy chứng nhận 65 quyền sử dụng đất vùng nuôi thủy sản; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuê tại trụ sở Công ty TS .

Bị đơn không đồng ý các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bởi:

- Khoản vay, giao dịch chiết khấu bộ chứng từ và nhận tài sản bảo đảm cho các khoản cấp tín dụng cho Công ty TS của nguyên đơn có nhiều sai phạm, Thư bảo lãnh của bị đơn chỉ có giá trị pháp lý khi khoản vay, giao dịch chiết khấu bộ chứng từ của nguyên đơn là hợp pháp.

- Thư bảo lãnh thanh toán chỉ phát sinh hiệu lực khi Bên nhận bảo lãnh đã giải chấp toàn bộ tài sản, hồ sơ tài sản và các hình thức đảm bảo cho Bên được bảo lãnh theo nội dung Biên bản làm việc và phải bàn giao lại cho bị đơn nhưng Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012 nguyên đơn chỉ cam kết giải chấp khi đã có Thư bảo lãnh nên không xác định được thời điểm phát sinh hiệu lực của Thư bảo lãnh.

Quan điểm của bị đơn về 25 triệu cổ phần mang tên bà H là không có vì đã bị kê khai khống để thực hiện 03 giao dịch (trong đó có giao dịch cầm cố tại nguyên đơn); Máy móc thiết bị dây chuyền chế biến cá line 1; Máy Recom, máy Mycom hiện không có biên bản bàn giao ký giữa nguyên đơn và Công ty TS thể hiện việc bàn giao tài sản này; Cây xanh, đóng cừ, gia cố bờ, cầu gỗ, nhà ở của công nhân... chưa có Thông báo giải chấp; Đăng quằng không có, nhà gỗ, cầu gỗ không có trên thực tế; 65 quyền sử dụng đất mang tên bà H chưa được nguyên đơn thực hiện giải chấp theo quy định nên chưa ghi nhận việc xóa đăng ký thế chấp; Quyền sử dụng đất là trụ sở làm việc của Công ty TS có thời hạn sử dụng đến năm 2045 chưa trả tiền thuê đất và phí cơ sở hạ tầng từ năm 2006.

Sau khi nhận bàn giao và tái cấu trúc Công ty TS , Ban điều hành mới của Công ty phát hiện nhiều sai phạm do cán bộ thẩm định của nguyên đơn khi thẩm định cho vay, quản lý tài sản bảo đảm. Vì vậy, bị đơn đề nghị Tòa án:

- Mở rộng điều tra trách nhiệm của nguyên đơn và lãnh đạo Công ty TS trước khi bị đơn tái cấu trúc đối với giao dịch cho vay, chiết khấu bộ chứng từ và giao dịch nhận tài sản cho các khoản cấp tín dụng này.

- Chờ kết luận của cơ quan Công an có thẩm quyền về các giao dịch cho vay, chiết khấu bộ chứng từ và nhận tài sản bảo đảm của nguyên đơn có sai phạm hay không.

- Thư bảo lãnh thanh toán của bị đơn chưa phát sinh hiệu lực do nguyên đơn chưa hoàn thành nghĩa vụ giải chấp và bàn giao toàn bộ tài sản, hồ sơ tài sản bảo đảm đã quy đinh tại Biên bản thỏa thuận.

Công ty cổ phần Thủy sản HNCT trình bày:

Tháng 02/2012, bị đơn trở thành cổ đông chiếm 70% cổ phần tại Công ty. Bị đơn tiến hành tái cấu trúc Công ty cả về tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời thanh toán các khoản nợ cho các Tổ chức tín dụng cùng các hộ, cá nhân nuôi cá và các cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ khi tiến hành thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bị đơn phát hiện việc bà H thế chấp 25 triệu cổ phần cho 03 đơn vị là VDB, nguyên đơn và Công ty HM dẫn đến việc tranh chấp khi sang tên Công ty đối với việc sở hữu cổ phần này.

Vì mới tiếp quản Công ty, chưa nắm được thực tế các khoản nợ, chịu sức ép từ việc giải cứu Công ty đang trên bờ phá sản và đảm bảo quyền lợi của các hộ dân nuôi cá nên bị đơn đồng ý phát hành bảo lãnh khoản nợ của Công ty TS khi đó nhằm giải chấp số cổ phần của bà H và dùng cổ phần này tham gia tái cấu trúc Công ty, đồng nghĩa với việc bị đơn sẽ là chủ sở hữu đối với số cổ phần nêu trên. Hiện bà H không còn là cổ đông của Công ty TS và không còn là người điều hành của Công ty. Công ty TS cho rằng việc bảo lãnh của bị đơn cho Công ty xuất phát từ việc sở hữu 25 triệu cổ phần của bà H nên phải làm rõ việc sở hữu và thế chấp số cổ phần này. Công ty TS đã gửi đơn tố cáo đến Cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an thành phố CT (sau đây gọi tắt là Cơ quan CSĐT), hiện Cơ quan CSĐT đang tiến hành điều tra, làm rõ đối với các đối tượng liên quan. Công ty đề nghị Tòa án triệu tập bà H tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án để giải quyết vụ án đúng pháp luật.

Vụ án đã được cấp sơ thẩm xử lần 1 vào ngày 24/4/2017 và ngày 07/12/2017 bị cấp phúc thẩm tuyên hủy toàn bộ Bản án, giao về cấp sơ thẩm giải quyết lại. Quá trình giải quyết lại tại cấp sơ thẩm:

Nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và đề nghị Tòa án buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trả nợ thay cho Công ty TS số tiền (tính đến ngày 26/9/2018) bao gồm 434.129.924.344 đồng. Trong đó nợ gốc là 139.174.000.000 đồng và 2.537.960 USD (tỷ giá quy đổi là 23.390 VNĐ/USD, lãi phát sinh 188.889.975.972 đồng và 1.996.710,73 USD cho đến khi thi hành xong Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Buộc Công ty TS liên đới với bị đơn chịu trách nhiệm trả nợ cho nguyên đơn.

Đối với khoản tính lãi như nguyên đơn yêu cầu, bị đơn chưa xem xét nên chưa có ý kiến. Bảo lãnh phát sinh từ ba bên nên khi giải quyết phải đi từ bối cảnh gốc (lý do vì sao mà bị đơn phải bảo lãnh cho Công ty TS ) mà không phải do bị đơn đã phát hành Thư bảo lãnh thì phải thực hiện giống phiên tòa sơ thẩm trước đã tuyên. Về ủy quyền của bà H cho ông T là không hợp pháp vì ông Tđược ủy quyền sau thời điểm ký Biên bản thỏa thuận ba bên.

Công ty TS giữ nguyên ý kiến đã trình bày tại Tòa án và không thừa nhận ủy quyền của bà H cho ông T vì việc ủy quyền không đúng quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Công ty.

Ông T, bà H không đến Tòa theo giấy triệu tập, không có văn bản trình bày ý kiến gửi đến Tòa án.

Tại phiên tòa sơ thẩm:

Đại diện ủy quyền cho nguyên đơn trình bày: bổ sung yêu cầu khởi kiện vế số tiền nợ gốc, lãi tính đến thời điểm 31/10/2019 thì dư nợ được bị đơn bảo lãnh theo chứng thư là 358.218.342.638 đồng và 4.859.843,85 USD (trong đó dư nợ gốc là 139.174.000.000 đồng và 2.537.960 USD, dư nợ lãi là 219.044.342.638 đồng và 2.321.883,85 USD).

Ngày 23/08/2012, nguyên đơn, bị đơn, Công ty TS ký Biên bản thỏa thuận, bị đơn sẽ phát hành Thư bảo lãnh để đảm bảo khoản nợ của Công ty TS , nguyên đơn phải giải chấp tài sản, hồ sơ tài sản và hình thức đảm bảo đồng thời bàn giao toàn bộ tài sản, giấy chứng nhận cổ phần cùng toàn bộ hồ sơ pháp lý cho Công ty TS để bàn giao cho bị đơn.

Ngày 24/08/2012, bị đơn phát hành Thư bảo lãnh số 79 và được nguyên đơn chấp nhận. Đồng thời, nguyên đơn đã hoàn thành nghĩa vụ bàn giao toàn bộ tài sản, giấy chứng nhận cổ phần cùng toàn bộ hồ sơ pháp lý cho Công ty TS để bàn giao cho bị đơn theo đúng Thỏa thuận ba bên đã ký kết.

Tại Biên bản thỏa thuận ba bên ngày 23/8/2012, ông Trần Văn Trí đại diện cho Công ty TS ký và đều được các bên thống nhất, công nhận và ông Tđã được ghi nhận trong chứng nhận đăng ký kinh doanh là Tổng giám đốc vào ngày 24/8/2012.

1. Việc bà H ủy quyền cho ông Tđiều hành Công ty TS khi ông T không phải là thành viên HĐQT là ủy quyền không hợp pháp. Việc ông T thỏa thuận trong Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012 không có hiệu lực vì ông Tkhông phải là đại diện của Công ty TS . Nguyên đơn nhận thấy chưa thỏa đáng vì:

- Tại thời điểm các bên có liên quan cùng nhau xử lý khủng hoảng của Công ty TS , bà H không xuất hiện để xử lý được theo chức năng nhiệm vụ của mình, nếu căn cứ theo Điều 26 Điều lệ công ty quy định trong trường hợp Chủ tịch HĐQT vắng mặt thì ủy quyền cho phó Chủ tịch HĐQT. Nếu cả 2 vắng mặt vì bất khả kháng thì HĐQT phải họp và bầu ra một người trong số họ để điều hành công ty. Trong thực tế diễn ra khi khủng hoảng tại Công ty TS , các bên liên quan tham gia giải quyết có rất nhiều thành phần, trong đó có cả các Ngân hàng như nguyên đơn, bị đơn…, có cả sự chỉ đạo từ chính quyền địa phương. Tại thời điểm này, người đại diện theo pháp luật là bà H chức danh Chủ tịch HĐQT (thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật số 60/TB.BA ngày 28/06/2012 của Công ty TS ). Các bên tham gia đều thống nhất và công nhận vai trò của ông T là người đại diện cho bà H (theo giấy Ủy quyền không số ngày 18/2/2012, bà H là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc), Công ty TS đã tiến hành các thủ tục và đăng ký thay đổi người đại diện theo Pháp luật được Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố CT ký ngày 24/8/2012 đăng ký ông Tlà người đại diện pháp luật (sau ngày ký Biên bản thỏa thuận 1 ngày).

- Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 126 Bộ luật dân sự 2015, có thể giải thích việc ông Tđại diện cho bà H tham gia giải quyết khủng hoảng của Công ty tại thời điểm này đều được các bên công nhận (có cả bị đơn và cơ quan chức năng của địa phương) là phù hợp với quy định pháp luật.

- Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 4 ngày 27/2/2012, bà H là cổ đông sáng lập nắm giữ 50% cổ phần Công ty, ông Tlà cổ đông sáng lập, nắm giữ 2% cổ phần Công ty. Căn cứ khoản 2 Điều 102, Điều 97, điểm a khoản 2 Điều 96 Luật doanh nghiệp 2005, việc ông Ttham gia giải quyết khủng hoảng của Công ty TS với tư các đại diện của cổ đông sáng lập nắm giữ trên 51% cổ phần Công ty là phù hợp với quy định pháp luật.

- Căn cứ vào Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012, bị đơn với tư cách là một trong các chủ thể tham gia ký kết, nhận thức rõ vai trò của ông T tham gia với tư cách là đại diện cho Công ty TS , vì vậy bị đơn đã căn cứ trên Biên bản thỏa thuận để tiến hành phát hành Thư bão lãnh số 79 theo đúng quy định mà không chịu bất kỳ sự ép buộc nào từ các bên tham gia ký kết tại Biên bản thỏa thuận.

Vì các lẽ trên nên việc nhận định Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012 không có hiệu lực là không có căn cứ và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các giao dịch của các bên tham gia ký kết trên Biên bản này.

2. Về việc nguyên đơn giải chấp 25 triệu cổ phần của bà H, làm cơ sở cho bị đơn nhận chuyển nhượng từ bà H và cùng Công ty TS thực hiện các điều kiện tại Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012 là không hợp pháp và ảnh hưởng đến quyền lợi của các tổ chức khác như các AC…., AB….., E… và V… là không có căn cứ, bởi lẽ:

- Việc nguyên đơn nhận thế chấp 25 triệu cổ phần của bà H được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Để hỗ trợ cho các bên tham gia xử lý khủng hoảng cho Công ty TS , nguyên đơn đã có Thông báo 2210/CV-SGD2 ngày 24/8/2012. Kết quả, bị đơn đã tiến hành các thủ tục chuyển nhượng 25 triệu cổ phần của bà H cho bị đơn và bị đơn đã đăng ký với tư cách là cổ đông sáng lập của Công ty TS thay thế cho bà H (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần đăng ký thay đổi lần 5 cấp ngày 24/8/2012, thay thế Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần đăng ký lần 4 cấp ngày 27/2//2012).

- Kể từ khi bị đơn là cổ đông sáng lập Công ty TS (từ ngày 24/8/2012), Công ty TS liên tục đăng ký thay đổi người đại diện pháp luật để điều hành Công ty. Đến ngày 5/12/2015, Công ty đăng ký thay đổi lần thứ 10, đổi tên thành Công ty cổ phần thủy sản HNCT, ngày 14/12/2015 Công ty đăng ký thay đổi lần thứ 11, bị đơn vẫn là cổ đông sáng lập cho đến nay.

- Theo Giấy mời số 1645/GM-SKHĐT ngày 01/08/2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP CT đã tổ chức cuộc họp ngày 4/8/2012 với các Ngân hàng có liên quan trong đó có tham dự của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP CT và Công ty TS để yêu cầu nguyên đơn giải chấp 25 triệu cổ phần của bà H để chuyển nhượng cho bị đơn. Vì vậy, các bên đều hiểu rõ việc bị đơn phát hành Chứng thư bão lãnh để nguyên đơn thay thế nghĩa vụ đảm bảo nợ của Công ty TS để bị đơn có đủ điều kiện nhận chuyển nhượng 25 triệu cổ phần của bà H.

Việc Công ty liên tục thông báo và đăng ký thay đổi thông tin trên Giấy phép kinh doanh kể từ ngày bị đơn là cổ đông sáng thay thế cho bà H đến nay nhưng chưa có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện gì đối với thay đổi trên. Hiện nay, bị đơn vẫn đang là cổ đông lớn của Công ty TS đã chứng minh điều này.

Vì vậy, quan điểm cho rằng việc thay đổi này đã ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức trên, cũng như bị đơn chưa nhận được tài sản trên từ bà H chỉ dựa trên lời khai của bị đơn là không thỏa đáng và chưa đủ cơ sở, chứng cứ thuyết phục.

3. Về hiệu lực của chứng thư bảo lãnh:

Theo Thư bảo lãnh số 79 thì điều kiện để chứng thư có hiệu lực là nguyên đơn giải chấp toàn bộ tài sản, hồ sơ tài sản và các hình thức bảo đảm cho Công ty TS . Đối chiếu với điều kiện này, nguyên đơn khẳng định đã thực hiện đủ các công việc cần thiết để chứng thư bảo lãnh phát sinh hiệu lực pháp lý, cụ thể như sau:

Nguyên đơn đã bàn giao đầy đủ hồ sơ về tài sản bảo đảm cho Công ty TS thể hiện:

- 05 Biên bản giao trả giấy tờ tài sản thế chấp ký ngày 24/08/2012 cho 05 Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm cho khoản vay (bản sao các biên bản này đã được cung cấp cho Tòa án) có chữ ký của ông Tvà xác nhận của Công ty TS ;

- Biên bản xác nhận ngày 05/9/2012 của ông Tvà bà H về việc đã hoàn thành thủ tục giải chấp tài sản;

- Công văn số 2221/CV-SGD2 ngày 24/08/2012 của nguyên đơn gửi bị đơn và Công ty TS về việc xác nhận đã hoàn thành thủ tục giải chấp toàn bộ tài sản và thay thế bằng hình thức Thư bảo lãnh của bị đơn.

Về bàn giao tài sản bảo đảm:

Đối với các tài sản bảo đảm cho khoản vay của Công ty TS được nguyên đơn nhận theo hình thức thế chấp, theo quy định của pháp luật dân sự (Điều 342 Bộ luật dân sự 2005), nguyên đơn chỉ nhận và giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản và không nhận chuyển giao tài sản thế chấp từ Bên thế chấp, vì vậy nguyên đơn không có trách nhiệm cũng như không thực hiện thủ tục bàn giao tài sản trên thực địa.

Riêng đối với số lượng 25 triệu cổ phần mà nguyên đơn đã nhận cầm cố thì nguyên đơn đã thực hiện đầy đủ thủ tục giải chấp theo Biên bản giao trả tài sản cầm cố ngày 24/08/2012, đồng thời có văn bản số 2210/CV-SGD2 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố CT xác nhận đã giải chấp tài sản này, làm cơ sở để bị đơn thực thiện thủ tục sang tên cổ phần, trở thành cổ đông chính thức của Công ty TS .

Nguyên đơn khẳng định đã hoàn thành các công việc cần thiết để Thư bảo lãnh số 79 phát sinh hiệu lực pháp lý kể từ ngày 24/8/2012.

4. Về phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh:

Theo Thư bảo lãnh số 79 thì phạm vi bảo lãnh của Chứng thư là toàn bộ dư nợ gốc và lãi vay (gồm cả lãi phát sinh từ thời điểm chứng thư có hiệu lực cho đến khi hoàn tất nghĩa vụ trả nợ thay) của Bên được bảo lãnh ( Công ty TS ). Vì vậy, tính đến thời điểm 31/10/2019 thì dư nợ được bị đơn bảo lãnh theo chứng thư là 358.218.342.638 đồng và 4.859.843,85 USD (trong đó dư nợ gốc là 139.174.000.000 đồng và 2.537.960 USD, dư nợ lãi là 219.044.342.638 đồng và 2.321.883,85 USD).

Ngoài ra, bị đơn còn chịu trách nhiệm bảo lãnh đối với phần dư nợ lãi phát sinh cho đến thời điểm thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh.

5. Về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bị đơn:

Theo Thư bảo lãnh số 79 thì bị đơn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo các giai đoạn:

- Giai đoạn 1: sau 24 tháng kể từ ngày Thư bảo lãnh có hiệu lực nếu Công ty TS chưa thanh toán được 50% nghĩa vụ trả nợ đối với nguyên đơn thì bị đơn sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng 50% giá trị bảo lãnh.

- Giai đoạn 2: sau 36 tháng kể từ ngày Thư bảo lãnh có hiệu lực nếu Công ty TS không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, bị đơn sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay 50% giá trị bảo lãnh còn lại (tính đến thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh) ngay khi có văn bản yêu cầu của nguyên đơn.

