Bản án về tranh chấp hợp đồng nhập khẩu ủy thác số 105/2024/KDTM-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 105/2024/KDTM-PT NGÀY 07/05/2024 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU ỦY THÁC

Trong các ngày 24 tháng 4 và 07 tháng 5 năm 2024 tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án về kinh doanh thương mại thụ lý số: 37/2024/TLPT-KDTM ngày 23 tháng 01 năm 2024 về “Tranh chấp hợp đồng nhập khẩu ủy thác”.

Do bản án sơ thẩm số 829/2023/KDTM-ST ngày 21 tháng 9 năm 2023 của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 1200/2024/QĐXX-PT ngày 05 tháng 03 năm 2024, Quyết định hoãn phiên tòa số 3146/2024/QĐ-PT ngày 27 tháng 03 năm 2024 và Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 5558/2024/QĐPT-KDTM ngày 24 tháng 4 năm 2024, giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Công ty Cổ phần Dược phẩm NĐ; Trụ sở: 123 đường A, Phường A1, quận A2, thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo ủy quyền:

- Ông Trịnh Xuân Th; Địa chỉ: 80/35 đường V, Phường V1, quận V2, TP.HCM (Theo Giấy ủy quyền số 002419, quyển số 07/2022TP/CC-SCC/HĐGD ngày 20/7/2022 tại Văn phòng Công chứng Nguyễn Hồng H). – có mặt

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Nguyễn D là Luật sư thuộc Công ty Luật TNHH A+; Địa chỉ: Văn phòng D.39, số 40 đường H1 , Phường H2, Quận H3, TP.HCM. – có mặt

Bị đơn: Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V; Trụ sở: 184/2 đường S, Phường S1, quận S2, thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Ngọc K; Địa chỉ: P2708 Tòa M5 số 91 đường N, phường N1, quận N2, TP. Hà Nội (Theo Hợp đồng ủy quyền số 503/2024/HĐUQ ngày 05/03/2024). – có mặt

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

1. Công ty Cổ phần Dược phẩm E; Trụ sở: Nhà số 6, ngõ 80, phố M, phường M1, quận M2, Thành Phố Hà Nội.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn D; địa chỉ: Văn phòng 39, số 40 đường H1 , Phường H2, Quận H3, TP.HCM (Theo giấy ủy quyền lại số 18DA/GUQL ngày 25/7/2023 của Công ty Luật TNHH A+). – có mặt

2. Cục Kiểm tra A; Địa chỉ: Lô E3, đường C, quận C1, Hà Nội.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Vũ Văn H, sinh năm 1983; Ông Vũ Công D, sinh năm 1993; Cùng địa chỉ: 15B đường G, phường G1, Quận G2, Thành phố Hồ Chí Minh (Theo giấy ủy quyền ngày 20/4/2023) – có đơn đề nghị xét xử vắng mặt

Người kháng cáo: Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tại đơn khởi kiện ngày 19/5/2021, đơn sửa đổi bổ sung nội dung đơn khởi kiện ngày 17/03/2023 của Công ty Cổ phần Dược phẩm NĐ; Đơn yêu cầu độc lập ngày 15/6/2023 của Công ty CP Dược phẩm E và lời trình bày của người đại diện hợp pháp trong quá trình giải quyết tại cấp sơ thẩm có nội dung như sau:

Công ty Cổ phần Dược phẩm NĐ (sau đây gọi tắt là Công ty NĐ) và Công ty Cổ phần Dược phẩm E (sau đây gọi tắt là Công ty E) có nhập khẩu ủy thác đối với loại thuốc tân dược Rowatinex, thông qua Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V (sau đây gọi tắt là Công ty V). Cụ thể, Công ty NĐ và Công ty V ký các hợp đồng số 02/VDP-NĐ/2020 ngày 30/03/2020; 03/VDP-NĐ/2020 ngày 30/04/2020; 05/VDP-NĐ/2020 ngày 17/07/2020; 07/VDP-NĐ/2020 ngày 24/09/2020. Tương tự, Công tyE và Công ty V cũng đã ký các Hợp Đồng nhập khẩu Ủy thác số 01/VDP-E/2020 ngày 20/7/2020; số 03/NDP-E/2020 ngày 06/11/2020. Theo đó Công ty V được ủy thác để nhập khẩu hàng hóa là thuốc Rowatinex cho Công ty NĐ và Công ty E. Trong quá trình nhập khẩu và khai tờ khai hải quan đều thể hiện hàng hóa thuốc Rowatinex có mã hàng hóa 3004.90.99; Loại khác, có mức thuế suất nhập khẩu là 0%. Do đó, các bên không phải nộp thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này.

Trong quá trình thực hiện kiểm tra sau thông quan tại Công ty V, ngày 14/01/2021 Cục Kiểm tra A yêu cầu việc áp mã hàng hóa thuốc Rowatinex là 3004.90.98: thuốc đông y từ thảo dược có thuế suất nhập khẩu 5% (năm 2020) thay vì 0%. Phía Công ty NĐ và Công ty E nhận thấy cần giải trình đối với việc áp mã hàng hóa của Cục kiểm tra A, do đó ông Nguyễn Hải P là người đại diện theo pháp luật của Công ty NĐ đã ngay lập tức thông báo chỉ dẫn qua zalo, email, đề nghị phía Công ty V chưa ký biên bản làm việc với Cục kiểm tra A, cụ thể tại vi bằng số 857/2021/VB-TPL ngày 11/05/2021 ghi nhận các tin nhắn zalo, email đề nghị của Công ty NĐ rằng phía Công ty V không được ký ngay biên bản kiểm tra, cần thêm thời gian giải trình vì có cơ sở pháp lý chứng minh việc áp mã hàng hóa 3004.90.99: Loại khác tức thuốc hóa dược là đúng quy định, được áp thuế suất nhập khẩu 0%. Công ty NĐ đã gửi cho Công ty V văn bản số 1655/QLD-KD ngày 17/2/2020 của Cục quản lý dược – Bộ Y tế để trình với đoàn kiểm tra, theo đó thuốc Rowatinex được phân loại là thuốc hóa dược, chứ không phải thuốc đông y từ thảo dược. Cục Quản lý dược cho biết, thuốc Rowatinex được phân loại là thuốc Hóa Dược, nhưng trong Thông tư 06/2018/TT-BYT Bộ y tế lại xếp mã HS của thuốc Rowatinex được áp dụng như đối với thuốc từ dược liệu là 3004.90.98 (thuốc Đông y từ thảo dược). Để thống nhất giữa các văn bản và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, Cục Quản lý dược đang thực hiện cập nhật, sửa đổi, bổ sung thông tư 06/2018/TT-BYT, trong đó có cập nhật mã HS của thuốc Rowatinex. Các nội dung quan trọng này phải được đưa vào các Biên bản kiểm tra của Cục kiểm tra A. Tuy nhiên, phía Công ty V đã tự ý quyết định ký xác nhận vào các biên bản kiểm tra với Cục kiểm tra A và có văn bản ngày 27/01/2021 gửi Cơ quan kiểm tra có nội dung đồng ý với các nội dung của bản dự thảo kết luận kiểm tra sau thông quan của Cục trưởng Cục kiểm tra A, cam kết sẽ chấp hành và khắc phục các nội dung đã được cơ quan Hải quan kết luận. Văn bản số 1655/QLD-KD của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế đã bị loại khỏi biên bản kết luận Kiểm tra sau thông quan số 131/KL-KTSTQ ngày 28/01/2021 của Cục kiểm tra A. Thực tế, Công ty V không lấy ý kiến của Công ty NĐ và Công tyE đối với các nội dung văn bản không số ngày 27/01/2021, không gửi cho Công ty NĐ và Công tyE Bản dự thảo kết luận kiểm tra sau thông quan, vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện công việc theo chỉ dẫn của bên ủy thác.

Trên cơ sở đó vào ngày 29/01/2021, Cục kiểm tra A đã ban hành Quyết định số 53/QĐ-KTSTQ về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng thuốc nhập khẩu Rowatinex trên cơ sở áp mã hàng hóa 3004.90.98 - thuốc đông y từ thảo dược. Do đó, phát sinh nghĩa vụ thuế nhập khẩu (và thuế GTGT tăng lên) với Công ty NĐ là 1.106.081.238 đồng, đối với Công tyE là 549.984.330 đồng.

Ngày 26/02/2021, Công ty NĐ, Công tyE đã gửi đơn khiếu nại đến Cục kiểm tra A - Tổng cục hải quan “Về việc khiếu nại Quyết định ấn định thuế số 53/QĐ-KTSTQ ngày 29/01/2021 của Cục trưởng Cục kiểm tra A". Ngày 10/03/2021, Cục kiểm tra A có thông báo số 265-266/TB-KTSTQ về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại của Công ty NĐ vì lý do Công ty NĐ là người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại, tại kết quả kiểm tra hồ sơ Hải quan đối với người khai Hải quan là Công ty V, cho thấy không có sự ủy thác giữa Công ty NĐ hoặc Công tyE với Công ty V trên hồ sơ Hải quan. Vì vậy, theo hồ sơ hải quan thì Công ty NĐ và Công tyE không có quyền làm việc hợp pháp (quyền khiếu nại) với Cục kiểm tra A. Đây là vi phạm nghiêm trọng của Công ty V trong nghĩa vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu ủy thác đã ký kết, đã tước đi của Công ty NĐ, Công ty E quyền được đối thoại, giải trình và trực tiếp ký các Biên bản kiểm tra cũng như thực hiện việc khiếu nại, tố tụng với cơ quan Hải Quan.

Ngày 27/03/2021 và ngày 23/04/2021, Công ty NĐ tiếp tục gửi công văn số 450/NĐ-CV; 455/NĐ-CV để chỉ dẫn và đề nghị phía Công ty V ký ủy quyền khiếu nại cho Công ty NĐ và Công ty E, để thực hiện khiếu nại quyết định số 53/QĐ-KTSTQ của Cục kiểm tra A nhưng phía Công ty V đã gửi công văn số 346/CV.VDP ngày 08/4/2021 không đồng ý thực hiện ủy quyền cho Công ty NĐ và Công ty E, từ đó dẫn tới hết thời hiệu khiếu nại Quyết định ấn định thuế nhập khẩu số 53 QĐ/KTSTQ ngày 29/01/2021 của Cục kiểm tra A. Theo công văn số 563/CV.VDP ngày 15/4/2021 của Công ty V gửi cho Công ty NĐ và Công ty E thì ngày 09/4/2021 tại văn phòng Công ty NĐ nguyên đơn tiếp tục đề nghị Công ty V ủy quyền cho Công ty NĐ và Công ty E làm việc với cơ quan Hải quan, nhưng Công ty V vẫn không đồng ý ủy quyền. Như vậy, Công ty V đã tự ý ký Biên bản kiểm tra và nhất trí với Bản Kết Luận kiểm tra sau thông quan số 131/KL-KTSTQ của Cục Kiểm tra A làm phát sinh số thuế phải nộp của Công ty NĐ và Công ty E là 1.656.065.568 đồng.

Ngày 29/4/2021, Công ty NĐ và Công ty E đã thực hiện việc chuyển số tiền 1.656.065.568 đồng cho phía Công ty V, trong đó Công ty NĐ chuyển 1.106.081.238 đồng, Công ty E chuyển 549.984.330 đồng. Kèm theo thỏa thuận đã ký ngày 25/01/2021 và văn bản cam kết số 584/CV.VDP ngày 28/04/2021 của Công ty V. Công ty V cam kết: “Trong mọi trường hợp, nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có Quyết định, tuyên bố hoặc đồng ý cho Công ty NĐ và Công ty E không phải chịu trách nhiệm trả số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nói trên với số tiền là: 1.656.065.568 đồng cho Công ty V, để V chi trả tiền nộp thuế truy thu đã được ấn định bởi Quyết định số 53/QĐ-KTSTQ ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Cục Kiểm tra A với số tiền trên thì Công ty V phải hoàn trả lại số tiền tạm nộp thuế đã thu của Công ty NĐ và Công ty E, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định, tuyên bố có hiệu lực thực hiện". Việc nộp số tiền 1.656.065.568 đồng này là Công ty NĐ và Công ty E thực hiện việc tạm nộp thuế nhập khẩu theo Quyết định số 53/QĐ-KTSTQ của Cục Kiểm tra A và đồng thời nhận lại số hàng hóa là Thuốc Barudon mà Công ty V đã lưu giữ khi phát sinh số tiền thuế nêu trên. Căn cứ theo hợp đồng đã ký, hai công ty đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán và cung cấp các tài liệu đầy đủ theo hợp đồng, có các văn bản chỉ dẫn cho phía bên nhận ủy thác nhập khẩu, chấp nhận khó khăn hiện tại gửi số tiền thuế truy thu để nộp cho cơ quan nhà nước để đảm bảo khắc phục thiệt hại sớm nhất.

Ý kiến của Công ty NĐ, Công ty E về cơ sở pháp lý của việc khiếu nại Quyết định số 53/QĐ-KTSTQ của CụcKiểm tra A:

1. Thuốc Rowatinex thuộc mã HS 3004.90.99, bởi các lý do sau:

- Về bản chất thì Rowantinex là hóa dược (căn cứ theo Luật Dược 2016). Trong bảng HS không có mã HS cụ thể cho thuốc hóa dược, nên Rowatinex được phân loại là Loại khác (nghĩa là bao gồm cả thuốc hóa dược).

- Các văn bản quy phạm pháp luật trước Thông tư 06/2018/TT-BYT (như Thông tư 45/2016/TT-BYT, Quyết định 41/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế) đều quy định thuốc Rowatinex có mã HS đuôi 99.

- Cục Quản lý dược đã có Công văn thừa nhận sai sót của Thông tư số 06/2018/TT-BYT quy định mã đuôi 98 cho thuốc Rowatinex (CV số 1655/QLD- KD ngày 17/02/2020).

2. Công ty V có nghĩa vụ khai tên Công ty NĐ và Công ty E trên tờ khai hải quan, bởi lý do để đảm bảo quyền lợi của bên ủy thác.

3. Công ty V có nghĩa vụ tuân thủ các chỉ dẫn của Công ty NĐ và Công ty E, cũng như tạo điều kiện cho việc khiếu nại của 02 công ty này.

Do Công ty V đã vi phạm quy định về nghĩa vụ của bên nhận ủy thác theo hợp đồng và quy định tại Điều 165 Luật Thương mại 2005 nên Công ty NĐ và Công ty E đề nghị Tòa án buộc Công ty V bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh vì hành vi vi phạm nghĩa vụ tại các hợp đồng nhập khẩu ủy thác, với tổng số tiền thiệt hại là 1.656.065.568 đồng (trong đó Công ty NĐ là 1.106.081.238 đồng và Công tyE là 549.984.330 đồng).

Bị đơn Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V trình bày:

Công ty V xác nhận có ký các hợp đồng ủy thác nhập khẩu thuốc Rowantinex với Công ty NĐ và Công ty E, cụ thể gồm các hợp đồng như Công ty NĐ và Công ty E đã trình bày. Các hợp đồng này Công ty V đã theo chỉ dẫn của Công ty NĐ và Công ty E để áp mã hàng hóa thuốc Rowatinex là 3004.90.99: có thuế suất nhập khẩu là 0%.

Trong quá trình thực hiện kiểm tra sau thông quan tại Công ty V theo quyết định số 706/QĐ-KTSTQ ngày 29/12/2020 của Cục trưởng Cục kiểm tra A, ngày 28/01/2021, Cục Kiểm tra A ban hành kết luận số 131/KL-KTSTQ, trong đó có nội dung kết luận vi phạm của V trong kê khai áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là thuốc Rowatinex, theo Thông tư số 06/2018/TT-BYT quy định áp mã hàng hóa thuốc Rowatinex là 3004.90.98: thuốc đông y từ thảo dược có thuế suất nhập khẩu ưu đãi 5% (năm 2020) thay vì 0%.

Trên cơ sở đó Cục kiểm tra A Tổng cục Hải Quan ban hành Quyết định số 53/QĐ-KTSTQ về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngày 29/01/2021 theo đó yêu cầu Công ty V phải nộp số tiền 1.656.065.568 đồng tiền thuế do khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, thuế nhập khẩu trong các hợp đồng nhập khẩu ủy thác thuốc Rowatinex.

Ngày 25/01/2021, đại diện Công ty V đã có buổi làm việc với đại diện Công ty NĐ và Công tyE qua đó các bên đã thống nhất nghĩa vụ nộp thuế trong đó có khoản nộp thuế nhập khẩu bổ sung cho thuốc Rowatinex 5%, với số tiền dự kiến là 1.656.065.568 đồng theo kết luận của cơ quan Hải quan sau khi kiểm tra sau thông quan với Công ty V và ra Quyết định truy thu thuế là phải chấp hành, trong đó:

- Công ty V có nghĩa vụ nộp khoản thuế bổ sung và các khoản tiền phạt vì hành vi có liên quan cho nhà nước;

- Công ty NĐ và Công ty E có nghĩa vụ chi trả số tiền nộp thuế nhập khẩu bổ sung của thuốc Rowatinex cho Công ty V, ngay sau khi nhận được bản sao y chứng thực gồm: Biên bản kiểm tra giữa Cục kiểm tra A - Tổng cục hải quan với Công ty V, kèm theo Quyết định truy thu thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hóa đơn do V phát hành.

Các bên thỏa thuận thời gian thực hiện việc Công ty NĐ và Công ty E nộp tiền thuế nhập khẩu bổ sung này cho Công ty V và Công ty V giao trả hàng Barudon cho Công ty NĐ và E không quá 60 ngày kể từ ngày lập biên bản (25/01/2021). Ngày 02/02/2021, Công ty V đã thực hiện nộp đầy đủ số tiền ấn định thuế là: 1.656.065.568 đồng vào ngân sách nhà nước. Ngày 29/4/2021, Công ty NĐ và Công ty E thanh toán số tiền 1.656.065.568 đồng cho Công ty V.

Đối với yêu cầu khởi kiện của Công ty NĐ và yêu cầu độc lập của Công ty E, Công ty V có ý kiến như sau:

Thứ nhất, về việc Công ty NĐ và Công ty E cho rằng Công ty V vi phạm cam kết tại Biên bản làm việc ngày 25/01/2021 vì đã không đồng ý ủy quyền cho Công ty NĐ và Công ty E khiếu nại, khiếu kiện quyết định ấn định thuế của Cơ quan Hải quan. Trong đơn khởi kiện Công ty NĐ có nhắc đến việc đã thông báo qua Zalo, Email đề nghị Công ty V chưa ký ngay vào biên bản làm việc với Cục kiểm tra A vì đã có cơ sở pháp lý để chứng minh việc áp mã nhập khẩu hàng hóa (mã HS) 3004.90.99: Loại khác tức thuốc hóa dược là đúng quy định, được áp thuế suất nhập khẩu 0% và đã giao cho Công ty V Văn bản số 1655/QLD-KD ngày 17/02/2020 của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, để trình với đoàn kiểm tra về việc thuốc Rowatinex là thuốc hóa dược chứ không phải thuốc đông y từ thảo dược, từ đó cho rằng Công ty V phớt lờ chỉ dẫn có căn cứ và đề nghị chính đáng từ phía Công ty NĐ, tự ý ký vào biên bản kiểm tra của Cục Hải quan. Tuy nhiên, căn cứ các quy định pháp luật về mã HS và áp thuế đối với sản phẩm nhập khẩu quy định như sau: “Tại STT 493 danh mục 9 DANH MỤC THUỐC DẠNG PHỐI HỢP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐÃ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH MÃ SỐ HÀNG HÓA Ban hành kèm theo Thông tư số: 06/2018/TT-BYT ngày 06 tháng 04 năm 2018 của Bộ Y tế quy định: Tên thuốc Rowatinex sẽ tương đương với mã HS là 3004.90.98. Dẫn chiếu đến PHỤ LỤC II: BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI THEO DANH MỤC MẶT HÀNG CHỊU THUẾ Ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ tại Chương 30 quy định về Dược phẩm thì mã hàng 3004.90.98 được áp thuế 5%.". Ngay sau nhận được Văn bản số 1655/QLD-KD ngày 17/02/2020 của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, Công ty V đã sử dụng trong làm việc với đoàn kiểm tra và đành phải thừa nhận rằng: Văn bản này mới chỉ ghi nhận khả năng Cục quản lý dược – Bộ Y Tế sẽ đề nghị sửa mã HS của thuốc Rowatinex sang 3004.90.99. Tại thời điểm phát sinh hành vi khai báo mã HS/Nộp thuế và cả thời điểm làm việc với đoàn kiểm tra sau thông quan quy định có hiệu lực pháp luật vẫn là: Thuốc Rowatinex phải áp mã HS 3004.90.98. Từ đây, có thể xác định được Công ty V áp mã HS là 3004.90.99 là sai và việc Cơ quan Hải quan áp mã HS 3004.90.98 và yêu cầu phải nộp bổ sung thêm 5% thuế xuất nhập khẩu ưu đãi là hoàn toàn đúng quy định pháp luật. Việc xác định sản phẩm thuốc Rowatinex là thuốc hóa dược chứ không phải thuốc đông y từ thảo dược không làm thay đổi việc áp mã hàng hóa nhập khẩu, để được áp thuế suất nhập khẩu 0%, bởi lẽ đây chỉ là sự chưa thống nhất trong cách hiểu về việc mô tả hàng hóa chứ không ảnh hưởng đến mã HS đã quy định. Cơ quan Hải quan chỉ căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, sản phẩm hàng hóa để xác định mã nhập khẩu (Mã HS) theo luật định. Do đó, việc Công ty V không chấp nhận ủy quyền cho bên Công ty NĐ để thực hiện khiếu nại lên Cục Hải quan là hoàn toàn đúng đắn vì khiếu nại sẽ không có kết quả, gây mất thời gian và ảnh hưởng đến uy tín của Công ty V trong các hoạt động kinh doanh sau này. Vì vậy, việc Công ty NĐ cho rằng Công ty V vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, vi phạm cam kết tại Biên bản làm việc khi “không hỗ trợ, tạo điều kiện để Công ty NĐ và Công ty E giải trình, đề nghị cơ quan Hải quan xem xét lại việc tính thuế nhập khẩu” là không có căn cứ vì Hợp đồng ủy thác chỉ quy định Công ty V sẽ tạo điều kiện chứ không bắt buộc phải thực hiện và trong trường hợp này Công ty V hoàn toàn có lý khi không ủy quyền vì việc làm này có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Công ty. Ngoài ra, Công ty NĐ còn nói rằng đã thông báo về việc chưa ký ngay vào biên bản làm việc với Cục kiểm tra A và không đồng ý khi Công ty V tự ký nhận vào các biên bản trên. Nhưng sau đó vào ngày 25/01/2021, cả Công ty NĐ và Công ty E đều đã đồng ý, xác nhận ký biên bản làm việc với Công ty V, trong đó nêu rõ việc đồng ý về khoản tiền nộp thuế bổ sung là 1.656.065.568 đồng và sẽ chỉ trả cho Công ty V khi nhận được hóa đơn và các giấy tờ chính thức của cơ quan có thẩm quyền. Từ đây có thể xác định được ý chí của Công ty NĐ và Công ty E là đồng ý về khoản tiền nộp bổ sung và lý lẽ đưa ra tại Đơn khởi kiện là hoàn toàn trái với thỏa thuận đã ký. Trình tự về thời điểm ký Biên bản làm việc giữa công ty NĐ và Công ty V là ngày 25/01/2021 vào ngày 02/02/2021 là căn cứ rõ ràng nhất chứng minh quan điểm của bên khởi kiện là hoàn toàn sai. Việc Công ty NĐ cho rằng Công ty V chỉ nộp thuế nhập khẩu bổ sung là 1.656.065.568 đồng. Đây là nhận định vô căn cứ, bởi lẽ khoản tiền nộp thuế nhập khẩu bổ sung đã được nộp theo Quyết định ấn định thuế của Cục Hải quan và Công ty V cũng phải chịu khoản tiền phạt theo cam kết tại Biên bản làm việc ngày 25/01/2021 gồm có: Khoản tiền phạt vi phạm theo Quyết định xử phạt số 69/QĐ-XPVPHC ngày 03/02/2021 là 331.213.114 đồng và Thông báo về khoản tiền chậm nộp số 242/TB-KTSTQ ngày 01/03/2021 là 99.306.635 đồng.

Thứ hai, về việc Công ty NĐ và Công ty E cho rằng Công ty V vi phạm quy định về khai tờ khai hải quan. Cụ thể, theo căn cứ mà Công ty NĐ đưa ra thì Công ty V đã vi phạm quy định tại điểm 1.18, Mục 2, Phụ lục I Ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Công ty NĐ và Công ty E cho rằng việc Công ty V không nhập Chỉ tiêu thông tin (quy định tại cột số 2 của Phụ lục) là: Tên người ủy thác (tức Công ty NĐ và Công ty E) khi khai Hải quan là sai quy định vì đây là thông tin bắt buộc phải được cập nhật khi khai Hải quan. Tuy nhiên, căn cứ Mục 2, Phụ lục I Ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC thì những “Chỉ tiêu thông tin” tại Phụ lục này sẽ chỉ bắt buộc phải nhập khi khai Hải quan nếu được quy định tại cột Nội dung (cột số 3 của Phụ lục) là thông tin này bắt buộc phải nhập. Ví dụ: Tại điểm 1.5, Mục 2, Phụ lục I Ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: “Nếu hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bắt buộc phải nhập mã tương ứng sau: “A”: Hàng quà biếu, quà tặng “B”: Hàng an ninh, quốc phòng “C”. Hàng cứu trợ khẩn cấp “D”. Hàng phòng chống thiên tai, dịch bệnh “E”. Hàng viện trợ nhân đạo/Hàng viện trợ". Hay tại điểm 1.37, Mục 2, Phụ lục I Ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: “Đối với hàng hóa chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý chuyên ngành bắt buộc phải nhập ô này”. Trên thực tế, đã có những bản hướng dẫn về việc khai Hải quan điện tử tiêu biểu như bản "Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm khai báo hải quan ECUS5VNACCS 2018” của Công ty TS, một đơn vị hàng đầu về cung cấp phần mềm và các giải pháp công nghệ thông tin phục vụ quản lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ công như: Hóa đơn điện tử, Thuế điện tử, Hải quan điện tử, Bảo hiểm xã hội điện tử,.. Tại bản hướng dẫn này cũng hướng dẫn rằng: “Các tiêu chí có dấu (*) màu đỏ là bắt buộc nhập, các ô màu xám là chỉ tiêu thông tin do hệ thống tự động trả về hoặc chương trình tự tính, doanh nghiệp không cần nhập vào những chỉ tiêu này.”. Ảnh chụp tờ khai Hải quan cho thấy ô thông tin về “Tên người ủy thác” không có dấu (*) màu đỏ, do đó sẽ không bắt buộc phải nhập. Tại bản hướng dẫn này còn nếu rằng “Các chỉ tiêu thông tin bắt buộc phải nhập trên tờ khai rất ít, các chỉ tiêu thông tin không nhập sẽ được hệ thống của Hải quan trả về, ví dụ như chúng ta chỉ cần nhập mã đơn vị xuất nhập khẩu thì hệ thống của Hải quan sẽ trả về các thông tin còn thiếu như Tên đơn vị, địa chỉ,...." Vì vậy, xét theo quy định pháp luật và xét trên thực tế đã nêu trên, Công ty V không bắt buộc phải nhập ô thông tin về “Tên người ủy thác” và việc Công ty NĐ cho rằng Công ty V vi phạm quy định khi khai Hải quan dẫn đến việc vi phạm các quy định về Ủy thác tại Luật Thương mại 2005 là không đúng quy định pháp luật.

Từ những căn cứ nêu trên Công ty V không chấp nhận những yêu cầu khởi kiện của Công ty NĐ và không chấp nhận yêu cầu độc lập của Công ty E.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là Cục kiểm tra A có người đại diện theo ủy quyền là ông Vũ Văn H và ông Vũ Công D trình bày ý kiến tại bản tự khai ngày 27/4 2023 như sau:

Căn cứ theo Quyết định số 706/QĐ-KTSTQ ngày 29/12/2020, Cục kiểm tra A đã thực hiện kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan là Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V. Căn cứ kết quả kiểm tra, Cục kiểm tra A đã ban hành các quyết định hành chính, xử lý đối với Công ty V theo đúng quy định pháp luật.

Công ty V hoàn toàn đồng ý với kết quả kiểm tra của cơ quan Hải quan, đã chấp hành nộp đủ số tiền thuế thiếu ấn định, tiền chậm nộp, tiền xử phạt vi phạm hành chính và không có khiếu nại, khiếu kiện các quyết định xử lý của cơ quan Hải quan. Về hoạt động ủy thác giữa Công ty NĐ, Công ty E với Công ty V, cho thấy: Kiểm tra các hồ sơ hải quan đối với người khai hải quan là Công ty V, ghi nhận: Không có sự ủy thác giữa Công ty NĐ, Công ty E với Công ty V trên hồ sơ hải quan. Giao dịch mua bán hàng hoá giữa các công ty là giao dịch mua bán hàng hoá trong nội địa, sau khi hàng hoá đã được nhập khẩu về Việt Nam. Do đó căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật khiếu nại 2011 số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011 thì Quyết định ấn định thuế của Cục kiểm tra A đối với Công ty V không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của Công ty NĐ, Công ty E. Ngày 27/02/2023, căn cứ theo đề nghị của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, Cục kiểm tra A đã ban hành công văn số 280/KTSTQ-C3 và cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của Tòa án.

Ngày 29/3/2023, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận đã gửi Giấy triệu tập đương sự đối với Cục kiểm tra A để tham gia giải quyết vụ kiện với vai trò là Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, căn cứ theo hồ sơ vụ việc, Cục kiểm tra A không liên quan trực tiếp đến tranh chấp giữa Công ty NĐ, Công ty E với Công ty V. Do đó, Cục kiểm tra A đề nghị được vắng mặt trong suốt quá trình làm việc, trong tất các các buổi làm việc, hòa giải, xét xử của Tòa án. Đề nghị Tòa án xem xét và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Tại Bản án sơ thẩm số 829/2023/KDTM-ST ngày 21 tháng 9 năm 2023 của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:

1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn – Công ty Cổ phần Dược phẩm NĐ.

Buộc Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho Công ty Cổ phần Dược phẩm NĐ số tiền là 1.106.081.238 đồng (Một tỷ một trăm lẻ sáu triệu không trăm tám mươi mốt nghìn hai trăm ba mươi tám đồng).

Thi hành một lần ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật.

2. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan – Công ty Cổ phần Dược phẩm E Buộc Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho Công ty Cổ phần Dược phẩm E số tiền là 549.984.330 đồng (Năm trăm bốn mươi chín triệu chín trăm tám mươi bốn nghìn ba trăm ba mươi đồng).

Ngoài ra bản án còn tuyên về nghĩa vụ chịu án phí, quyền kháng cáo và nghĩa vụ thi hành án của đương sự.

Ngày 29/9/2023 Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với lý do bản án sơ thẩm có vi phạm thủ tục tố tụng, không xem xét đánh giá chứng cứ tài liệu khách quan và có sai phạm trong việc áp dụng các quy định của pháp luật giải quyết vụ án. Yêu cầu cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

* Tại phiên tòa Phúc thẩm:

- Người đại diện hợp pháp của bị đơn trình bày:

+ Phạm vi kháng cáo: Kháng cáo toàn bộ nội dung Bản án sơ thẩm + Lý do của việc kháng cáo: Bản án sơ thẩm không xem xét đánh giá chứng cứ tài liệu khách quan và sai phạm việc áp dụng các quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ án.

+ Nội dung kháng cáo:

Thứ nhất, Công ty V không vi phạm cam kết tại Biên bản làm việc ngày 25/01/2021 vì đã không đồng ý ủy quyền cho Công ty NĐ và Công ty E khiếu nại, khiếu kiện quyết định ấn định thuế của Cơ quan Hải quan, vì: Căn cứ các quy định pháp luật về mã HS và áp thuế tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được thay thế bằng Nghị định 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 vẫn xác định mã HS 3004.90.98 là Thuốc đông y từ thảo dược và được áp thuế suất 5%, Thông tư số 06/2018/TT-BYT ngày 06 tháng 04 năm 2018 của Bộ Y tế quy định: Tên thuốc Rowatinex sẽ tương đương với mã HS là 3004.90.98 được xác định là thuốc đông y từ thảo dược và được áp thuế 5%. Từ đây có thể xác định việc Cơ quan Hải Quan đã áp cho thuốc Rowatinex mã HS 3004.90.98 và yêu cầu nộp bổ sung thêm 5% thuế nhập khẩu ưu đãi là hoàn toàn đúng. