Bản án về tranh chấp hợp đồng tín dụng, yêu cầu hỗ trợ lãi suất và bồi thường thiệt hại tài sản số 08/2022/KDTM-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

BẢN ÁN 08/2022/KDTM-PT NGÀY 27/07/2022 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG, YÊU CẦU HỖ TRỢ LÃI SUẤT VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TÀI SẢN 

Trong các ngày 05, 12 và 27 tháng 7 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Long An mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số: 15/2020/TLPT-KDTM ngày 18 tháng 11 năm 2020 về “Tranh chấp hợp đồng tín dụng, yêu cầu hỗ trợ lãi suất và bồi thường thiệt hại về tài sản”.

Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 10/2020/KDTM-ST ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Tòa án nhân dân thành phố Tân An bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 16/2021/QĐ-PT ngày 30 tháng 11 năm 2021 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Q (Q) Địa chỉ: Số 22, Hi, Phường L, Quận H, Thành phố Hà Nội.

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Thu T - Trưởng Phòng Kiểm soát rủi ro - Ngân hàng TMCP S. (Văn bản ủy quyền số 112/2020/GUQ-CNLA ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Giám đốc S Chi nhánh Long An).

2. Bị đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn K Địa chỉ: Đường 112, Phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Ông Trương Văn T - Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn K. (Văn bản ủy quyền số 09/2018 ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn K).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Luật sư Vũ Khắc Đ – Văn phòng Luật sư Vũ Khắc Đ thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ngân hàng TMCP S (S) Địa chỉ: Số 266-268, Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo pháp luật: Bà Nguyễn Đức Thạnh D – Tổng Giám đốc.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Quốc D – Chuyên viên tố tụng – Trung tâm Xử lý nợ S. (Văn bản ủy quyền số 4054/2020/GUQ-PL ngày 31/12/2020 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP S)

4. Người kháng cáo: Bị đơn là Công ty TNHH K.

(Bà T, ông T, ông D và Luật sư Điệp có mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN

*Trong đơn khởi kiện ngày 26/12/2012 và quá trình giải quyết vụ án, bà Nguyễn Thị Thu T là người đại diện hợp pháp của nguyên đơn trình bày: Theo đề nghị vay vốn ngày 18/6/2009 của Công ty TNHH K (gọi tắt là Công ty K), Ngân hàng TMCP S (gọi tắt là S) đã cho Công ty K vay tiền theo hình thức tín dụng dư nợ giảm dần tổng số tiền là 7.000.000.000 đồng (09 lần), mục đích vay là đầu tư mua đóng mới sà lan tự hành, kỳ hạn là 84 tháng, gốc được trả dần hàng Quý vào ngày 15 của tháng cuối Quý, lãi được trả theo định kỳ vào ngày 15 hàng tháng trên số tiền gốc còn nợ. Ngày đến hạn cuối cùng là ngày 15/7/2016, lãi suất 10,5%/năm áp dụng cho sáu tháng đầu, đến tháng thứ bảy, lãi suất bằng mức lãi suất tiền gửi cá nhân kỳ hạn 13 tháng cộng 4,3%/năm.

Thực hiện cam kết, Công ty K đã trả cho S tổng số tiền nợ gốc là 1.347.690.000 đồng, cụ thể:

- Ngày 15/4/2010 trả 270.000.000 đồng;

- Ngày 15/7/2010 trả 270.000.000 đồng;

- Ngày 23/10/2010 trả 269.230.000 đồng;

- Ngày 24/01/2011 trả 269.230.000 đồng;

- Ngày 23/4/2011 trả 269.230.000 đồng.

Đồng thời, Công ty K cũng thực hiện nghĩa vụ trả lãi hàng tháng theo thỏa thuận. Tuy nhiên, đến kỳ trả tiền lãi vào ngày 15/5/2011, Công ty K không thực hiện việc trả tiền lãi và đến kỳ trả nợ gốc tiếp theo, Công ty K không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ gốc làm phát sinh nợ do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Sau nhiều lần S nhắc nhở, Công ty K đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc được 290.000.000 đồng, cụ thể:

- Ngày 18/6/2012 trả 20.000.000 đồng;

- Ngày 25/6/2012 trả 20.000.000 đồng;

- Ngày 04/9/2012 trả 30.000.000 đồng;

- Ngày 27/10/2012 trả 120.000.000 đồng;

- Ngày 01/12/2012 trả 100.000.000 đồng.

Do đó, Công ty K còn nợ S tính đến ngày 01/10/2020 là tổng cộng là 22.427.593.872 đồng, gồm:

- Số tiền nợ gốc: 5.362.310.000 đồng.

- Số tiền lãi trong hạn: 4.330.579.930 đồng.

- Số tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền: 12.734.703.942 đồng.

Ngoài ra, ngày 21/01/2011, với mục đích bổ sung vốn lưu động, Công ty K lại xác lập hợp đồng tín dụng hạn mức 800.000.000 đồng, trong 12 tháng, (đến hạn là ngày 21 tháng 01 năm 2012), thời hạn trả tiền gốc không quá sáu tháng, kể từ ngày nhận nợ, trả lãi vào ngày 01 hàng tháng trên số tiền gốc, mức lãi suất 19,2%/năm và 19,44%/năm. Công ty Khánh Phóng nhận nợ hai lần:

- Lần thứ nhất, ngày 21/01/2011: 633.000.000 đồng.

- Lần thứ hai, ngày 23/4/2011: 167.000.000 đồng.

Công ty K thực hiện việc trả nợ lãi hàng tháng theo thỏa thuận. Đến kỳ trả lãi vào ngày 01/6/2011, Công ty K không trả lãi và đến hạn trả nợ gốc, Công ty K cũng không trả nợ gốc. Do vậy, đối với khoản vay này, tính đến hôm nay, Công ty K còn nợ S 3.100.504.294, gồm:

- Số tiền nợ gốc: 800.000.000 đồng.

- Số tiền lãi trong hạn: 42.271.540 đồng.

- Số tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền: 2.258.232.754 đồng.

Để đảm bảo cho các khoản vay trên, Công ty K đã thế chấp cho S tài sản là 01 chiếc sà lan tự hành, Biển kiểm soát LA-05699, tên phương tiện Vàm cỏ 99, đóng năm 2009, nơi đóng: Xí nghiệp đóng tàu Sài Gòn, chiều dài thiết kế: 68m, chiều dài lớn nhất: 72m, chiều cao mạn: 4,6m, chiều chìm: 04m, mạn khô: 0,61m, chiều rộng thiết kế: 12,9m, chiều rộng lớn nhất: 13,15m ; vật liệu vỏ: thép, số lượng kiểu và công suất máy chính: 02 máy-CUMMINS, 11698114-11626360- 850CV, trọng tải: 2.360T (hoặc 93TEU) (theo Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa số 5699/ĐK do Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An cấp cho Công ty TNHH K vào ngày 11/01/2011) Ngày 27/12/2013, S đã bán khoản nợ phát sinh từ Hợp đồng tín dụng nêu trên cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (gọi tắt là Q) theo Hợp đồng mua bán nợ số 31/Q-S.

Buộc Công ty TNHH K trả cho Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam tổng cộng 25.528.098.166 đồng (hai mươi lăm tỷ năm trăm hai mươi tám triệu không trăm chín mươi tám nghìn một trăm sáu mươi sáu) đồng gồm 6.162.310.000 đồng tiền nợ gốc, 4.372.851.470 đồng tiền lãi trong hạn và 14.992.936.696 đồng tiền phạt chậm trả lãi.

Đồng thời, yêu cầu xử lý tài sản thế chấp để đảm bảo việc thi hành án.

*Ông Trương Văn T là người đại diện hợp pháp của Công ty TNHH K trình bày:

Quá trình ký kết hợp đồng tín dụng dư nợ giảm dần tổng số tiền là 7.000.000.000 đồng như đại diện S trình bày là đúng. Với mục đích là đầu tư mua đóng mới sà lan tự hành, dự toán là 11.084.364.375 đồng. Đến ngày 29/5/2010, sà lan đã hoàn thành nhưng chi phí phát sinh làm cho giá sà lan lên đến 13.500.000.000 đồng, trong khi các cơ sở cung ứng vật tư chỉ cấp hóa đơn hợp lệ là 10.568.910.118 đồng và vì vậy, Công ty K không đủ tiền để trả cho Xí nghiệp đóng tàu Sài Gòn để nhận sà lan, còn nợ lại 633.363.953 đồng.