Căn cứ thực trạng khoản vay, Công ty TS không trả được bất cứ khoản tiền nào kể từ thời điểm bị đơn phát hành bảo lãnh, nguyên đơn đã có rất nhiều văn bản đề nghị bị đơn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, đồng thời đã gửi bị đơn bản gốc chứng thư bảo lãnh theo đúng quy định về hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tại chứng thư nhưng bị đơn vẫn không thực hiện nghĩa vụ. Hành vi trên của bị đơn đã vi phạm nghiêm trọng cam kết bảo lãnh tại Thư bảo lãnh số 79, cũng như các quy định của pháp luật về bảo lãnh Ngân hàng (Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế bảo lãnh Ngân hàng).

Nguyên đơn đề nghị Tòa án buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với nguyên đơn trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh tại điểm 2 trên đây.

6. Bị đơn cho rằng các Hợp đồng tín dụng, giao dịch chiết khấu bộ chứng từ có sai sót, vô hiệu nên không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:

- Chứng thư bảo lãnh của bị đơn không đặt điều kiện chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi các hồ sơ tín dụng hợp pháp. Vì vậy, bị đơn luôn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vô điều kiện cho dù các quan hệ tín dụng của nguyên đơn và Công ty TS có hợp pháp hay không.

- Hơn nữa, trước khi phát hành Thư bảo lãnh cho nguyên đơn, trên cơ sở đề nghị của bị đơn tại văn bản số 1578/CV-SHB ngày 31/07/2012 về việc được thu thập các số liệu, hồ sơ tài liệu liên quan đến các khoản cấp tín dụng cho Công ty TS , nguyên đơn đã cung cấp toàn bộ hồ sơ tín dụng cho bị đơn theo yêu cầu để bị đơn nghiên cứu. Sau đó, ngày 23/08/2012, bị đơn chính thức có Văn bản số 1879/CV-SHB trong đó xác nhận sau khi xem xét cơ sở pháp lý và thực tế các khoản nợ của Công ty TS tại nguyên đơn, bị đơn đề nghị phát hành thư bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho Công ty TS phát sinh theo các Hợp đồng tín dụng ngắn hạn, chiết khấu bộ chứng từ đã ký giữa nguyên đơn và Công ty TS . Như vậy, về chất lượng hồ sơ các khoản vay của Công ty TS tại nguyên đơn đã được bị đơn nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trước khi đề nghị nguyên đơn chấp thuận việc bị đơn phát hành Thư bảo lãnh thay thế cho các tài sản bảo đảm của khoản vay.

- Ngoài ra, nêu đánh giá về các sai sót trong quá trình nguyên đơn cho Công ty TS vay vốn thì việc này đã được Cơ quan CSĐT xem xét đánh giá từ năm 2012 đến nay nhưng vẫn không xác định có yếu tố tội phạm nên mới đồng ý để Tòa án tiếp tục giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Căn cứ khoản 1 Điều 2, điểm a khoản 2 Điều 2, khoản 2 Điều 5, khoản 1 Điều 6, Điều 14, Điều 23, khoản 1 Điều 27 Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế bảo lãnh Ngân hàng, nguyên đơn đề nghị không xem xét đánh giá lại đối với hồ sơ tín dụng của nguyên đơn trong quá trình giải quyết tranh chấp thư Bảo lãnh, hơn nữa vấn đề này cũng không liên quan đến yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và cũng không có yêu cầu phản tố từ phía bị đơn.

7. Về việc nguyên đơn không thực hiện thủ tục xóa đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các quyền sử dụng đất:

- Tại thời điểm ngày 24/08/2012, nguyên đơn đã tiến hành bàn giao toàn bộ các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đã nhận thế chấp cho Công ty TS nên việc xóa đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các Giấy chứng nhận này chỉ Công ty TS mới có điều kiện để thực hiện.

- Đối với các Hợp đồng thế chấp có đăng ký giao dịch bảo đảm, nguyên đơn đã ký Đơn yêu cầu xóa đăng ký có đầy đủ chữ ký của đại diện nguyên đơn và ông Trần Văn Trí (đại diện pháp luật của Công ty TS ) để Công ty tiến hành làm thủ tục xóa đăng ký đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cơ quan chức năng theo đúng tinh thần thỏa thuận 3 bên ngày 23/8/2012.

Căn cứ điểm c, g Điều 13, Điều 31, Điều 19 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm, nguyên đơn khẳng định đã hoàn thành thủ tục giải chấp tài sản và việc này cũng đã được Công ty TS xác nhận theo Biên bản xác nhận ngày 24/8/2012.

- Sau khi bàn giao toàn bộ các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đã nhận thế chấp cho Công ty TS để bàn giao lại cho bị đơn (theo Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012 tại khoản 2 mục I), nguyên đơn đã có Văn bản số 2221/CV-SGD2 ngày 24/8/2012 gửi cho bị đơn và Công ty TS thông báo về việc đã tiến hành các thủ tục giải chấp toàn bộ tài sản, hồ sơ tài sản và các hình thức bảo đảm cho Công ty TS theo đúng chi tiết phụ lục kèm theo Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012.

Ngoài ra, khi Công ty TS không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, nguyên đơn đã có nhiều văn bản yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bị đơn đã có nhiều văn bản phản hồi nguyên đơn, cũng như có nhiều buổi làm việc với nguyên đơn để giải quyết vần đề này nhưng bị đơn chưa bao giờ đề cập đến việc hồ sơ thế chấp chưa xóa đăng ký giao dịch bảo đảm. Vì vậy, việc bị đơn đưa vấn đề này ra phiên tòa chỉ là lý do để cố tình không làm phát sinh điều kiện để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Căn cứ khoản 2 Điều 120 Bộ luật dân sự 2015, nguyên đơn đề nghị Hội đồng xét xử coi như điều kiện này đã xảy ra.

8. Về lãi suất:

- Khẳng định lãi suất nguyên đơn áp dụng đối với các khoản vay của Công ty TS không phải là mức lãi suất cao tại thời điểm đó (thời điểm 2011).

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 3, khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/02/2017 của Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo các Tòa án là đối với Hợp đồng vay mà một bên là Tổ chức tín dụng thì lãi suất của hợp đồng vay được thực hiện theo thỏa thuận mà không theo quy định tại khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự 2005.

Tại các Hợp đồng tín dụng được ký kết giữa nguyên đơn và Công ty TS được xác định rõ tại Điều 2 là lãi suất được điều chỉnh theo chính sách lãi suất và thông báo của Ngân hàng tại từng thời điểm, tại các thời điểm thay đổi lãi suất nguyên đơn có thông báo, nguyên đơn và Công ty TS đều có ký kết các phụ lục hợp đồng về thay đổi lãi suất.

- Tại thời điểm ký các giao dịch giữa nguyên đơn và Công ty TS , không thuộc trường hợp áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng.

Nguyên đơn đã áp dụng lãi suất cho vay đối với Công ty TS là đúng theo quy định của pháp luật. Cách tính lãi suất bằng ngoại tệ của nguyên đơn là phù hợp với quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên tại các Hợp đồng đã ký.

9. Về các Hợp đồng chiết khấu có truy đòi hối phiếu đòi nợ theo các hình thức đòi tiền giữa nguyên đơn với Công ty TS :

a. Về việc chiết khấu bằng ngoại tệ:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 thì Tổ chức tín dụng được quyền chiết khấu bằng ngoại tệ ghi trả trên công cụ chuyển nhượng đối với khách hàng được phép thu ngoại tệ. Công ty TS là doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản nên được phép thu ngoại tệ. Hơn nữa, sau khi được nguyên đơn chiết khấu bằng ngoại tệ thì doanh nghiệp cũng đã bán toàn bộ ngoại tệ được chiết khấu cho nguyên đơn nên không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

b. Về lãi suất của các khoản chiết khấu:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất chiết khấu. Căn cứ vào quy định này, nguyên đơn và Công ty TS đã thỏa thuận mức lãi suất chiết khấu là 7%/năm (theo Hợp đồng chiết khấu) và lãi suất phạt quá hạn là theo quy định của Ngân hàng (khoản 3 Điều 1 Hợp đồng cung ứng tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng số 530/2011/HĐ ngày 19/08/2011).

c. Về chứng từ kèm theo Hợp đồng chiết khấu khấu:

Căn cứ khoản 1, 5, 10 Điều 3, khoản 1 Điều 5, Điều 6 Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 63/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006, căn cứ khoản 2, 14 Điều 4, khoản 2 Điều 6 Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Tại thời điểm chiết khấu, các bên tham gia quan hệ công cụ chuyển nhượng được thoả thuận áp dụng các loại chứng từ:

- Hối phiếu (Bill of exchange);

- Chứng từ vận tải (transport documents);

- Chứng từ xuất xứ (certificate of origin);

- Chứng từ kiểm dịch (sanitary cert);

- Tờ khai hải quan (cusctóm declaration);

- Phiếu đóng gói (packing list);

- Hóa đơn (Invoice);

- Khác (orther) IFS.

Việc bị đơn và Công ty TS viện dẫn các hồ sơ như hàng tồn kho, chứng từ mua nguyên liệu,… đây là hồ sơ trong hoạt động quản lý kinh doanh và điều hành nội bộ của Công ty, không liên quan đến quy trình chiết khấu Bộ chứng từ giữa nguyên đơn với Công ty.

Nguyên đơn đề nghị Tòa án không chấp nhận yêu cầu loại trừ ra khỏi nghĩa vụ trả nợ thay của bị đơn trong quá trình thực hiện nghĩa vụ bão lãnh của mình theo Thư bão lãnh số 79.

Sau thời hạn 2 năm kể từ ngày phát hành thư bảo lãnh, Công ty TS không thanh toán khoản nợ đến hạn. Nguyên đơn đã nhiều lần gửi thông báo yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo tiến độ trong thư bảo lãnh nhưng đến nay bị đơn không thực hiện bất kỳ khoản thanh toán nào.

Nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải có nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán số tiền tạm tính đến ngày 31/10/2019 là 358.218.342.638 đồng và 4.859.843,85 USD và toàn bộ nghĩa vụ nợ lãi phát sinh sau ngày 31/10/2019 cho đến khi bị đơn thanh toán xong toàn bộ nghĩa vụ theo Thư bảo lãnh số 79 đã phát hành.

Đại diện ủy quyền của bị đơn trình bày: bị đơn không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn nhận thấy không đủ có căn cứ pháp lý để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bởi:

1. Thư Bảo lãnh thanh toán do bị đơn phát hành chưa phát sinh hiệu lực:

Tại Thư bảo lãnh thanh toán do bị đơn phát hành quy định về hiệu lực như sau: “Thư bảo lãnh này có hiệu lực kể từ khi Bên nhận bảo lãnh giải chấp toàn bộ tài sản, hồ sơ tài sản và các hình thức đảm bảo cho Bên được bảo lãnh theo nội dung Biên bản làm việc ngày 23/8/2012”.

Tại mục 2 Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012 quy định nguyên đơn cam kết “Trên cơ sở Thư bảo lãnh thanh toán của bị đơn, đề nghị của bà H (hoặc người được bà H ủy quyền) và Công ty TS , nguyên đơn sẽ thực hiện giải chấp toàn bộ tài sản, hồ sơ tài sản và các hình thức đảm bảo cho Công ty TS (chi tiết theo danh mục đính kèm Biên bản này) đồng thời bàn giao toàn bộ tài sản, giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cùng toàn bộ hồ sơ pháp lý của các tài sản bảo đảm nêu trên cho Công ty TS để bàn giao lại cho bị đơn.” Theo nội dung của Thư bảo lãnh thanh toán thì điều kiện phát sinh hiệu lực của thư bảo lãnh phải thỏa mãn 2 điều kiện là:

- Nguyên đơn phải hoàn thành việc giải chấp toàn bộ tài sản, hồ sơ tài sản bảo đảm đối với các tài sản bảo đảm của Công ty TS tại nguyên đơn; và - Nguyên đơn phải hoàn thành việc bàn giao toàn bộ tài sản, hồ sơ pháp lý của các tài sản bảo đảm này cho Công ty TS để bàn giao cho bị đơn.

Nguyên đơn phải hoàn thành việc bàn giao toàn bộ tài sản, hồ sơ pháp lý của các tài sản bảo đảm này cho Công ty TS để bàn giao cho bị đơn. Tuy nhiên, điều kiện này nguyên đơn chưa hoàn thành bởi các lý do sau:

Thứ nhất, mặc dù trong Biên bản thỏa thuận ký ngày 23/8/2012 nguyên đơn cam kết sẽ “bàn giao toàn bộ tài sản cùng toàn bộ hồ sơ pháp lý của các tài sản bảo đảm” nhưng trên thực tế không có hành động bàn giao tài sản bảo đảm trên thực địa mà chỉ có việc bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm mà thôi, điều này thể hiện ở Biên bản bàn giao tài sản và hồ sơ tài sản ngày 24/8/2012, theo đó tại Phụ lục của Biên bản bàn giao này chỉ ghi nhận việc bàn giao hồ sơ của Tài sản bảo đảm.

Thứ hai, tại Biên bản bàn giao tài sản ký ngày 24/8/2012 có ghi nhận việc bàn giao hồ sơ nhưng thực tế tài sản không tồn tại trước và tại thời điểm bàn giao (cụ thể là Đăng Quằng). Đồng thời, khi Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện thẩm định tài sản tại chỗ cũng xác định rõ không có Đăng Quằng trên thực tế.

Quan điểm của bị đơn nếu bất kỳ điều kiện nào làm căn cứ phát sinh hiệu lực của Thư bảo lãnh chưa hoàn thành thì chưa đủ cơ sở để Thư bảo lãnh phát sinh hiệu lực. Do đó, việc nguyên đơn gửi các văn bản yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời gian qua khi Thư bảo lãnh này chưa hề phát sinh hiệu lực là chưa phù hợp.

2. Giao dịch cho vay giữa nguyên đơn và Công ty TS cơ sở phát hành Thư bảo lãnh bộc lộ nhiều sai phạm, cụ thể như sau:

- Do lý do của việc phát hành Thư bảo lãnh là để kịp tái cấu trúc doanh nghiệp như đã nêu trên nên sau thời điểm tái cấu trúc, để kiểm soát tính hợp pháp của các giao dịch và các hoạt động của Công ty TS trước đây, tháng 11/2012, Công ty TS tiến hành thuê Ernst & Young để kiểm toán toàn diện hoạt động trước đây của Công ty và phát hiện bà H đã nhờ người nhà lập khống chứng từ cá nhân để sử dụng làm mục đích vay vốn tại nguyên đơn theo các Hợp đồng tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động xuất khẩu. Do các chứng từ này được lập khống, không có thật nên đã gây thất thoát lớn cho Công ty TS .

- Do phát hiện nguyên đơn có nhiều sai phạm trong quá trình cấp tín dụng, nên Công ty TS đã yêu cầu Cơ quan CSĐT tiến hành điều tra, xác minh về các sai phạm này và khi tiến hành điều tra Cơ quan CSĐT cũng đã nhận thấy nguyên đơn có các sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng, cụ thể:

Cơ quan CSĐT có Công văn số 117/CSĐT-KT ngày 30/12/2016 trả lời Toàn án quận Hoàn Kiếm trong đó đã nêu rõ là đối với 43 hồ sơ chiết khấu còn dư nợ, cơ quan điều tra đang làm rõ xem các hồ sơ này là thật hay khống, Cơ quan CSĐT nghi ngờ làm khống để chiết khấu tại Ngân hàng.

Sau đó, Cơ quan CSĐT đã có điều tra đối với các cán bộ của nguyên đơn khi thực hiện cấp tín dụng và các cán bộ này đều thừa nhận về việc nguyên đơn không tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế tại các hộ dân hay các tổ chức, cá nhân bán, cung cấp cá tra nguyên liệu cho Công ty TS , mà chỉ căn cứ vào Hợp đồng mua bán nguyên liệu, biên nhận do Công ty TS cung cấp (thể hiện qua Biên bản ghi lời khai tại Cơ quan CSĐT).

Công văn số 51/CSĐT-KT ngày 25/01/2018 gửi Tòa án quận Hoàn Kiếm, trong đó xác nhận cụ thể rằng toàn bộ những người ký hợp đồng bán cá làm căn cứ giải ngân mà Cơ quan CSĐT làm việc đều khai nhận không bán cá, không nuôi cá, không có cá để bán cho Công ty TS , ký hợp đồng khống theo chỉ đạo của bà H để Công ty TS vay vốn nguyên đơn.

Các khoản cấp tín dụng ngắn hạn liên quan đến mục đích cấp vốn cho Công ty TS để mua cá nguyên liệu từ các hộ nuôi cá cho Công ty TS tại nguyên đơn có nhiều sai phạm trong việc làm khống chứng từ, sử dụng vốn sai mục đích trong Hợp đồng tín dụng, có sự không cẩn trọng trong việc thẩm định mục đích vay vốn trước khi giải ngân.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế bảo lãnh Ngân hàng ban hành kèm Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 (có hiệu lực ở thời điểm phát hành thư bảo lãnh) và theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 thì Tổ chức tín dụng chỉ được xem xét, quyết định cấp bảo lãnh cho khách hàng khi nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp. Do việc phát hành Thư bảo lãnh không như thông thường như đã nêu trên nên nếu chưa làm rõ được tính hợp pháp của các quan hệ tín dụng giữa nguyên đơn và Công ty TS . Thư bảo lãnh sẽ không thể phát sinh hiệu lực do không đáp ứng được quy định về bảo lãnh ngân hàng.

TS :

Sai phạm trong việc quản lý tài sản bảo đảm là cổ phần của bà H tại Công ty Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1800604806 của Công ty TS bà H sở hữu 25 triệu cổ phần, chiếm 50% vốn điều lệ của Công ty TS . Ngày 30/7/2008, nguyên đơn đã nhận cầm cố 25 triệu cổ phần này của bà H để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của Công ty TS tại nguyên đơn theo Hợp đồng bảo đảm số 566a/2010/HĐ ngày 04/8/2010.

Sau khi được cầm cố tại nguyên đơn thì toàn bộ 25 triệu cổ phần này sau đó cũng được dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ của Công ty TS tại V…theo Hợp đồng bảo đảm số 01/2011/HĐCC/NHPTVN ngày 11/11/2011. Sau khi đã dùng chính số lượng cổ phần này để bảo đảm tại 02 Ngân hàng, bà H tiếp tục thực hiện giao dịch bán có kỳ hạn (có thỏa thuận mua lại) với Công ty HM theo Hợp đồng mua bán kỳ hạn số 51/2011/HBB- PTDH ngày 13/07/2011 để nhận 125 tỷ đồng. Như vậy, chỉ với một lượng cổ phần nhưng lại được dùng để bảo đảm cho 02 Ngân hàng và thực hiện 01 giao dịch mua bán. Như vậy, có thể thấy sau khi nhận cầm cố 25 triệu cổ phần này, nguyên đơn không thực hiện việc quản lý tài sản bảo đảm, không giám sát sau cho vay để kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc bà H sử dụng 25 triệu cổ phần để giao dịch khống.

Theo các Biên bản ghi lời khai tại Cơ quan CSĐT thì các cán bộ của nguyên đơn cũng thừa nhận khi cầm cố 25 triệu cổ phần, nguyên đơn không tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm và phong tỏa số cổ phần này.

