Bản án về tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa sô 08/2024/KDTM-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

BẢN ÁN 08/2024/KDTM-PT NGÀY 29/08/2024 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Ngày 29 tháng 8 năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 03/2024/TLPT-KDTM ngày 15 tháng 7 năm 2024 về việc: “Tranh chấp Hợp đồng vận chuyển hàng hóa” Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 02/2024/KDTM-ST ngày 29/02/2024 của Tòa án nhân dân huyện P bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 06/2024/QĐ-PT, ngày 26 tháng 7 năm 2024, Quyết định hoãn phiên tòa 07/2024/QĐ-PT, ngày 20 tháng 8 năm 2024 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận, giữa các đương sự:

Nguyên đơn: ng ty Cổ phần G Địa chỉ trụ sở: Tòa nhà V, số 08 đường P, phường M, quận N, thành phố H.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Hồng Q – Tổng Giám đốc.

Địa chỉ: Nhà 8, ngõ 5, đường T, phường H, thanh phố V, tỉnh N.

Người đại diện theo ủy quyền:

1. Ông Nguyễn Hồng S, sinh năm 1997, Chức vụ: Chuyên viên Pháp chế (có mặt).

2. Bà Ngô Thị L – Chức vụ: Chuyên viên Pháp chế Cùng địa chỉ liên hệ: Tòa nhà P, số 20 C, phường 12, quận T, thành phố H – Theo Văn bản ủy quyền ngày 17/7/2023 của Công ty Cổ phần Giao hàng Tiết kiệm.

Bị đơn: Công ty cổ phần V Địa chỉ: 297 đường 27/4 thôn T, xã T, huyện P, tỉnh B.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Tạ Tấn P , sinh năm 1987 – Chức vụ: Tổng giám đốc. (có mặt)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Công ty Trách nhiệm hữu hạn C Địa chỉ trụ sở: Khu phố 5, phường H, thành phố P, tỉnh B.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Thanh Đ – Chức vụ: Tổng giám đốc.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Văn Kiều, sinh năm 1961 – Chức vụ: Trưởng phòng Pháp chế. Địa chỉ: 161/13 N, khu phố 1, phường P, thành phố P, tỉnh B – Theo Văn bản ủy quyền ngày 10/7/2023 của Công ty TNHH Cảng T. (có đơn xin vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn kh i kiện ngày , đơn trình bày ý kiến ngày và tại phiên tòa người đại diện theo y quyền nguyên đơn trình ày:

Trong các ngày 12, 13 và 14/12/2022 Công ty Cổ phần G (sau đây gọi tắt là Công ty G) có vận chuyển 52 bao hàng chứa 1096 đơn hàng từ kho Liên vùng Phan Thiết ra Cảng Tàu T, tỉnh B để gửi hàng đến kho huyện P, tỉnh B. Đến ngày 15/12/2022, Công ty cổ phần G và Công ty cổ phần V (sau đây gọi tắt là Công ty P) đã xác lập hợp đồng vận chuyển tài sản. Theo đó:

Chủ thể của hợp đồng vận chuyển: Bên nhận vận chuyển là Công ty P và Bên thuê vận chuyển là Công ty G.

Hình thức hợp đồng: Xác lập bằng hành vi. Chứng từ vận chuyển, phiếu thu cước phí vận chuyển.

Phương tiện vận chuyển: Tàu Hoàng Thiên 99 thuộc sở hữu của Công ty P.

đồng.

Đối tượng vận chuyển: 1096 đơn hàng, giá trị tạm tính là 500.698.263 Vào lúc 17 giờ 45 phút ngày 15/12/2022 tại Cảng tàu T trong lúc sắp xếp hàng hoá vận chuyển thì tàu Hoàng Thiên 99 chạy tuyến Phan Thiết - Phú Quý và ngược lại đã bị lật. Ngay sau khi tàu Hoàng Thiên 99 được trục vớt, ngày 29/12/2022, đại diện Công ty G là ông Đỗ Hoàng L đã xuống Cảng tàu T để làm việc với đại diện tàu Hoàng Thiên 99 và đại diện Cảng T về việc sẽ kiểm tra các đơn hàng đã được vớt lên. Sau khi khấu trừ các đơn hàng đã được nhận về (125 đơn hàng với tổng giá trị là 22.784.425 đồng), tính đến thời điểm hiện tại, Công ty G đã bị tổn thất 971 đơn hàng (hư hỏng, thất lạc, chưa nhận lại..) với tổng giá trị là 477.913.838 đồng. Giá trị này được xác định dựa trên Biên bản đối soát hàng hoá giữa Công ty G với khách hàng (shop) sử dụng dịch vụ và ủy nhiệm chi thể hiện số tiền Công ty G đã bồi thường cho shop bị thiệt hại.