Đến ngày 21/01/2011, S mới đồng ý cho Công ty K vay thêm số tiền 800.000.000 đồng như nêu trên. Trong thời gian 08 tháng S mới đồng ý cho Công ty K vay thêm thì trong thời gian 08 tháng này, Công ty K cũng đã trả cho S được tổng 1.416.283.986 đồng, gồm 808.460.000 đồng tiền nợ gốc và 607.823.986 đồng tiền lãi đúng hạn. Công ty K sử dụng số tiền vay 800.000.000 đồng để trả 633.363.953 đồng tiền nợ đóng sà lan và cò số tiền 167.000.000 đồng thì Công ty Khánh Phòng đắp thêm vố cho đủ 269.230.000 đồng để trả số tiền nợ gốc cho S vào ngày 23/4/2011. Như vậy, phía Công ty K đã chấp hành rất tốt việc trả số nợ nợ gốc đã vay và tiền lãi đúng hạn nhưng trong thời gian 08 tháng không được S hỗ trợ vay thêm cũng như hỗ trợ lãi suất làm Công ty K thất thu rất lớn. Do đó, việc S cho rằng Công ty K không trả nợ đúng hạn là không đúng.

Trong quá trình thực hiện giao dịch, Công ty K đã trả nợ đúng như cam kết. Tuy nhiên, trong thời gian nền kinh tế gặp khó khăn lẽ ra S cần có những biện pháp hỗ trợ cho Công ty K theo các Chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước (Công ty đã cung cấp cho Tòa), song, S đã không kịp thời thực hiện nên đã gây ra thiệt hại cho Công ty K, cụ thể:

- Việc S chậm cho vay khoản tiền 800.000.000 đồng ngày 21/01/2011 dẫn đến Công ty K không nhận được sà lan để đưa vào kinh doanh, trong khi đó Công ty K đã trả nợ gốc và lãi đúng hạn như trình bày trên.

- Không xem xét cơ cấu lại nợ theo yêu cầu của Công ty K ngày 15/4/2011.

- S không thực hiện việc hỗ trợ cho Công ty K tiền lãi theo Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04/4/2009 của Thủ Tướng Chính phủ và Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 07/4/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng số tiền hỗ trợ là 560.000.000 đồng (7.000.000.000đ x 4%/năm x 02 năm).

- Từ ngày 18/7/2012, S không cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa cho sà lan LA-05699 làm cho sà lan không hoạt động được, mặc dù đã nhiều lần Công ty K yêu cầu nhưng S kiên quyết không cấp bản sao cho sà lan hoạt động. Hành vi này của S đã gây thiệt hại cho Công ty K. Do sà lan không đưa vào hoạt động được gây thất thu cho Công ty K nên Công ty không đồng ý đóng tiền lãi theo yêu cầu của S.

Do vậy, Công ty không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn mà yêu cầu nguyên đơn phải:

- Thực hiện việc hỗ trợ lãi suất trong hai năm cho Công ty K như đã trình bày với số tiền 560.000.000 đồng.

- Bồi thường thiệt hại do việc không cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa làm cho Công ty K không thu được lợi nhuận. Hành vi của S không đúng với quy định của pháp luật. Cụ thể là Thông tư số 10/2001/TT- BGTVT ngày 11/6/2001 hướng dẫn sử dụng việc cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa để lưu hành phương tiện khi phương tiện cầm cố, thế chấp để vay vốn tại các tổ chức tín dụng và Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Do đó, Công ty K yêu cầu S bồi thường 14.200.000.000 đồng (theo phương án kinh doanh mà Công ty K đã nộp cho S).

*Ông Hoàng Tư Lượng là người đại diện hợp pháp của S trình bày: S không đồng ý với yêu cầu bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của Công ty K. Bởi vì, S không có lỗi trong việc không cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa cho sà lan LA-05699 gây thiệt hại cho Công ty K.

Lý do S không cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa cho sà lan LA-05699 là do Công ty TNHH K không mua bảo hiểm đối với tài sản thế chấp theo thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng và không cung cấp cho S các giấy tờ chứng nhận việc đã mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp.

Đối với các chứng từ bảo hiểm mà Công ty K cung cấp cho Tòa án nhân dân thành phố Tân An vào năm 2013, S không nhận được các chứng từ này từ Công ty K. Ngoài ra, các chứng từ mà Công ty K đã cung cấp cho Tòa không thể hiện thông tin của người thụ hưởng là S. Mặt khác, S cũng chưa từng ký bất kỳ văn bản liên quan đến hồ sơ bảo hiểm với các Công ty bảo hiểm mà Công ty K đã cung cấp cho Tòa. Công ty K từ khi ký kết hợp đồng tín dụng đến trước khi S phát đơn khởi kiện, không hề nhận được yêu cầu bằng văn bản về việc yêu cầu cung cấp bản sao cho đến ngày 01/4/2013 S khởi kiện tại Tòa.

Vụ án được Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành hòa giải nhưng không thành.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2020/DS-ST ngày 01/10/2020, Tòa án nhân dân thành phố Tân An đã căn cứ vào Điều 474 Bộ luật dân sự (năm 2005), Khoản 2 Điều 3 và Khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng; Điều 271 và Khoản 1 Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự.

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Buộc Công ty TNHH K trả cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Q 25.528.098.166 đồng (hai mươi lăm tỷ năm trăm hai mươi tám triệu không trăm chín mươi tám nghìn một trăm sáu mươi sáu) đồng. Gồm:

- Tiền nợ gốc: 6.162.310.000 đồng;

- Tiền lãi trong hạn: 4.372.851.470 đồng;

- Tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền: 14.992.936.696 đồng.

"Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp trong hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng cho vay theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay”.

Tiếp tục thực hiện việc thế chấp theo Hợp đồng thế chấp động sản số 17572 ngày 17 tháng 01 năm 2011 được Công chứng tại Phòng Công chứng số 1 tỉnh Long An (nay là Văn phòng Công chứng Phạm Thị Hiên) và được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18 tháng 01 năm 2011, để đảm bảo việc thi hành án.

Không chấp nhận các yêu cầu phản tố của Công ty TNHH K.

Về án phí: Công ty TNHH K phải chịu án phí sơ thẩm là 285.928.098 đồng. Chuyển số tiền 61.380.000 đồng tiền tạm ứng án phí mà Công ty TNHH K đã nộp (theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số 0002294 ngày 28 tháng 7 năm 2018 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Tân An tỉnh Long An) thành án phí sơ thẩm. Công ty TNHH K phải nộp 224.548.098 đồng.

Nguyên đơn không phải chịu án phí sơ thẩm. Hoàn trả cho S 58.341.221 đồng (theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí số 003496 ngày 08 tháng 01 năm 2013 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Tân An tỉnh Long An).

Ngoài ra, án sơ thẩm còn tuyên về quyền kháng cáo, quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án và thời hiệu thi hành án theo Luật Thi hành án dân sự.

- Ngày 09/10/2020, ông Trương Văn Ư là người đại diện theo pháp luật của Công ty K kháng cáo không đồng ý bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm, cụ thể:

+ Công ty K yêu cầu S tính lại tiền lãi trong hạn và tiền lãi quá hạn theo mức lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và theo quy định của pháp luật.

+ Công ty K không đồng ý trả cho S 7.421.074.012 đồng tiền phạt chậm trả lãi vì đây là khoản lãi chồng lãi, phạt chồng phạt.

+ Công ty K yêu cầu S phải trả số tiền hỗ trợ lãi suất được hưởng theo Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ và Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 07/4/2009 của Ngân hàng Nhà nước với mức hỗ trợ lãi suất là 04%/năm, thời hạn hỗ trợ tối đa là 02 năm, tổng cộng là: 7.000.000.000 đồng x 04%/năm x 02 năm = 560.000.000 đồng.

- Công ty K yêu cầu Q và S có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại do không cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ) đối với chiếc sà lan có Biển số LA-05699 để lưu hành kinh doanh từ ngày 20/4/2011 đến ngày 01/10/2020 là 103 tháng (đã trừ 06 tháng được S cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ và 07 tháng hoạt động chui không được S cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ), mỗi tháng 200.000.000 đồng, tổng cộng là 20.600.000.000 đồng.

- Công ty K yêu cầu Q và S phải cấp bản sao hoặc trả (trong trường hợp Công ty K không còn nợ) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với chiếc sà lan có Biển số LA-05699. Nếu S hoặc Q không cấp hoặc không trả thì Công ty K tiếp tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do không lưu hành kinh doanh được mỗi tháng là 200.000.000 đồng.

Nhận thấy, tại phiên tòa phúc thẩm, phía nguyên đơn không rút yêu cầu khởi kiện, người kháng cáo không rút yêu cầu kháng cáo, các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

Bà Nguyễn Thị Thu T là người đại diện hợp pháp của Q trình bày:

Việc S tính tiền lãi trong hạn, tiền lãi quá hạn và tiền phạt chậm trả lãi là căn cứ vào mức lãi suất và các điều khoản mà S và Công ty TNHH K đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng dư nợ giảm dần số 17572 ngày 15/7/2009 và Hợp đồng tín dụng hạn mức số LD 1102100036 ngày 21/01/2011; căn cứ theo quy định tại Điều 91 của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 và các Văn bản sau: Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam; Văn bản số 1335/NHNN-CSTT ngày 22/02/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc áp dụng lãi suất cho vay trong phương thức cho vay trả góp.

Về việc Công ty TNHH K yêu cầu được hỗ trợ lãi suất 4%/năm: Theo Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ và Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 07/4/2009 của Ngân hàng Nhà nước thì trong khoảng thời gian theo quy định tại điểm a Điều 4 của Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 07/4/2009 nói trên cho đến khi S khởi kiện, Công ty K đã không thực hiện đúng quy trình. Đồng thời, ông T cho rằng S phải có trách nhiệm cung cấp mẫu giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất hoặc hướng dẫn khách hàng là Công ty K gửi giấy đề nghị thì Luật không có quy định. Ngoài ra ông T cũng cung cấp văn bản thể hiện đã nộp giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất tại Ngân hàng BIDV. Điều này chứng minh ông T hiểu rõ quy trình để được hỗ trợ lãi suất nhưng ông T không thực hiện.

Về yêu cầu bồi thường thiệt hại: Trong quá trình thực hiện giao dịch, Công ty TNHH K không yêu cầu S phải cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa. Chỉ sau khi S khởi kiện, ông T mới khiếu nại về việc không cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa và không cung cấp các chứng từ bảo hiểm cho S mà chỉ cung cấp cho Tòa án nhân dân thành phố Tân An trong quá trình tố tụng, nhưng lại có những chứng từ không ghi người thụ hưởng, còn với những chứng từ có ghi người thụ hưởng thì lại không có hợp đồng bảo hiểm nên S không chấp nhận cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa. Do Công ty K không mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp là chiếc sà lan có Biển số LA-05699/2.360T theo như thỏa thuận tại hợp đồng thế chấp động sản ngày 17/01/2011 và vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên S không cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ.

Từ những ý kiến nêu trên, bà T đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận toàn bộ yêu cầu kháng cáo của Công ty K, giữ nguyên bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm.

Ông Nguyễn Quốc D là người đại diện hợp pháp của S trình bày: Ông D thống nhất với lời trình bày của đại diện hợp pháp của Q. S không có lỗi trong việc không cung cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ đối với chiếc sà lan LA- 05699 nên không đồng ý bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của Công ty K. Bởi vì, Công ty K không mua bảo hiểm đối với tài sản thế chấp theo thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng và không cung cấp cho S các giấy tờ chứng nhận việc đã mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp. Đối với các chứng từ bảo hiểm mà Công ty K cung cấp cho Tòa án nhân dân thành phố Tân An vào năm 2013, S không nhận được các chứng từ này từ Công ty K. Ngoài ra, theo nội dung trong các chứng từ mà Công ty K đã cung cấp cho Tòa không thể hiện thông tin của người thụ hưởng là S. S cũng khẳng định chưa từng ký bất kỳ văn bản nào liên quan đến hồ sơ bảo hiểm với các Công ty bảo hiểm mà Công ty K đã cung cấp cho Tòa. Công ty K từ khi ký kết hợp đồng tín dụng đến trước khi S phát đơn khởi kiện, không hề nhận được yêu cầu bằng văn bản về việc yêu cầu cung cấp bản sao cho đến ngày 01/4/2013 S khởi kiện tại Tòa. Hơn thế nữa, theo lời trình bày của phía bị đơn thấy rằng khoảng thời gian S không cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ đối với chiếc sà lan LA- 05699 thì sà lan LA-05699 vẫn được hoạt động bình thường và đem nguồn thu nhập về cho Công ty K. S cũng đã có thiện chí mặc dù Công ty K không mua bảo hiểm đối với tài sản thế chấp theo thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng nhưng S đã hai lần cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ đối với chiếc sà lan LA-05699 cho Công ty K.

Từ những lời phân tích nói trên, ông D đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận toàn bộ yêu cầu kháng cáo của Công ty K, giữ nguyên bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm.

*Luật sư Vũ Khắc Đ - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn phát biểu ý kiến:

1. Đối với số tiền lãi trong hạn và số tiền lãi quá hạn: Công ty K yêu cầu S tính lại tiền lãi trong hạn và tiền lãi quá hạn theo mức lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và theo quy định của pháp luật.

2. Đối với số tiền phạt chậm trả lãi: Công ty K không đồng ý trả cho S 7.421.074.012 đồng tiền phạt chậm trả lãi vì đây là khoản lãi chồng lãi, phạt chồng phạt.

3. Về yếu tố khách quan đề nghị không tính lãi: Trong suốt thời gian Công ty K tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn cho đến khi bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 28/2013/KDTM-PT ngày 19/11/2013 của TAND tỉnh Long An có hiệu lực pháp luật cho đến phiên tòa xét xử hôm nay là một khoảng thời gian dài hơn 7 năm. Đặc biệt, trong đó có thời gian từ khi TAND thành phố Tân An ký Văn bản kiến nghị số 39/2014/TA–KN ngày 10/02/2014 cho đến khi TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có Thông báo số 49/TB-KDTM-GĐTTII ngày 08/8/2016 trả lời việc không chấp nhận kiến nghị và Chánh án TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh không kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm đối với bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 28/2013/KDTM-PT ngày 19/11/2013 của TAND tỉnh Long An. Trong suốt giai đoạn này S vẫn tính nợ lãi trong hạn và nợ lãi phạt quá hạn đối với Công ty K, Do đó, Công ty K đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm cho cắt bỏ toàn bộ lãi trong giai đoạn này. Đây là phần đề nghị chính đá ng của Công ty K vì các lý do khách quan mà Công ty K phải tham gia tố tụng trong một thời gian kéo dài.

4. Về việc Công ty K yêu cầu S trả số tiền hỗ trợ lãi suất được hưởng theo Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ và Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 07/4/2009 của Ngân hàng Nhà nước với mức hỗ trợ lãi suất là 04%/năm, thời hạn hỗ trợ tối đa là 02 năm, thành tiền là: 7.000.000.000 đồng x 04%/năm x 02 năm = 560.000.000 đồng.

Xét Hợp đồng tín dụng giữa hai bên không có điều khoản về hỗ trợ lãi suất nhưng tại điểm a, b khoản 3 Điều 4 của Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ có quy định trách nhiệm của Ngân hàng: “Không được từ chối hỗ trợ lãi suất nếu khoản vay thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất; hướng dẫn khách hàng vay để đảm bảo việc vay được thuận tiện, an toàn và đúng đối tượng” còn đối với khách hàng thì có trách nhiệm:“Sử dụng vốn vay đúng mục đích thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất đã ghi trong hợp đồng tín dụng”. Tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 05/TT-NHNN ngày 07/4/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trách nhiệm của khách hàng là: “Khách hàng vay gởi giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất cho các Ngân hàng Thương mại” trong khi điểm b khoản 2 quy định trách nhiệm của các Ngân hàng là: “Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất để ghi trong hợp đồng tín dụng các nội dung hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật.” Tòa án cấp sơ thẩm nhận định trong bản án do Công ty K không thực hiện đúng quy trình gởi đơn xin hỗ trợ lãi suất nên việc S không xem xét cho Công ty K hưởng hỗ trợ lãi suất là đúng với quy định của pháp luật. Việc Công ty K đã yêu cầu hỗ trợ lãi suất sau khi vi phạm nghĩa vụ trả nợ là không phù hợp nên không chấp nhận yêu cầu của Công ty Khanh Phong. Như vậy Tòa án cấp sơ thẩm chưa xem xét một cách khách quan đối với yêu cầu của Công ty K, vấn đề hỗ trợ lãi suất thực chất là khoản hỗ trợ của Chính phủ được áp dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn. Diện được hưởng hỗ trợ đối với những khoản vay thuộc các lĩnh vực, ngành nghề trong quy định của Chính phủ mà Doanh nghiệp được hưởng và Ngân hàng chỉ là Cơ quan xem xét hồ sơ và thực hiện chính sách hỗ trợ trên hộ cho Chính phủ, việc hỗ trợ này không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng nên việc Ngân hàng không xem xét hỗ trợ lãi suất cho Công ty K là phân biệt đối xử giữa Doanh nghiệp với Doanh Nghiệp và thể hiện sự không công bằng trong cách đối xử với khách hàng của mình là Công ty K.

5. Về việc Công ty K yêu cầu S bồi thường thiệt hại do không cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ đối với chiếc sà lan có Biển số LA-05699 để lưu hành kinh doanh từ ngày 20/4/2011 đến ngày 01/10/2020 là 103 tháng (đã trừ 06 tháng được S cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ và 07 tháng hoạt động chui không được S cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ), mỗi tháng 200.000.000 đồng, tổng cộng là 20.600.000.000 đồng.

Xét lợi nhuận này căn cứ vào phương án kinh doanh ngày 18/6/2009 được S – Chi nhánh Long An thẩm định, chấp thuận cho vay và căn cứ vào các hợp đồng kinh tế, các thu nhập thực tế của sà lan LA-05699/2.360T và có so sánh với sà lan LA-04699/2.110T mà Công ty K đã cung cấp cho Tòa án để chứng minh thu nhập bị mất. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ đã được Công ty K nêu ra trong quá trình giải quyết vụ án: Tại Điều 4 của Hợp đồng thế chấp ngày 17/01/2011 quy định bên nhận thế chấp có quyền: “...được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản đảm bảo nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản đảm bảo.”. Bên thế chấp có quyền: “...được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản…” và có nghĩa vụ: “ ...phải mua bảo hiểm cho Tài sản bảo đảm trong suốt thời gian thế chấp, nếu Tài sản bảo đảm bắt buộc mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của bên nhận thế chấp.”. Tại khoản 1 Điều 7 của Hợp đồng quy định: “Các bên cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng này. Bên nào không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận trong hợp đồng phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Tại tiểu mục 5.3, mục 5, phần 2 của Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 của Ngân hàng Nhà nước quy định: “Đối với tài sản cầm cố, thế chấp là phương tiện vận tải... có giấy chứng nhận đăng ký… thì tổ chức tín dụng phải giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký; khách hàng vay, bên bảo lãnh được sử dụng bản sao có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước và xác nhận của tổ chức tín dụng (nơi nhận cầm cố, thế chấp) để lưu hành phương tiện trên trong thời gian cầm cố thế chấp.”.

Từ những thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp và quy định của pháp luật có căn cứ xác định Công ty K có quyền khai thác công dụng của sà lan và S không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác nhưng S có quyền xem xét, kiểm tra trực tiếp sà lan. Theo Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 nói trên thì S là nơi cấp bản sao giấy chứng nhận trong thời gian thế chấp. Xét hợp đồng thế chấp không có quy định S có nghĩa vụ cấp bản sao giấy chứng nhận để Công ty K sử dụng, khai thác được sà lan nhưng nhất thiết S phải cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký sà lan vì đây là phương tiện duy nhất để Công ty K kinh doanh kiếm thu nhập trả lãi vay S. Tổng giá trị thực tế của sà lan LA-05699/2.360T khi đóng mới là 13.500.000.000 đồng, vốn tự có của Công ty K là 6.500.000.000 đồng (chiếm 48,15%), nhưng S chỉ cho vay 7.000.000.000 đồng (chiếm 61,85% tổng giá trị sà lan) và đến thời điểm ngày 23/4/2011 khi nợ gốc khoản vay dài hạn này chỉ còn 5.362.310.000 đồng (S chiếm tỉ lệ chỉ còn 39,72%) nhưng S lại không thực hiện việc cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ làm ngưng trệ toàn bộ việc khai thác sà làn là vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty K.

Tại các phiên tòa phúc thẩm vào năm 2013 và phiên tòa sơ thẩm vào năm 2020, người đại diện hợp pháp của S cho rằng Công ty K không mua bảo hiểm sà lan và vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên S không cung cấp bản sao là chưa chính xác. Bởi trong hồ sơ gởi cho Tòa án thể hiện Công ty K đã được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm sà lan trong khoảng thời gian S không cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ và hợp đồng tín dụng cũng không quy định S không cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ khi Công ty K vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Ngoài ra Công ty K có cung cấp cho Hội đồng xét xử phúc thẩm các tài liệu gồm: Hợp đồng vận chuyển của sà lan Vàm Cỏ 79 có tải trọng nhỏ hơn sà làn Vàm Cỏ 99 để chứng minh thu nhập bị mất đi; sà lan Vàm Cỏ 99 cũng có vài lần vận hành không phép (bị xử phạt vi phạm hành chính do không có Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ) để so sánh thu nhập bị mất đi làm căn cứ chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của Công ty K.

Hơn thế nữa, dù phải nằm bờ không được vận hành nhưng Công ty K vẫn đăng kiểm sà lan hàng năm (theo tài liệu do S cung cấp cho Tòa án); sà lan phải sửa chữa do hư hỏng nhiều lần và lần gần đây nhất với số tiền trên 1.500.000.000 đồng cho thấy Công ty K phải thiệt hại như thế nào để duy trì tài sản đã thế chấp cho S dù không vận hành khai thác được tài sản trên. Hiện nay giá trị sà làn không bị giảm mà còn tăng lên theo giá thị trường là trên 16.000.000.000 đồng. Nếu Công ty K không có thiện chí tốt trong việc duy trì bảo dưỡng sà lan và có ý định bỏ mặc thì hiện nay sà lan chỉ là một đống sắt vụn.

Ngoài ra, khi S ký hợp đồng mua bán nợ với Q thì các bên không có thông báo cho Công ty K biết việc mua bán nợ này, lẽ ra các bên phải thông báo cho Công ty K biết mới đúng theo quy định của pháp luật dẫn đến Công ty K bị thiệt thòi trong nhiều vấn đề như: việc cơ cấu nợ, giãn cách việc trả nợ, tạo điều kiện mới để khôi phục kinh doanh trả bớt nợ...

Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng Công ty K có cung cấp cho Tòa án bản sao chứng từ bảo hiểm nhưng không có cung cấp cho S, có những chứng từ không có ghi người thụ hưởng là nhận định không khách quan. Trong những hợp đồng bảo hiểm mà Công ty K cung cấp cho Tòa án đều thể hiện đơn vị thụ hưởng là Sacombnak. Việc S gây áp lực trả nợ đối với Công ty K bằng biện pháp không cấp Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ để sà lan không thể hoạt động được, dẫn đến suy kiệt kinh tế của Công ty K là trái với các quy định của pháp luật và triết lý kinh doanh của Ngân hàng. Xét S không phải là chủ sở hữu 100% vốn trong việc hình thành nên sà lan nhưng lại cố tình không cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ đã gây ra thiệt hại thực tế cho Công ty K nên S phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho Công ty.

6. Về việc Công ty K yêu cầu S hoặc Q phải cấp bản sao hoặc trả (trong trường hợp Công ty K không còn nợ) Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ đối với sà lan số LA-05699. Nếu S hoặc Q không cấp hoặc không trả thì Công ty K tiếp tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do không lưu hành kinh doanh được mỗi tháng là 200.000.000 đồng.

Xét thấy yêu cầu trên là phù hợp với quy định của pháp luật nên đề nghị HĐXX phúc thẩm chấp nhận theo quy định tại tiểu mục 5.3, mục 5, Phần 2 của Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 của Ngân hàng Nhà nước.

Từ đó, Luật sư Vũ Khắc Đ đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm: Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Công ty K, sửa bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm theo hướng:

+ Công ty K yêu cầu S tính lại tiền lãi trong hạn và tiền lãi quá hạn theo mức lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và theo quy định của pháp luật.