Thư bảo lãnh của bị đơn chỉ có giá trị pháp lý khi điều kiện để phát sinh hiệu lực của Thư bảo lãnh đã thỏa mãn, tức là tài sản thực tế khớp đúng với tài sản trên hồ sơ khi nhận bàn giao và tất cả các khoản cấp tín dụng của nguyên đơn cho Công ty TS để làm cơ sở phát hành Thư bảo lãnh là hợp pháp, không có vi phạm pháp luật.

Biên bản làm việc ký ngày 23/8/2012 là căn cứ để bị đơn phát hành Thư bảo lãnh do ông Trần Văn Trí đại diện Công ty TS ký không đủ thẩm quyền:

Theo văn bản ủy quyền ngày 15/3/2012 thì bà H đã ủy quyền cho chồng là ông Tđược quyền thay mặt bà tham dự các cuộc họp của HĐQT công ty, được phát biểu, biểu quyết các vấn đề tại các cuộc họp với cổ phần mà bà đang sở hữu, được xử lý các vấn đề liên quan đến điều hành công ty, được ủy quyền các hợp đồng vay vốn, giấy nhận nợ, check rút tiền mặt, ủy nhiệm chi và các vấn đề liên quan đến Ngân hàng. Tuy nhiên, theo Điều 26 Điều lệ Công ty TS thông qua ngày 31/01/2010 đã quy định trong trường hợp Chủ tịch HĐQT trị vắng mặt thì ủy quyền cho Phó chủ tịch HĐQT. Nếu cả hai vắng mặt vì bất khả kháng thì HĐQT phải họp và bầu ra một người trong số họ để điều hành công ty. Do vậy, việc bà H ủy quyền cho ông Tđiều hành Công ty khi ông Tkhông phải là thành viên HĐQT là ủy quyền không hợp pháp.

Ngoài ra, tại Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012, ông Tđã ký kết với tư cách là Tổng giám đốc của Công ty TS , tuy nhiên theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thì ông Tlà Tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Công ty từ ngày 24/8/2012, như vậy tại thời điểm này ông Tchưa đủ tư cách là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Việc ông Tthỏa thuận trong Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012 là không có hiệu lực vì ông T không phải là người đại diện của công ty và cũng không đủ thẩm quyền thay mặt bà H thực hiện các nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT.

Đề nghị Tòa án ghi nhận Thư bảo lãnh chưa phát sinh hiệu lực, bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và tuyên bị đơn không phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn.

Đại diện theo ủy quyền của Công ty TS trình bày:

Việc ba bên có thỏa thuận tái cấu trúc Công ty TS là một thực tế. Thời điểm đó, Công ty TS trên bờ vực phá sản, nợ các Ngân hàng, tổ chức, cá nhân rất nhiều và có thể gây mất trật tự xã hội. Chính vì vậy mà chính quyền địa phương đã tổ chức hội nghị để các chủ nợ ngồi lại bàn cách tháo gỡ. Bị đơn đã đứng ra bảo lãnh, để có thể tham gia tái cấu trúc Công ty TS . Vào thời điểm này, các thành viên HĐQT công ty đều vắng mặt. Vì vậy, ông T là chồng bà H , người sở hữu số lượng cổ phần lớn của công ty có đứng ra đàm phán với các bên. Ngày 24/8/2012, bị đơn có phát hành Thư bảo lãnh số 79 qua đó sẽ bảo lãnh thanh toán nợ của Công ty TS và nguyên đơn giải chấp toàn bộ tài sản đảm bảo của các khoản nợ này để Công ty TS thế chấp, bàn giao cho bị đơn. Sau khi Thư bảo lãnh được phát hành, nguyên đơn đã bàn giao một số tài sản, hồ sơ tài sản cho Công ty TS nhưng trên thực tế lại không bàn giao mà chỉ bàn giao hồ sơ, sổ sách cho ông Tlà người đại diện công ty. Chính vì vậy, hiện tại toàn bộ 65 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ chồng ông Trí, bà H tại VL chưa thể tiến hành thủ tục thế chấp tại bị đơn được. Sau khi tiến hành tái cấu trúc, Công ty TS thấy việc lập hồ sơ chiết khấu có nhiều điểm không minh bạch, một số tài sản không còn hoặc không tồn tại trên thực tế như hàng tồn kho không có, đăng quằng chưa hề tồn tại trên thực tế. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, Công ty TS đã có đơn tố cáo gửi lên Cơ quan CSĐT để làm rõ các sai phạm. Nay quan điểm của Công ty TS là đề nghị bị đơn không nhất trí việc các bên thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 25/2019/KDTM-ST ngày 04/11/2019 của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã quyết định:

1. Không chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn đối với bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty TS về việc tranh chấp nghĩa vụ bảo lãnh.

2. Xác định Thư bảo lãnh số 79 của bị đơn chưa phát sinh hiệu lực.

Ngoài ra, Bản án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Không đồng ý với Bản án sơ thẩm nêu trên, nguyên đơn kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm, đề nghị cấp phúc thẩm bác bỏ nội dung nhận định, quyết định không đúng của Bản án sơ thẩm và sửa Bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với bị đơn và Công ty TS :

- Buộc bị đơn thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền vay của Công ty TS tại nguyên đơn tính đến ngày 31/10/2019 là 358.218.342.638 đồng và 4.859.843,85 USD và lãi phát sinh cho đến khi thanh toán hết nợ gốc theo lãi suất quá hạn quy định tại các Hợp đồng tín dụng;

- Buộc Công ty TS có nghĩa vụ liên đới đối với dư nợ vay nêu trên;

- Buộc bị đơn phải chịu toàn bộ án phí và các chi phí liên quan đến phần khởi kiện, thi hành án.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày: nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, yêu cầu kháng cáo và các trình bày trước kia tại Tòa án cấp sơ thẩm. Nguyên đơn đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn sửa Bản án sơ thẩm theo hướng buộc bị đơn và Công ty TS phải liên đới thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng theo các Hợp đồng tín dụng và Thư bảo lãnh số 79 đã ký kết giữa các bên.

Ngày 23/8/2012, nguyên đơn, bị đơn, Công ty TS ký Biên bản thỏa thuận, bị đơn sẽ phát hành Thư bảo lãnh để đảm bảo khoản nợ của Công ty TS , nguyên đơn phải giải chấp tài sản, hồ sơ tài sản và hình thức đảm bảo đồng thời bàn giao toàn bộ tài sản, giấy chứng nhận cổ phần cùng toàn bộ hồ sơ pháp lý cho Công ty TS để bàn giao cho bị đơn.

Ngày 24/8/2012, bị đơn phát hành Thư bảo lãnh số 79 và được nguyên đơn chấp nhận. Đồng thời, nguyên đơn đã hoàn thành nghĩa vụ bàn giao toàn bộ tài sản, giấy chứng nhận cổ phần cùng toàn bộ hồ sơ pháp lý cho Công ty TS để bàn giao cho bị đơn theo đúng Thỏa thuận ba bên đã ký kết. Nguyên đơn không bàn giao hiện trạng cho bị đơn mà chỉ bàn giao trên sổ sách và giấy tờ vì khi nhận thế chấp tài sản của Công ty TS nguyên đơn cũng chỉ nhận trên giấy tờ mà không kiểm tra hiện trạng. Bị đơn là Công ty TS cho rằng nhiều tài sản không có trên thực tế như đăng quằng, nhà kho... nguyên đơn cho rằng không đúng vì nguyên đơn trước khi nhận tài sản thế chấp đã thuê đơn vị tư vấn và thẩm định tài sản, đơn vị này đã chụp ảnh lại toàn bộ những tài sản này và có trong hồ sơ thế chấp. Còn thực tế thì nguyên đơn không nhận trên thực địa nên nguyên đơn không bàn giao trên thực địa cho bị đơn và nguyên đơn cho rằng bị đơn đã nghiên cứu kỹ trước khi nhận lại tài sản thế chấp nên không thể thiếu tài sản thế chấp. Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Nguyên đơn cũng cho rằng bị đơn và Công ty TS không công nhận ông Tđại diện cho Công ty TS ký Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012, Công ty TS đã tiến hành các thủ tục và đăng ký thay đổi người đại diện theo Pháp luật được vào ngày 24/8/2012 và ông Tlà người đại diện pháp luật (sau ngày ký Biên bản thỏa thuận 1 ngày) là phù hợp với quy định pháp luật.

Vì các lẽ trên nên việc Bản án sơ thẩm nhận định Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012 không có hiệu lực là không có căn cứ và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các giao dịch của các bên tham gia ký kết trên Biên bản này đặc biệt là nguyên đơn.

Về việc nguyên đơn giải chấp 25 triệu cổ phần của bà Hiền, làm cơ sở cho bị đơn nhận chuyển nhượng từ bà H và cùng Công ty TS thực hiện các điều kiện tại Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012 là hợp pháp và không ảnh hưởng đến quyền lợi của các tổ chức khác như các A…, AB…., E…. và V…., vì nguyên đơn nhận thế chấp 25 triệu cổ phần của bà H được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Kể từ khi bị đơn là cổ đông sáng lập Công ty TS (từ ngày 24/8/2012), Công ty TS liên tục đăng ký thay đổi người đại diện pháp luật để điều hành Công ty. Đến ngày 5/12/2015, Công ty đăng ký thay đổi lần thứ 10, đổi tên thành Công ty cổ phần thủy sản HNCT, ngày 14/12/2015 Công ty đăng ký thay đổi lần thứ 11, bị đơn vẫn là cổ đông sáng lập cho đến nay. Việc Công ty TS liên tục thông báo và đăng ký thay đổi thông tin trên Giấy phép kinh doanh kể từ ngày bị đơn là cổ đông sáng thay thế cho bà H đến nay nhưng chưa có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện gì đối với thay đổi trên. Hiện nay, bị đơn vẫn đang là cổ đông lớn của Công ty TS đã chứng minh điều này.

Nguyên đơn xác nhận khi nhận thế chấp 25 triệu cổ phần mang tên bà Hiền, nguyên đơn không đăng ký giao dịch bảo đảm mà chỉ thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố CT biết. Còn khi giải chấp số cổ phần này là nguyên đơn giải chấp và chuyển giao cho ông Tvà ông Tbàn giao lại cho bị đơn.

Nguyên đơn cho rằng việc nguyên đơn và bị đơn thỏa thuận thay đổi tài sản bảo đảm là tài sản thế chấp bằng Thư bảo lãnh là hoàn toàn phù hợp với Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế bảo lãnh Ngân hàng, nguyên đơn đề nghị không xem xét đánh giá lại đối với hồ sơ tín dụng của nguyên đơn trong quá trình giải quyết tranh chấp thư Bảo lãnh. Nguyên đơn đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn theo hướng sửa lại Bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo đúng Thư bảo lãnh số 79.

Đại diện theo ủy quyền của bị đơn trình bày: Thư Bảo lãnh thanh toán số 79 do bị đơn phát hành chưa phát sinh hiệu lực vì theo thỏa thuận của các bên thì Thư bảo lãnh này có hiệu lực kể từ khi Bên nhận bảo lãnh giải chấp toàn bộ tài sản, hồ sơ tài sản và các hình thức đảm bảo cho Bên được bảo lãnh theo nội dung Biên bản làm việc ngày 23/8/2012. Tại mục 2 Biên bản ngày 23/8/2012 quy định trên cơ sở Thư bảo lãnh thanh toán của bị đơn, đề nghị của bà H và Công ty TS , nguyên đơn sẽ thực hiện giải chấp toàn bộ tài sản, hồ sơ tài sản và các hình thức đảm bảo cho Công ty TS đồng thời bàn giao toàn bộ tài sản, giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cùng toàn bộ hồ sơ pháp lý của các tài sản bảo đảm nêu trên cho Công ty TS để bàn giao lại cho bị đơn.

Theo nội dung của Thư bảo lãnh thanh toán thì điều kiện phát sinh hiệu lực của thư bảo lãnh phải thỏa mãn 2 điều kiện là:

- Nguyên đơn phải hoàn thành việc giải chấp toàn bộ tài sản, hồ sơ tài sản bảo đảm đối với các tài sản bảo đảm của Công ty TS tại nguyên đơn; và - Nguyên đơn phải hoàn thành việc bàn giao toàn bộ tài sản, hồ sơ pháp lý của các tài sản bảo đảm này cho Công ty TS để bàn giao cho bị đơn.

Nguyên đơn phải hoàn thành việc bàn giao toàn bộ tài sản, hồ sơ pháp lý của các tài sản bảo đảm này cho Công ty TS để bàn giao cho bị đơn. Tuy nhiên, điều kiện này nguyên đơn chưa hoàn thành bởi các lý do sau:

Thứ nhất, mặc dù trong Biên bản thỏa thuận ký ngày 23/8/2012 nguyên đơn cam kết sẽ “bàn giao toàn bộ tài sản cùng toàn bộ hồ sơ pháp lý của các tài sản bảo đảm” nhưng trên thực tế không có hành động bàn giao tài sản bảo đảm trên thực địa mà chỉ có việc bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm mà thôi, điều này thể hiện ở Biên bản bàn giao tài sản và hồ sơ tài sản ngày 24/8/2012, theo đó tại Phụ lục của Biên bản bàn giao này chỉ ghi nhận việc bàn giao hồ sơ của Tài sản bảo đảm.

Thứ hai, tại Biên bản bàn giao tài sản ký ngày 24/8/2012 có ghi nhận việc bàn giao hồ sơ nhưng thực tế tài sản không tồn tại trước và tại thời điểm bàn giao (cụ thể là đăng quằng có giá trị bảo đảm lên tới 62 tỷ đồng). Đồng thời, khi Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lần trước đã thực hiện thẩm định tài sản tại chỗ cũng xác định rõ không có đăng quằng trên thực tế. Hiện nay, Công ty TS cũng xác nhận không có một số tài sản trên thực tế trong đó có đăng quằng.

Quan điểm của bị đơn nếu bất kỳ điều kiện nào làm căn cứ phát sinh hiệu lực của Thư bảo lãnh chưa hoàn thành thì chưa đủ cơ sở để Thư bảo lãnh phát sinh hiệu lực. Do đó, việc nguyên đơn gửi các văn bản yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời gian qua khi Thư bảo lãnh này chưa phát sinh hiệu lực là chưa phù hợp.

Giao dịch cho vay giữa nguyên đơn và Công ty TS là cơ sở để thực hiện nghĩa vụ của Thư bảo lãnh bộc lộ nhiều sai phạm, cụ thể sau thời điểm tái cấu trúc, để kiểm soát tính hợp pháp của các giao dịch và các hoạt động của Công ty TS trước đây, tháng 11/2012 Công ty TS tiến hành thuê Ernst & Young để kiểm toán toàn diện hoạt động trước đây của Công ty và phát hiện bà H đã nhờ người nhà lập khống chứng từ cá nhân để sử dụng làm mục đích vay vốn tại nguyên đơn theo các Hợp đồng tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động xuất khẩu. Do các chứng từ này được lập khống, không có thật nên đã gây thất thoát lớn cho Công ty TS .

Do phát hiện nguyên đơn có nhiều sai phạm trong quá trình cấp tín dụng, nên Công ty TS đã yêu cầu Cơ quan CSĐT tiến hành điều tra, xác minh về các sai phạm này và khi tiến hành điều tra Cơ quan CSĐT cũng đã nhận thấy nguyên đơn có các sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng, cụ thể là Cơ quan CSĐT có Công văn số 117/CSĐT-KT ngày 30/12/2016 trả lời Toàn án quận Hoàn Kiếm trong đó đã nêu rõ là đối với 43 hồ sơ chiết khấu còn dư nợ, Cơ quan CSĐT nghi ngờ làm khống để chiết khấu tại Ngân hàng. Cơ quan CSĐT đã có điều tra đối với các cán bộ của nguyên đơn khi thực hiện cấp tín dụng và các cán bộ này đều thừa nhận về việc nguyên đơn không tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế tại các hộ dân hay các tổ chức, cá nhân bán, cung cấp cá tra nguyên liệu cho Công ty TS , mà chỉ căn cứ vào Hợp đồng mua bán nguyên liệu, biên nhận do Công ty TS cung cấp.

Tại Công văn số 51/CSĐT-KT ngày 25/01/2018 gửi Tòa án quận Hoàn Kiếm, trong đó xác nhận cụ thể rằng toàn bộ những người ký hợp đồng bán cá làm căn cứ giải ngân mà Cơ quan CSĐT làm việc đều khai nhận không bán cá, không nuôi cá, không có cá để bán cho Công ty TS , ký hợp đồng khống theo chỉ đạo của bà H để Công ty TS vay vốn nguyên đơn.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế bảo lãnh Ngân hàng ban hành kèm Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 (có hiệu lực ở thời điểm phát hành thư bảo lãnh) và theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 thì Tổ chức tín dụng chỉ được xem xét, quyết định cấp bảo lãnh cho khách hàng khi nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp. Do việc phát hành Thư bảo lãnh không như thông thường như đã nêu trên nên nếu chưa làm rõ được tính hợp pháp của các quan hệ tín dụng giữa nguyên đơn và Công ty TS . Thư bảo lãnh sẽ không thể phát sinh hiệu lực do không đáp ứng được quy định về bảo lãnh ngân hàng.

Sau khi được cầm cố tại nguyên đơn thì toàn bộ 25 triệu cổ phần này sau đó cũng được dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ của Công ty TS tại VDB theo Hợp đồng bảo đảm số 01/2011/HĐCC/NHPTVN ngày 11/11/2011. Sau khi đã dùng chính số lượng cổ phần này để bảo đảm tại 02 Ngân hàng, bà H tiếp tục thực hiện giao dịch bán có kỳ hạn (có thỏa thuận mua lại) với Công ty HM theo Hợp đồng mua bán kỳ hạn số 51/2011/HBB- PTDH ngày 13/07/2011 để nhận 125 tỷ đồng. Như vậy, chỉ với một lượng cổ phần nhưng lại được dùng để bảo đảm cho 02 Ngân hàng và thực hiện 01 giao dịch mua bán. Như vậy, có thể thấy sau khi nhận cầm cố 25 triệu cổ phần này, nguyên đơn không thực hiện việc quản lý tài sản bảo đảm, không giám sát sau cho vay để kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc bà H sử dụng 25 triệu cổ phần để giao dịch khống.

25 triệu cổ phần mang tên bà H, bị đơn nhận là thông qua Công ty HM (số cổ phần này do H đầu tư và ủy thác cho Công ty HM mua), hợp đồng chuyển nhượng được công chứng. Bị đơn đang lo ngại số cổ phần này nếu xảy ra tranh chấp thì V… mới là đơn vị được ưu tiên xử lý trước vì chỉ có V…. là đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật. Theo các Biên bản ghi lời khai tại Cơ quan CSĐT thì các cán bộ của nguyên đơn cũng thừa nhận khi cầm cố 25 triệu cổ phần, nguyên đơn không tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm và phong tỏa số cổ phần này.

Thư bảo lãnh của bị đơn chỉ có giá trị pháp lý khi điều kiện để phát sinh hiệu lực của Thư bảo lãnh đã thỏa mãn, tức là tài sản thực tế khớp đúng với tài sản trên hồ sơ khi nhận bàn giao và tất cả các khoản cấp tín dụng của nguyên đơn cho Công ty TS để làm cơ sở phát hành Thư bảo lãnh là hợp pháp, không có vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, bị đơn đề nghị Hội đồng xét xử xem xét Văn bản ủy quyền ngày 15/3/2012 của bà H cho chồng là ông Tđược quyền thay mặt xử lý các vấn đề liên quan đến điều hành Công ty, ký các hợp đồng vay vốn, giấy nhận nợ, check rút tiền mặt, ủy nhiệm chi và các vấn đề liên quan đến Ngân hàng là trái với quy định tại Điều 26 Điều lệ Công ty TS được thông qua ngày 31/01/2010. Do vậy, việc ông Tđiều hành Công ty và ký Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012 là không có hiệu lực.

Đại diện theo ủy quyền của Công ty TS trình bày:

Thời điểm ba bên ký Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012, Công ty TS trên bờ vực phá sản, nợ các Ngân hàng, tổ chức, cá nhân rất nhiều và có thể gây mất trật tự xã hội. Chính vì vậy mà chính quyền địa phương đã tổ chức hội nghị để các chủ nợ ngồi lại bàn cách tháo gỡ. Bị đơn đã đứng ra bảo lãnh, để có thể tham gia tái cấu trúc Công ty TS . Vào thời điểm này, các thành viên HĐQT công ty đều vắng mặt. Nên ông T là chồng bà H , người sở hữu số lượng cổ phần lớn của Công ty có đứng ra đàm phán với các bên. Ngày 24/8/2019, bị đơn có phát hành Thư bảo lãnh thanh toán nợ của Công ty TS và nguyên đơn giải chấp toàn bộ tài sản đảm bảo của các khoản nợ này để Công ty TS bàn giao cho bị đơn. Sau khi Thư bảo lãnh được phát hành, nguyên đơn đã bàn giao một số tài sản, hồ sơ tài sản cho Công ty TS nhưng trên thực tế không có việc bàn giao thực tế mà chỉ bàn giao trên hồ sơ, sổ sách. Chính vì vậy, hiện tại toàn bộ 65 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ chồng ông Trí, bà H tại VL chưa thể tiến hành thủ tục thế chấp tại bị đơn được. Sau khi tiến hành tái cấu trúc, Công ty TS thấy việc lập hồ sơ chiết khấu có nhiều điểm không minh bạch, một số tài sản không còn hoặc không tồn tại trên thực tế như hàng tồn kho không có, đăng quằng chưa hề tồn tại trên thực tế. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, Công ty TS đã có đơn tố cáo gửi lên Cơ quan CSĐT để làm rõ các sai phạm. Công ty TS là không nhất trí việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bị đơn. Đề nghị Hội đồng xét xử sơ thẩm bác kháng cáo của nguyên đơn, giữ nguyên các quyết định của Bản án sơ thẩm.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội phát biểu quan điểm:

Về thủ tục tố tụng: nguyên đơn kháng cáo trong thời hạn luật định và đã nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nên kháng cáo là hợp lệ.

Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án từ thủ tục thụ lý vụ án, thời hạn chuẩn bị xét xử và tiến hành phiên tòa. Thư ký đã làm đầy đủ nhiệm vụ và phổ biến nội quy phiên tòa. Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm hôm nay, các đương sự đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đã được tranh luận và trình bày căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Về nội dung vụ án:

Nguyên đơn cho rằng ông T mặc dù chưa được ghi nhận là người đại diện theo pháp luật trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi ký Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012, tuy nhiên sẽ được công nhận là người đủ thẩm quyền ký kết thỏa thuận theo qui định tại Luật doanh nghiệpNghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/3/2003 của Hội đồng thẩm phán- Tòa án nhân dân tối cao. Đại diện Viện kiểm sát nhận thấy theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2005 (khoản 4 Điều 152 Luật doanh nghiệp 2014) và Điều 26 Phần 2 Điều lệ của Công ty TS quy định đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐQT và lời khai của ông T ngày 17/5/2016 do Cơ quan CSĐT, thì khi ông Tvào quản lý Công ty thì không họp HĐQT vì lúc đó ông cũng không biết HĐQT gồm có những ai.

Như vậy, việc bà H ủy quyền cho ông T điều hành Công ty khi ông T không phải là thành viên HĐQT là trái với quy định của Luật doanh nghiệp cũng như Điều lệ Công ty dẫn đến Biên bản làm việc ngày 23/8/2012 vi phạm về hình thức cũng như thẩm quyền ký kết văn bản do đó Biên bản thỏa thuận của các bên không phát sinh hiệu lực, đồng nghĩa với việc nội dung kháng cáo này của nguyên đơn không có cơ sở để chấp nhận.

Nguyên đơn đề nghị cấp phúc thẩm sửa Bản án sơ thẩm theo hướng buộc bị đơn trả nợ số tiền Công ty TS vay của nguyên đơn đối với số tiền gốc và lãi theo các Hợp đồng tín dụng, đại diện Viện kiểm sát nhận thấy tại Điều 4 Thư bảo lãnh số 79 quy định là Thư bảo lãnh có hiệu lực kể từ khi Bên nhận bảo lãnh giải chấp toàn bộ tài sản, hồ sơ tài sản và các hình thức đảm bảo cho Bên được bảo lãnh theo nội dung Biên bản làm việc ngày 23/8/2012. Như vậy, để Thư bảo lãnh phát sinh hiệu lực thì phải có điều kiện đó là khi Bên nhận bảo lãnh phát hành thông báo giải chấp toàn bộ tài sản, hồ sơ tài sản và các hình thức đảm bảo cho bên được bảo lãnh theo các nội dung cam kết tại Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012.

Tuy nhiên, theo hồ sơ thể hiện thì tài sản đảm bảo cho khoản vay của Công ty TS tại nguyên đơn gồm có 25 triệu cổ phần do bà H đứng tên đã bị kê khai khống để thực hiện 03 giao dịch, trong đó có giao dịch cầm cố tại nguyên đơn. Máy móc thiết bị theo Hợp đồng thế chấp số 29 ngày 17/01/2012 không có biên bản bàn giao giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Các tài sản gắn liền với 65 quyền sử dụng đất nông nghiệp mang tên bà H và người thân bà H theo Hợp đồng thế chấp số 79 ngày 28/02/1011 hiện cũng chưa có Thông báo giải chấp.

Đối với quyền sử dụng đất của Công ty TS tại ... Khu công nghiệp TN2 chưa thể hiện đã được thế chấp nguyên đơn để đảm bảo cho khoản vay của Công ty TS tại nguyên đơn.

Hơn nữa theo tài liệu của Cơ quan CSĐT tại Văn bản số 51/CSĐT-KT ngày 25/01/2018 gửi Tòa án Hoàn Kiếm thể hiện nội dung là Cơ quan CSĐT đã thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh sai phạm trong hồ sơ vay vốn có liên quan đến việc xác định tính pháp lý của Thư bảo lãnh. Điều đó thể hiện việc nguyên đơn cho Công ty TS vay vốn không đúng quy định của pháp luật, cụ thể thời điểm đó là Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, việc cho vay của nguyên đơn đối với Công ty TS không đúng quy định của pháp luật, dẫn đến cam kết của các bên tại Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012 không đúng với bản chất vụ việc, biên bản thỏa thuận vi phạm cả về hình thức và nội dung. Điều đó đồng nghĩa với việc Thư bảo lãnh số 79 của bị đơn chưa phát sinh hiệu lực.

Qua nội dung phân tích trên nhận thấy Tòa án cấp sơ thẩm xử không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ, do đó kháng cáo của nguyên đơn không có cơ sở để chấp nhận.

Tuy nhiên, cấp sơ thẩm cần rút kinh nghiệm trong phần quyết định của Bản án lại áp dụng căn cứ pháp luật là Điều 317 và Điều 319 Luật thương mại là không phù hợp với quan hệ tranh chấp này.

Về án phí, do kháng cáo không được chấp nhận nên nguyên đơn phải chịu án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, sau khi nghe ý kiến của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử nhận định:

Về tố tụng: nguyên đơn kháng cáo Bản án sơ thẩm trong thời hạn luật định và đã nộp tiền án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật. Do vậy, kháng cáo của nguyên đơn là hợp lệ.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Phạm Thị Diệu H, ông Trần Văn T cùng có HKTT tại số …NVS,phường TA, quận NK, TP CT. Các đương sự cung cấp địa chỉ nơi cư trú cuối cùng của ông T, bà H tại số …….. đường ……….. phường H L, quận NK, TP CT. Quá trình giải quyết vụ án, ông T, bà H không đến Tòa án làm việc theo giấy triệu tập và không thông báo cho cả nguyên đơn, bị đơn và Công ty TS biết nơi cư trú hiện nay của ông T, bà H nên xác định đây thuộc trường hợp đương sự cố tình giấu địa chỉ theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán- Tòa án nhân dân tối cao nên Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm tiến hành xét xử vắng mặt các đương sự trên là đúng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192, khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 228 và khoản 3 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự.

Xét nội dung kháng cáo của nguyên đơn Hội đồng xét xử thấy:

Ngày 23/08/2012, nguyên đơn, bị đơn và Công ty TS ký kết Biên bản thỏa thuận thể hiện bị đơn chấp nhận bảo lãnh cho Công ty TS đối với toàn bộ dư nợ trên cơ sở Hợp đồng tín dụng giữa Công ty TS và nguyên đơn. Trên cơ sở đó, bị đơn đã phát hành Thư bảo lãnh số 79 cho nguyên đơn.

Trong quá trình giải quyết vụ án, các bên đều thừa nhận việc Công ty TS có vay nguyên đơn theo Hợp đồng tín dụng và có thế chấp, cầm cố một số tài sản. Do tình hình kinh doanh của Công ty TS bị thua lỗ, bị đơn đã phát hành Thư bảo lãnh cho nguyên đơn để bảo đảm khoản vay của Công ty TS tại nguyên đơn. Việc bị đơn phát hành Thư bảo lãnh số 79 là hoàn toàn tự nguyện, đúng quy định của pháp luật.

Xét yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của nguyên đơn Hội đồng xét xử thấy việc nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho Công ty TS theo Thư bảo lãnh số 79, nhưng Thư bảo lãnh này xuất phát từ thỏa thuận và giao dịch theo Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản giữa Công ty TS và bà H với nguyên đơn. Để xác định thời điểm có hiệu lực của Thư bảo lãnh số 79 của bị đơn thì cần xem xét đánh giá các tài liệu, chứng cứ về vai trò của bà H trong các giao dịch tín dụng, giao dịch bảo đảm và tư cách đại diện của ông Ttrong việc thực hiện Biên bản thỏa thuận ba bên ngày 23/8/2012.

Trên cơ sở đơn của Công ty TS và bị đơn, tháng 4/2016 Cơ quan CSĐT đã thụ lý giải quyết tin báo tố giác tội phạm về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” có liên quan đến các khoản vay của Công ty TS tại các Tổ chức tín dụng. Đến nay, Cơ quan CSĐT chưa tiến hành khởi tố vụ án và cung cấp Công văn số 51/CSĐT-KT ngày 25/01/2018 cho Tòa án, Cơ quan CSĐT cho biết là đã thu thập được các tài liệu, chứng cứ chứng minh sai phạm trong hồ sơ vay vốn của các Tổ chức tín dụng thể như sau:

- Xét các hồ sơ, tài liệu làm căn cứ giải ngân đối với 09 Khế ước nhận nợ vay theo Hợp đồng tín dụng xuất khẩu số 18/2010/TDXKHM-NHPT ngày 08/3/2010 và 13 Hợp đồng tín dụng xuất khẩu cho vay từng lần, toàn bộ những người ký hợp đồng bán cá làm căn cứ giải ngân mà Cơ quan CSĐT làm việc được đều khai nhận không bán cá, không nuôi cá, không có cá để bán cho Công ty TS , việc ký hợp đồng là theo chỉ đạo của bà H để Công ty TS vay vốn VDB và nguyên đơn. Một số ít người ký hợp đồng bán cá không còn sinh sống tại địa phương nên chưa làm việc được.

- Một số tài sản thế chấp/cầm cố đảm bảo cho các khoản vay, không tiến hành kiểm tra, xác minh như 25 triệu cổ phần thuộc quyền sở hữu của bà H, cấp ngày 30/7/2008 mã cổ đông BA00001 VDB và nguyên đơn không thẩm tra xác minh kỹ, không có biện pháp quản lý, phong tỏa, dẫn đến việc bà H cầm cố cho nhiều Tổ chức tín dụng và bán cho 01 doanh nghiệp cùng một số cổ phần này như:

+ Cầm cố cho nguyên đơn 25 triệu cổ phần theo Hợp đồng cầm cố bằng tài sản của bên thứ ba số 566a/2010/HĐ ngày 04/8/2010;

+ Cầm cố cho VDB 25 triệu cổ phần theo Hợp đồng cầm cố số 01/HĐCC- NHPTVN ngày 11/01/2011;

+ Bán cho Công ty HM 25 triệu cổ phần theo Hợp đồng mua bán kỳ hạn chứng khoán chưa niêm yết số 51/2011/HBB-PTDH ngày 13/7/2011;

+ Ngoài ra, còn có dấu hiệu cầm cố một phần số cổ phần trên cho 02 Tổ chức tín dụng là A… chi nhánh CT, E…..chi nhánh SG.

- Thế chấp 01 lượng hàng hóa hình thành trong tương lai có dấu hiệu cùng một lúc cho 02 Tổ chức tín dụng khác nhau: thế chấp cho V…và A… chi nhánh CT các tài sản hình thành từ vốn vay được thể hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa xuất khẩu có dấu hiệu trùng lắp.

Cơ quan CSĐT chưa ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự, do Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đang thụ lý Đơn khởi kiện theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự để xác định tính pháp lý của Thư bảo lãnh của bị đơn đối với nguyên đơn và VDB… Tại Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012, ông T đại diện cho Công ty TS ký kết với chức danh Tổng giám đốc nhưng theo đăng ký kinh doanh thì ông T là Tổng giám đốc từ ngày 24/8/2012. Mặt khác, ông Tký kết với vai trò đại diện theo ủy quyền không hợp pháp. Giấy ủy quyền của bà H cho ông Tcó nội dung bà H ủy quyền cho ông Tđược quyền thay mặt bà tham dự các cuộc họp của HĐQT Công ty, được phát biểu, biểu quyết các vấn đề tại các cuộc họp với cổ phần mà bà đang sở hữu, được xử lý các vấn đề liên quan đến điều hành Công ty, được ủy quyền các hợp đồng vay vốn, giấy nhận nợ, check rút tiền mặt, ủy nhiệm chi và các vấn đề liên quan đến Ngân hàng. Để xác định việc ủy quyền của bà H cho ông T “xử lý các vấn đề liên quan đến điều hành Công ty” có hợp pháp hay không cần phải đối chiếu với Điều lệ Công ty TS đang có hiệu lực vào thời điểm tháng 8/2012 và Luật doanh nghiệp 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung 2009). Theo Điều 26 Điều lệ đã quy định là trong trường hợp Chủ tịch HĐQT vắng mặt thì ủy quyền cho phó Chủ tịch HĐQT. Nếu cả hai vắng mặt vì bất khả kháng thì HĐQT phải họp và bầu ra một người trong số họ để điều hành Công ty. Như vậy, việc bà H ủy quyền cho ông T điều hành Công ty khi ông Tkhông phải là thành viên HĐQT là ủy quyền không hợp pháp.

Ngoài ra, tại Biên bản thỏa thuận ngày 23/8/2012, các bên tham gia cam kết cùng phối hợp để thực hiện về thủ tục giải chấp toàn bộ tài sản, hồ sơ tài sản và hình thức đảm bảo cho Công ty TS và thực hiện các thủ tục thế chấp/cầm cố và bàn giao toàn bộ các tài sản, hồ sơ tài sản này cho bị đơn. Sau khi nhận Thư bảo lãnh của bị đơn, nguyên đơn ký Biên bản bàn giao tài sản cho ông T vừa là đại diện Công ty TS , vừa là đồng sở hữu tài sản thế chấp, cầm cố mà không tiến hành bàn giao trên thực địa dẫn đến việc các bên có tranh chấp về việc nhiều tài sản thế chấp không có trên thực tế mà chỉ có trên sổ sách.

Đối với 43 bộ chứng từ chiết khấu có dấu hiệu ký khống như Cơ quan CSĐT cung cấp nên chưa xác định được tính pháp lý của các hồ sơ này để có thể xác định trách nhiệm bảo lãnh của bị đơn. Căn cứ Quy chế Bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 và quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng và Thông tư số 13/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015, thì Tổ chức tín dụng chỉ được xem xét, quyết định cấp bảo lãnh cho khách hàng khi nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp. Do đó, Hội đồng xét xử sơ thẩm nhận định chưa đủ cơ sở để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc yêu cầu bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo Thư bảo lãnh 79 là đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khi Thư bảo lãnh số 79 của bị đơn chưa phát sinh hiệu lực và yêu cầu của nguyên đơn không được chấp nhận, thì nguyên đơn có quyền tự thỏa thuận với bị đơn và Công ty TS để nhận lại toàn bộ tài sản thế chấp hoặc khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy không có căn cứ chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn. Nguyên đơn phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ:

- Khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 147, Điều 184, điểm e khoản 1 Điều 192, khoản 1 Điều 244, khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 228, Điều 235, Điều 273, Điều 308 và Điều 313 Bộ Luật tố tụng dân sự;

- Luật các tổ chức tín dụng 2010;

- Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án.

Xử:

1. Không chấp nhận đơn kháng cáo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và PT…..

2. Không chấp nhận đơn khởi kiện của Ngân hàng TMCP Đầu tư và PT…. đối với Ngân hàng TMCPSG… và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty CP Thủy sản HNCT về việc tranh chấp nghĩa vụ bảo lãnh.

3. Xác định Thư bảo lãnh số 079.2012/BLTT/SHB ngày 24/8/2012 của Ngân hàng TMCP SG…… chưa phát sinh hiệu lực.

4. Về án phí:

- Án phí sơ thẩm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và PT….. phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm 578.918.121 (năm trăm bảy mươi tám triệu chín trăm mười tám nghìn một trăm hai muời một) đồng được trừ vào số tiền 150.200.000 (một trăm lăm mươi triệu hai trăm nghìn) đồng tạm ứng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm đã nộp theo Biên lai thu số 00981 ngày 21/12/2015 tại Chi cục thi hành án dân sự quận Hoàn Kiếm. Ngân hàng TMCP Đầu tư và PT…… còn phải nộp 428.718.121 (bốn trăm hai mươi tám triệu bảy trăm mười tám nghìn một trăm hai mươi mốt) đồng.

- Án phí phúc thẩm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và PT….. phải chịu 2.000.000 (hai triệu) đồng án phí phúc thẩm, được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp tại Biên lai số 3354 ngày 14/11/2019 tại Chi cục thi hành án dân sự quận Hoàn Kiếm.

Bản án phúc thẩm xử công khai và có hiệu lực thi hành kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

762
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tranh chấp nghĩa vụ bảo lãnh số 101/2020/KDTM-PT

Số hiệu:101/2020/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Nội
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 02/07/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;