Căn cứ Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải tàu Hoàng Thiên 99 xảy ra tại khu vực nước trước bến cảng Phan Thiết, tỉnh P đề ngày 13/02/2023, kết luận nguyên nhân dẫn đến tai nạn lật Tàu Hoàng Thiên 99 ngày 15/12/2022 là:

Thứ nhất, thuyền trưởng không tuân thủ hồ sơ hướng dẫn ổn định cho tàu.

Thứ hai, hàng hoá không được chằng buộc đúng quy cách.

Thứ ba, thuyền viên trực ca làm hàng, cũng như đại phó không thường xuyên kiểm tra độ nghiêng của tàu.

Thứ tư, két dầu, két nước ngọt, két dằn trong trạng thái không đầy nên khi tàu không ổn định kết hợp với mặt thoáng chất lỏng trong két, vì mặt thoáng này có thể làm giảm thêm thế vũng của tàu dẫn đến tàu càng nghiêng nhiều hơn và dẫn đến lật.

Với những lỗi vi phạm nêu trên của tàu Hoàng Thiên 99 thuộc sở hữu của Công ty P đã gây tổn thất cho công ty G. Căn cứ vào Điều 152; Điều 153; Điều 210 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, Công ty G yêu cầu và buộc Công ty Phú Quý phải bồi thường tổng số tiền là 485.901.689 đồng, trong đó: Tiền bồi thường thiệt hại đơn hàng: 1096 (gửi) - 125 (nhận lại) = 971 (thất lạc, hư hỏng) với số tiền là 477.913.838 đồng; Tiền lãi tạm tính từ ngày 29/12/2022 đến ngày 28/02/2023 là 477.913.838 đồngx 0,0274% x 61 ngày = 7.987.851đồng; và tiền lãi cho đến thời điểm vụ án được đưa ra xét xử.

Người đại diện theo pháp luật Công ty cổ phần V, tại ản tự khai ngày và quá trình tố tụng, ông Tạ Tấn P trình bày:

Công ty cổ phần V (sau đây gọi tắt là Công ty Công ty V) không chấp nhận yêu cầu bồi thường của Công ty G, bởi vì khi Công ty V nhận vận chuyển hàng hóa với Công ty G thì hoàn toàn không ký kết hợp đồng, chỉ tính phí vận chuyển giá trị của mỗi đơn hàng là 30.000 đồng.

Vào ngày 15/12/2022 Công ty V có nhận vận chuyển hàng hóa cho bên Công ty G, vào hôm đó thì thời tiết biển động, gió lớn nên vào khoảng 17 giờ 00 chiều khi Công ty V đang di chuyển hàng hóa lên tàu để vận chuyển về đảo Phú Quý thì tàu Hoàng Thiên 99 xảy ra sự cố là bị lật tàu và tấc cả các hàng hóa trên tàu đều bị chiềm xuống và bị ướt nhưng khi Công ty V vớt lên thì có một số mặt hàng bị ướt và số còn lại vẫn khô bình thường. Công ty G không chịu nhận vì cho rằng hàng hóa bị ướt và không đủ số lượng, nếu nhận thì phải nhận cho đủ. Vì vậy cả mặt hàng khô và ướt họ đều không nhận và bỏ lại tại Cảng T. Sau khi Công ty G không nhận thì phía Cảng T họ đem bỏ.

Người đại diện theo y quyền Công ty TNHH Cảng T tại ản tự khai ngày 8 và quá trình tố tụng, ông Nguyễn Văn K trình bày:

Vào ngày 13/01/2022, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Cảng T (sau đây gọi tắt là Cảng T) và Công ty V đã thoả thuận bàn bạc thống nhất nội dung về việc tàu hàng Hoàng Thiên 99 xin cập cảng Vận tải Phan Thiết để bốc dỡ hàng hoá, theo đó Công ty V phải chủ động tìm kiếm khai thác nguồn hàng cho tàu mình, phải tuân thủ theo đúng qui trình nhận hàng, giao nhận hàng tại Cảng Phan Thiết. Khi hàng xuống tàu, phải cử người phối hợp với cảng để xác nhận lượng hàng xuống tàu.

Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 12 năm 2022, tàu Hoàng Thiên 99 của Công ty V đã cập cảng Vận tải Phan Thiết để nhận hàng. Cảng T trong thời gian trên có nhận bốc xếp hàng hoá vận chuyển xuống các tàu vận tải, tàu khách, trong đó có tàu Hoàng Thiên 99, với trách nhiệm của mình, Cảng T đã tiến hành lập các phiếu khai thác dịch vụ bốc vác và thu tiền bốc vác (giao cho khách hàng), đồng thời có trách nhiệm bốc xếp chuyển hàng hoá xuống tàu theo yêu cầu, hướng dẫn của đại diện tàu Hoàng Thiên 99.