+ Công ty K không đồng ý trả cho S 7.421.074.012 đồng tiền phạt chậm trả lãi vì đây là khoản lãi chồng lãi, phạt chồng phạt.

+ Buộc S phải trả cho Công ty K số tiền hỗ trợ lãi suất được hưởng theo Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ và Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 07/4/2009 của Ngân hàng Nhà nước với mức hỗ trợ lãi suất là 04%/năm, thời hạn hỗ trợ tối đa là 02 năm, tổng cộng là: 7.000.000.000 đồng x 04%/năm x 02 năm = 560.000.000 đồng.

- Buộc Q và S có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại cho Công ty K do không cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ) đối với chiếc sà lan có Biển số LA-05699 để lưu hành kinh doanh từ ngày 20/4/2011 đến ngày 01/10/2020 là 103 tháng (đã trừ 06 tháng được S cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ và 07 tháng hoạt động chui không được S cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ), mỗi tháng 200.000.000 đồng, tổng cộng là 20.600.000.000 đồng.

- Buộc Q và S phải cấp bản sao hoặc trả (trong trường hợp Công ty K không còn nợ) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với chiếc sà lan có Biển số LA-05699. Nếu S hoặc Q không cấp hoặc không trả thì Công ty K tiếp tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do không lưu hành kinh doanh được mỗi tháng là 200.000.000 đồng.

*Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An tham gia phiên tòa phát biểu:

- Ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng: Kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử phúc thẩm nghị án, Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa, thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm, Thư ký phiên tòa tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

- Quan điểm về việc giải quyết vụ án: Đơn kháng cáo của Công ty K thực hiện đúng về hình thức, nội dung và thời hạn theo quy định tại các Điều 272, 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nên vụ án được xem xét giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Về nội dung:

Vào ngày 15/7/2009 và ngày 21/01/2011 giữa S và Công ty K đã xác lập hợp đồng vay tài sản bằng 02 hợp đồng tín dụng như sau: Ngày 15/7/2009, Công ty K ký hợp đồng tín dụng dư nợ giảm dần số 17572 với S với mục đích bổ sung vốn đóng mới sà lan tự hành số tiền 7.000.000.000 đồng, thời hạn trả nợ 84 tháng, hạn trả cuối cùng ngày 15/7/2016, phương thức vay từng lần, vốn góp đều hàng quý, trả lãi hàng tháng theo dư nợ giảm dần; Ngày 21/01/2011, Công ty K tiếp tục ký hợp đồng tín dụng hạn mức số LD110200036 với mục đích bổ sung vốn lưu động, số tiền vay 800.000.000 đồng, thời hạn trả nợ 12 tháng, hạn trả cuối cùng ngày 21/01/2012.

Sau khi vay, Công ty K trả được 1.637.690.000 đồng và trả lãi được 1.548.425.474 đồng, còn lại nợ gốc 6.162.310.000 đồng. Việc Công ty K vi phạm nghĩa vụ trả nợ cho S nên S khởi kiện theo Bảng tính lãi tính theo hợp đồng ngày 01/10/2020 do S cung cấp thì thể hiện Công ty K còn nợ S tổng cộng 25.528.098.166 đồng gồm: 6.162.310.000 đồng tiền nợ gốc, 4.372.851.470 đồng tiền lãi trong hạn và 14.992.936.696 đồng tiền phạt chậm trả lãi.

Sau khi xét xử sơ thẩm, Công ty K kháng cáo với các nội dung:

Thứ nhất, Công ty K kháng cáo yêu cầu S tính lại tiền lãi theo mức lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và theo quy định của pháp luật:

Tòa án cấp sơ thẩm buộc Công ty K thanh toán cho S số tiền 6.162.310.000 đồng tiền nợ gốc, 4.372.851.470 đồng tiền lãi trong hạn và 14.992.936.696 đồng tiền phạt chậm trả lãi (trong đó lãi quá hạn 7.571.862.684 đồng, phạt lãi 7.421.074.012 đồng).

Về phạt chậm trả lãi: Theo quy định tại Điều 51 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, được sửa đổi, bổ sung năm 2004; Điều 17 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định: “Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng, hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, sổ vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức đảm bảo, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận”; khoản 4 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN ngày 03/02/2005 (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 13) có quy định: “Đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp nhận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ, việc phạt chậm trả lãi đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật”.

Tại phần 1.3 mục 1 của Văn bản số 1335/NHNN-CSTT ngày 22/02/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về việc phạt chậm trả đối với trường hợp nợ quá hạn: “Các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 11 quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001. Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay”. Ngoài các quy định trên không có quy định nào, kể cả quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 cho phép phạt nhiều lần về cùng một vi phạm trong hợp đồng tín dụng. Do đó, tại điểm 5.2 Điều 5 của Hợp đồng tín dụng số 17572 ngày 15/7/2009: Các bên thỏa thuận lãi suất quá hạn (=150% lãi suất vay trong hạn) nhưng lại còn thỏa thuận về phạt chậm trả (=150% lãi suất trong hạn) đối với số tiền lãi chưa thanh toán đúng hạn theo hợp đồng là lãi chồng lãi, phạt chồng phạt. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của S buộc Công ty K phải trả số tiền 7.421.074.012 đồng chậm trả lãi là không đúng, cần cải sửa phần này.

Thứ hai, Công ty K kháng cáo yêu cầu S phải trả cho Công ty K số tiền hỗ trợ lãi suất được hưởng theo Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ và Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 07/4/2009 của Ngân hàng Nhà nước với mức hỗ trợ lãi suất là 04%/năm, thời hạn hỗ trợ tối đa là 02 năm, thành tiền là: 7.000.000.000 đồng x 04%/năm x 02 năm = 560.000.000 đồng.

Theo quy định tại Quyết định số 443/QĐ-Ttg ngày 04/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế hỗ trợ vốn Ngân hàng Trung ương đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 07/4/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn Ngân hàng thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh thì Công ty K thuộc đối tượng để được hỗ trợ lãi suất. Theo quy định tại điểm a Điều 4 của Thông tư số 05/2009/TT-NHNN:

“Trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 04 đến 31 tháng 12 năm 2009, khi phát sinh khoản vay lần đầu tại Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính và Ngân hàng Phát triển Việt Nam nơi cho vay, khách hàng vay gửi giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất cho các Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính và Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo mẫu 01 tại Phụ lục Thông tư này, kể cả các khoản vay phát sinh từ ngày 01 tháng 4 năm 2009 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.”. Trên thực tế, trong khoảng thời gian đó cho đến khi S khởi kiện, Công ty K đã không thực hiện đúng quy trình. Hơn nữa, cũng theo Thông tư đã nêu thì trách nhiệm của các Ngân hàng thương mại: “Thực hiện hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất; định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để kiểm tra, giám sát tình hình hỗ trợ lãi suất; Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất để ghi trong hợp đồng tín dụng các nội dung về hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật; từ chối các yêu cầu hỗ trợ lãi suất không đúng quy định của pháp luật.” Việc ông T cho rằng S phải hướng dẫn Công ty K gửi giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất hoặc cung cấp mẫu giấy đề nghị cho Công ty K là không phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình tố tụng, ông T có nộp một văn bản thể hiện nội dung đề nghị hỗ trợ lãi suất ngày 29/4/2010 của Công ty K đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thể hiện rõ Công ty K đã hiểu quy trình để được hỗ trợ lãi suất nhưng lại không thực hiện để đảm bảo quyền lợi của mình. Việc Công ty K yêu cầu hỗ trợ lãi suất sau khi đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ là không phù hợp nên không thể chấp nhận yêu cầu này của Công ty K.

Thứ ba, Công ty K kháng cáo yêu cầu S bồi thường thiệt hại do không cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ đối với sà lan có biển số LA-05699 để lưu hành kinh doanh từ ngày 20/01/2011 đến ngày 01/10/2020 là 103 tháng, mỗi tháng 200.000.000 đồng, tổng cộng là 20.600.000.000 đồng.

Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ đối với sà lan có Biển số LA-05699 được S và Công ty K thỏa thuận trong Hợp đồng thế chấp động sản ngày 17/01/2011, cụ thể như sau:

- Tại Điều 4 của Hợp đồng thế chấp động sản ngày 17/01/2011 quy định: Bên nhận thế chấp có quyền: “...được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản đảm bảo nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản đảm bảo...”. Bên thế chấp có quyền: “...được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản...” và có nghĩa vụ: “...phải mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm trong suốt thời gian thế chấp, nếu tài sản bảo đảm bắt buộc mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Pháp luật hoặc theo yêu cầu của bên nhận thế chấp...”.

- Tại khoản 1 Điều 7 của Hợp đồng thế chấp động sản ngày 17/01/2011 quy định: “...Các bên cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng này. Bên nào không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận trong hợp đồng phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật...”.

Ngoài ra, tại tiểu mục 5.3 mục 5 Phần 2 của Thông tư số 07/2003/TT- NHNN ngày 19/5/2003 của Ngân hàng Nhà nước quy định: “...Đối với tài sản cầm cố, thế chấp là phương tiện vận tải... có giấy chứng nhận đăng ký… thì tổ chức tín dụng phải giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký; khách hàng vay, bên bảo lãnh được sử dụng bản sao có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước và xác nhận của tổ chức tín dụng (nơi nhận cầm cố, thế chấp) để lưu hành phương trên trong thời gian cầm cố thế chấp...”.

Từ những thỏa thuận trong Hợp đồng thế chấp trên và quy định của pháp luật có căn cứ xác định Công ty K có quyền khai thác công dụng của sà lan và S không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác nhưng S có quyền xem xét, kiểm tra trực tiếp sà lan. Công ty K được quyền sử dụng bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ có chứng nhận của cơ quan công chứng và xác nhận của S trong thời gian thế chấp.

Do S không cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ cho Công ty K nên chiếc sà lan có Biển số LA-05699 không thể lưu hành kiếm thu nhập để trả tiền nợ gốc và tiền lãi cho S dẫn đến Công ty K thiệt hại do mất thu nhập là lỗi của S.

Đại diện hợp pháp của phía S cho rằng hiện tại chiếc sà lan LA-05699 đang hoạt động cũng được phía Công ty K xác nhận đã được sửa chữa đưa vào hoạt động vào đầu năm 2022, hiện tại Công ty K cho thuê sà lan mà không có Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ do người thuê không đòi hỏi phải có giấy mới hoạt động được.

Do đó, S phải bồi thường thiệt hại do mất thu nhập cho Công ty TNHH K. Xét trong quá trình giải quyết vụ án này, bà T là người đại diện hợp pháp của Q trình bày do Công ty TNHH K không mua bảo hiểm chiếc sà lan có biển số LA-05699/2.360T và vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên S không cung cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ là không đúng. Bởi lẽ, theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện Công ty K đã được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm sà lan trong khoảng thời gian S không cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ và trong Hợp đồng tín dụng cũng không quy định S không cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ khi Công ty K vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Từ nhận định trên, xét thấy việc Công ty K kháng cáo yêu cầu S bồi thường thiệt hại tổng cộng 20.400.000.000 đồng do không cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ là có cơ sở nên được chấp nhận một phần.

+ Xác định thiệt hại:

Căn cứ vào các hóa đơn giá trị gia tăng của sà lan LA-05699 hoạt động:

Trong 03 tháng được cấp bản sao, sà lan LA-05699 vận hàng doanh thu tháng 5/2012: 231.980.000 đồng; tháng 6/2012: 169.175.000 đồng; tháng 7/2012:

238.430.000 đồng. Riêng tháng 8/2012: 174.245.000 đồng.

Như vậy, theo hợp đồng ngày 22/4/2020: Hợp đồng 4 tháng bình quân là 550.000.000 đồng, tổng cộng là 8 tháng {(550.000.000 x 4) + doanh thu tháng 5, 6, 7, 8}=3.013.830.000 đồng ÷ 8 tháng =376.728.750 đồng (là doanh thu bình quân) x tỷ suất lợi nhuận 38,46% x doanh thu bình quân =144.889.877 đồng x 103 tháng = 14.923.657.331 đồng.

Do đó có căn cứ chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty K về phần lãi phạt chậm trả và bồi thường thiệt hại như đã phân tích ở trên.

Từ ý kiến và quan điểm trên, Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của Công ty K, sửa một phần bản án kinh doanh thương mại như phân tích trên.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ, vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến và quan điểm của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy:

[1] Về thủ tục tố tụng: Đơn kháng cáo của Công ty K thực hiện đúng về hình thức, nội dung và thời hạn theo quy định tại các Điều 272, 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nên vụ án được xem xét giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

[2] Về việc Công ty TNHH K kháng cáo yêu cầu Ngân hàng TMCP S (gọi tắt là S) tính lại tiền lãi trong hạn và tiền lãi quá hạn theo mức lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và theo quy định của pháp luật; không đồng ý trả cho Ngân hàng TMCP S 7.421.074.012 đồng tiền phạt chậm trả lãi vì đây là khoản lãi chồng lãi, phạt chồng phạt.

Xét theo Bảng tính lãi tính theo hợp đồng ngày 01/10/2020 do S cung cấp thì tính đến ngày 01/10/2020, Công ty K còn nợ S tổng cộng 25.528.098.166 đồng gồm: 6.162.310.000 đồng tiền nợ gốc, 4.372.851.470 đồng tiền lãi trong hạn, 7.571.862.684 tiền lãi quá hạn và 7.421.074.012 đồng tiền phạt chậm trả lãi.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bà Nguyễn Thị Thu T là người đại diện hợp pháp của Q và ông Nguyễn Quốc D là người đại diện hợp pháp của S trình bày: Việc S tính tiền lãi trong hạn, tiền lãi quá hạn và tiền phạt chậm trả lãi là căn cứ theo mức lãi suất và các điều khoản mà S và Công ty K đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng dư nợ giảm dần số 17572 ngày 15/7/2009 và Hợp đồng tín dụng hạn mức số LD 1102100036 ngày 21/01/2011. Ngoài ra, việc S tính tiền lãi trong hạn, tiền lãi quá hạn và tiền phạt chậm trả lãi là căn cứ theo quy định tại Điều 91 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và các Văn bản sau: Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam; Văn bản số 1335/NHNN-CSTT ngày 22/02/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc áp dụng lãi suất cho vay trong phương thức cho vay trả góp.

Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm đã xử buộc Công ty TNHH K có nghĩa vụ trả cho Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam 6.162.310.000 đồng tiền nợ gốc, 4.372.851.470 đồng tiền lãi trong hạn và 7.571.862.684 tiền lãi quá hạn là có căn cứ.

Về tiền phạt chậm trả lãi : Xét theo quy định tại Điều 51 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004); Điều 17 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định: “Việc cho vay của các tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận”; khoản 4 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 13 của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 nói trên có quy định: “Đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn và tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ; việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật”.

Tại phần 1.3 mục 1 của Văn bản số 1335/NHNN-CSTT ngày 22/02/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về việc phạt chậm trả đối với trường hợp nợ quá hạn: “Các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001; theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay”.

Ngoài các quy định nói trên, không có quy định nào, kể cả quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 cho phép phạt nhiều lần về cùng một vi phạm trong hợp đồng tín dụng. Do đó, trong điều khoản của Hợp đồng tín dụng dư nợ giảm dần số 17572 ngày 15/7/2009 và Hợp đồng tín dụng hạn mức số LD 1102100036 ngày 21/01/2011, các bên đã thỏa thuận về lãi suất quá hạn (= 150% lãi suất cho vay trong hạn) nhưng lại còn thỏa thuận về phạt chậm trả (= 150% lãi suất vay trong hạn) đối với số tiền lãi chưa thanh toán đúng hạn theo hợp đồng là lãi chồng lãi, phạt chồng phạt.

Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm đã xử buộc Công ty TNHH K có nghĩa vụ trả cho Q 7.421.074.012 đồng tiền phạt chậm trả lãi là không đúng. Chính vì vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận yêu cầu kháng cáo trên của Công ty TNHH K.

[3] Về việc Công ty TNHH K kháng cáo yêu cầu Ngân hàng TMCP S trả số tiền hỗ trợ lãi suất được hưởng theo Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ và Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 07/4/2009 của Ngân hàng Nhà nước với mức hỗ trợ lãi suất là 04%/năm, thời hạn hỗ trợ tối đa là 02 năm, thành tiền là: 7.000.000.000 đồng x 04%/năm x 02 năm = 560.000.000 đồng.

Xét theo quy định tại Quyết định số 443/QĐ-Ttg ngày 04/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế hỗ trợ vốn Ngân hàng Trung ương đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 07/4/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn Ngân hàng thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh thì Công ty K thuộc đối tượng để được hỗ trợ lãi suất. Theo quy định tại điểm a Điều 4 của Thông tư số 05/2009/TT-NHNN: "Trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 04 đến 31 tháng 12 năm 2009, khi phát sinh khoản vay lần đầu tại Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính và Ngân hàng Phát triển Việt Nam nơi cho vay, khách hàng vay gửi giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất cho các Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính và Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo mẫu 01 tại Phụ lục Thông tư này, kể cả các khoản vay phát sinh từ ngày 01 tháng 4 năm 2009 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.”. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó cho đến khi S khởi kiện, Công ty TNHH K đã không thực hiện việc gửi giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất cho Sacmbank. Hơn nữa, cũng theo Thông tư đã nêu thì trách nhiệm của các Ngân hàng thương mại: “Thực hiện hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất; định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để kiểm tra, giám sát tình hình hỗ trợ lãi suất; Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất để ghi trong hợp đồng tín dụng các nội dung về hỗ trợ lãi suất theo quy định của pháp luật; từ chối các yêu cầu hỗ trợ lãi suất không đúng quy định của pháp luật.”. Do đó, việc ông T cho rằng S phải hướng dẫn Công ty TNHH K gửi giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất hoặc cung cấp mẫu giấy đề nghị là không phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình tố tụng, ông T có nộp một Văn bản thể hiện nội dung đề nghị hỗ trợ lãi suất ngày 29/4/2010 của Công ty TNHH K đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, điều này thể hiện rõ Công ty K đã hiểu quy trình để được hỗ trợ lãi suất nhưng lại không thực hiện để đảm bảo quyền lợi của mình. Việc Công ty K yêu cầu hỗ trợ lãi suất sau khi đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ là không phù hợp nên không thể chấp nhận yêu cầu này của Công ty TNHH K.

Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu kháng cáo trên của Công ty K.

[4] Về việc Công ty TNHH K kháng cáo yêu cầu Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (gọi tắt là Q) và Ngân hàng TMCP S (S) có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại do không cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ) đối với chiếc sà lan có Biển số LA-05699 để lưu hành kinh doanh từ ngày 20/4/2011 đến ngày 01/10/2020 là 103 tháng (đã trừ 06 tháng được S cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ và 07 tháng hoạt động chui không được S cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ), mỗi tháng 200.000.000 đồng, tổng cộng là 20.600.000.000 đồng.

Xét việc cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ) đối với chiếc sà lan có Biển số LA-05699 được S và Công ty K thỏa thuận trong Hợp đồng thế chấp động sản ngày 17/01/2011, cụ thể như sau:

- Tại Điều 4 của Hợp đồng thế chấp động sản ngày 17/01/2011 quy định Bên nhận thế chấp có quyền: “... Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản bảo đảm, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản bảo đảm...”. Bên thế chấp có quyền: “... Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản…” và có nghĩa vụ: “... Phải mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm trong suốt thời gian thế chấp, nếu tài sản bảo đảm bắt buộc phải mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của bên nhận thế chấp...”.

- Tại khoản 1 Điều 7 của Hợp đồng thế chấp động sản ngày 17/01/2011 quy định: “... Các bên cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các điều kiện đã thỏa thuận trong Hợp đồng này. Bên nào không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận trong Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật...”.

Ngoài ra, tại tiểu mục 5.3 mục 5 Phần 2 của Thông tư số 07/2003/TT- NHNN ngày 19/5/2003 của Ngân hàng Nhà nước quy định: “... Đối với tài sản cầm cố là phương tiện vận tải... có giấy chứng nhận đăng ký… thì tổ chức tín dụng phải giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký; khách hàng vay, bên bảo lãnh được dùng bản sao có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước và xác nh ận của tổ chức tín dụng (nơi nhận cầm cố, thế chấp) để lưu hành phương tiện trong thời gian cầm cố, thế chấp...”.

Từ những thỏa thuận trong Hợp đồng thế chấp trên và quy định của pháp luật có căn cứ xác định Công ty K có quyền khai thác công dụng của sà lan và S không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác nhưng S có quyền xem xét, kiểm tra trực tiếp sà lan. Công ty TNHH K được quyền sử dụng bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ có chứng nhận của cơ quan công chứng và xác nhận của S trong thời gian thế chấp.

Xét trong quá trình giải quyết vụ án này, bà T là người đại diện hợp pháp của Q trình bày do Công ty K không mua bảo hiểm chiếc sà lan Biển số LA- 05699/2.360T và vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên S không cung cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ là không đúng. Bởi lẽ, theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện Công ty TNHH K đã được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm sà lan trong khoảng thời gian Ngân hàng không cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ và trong Hợp đồng tín dụng cũng không quy định S không cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ khi Công ty TNHH K vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Hơn nữa, tổng giá trị thực tế của chiếc sà lan có Biển số LA-05699/2.360T được đóng mới là 13.500.000.000 đồng, vốn tự có của Công ty K là: 6.500.000.000 đồng (chiếm 48,15%), S chỉ cho vay 7.000.000.000 đồng (chiếm 51,85% tổng giá trị sà lan) và đến thời điểm ngày 23/4/2011 nợ gốc của khoản vay này chỉ còn 5.362.310.000 đồng (S chiếm tỉ lệ chỉ còn 39,72%) nhưng S lại không thực hiện việc cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ dẫn đến chiếc sà lan có Biển số LA- 05699/2.360T không lưu hành được và mất doanh thu làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty K.

Do S không cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ cho Công ty K nên chiếc sà lan có Biển số LA-05699 không thể lưu hành kiếm thu nhập để trả tiền nợ gốc và tiền lãi cho S dẫn đến Công ty K thiệt hại do mất thu nhập là lỗi của S. Do đó, S phải bồi thường thiệt hại do mất thu nhập cho Công ty K.

+ Căn cứ xác định thiệt hại:

- Căn cứ vào phương án kinh doanh ngày 18/6/2009 được S – Chi nhánh Long An thẩm định, chấp thuận cho Công ty K vay thì lợi nhuận mỗi tháng của chiếc sà lan có Biển số LA-05699 là 250.000.000 đồng, tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu là 38,46%.

Theo Bảng kê thanh toán tiền vận chuyển container thì tổng doanh thu tháng 5/2012 của chiếc sà lan có Biển số LA-05699 là 231.980.000 đồng. (Được S cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ).

Theo Bảng kê thanh toán tiền vận chuyển container thì tổng doanh thu tháng 6/2012 của chiếc sà lan có Biển số LA-05699 là 169.175.000 đồng. (Được S cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ).

Theo Bảng kê thanh toán tiền vận chuyển container thì tổng doanh thu tháng 7/2012 của chiếc sà lan có Biển số LA-05699 là 238.430.000 đồng. (Được S cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ).

Theo Bảng kê thanh toán tiền vận chuyển container thì tổng doanh thu tháng 8/2012 của chiếc sà lan có Biển số LA-05699 là 174.245.000 đồng. (Không được cấp bản sao Giấy chứng nhận ĐKPTTNĐ) Theo Hợp đồng thuê sà lan xác lập giữa Công ty K với Công ty Cổ phần LILAMA 45.3 ngày 22/4/2020 thì giá thuê chiếc sà lan có Biển số LA-05699 là 550.000.000 đồng/tháng, thời hạn thuê là 04 tháng tính từ ngày 20/5/2020 đến ngày 20/9/2020.

Như vậy, doanh thu bình quân 04 tháng năm 2012 và 04 tháng năm 2020 là:

[231.980.000 đồng/tháng + 169.175.000 đồng/tháng + 238.430.000 đồng/tháng + 174.245.000 đồng/tháng + (04 x 550.000.000 đồng/tháng)] : 8 = 376.728.750 đồng.

Lợi nhuận bình quân là 376.728.750 đồng/tháng x 38,46% (tỷ suất lợi nhuận) = 144.889.877 đồng/tháng.

Tổng thiệt hại là: 144.889.877 đồng/tháng x 103 tháng = 14.923.657.331 đồng.

Do đó, buộc Q và S có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại cho Công ty TNHH K tính từ ngày 20/4/2011 đến ngày 01/10/2020 tổng cộng là 14.923.657.331 đồng.

Từ nhận định trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo trên của Công ty TNHH K.

[5] Về việc Công ty TNHH K kháng cáo yêu cầu Q và S phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với chiếc xà lan có Biển số LA- 05699:

Như nhận định ở đoạn [4], buộc S phải cấp cho Công ty TNHH K bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với chiếc sà lan có Biển số LA-05699. Trường hợp Công ty TNHH K thanh toán hết số tiền gốc và tiền lãi thì Q và S có nghĩa vụ trả cho Công ty K bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với chiếc sà lan có Biển số LA-05699.

[6] Từ nhận định ở các đoạn [2], [3], [4] và [5], Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của Công ty TNHH K, sửa bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm như đề nghị của Kiểm sát viên.

[7] Về án phí: Các đương sự phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm, án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm theo quy định tại các Điều 147, 148 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; các Điều 26, 29 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, cụ thể:

Q phải chịu án phí kinh doanh, thương mại sơ thẩm do yêu cầu khởi kiện đối với số tiền phạt chậm trả lãi không được chấp nhận là: 112.000.000 đồng + 0,1% x (7.421.074.012 đồng – 4.000.000.000 đồng) = 115.421.074 đồng.

Q và S phải liên đới chịu án phí kinh doanh, thương mại sơ thẩm đối với yêu cầu phản tố của Công ty K được chấp nhận là: 112.000.000 đồng + 0,1% x (14.923.657.331 đồng – 4.000.000.000 đồng) = 122.923.657 đồng.

Công ty TNHH K phải chịu án phí kinh doanh, thương mại sơ thẩm đối với yêu cầu khởi kiện của Q được chấp nhận (25.528.098.166 đồng – 7.421.074.012 đồng) là: 112.000.000 đồng + 0,1% x (18.107.024.154 đồng – 4.000.000.000 đồng) = 126.107.024 đồng.

Công ty TNHH K phải chịu án phí kinh doanh, thương mại sơ thẩm đối với một phần yêu cầu phản tố không được chấp nhận gồm 560.000.000 đồng tiền yêu cầu hỗ trợ lãi suất và (20.600.000.000 đồng - 14.923.657.331 đồng) tiền bồi thường thiệt hại là: 112.000.000 đồng + 0,1% x (5.676.342.669 đồng + 560.000.000 đồng - 4.000.000.000 đồng) = 114.236.343 đồng.

Như vậy, Công ty TNHH K phải chịu tổng cộng án phí kinh doanh, thương mại sơ thẩm là: 240.343.367 đồng.

Công ty TNHH K không phải chịu án phí kinh doanh, thương mại phúc thẩm do yêu cầu kháng cáo được chấp nhận một phần.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

- Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của Công ty TNHH K.

- Sửa một phần Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 10/2020/DS-ST ngày 01/10/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Căn cứ các Điều 30, 35, 39, 147, 148 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Căn cứ khoản 2 Điều 3 và khoản 2 Điều 91 của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010; các Điều 26, 29 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam về việc yêu cầu Công ty TNHH K trả số tiền nợ gốc đã vay và tiền lãi phát sinh từ Hợp đồng tín dụng dư nợ giảm dần số 17572 ngày 15/7/2009 và Hợp đồng tín dụng hạn mức số LD 1102100036 ngày 21/01/2011.

Buộc Công ty TNHH K trả cho Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam tổng cộng 18.107.024.154 đồng (mười tám tỷ một trăm lẻ bảy mươi triệu không trăm hai mươi bốn nghìn một trăm năm mươi bốn đồng) gồm 6.162.310.000 đồng tiền nợ gốc, 4.372.851.470 đồng tiền lãi trong hạn và 7.571.862.684 đồng tiền lãi quá hạn.

Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp trong hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng cho vay theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay.

Tiếp tục thực hiện việc thế chấp theo Hợp đồng thế chấp động sản số 17572 ngày 17/01/2011 do Phòng Công chứng số 1 tỉnh Long An (nay là Văn phòng Công chứng Phạm Thị Hiên) công chứng ngày 18/01/2011 và được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/01/2011 để đảm bảo việc thi hành án.

2. Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam về việc yêu cầu Công ty TNHH K trả 7.421.074.012 đồng (bảy tỷ bốn trăm hai mươi mốt triệu không trăm bảy mươi bốn nghìn không trăm mười hai đồng) tiền phạt chậm trả lãi.

Tuyên bô vô hiệu một phần Hợp đồng tín dụng dư nợ giảm dần số 17572 ngày 15/7/2009 và Hợp đồng tín dụng hạn mức số LD 1102100036 ngày 21/01/2011 đối với thỏa thuận phạt chậm trả lãi.

3. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty TNHH K về việc yêu cầu Ngân hàng TMCP S phải trả cho Công ty TNHH K 560.000.000 đồng (năm trăm sáu mươi triệu đồng) tiền hỗ trợ lãi suất được hưởng theo Quyết định số 443/QĐ- TTg ngày 04/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ và Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 07/4/2009 của Ngân hàng Nhà nước.

4. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty TNHH K về việc yêu cầu Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và Ngân hàng TMCP S có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại do không cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với chiếc sà lan có Biển số LA-05699 để lưu hành kinh doanh từ ngày 20/4/2011 đến ngày 01/10/2020 là 103 tháng (đã trừ 06 tháng được cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa và 07 tháng hoạt động không được cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa).

Buộc Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và Ngân hàng TMCP S có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại cho Công ty TNHH K tổng cộng 14.923.657.331 đồng (mười bốn tỷ chín trăm hai mươi ba triệu sáu trăm năm mươi bảy nghìn ba trăm ba mươi mốt đồng).

Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành xong tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

5. Không chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty TNHH K về việc yêu cầu Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và Ngân hàng TMCP S có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại do không cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với chiếc sà lan có Biển số LA-05699 tổng cộng là 5.676.342.669 đồng (năm tỷ sáu trăm bảy mươi sáu triệu ba trăm bốn mươi hai nghìn sáu trăm sáu mươi chín đồng).

6. Chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty TNHH K về việc yêu cầu Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và Ngân hàng TMCP S cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với chiếc sà lan có Biển số LA-05699.

Buộc Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và Ngân hàng TMCP S phải cấp cho Công ty TNHH K bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với chiếc sà lan có Biển số LA-05699.

Trường hợp Công ty TNHH K trả hết số tiền nợ gốc đã vay và tiền lãi thì Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và Ngân hàng TMCP S phải trả cho Công ty TNHH K bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với chiếc sà lan có Biển số LA-05699.

7. Về án phí kinh doanh, thương mại sơ thẩm:

Buộc Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam có nghĩa vụ nộp 115.421.074 đồng (Một trăm mười lăm triệu bốn trăm hai mươi mốt nghìn không trăm bảy mươi bốn đồng) tiền án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm nhưng được khấu trừ 58.341.221 đồng tiền tạm ứng án phí sơ thẩm đã nộp theo Biên lai thu tạm ứng án phí số 0003496 ngày 08/01/2013 tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Tân An nên Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam còn phải nộp tiếp 57.079.853 đồng.

Buộc Công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và Ngân hàng TMCP S có nghĩa vụ liên đới nộp 122.923.657 đồng (một trăm hai mươi hai triệu chín trăm hai mươi ba nghìn sáu trăm năm mươi bảy đồng) án phí kinh doanh, thương mại sơ thẩm.

Buộc Công ty TNHH K có nghĩa vụ nộp 240.343.367 đồng (hai trăm bốn mươi triệu ba trăm bốn ba nghìn ba trăm sáu bảy đồng) tiền án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm nhưng được khấu trừ 61.380.000 đồng tiền tạm ứng án phí sơ thẩm đã nộp theo Biên lai thu tạm ứng án phí số 0002294 ngày 18/7/2018 tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Tân An nên Công ty TNHH K còn phải nộp tiếp 178.963.367 đồng.

8. Về án phí kinh doanh, thương mại phúc thẩm:

Hoàn trả cho Công ty TNHH K 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp theo Biên lai thu tạm ứng án phí số 0004816 ngày 09/10/2020 tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Tân An.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự./

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

2895
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng tín dụng, yêu cầu hỗ trợ lãi suất và bồi thường thiệt hại tài sản số 08/2022/KDTM-PT

Số hiệu:08/2022/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Long An
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 27/07/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;