Sau khi thực hiện xong công việc bốc xếp và bàn giao hàng hoá của khách hàng cho tàu, theo thông lệ thì chủ tàu sẽ vận chuyển hàng hoá cập bến tại Cảng Phú Quý và bàn giao cho khách nhận hàng và thu tiền cước vận chuyển.

Tuy nhiên vào ngày 15/12/2022, do tàu Hoàng Thiên 99 của Công ty V bị sự cố đắm nên đã làm thất thoát hư hại đến tất cả hàng hoá do khách hàng yêu cầu vận chuyển. Nay có khách hàng là Công ty G bị thiệt hại nên đã làm đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường đối với các đơn vận thể hiện:

Thời gian

Phiếu dịch vụ bốc xếp hàng hóa

Số lượng (bao hàng)

Chi phí bốc xếp (đồng)

12/12/2022

2255

17

85.000

3831

27

165.000

13/12/2022

2282

05

25.000

3843

12

60.000

14/12/2022

5147

12

170.000

Tất cả số hàng hoá trên đã được bốc xếp lên tàu còn nguyên đai nguyên kiện và bàn giao cho người đại diện tàu Hoàng Thiên 99 của Công ty V ký nhận vận đơn.

Căn cứ Điều 541 của Bộ luật dân sự 2015, kết quả điều tra số 161/BC - CVHHBT, ngày 13/02/2023 của Cảng vụ Hàng hải B, thể hiện tại mục 3, phần 5 và phần 6 thì tàu Hoàng Thiên 99 của Công ty V là đơn vị vận chuyển phải có trách nhiệm bồi thường.

Tại phiên tòa sơ thẩm, Công ty G chỉ yêu cầu bồi thường số tiền là 477.913.838 đồng, không yêu cầu tiền lãi nữa.

Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 02/2024/KDTM-ST, ngày 29/02/2024, Tòa án nhân dân huyện Phú Quý đã quyết định:

1/ Căn cứ vào:

Khoản 1 Điều 30; điểm b khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39; Khoản 1 Điều 147; khoản 1 Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

Điều 5, Điều 530, 531, 534, 541; khoản 2 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015; Khoản 1 Điều 146, Điều 152, Điều 153 Bộ Luật hàng hải 2015;

Khoản 4 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về án phí, lệ phí Tòa án.

2/ Xử:

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty cổ phần Giao hàng tiết kiệm.

Buộc Công ty cổ phần V phải thanh toán cho Công ty Cổ phần G số tiền 334.539.686 đồng (tương ứng với 70% giá trị thiệt hại của số tiền 477.913.838 đồng).

Kể từ ngày Công ty Cổ phần G có đơn yêu cầu thi hành án nếu Công ty cổ phần V không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ khoản tiền như đã nêu trên thì hàng tháng Công ty cổ phần V còn phải trả cho Công ty Cổ phần G tiền lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành án.

3/ Về án phí:

Công ty cổ phần V phải chịu tiền án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm là 16.726.984 đồng.

Công ty Cổ phần G phải chịu án phí do một phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận là 7.168.707 đồng.

Ngày 07/6/2023 nguyên đơn Công ty Cổ phần G đã nộp 11.718.000 đồng tạm ứng án phí theo biên lai thu tiền số 0008684 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện P , nay chuyển 7.168.707 đồng thành án phí; hoàn lại cho Công ty Cổ phần G số tiền 4.549.293 đồng.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về quyền kháng cáo, quyền và nghĩa vụ thi hành án của các đương sự theo quy định của pháp luật.

- Ngày 09/3/2024, nguyên đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm theo hướng buộc bị đơn bồi thường toàn bộ thiệt hại.

- Ngày 12/3/2024, bị đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm theo hướng chỉ chấp nhận bồi thường 50% thiệt hại và trả bằng cách vận chuyển trừ dần, vì hiện công ty khó khăn.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Các đương sự giữ nguyên kháng cáo Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận phát biểu ý kiến về vụ án và đề nghị hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn và bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử nhận định:

Xét kháng cáo tăng mức bồi thường của nguyên đơn và kháng cáo giảm mức bồi thường của bị đơn, Hội đồng xét xử nhận thấy:

[1] Về các vấn đề, sự kiện diễn ra liên quan đến quá trình Công ty G và Công ty Phú Quý xác lập quan hệ hợp đồng vận chuyển, tiếp nhận hàng hóa, sự cố chìm tàu và thiệt hại xãy ra, các bên đều thống nhất, nên được xác định là có thật. Đối với số thiệt hại, các bên cũng đã thống nhất theo số liệu dựa trên Biên bản đối soát hàng hoá giữa Công ty G với khách hàng (shop) sử dụng dịch vụ và ủy nhiệm chi thể hiện số tiền Công ty G đã bồi thường cho các shop bị thiệt hại. Tổng số tiền thiệt hại là 477.913.838 đồng.

[2] Nguyên đơn kháng cáo với yêu cầu bị đơn bồi thường 100% thiệt hại là 477.913.838 đồng, với lý do là lỗi hoàn toàn thuộc về phía bị đơn. Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 585 BLDS năm 2015: “Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình”, là không đúng với quy định của pháp luật. Không có căn cứ để chứng minh Công ty Phú Quý không có điều kiện để thi hành trách nhiệm bồi thường. Bị đơn kháng cáo cho rằng chỉ thu phí 35.000đ/1 đơn hàng chứ không thu theo giá trị hàng hóa. Và cũng chỉ thu tiền khi đã vận chuyển đến nơi, giao được hàng. Một phần vì điều kiện thời tiết nên xãy ra sự cố, hiện Công ty gặp khó khăn, tàu ngừng hoạt động. Nên Công ty chỉ chấp nhận bồi thường 50% thiệt hại của số thiệt hại 477.913.838 đồng và trả dần bằng việc vận chuyển.

[3] Về kháng cáo của bị đơn yêu cầu giảm mức bồi thường, và trả bằng phương thức vận chuyển trừ dần. Xét thấy Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải tàu Hoàng Thiên 99 xảy ra tại khu vực nước trước bến cảng Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đề ngày 13/02/2023, kết luận nguyên nhân dẫn đến tai nạn lật Tàu Hoàng Thiên 99 ngày 15/12/2022 là:

Thứ nhất, thuyền trưởng không tuân thủ hồ sơ hướng dẫn ổn định cho tàu.

Thứ hai, hàng hoá không được chằng buộc đúng quy cách.

Thứ ba, thuyền viên trực ca làm hàng, cũng như đại phó không thường xuyên kiểm tra độ nghiêng của tàu.

Thứ tư, két dầu, két nước ngọt, két dằn trong trạng thái không đầy nên khi tàu không ổn định kết hợp với mặt thoáng chất lỏng trong két, vì mặt thoáng này có thể làm giảm thêm thế vũng của tàu dẫn đến tàu càng nghiêng nhiều hơn và dẫn đến lật.

Tai nạn xãy ra là do lỗi chủ quan của bên vận hành tàu, và thời điểm đó tàu đang đậu trong cảng nên lý do thời tiết xấu là không có căn cứ. Công ty chỉ vận chuyển hàng hóa theo đơn vị mà không theo giá trị, đồng thời nại ra lý do hiện nay gặp khó khăn, ngừng hoạt động nên không đủ điều kiện bồi thường theo mức 70% mà Tòa sơ thẩm đã tuyên. Hội đồng xét xử xét thấy đây cũng không phải là các lý do theo luật định để giảm mức bồi thường, việc bồi thường theo hình thức trừ dần bằng vận chuyển hàng cũng không có cơ sở. Do đó kháng cáo của bị đơn không có căn cứ để chấp nhận.

[4] Về kháng cáo của nguyên đơn yêu cầu bồi thường 100% thiệt hại, vì cấp sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 là không đúng. Hội đồng xét xử xét thấy: Điều 585 Bộ luật Dân sự thuộc về Chương XX “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Nên Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Điều luật này trong trường hợp trên là không đúng, vì trường hợp của các bên là trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

Trong vụ việc trên, 971 đơn hàng (hư hỏng, thất lạc, chưa nhận lại…) với tổng giá trị là 477.913.838 đồng là thiệt hại.

Bị đơn cho rằng số thiệt hại trên có phần từ việc nguyên đơn đã không chịu nhận lại một số hàng hóa mà khả năng là sẽ không bị hư hỏng, mà bỏ lại tại cảng, dẫn tới thiệt hại lớn. Nguyên đơn thì trình bày đối với một số hàng hóa bị ướt, nguyên đơn có yêu cầu nhưng bị đơn không có mặt để cùng kiểm tra thiệt hại, nên nguyên đơn chỉ nhận hàng không bị ướt, còn những kiện hàng bị ướt thì nguyên đơn không nhận.

Hội đồng xét xử nhận thấy, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tại Phần thứ ba về nghĩa vụ và hợp đồng, Chương XV:

Điều 362. Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. “Bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình”.

Điều 363. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi. “Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”.

Trong vụ việc, có sự khác nhau về lời khai trong việc cùng phối hợp kiểm đếm tài sản sau tai nạn. Nhưng nguyên đơn xác định chỉ nhận lại hàng hóa không bị ướt, còn hàng hóa bị ướt thì để lại. Lẽ ra với số lượng hàng hóa lớn như vậy, thì nguyên đơn cần phải thực hiện việc kiểm đếm, mở ra kiểm tra, không có bị đơn thì có thể mời đại diện cảng vụ hoặc đại diện chính quyền chứng kiến việc kiểm đếm, mở ra để xem có những loại hàng hóa nào không bị hư hỏng. Vì có những loại hàng bị ướt thì cũng không ảnh hưởng đến chất lượng, không thiệt hại. Nhưng nguyên đơn đã không thực hiện các việc trên là chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Điều 362 BLDS. Do đó cần áp dụng Điều 363 BLDS để giải quyết trong trường hợp này.

Về mức bồi thường: Bị đơn có lỗi gây ra thiệt hại, là lỗi chính, nhưng nguyên đơn chưa thực hiện hết nghĩa vụ của mình trong việc hạn chế thiệt hại. Vụ việc xãy ra, ngoài thiệt hại của Công ty G thì Công ty V còn gánh chịu thiệt hại rất lớn liên quan đến tàu chìm, các hàng hóa khác. Xét trách nhiệm các bên trong vụ việc, thiệt hại các bên phải gánh chịu, thì mức bồi thường 70% trên số tiền 477.913.838 đồng mà cấp sơ thẩm đã tuyên là hợp lý, hợp tình, các bên cùng chia sẽ rủi ro, tai nạn ngoài ý muốn. Do đó Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo tăng mức bồi thường thiệt hại của nguyên đơn. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên nội dung quyết định của bản án sơ thẩm, chỉ điều chỉnh lại điều luật áp dụng cho chính xác.

[5] Do yêu cầu kháng cáo không được chấp nhận, nên nguyên đơn và bị đơn phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Các phần khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, không bị kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào: Khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự;

Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn là Công ty Cổ phần G và bị đơn là Công ty cổ phần V; Giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2024/KDTM-ST, ngày 29/02/2024 của Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh B.

1/ Căn cứ vào:

Khoản 1 Điều 30; điểm b khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39; Khoản 1 Điều 147; khoản 1 Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

Điều 5, Điều 530, 531, 534, 541; Điều 362, Điều 363 Bộ luật Dân sự 2015;

Khoản 1 Điều 146, Điều 152, Điều 153 Bộ luật hàng hải 2015; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về án phí, lệ phí Tòa án.

2/ Tuyên xử:

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty cổ phần G.

Buộc Công ty cổ phần V phải thanh toán cho Công ty Cổ phần G số tiền 334.539.686 đồng (tương ứng với 70% giá trị thiệt hại của số tiền 477.913.838 đồng).

Kể từ ngày Công ty Cổ phần G có đơn yêu cầu thi hành án nếu Công ty cổ phần V không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ khoản tiền như đã nêu trên thì hàng tháng Công ty cổ phần V còn phải trả cho Công ty Cổ phần Gtiền lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành án.

3/ Về án phí:

3.1. Án phí sơ thẩm:

Công ty cổ phần V phải chịu tiền án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm là 16.726.984 đồng.

Công ty Cổ phần G phải chịu án phí do một phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận là 7.168.707 đồng.

Ngày 07/6/2023 nguyên đơn Công ty Cổ phần G đã nộp 11.718.000 đồng tạm ứng án phí theo biên lai thu tiền số 0008684 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện P, nay chuyển 7.168.707 đồng thành án phí; hoàn lại cho Công ty Cổ phần G số tiền 4.549.293 đồng.

3.2. Án phí phúc thẩm: Công ty Cổ phần G và Công ty cổ phần V mỗi công ty phải chịu án phí Kinh doanh thương mại phúc thẩm là 2.000.000 đồng, nhưng được khấu trừ mỗi công ty 2.000.000 đồng đã nộp tạm ứng án phí phúc thẩm theo biên lai thu số 0003350 ngày 05/4/2024 và biên lai thu số 0003546 ngày 01/4/2024 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Quý; Nguyên đơn và bị đơn đã nộp đủ.

4/ Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp Bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật Thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

70
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa sô 08/2024/KDTM-PT

Số hiệu:08/2024/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bình Thuận
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 29/08/2024
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: [email protected]
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;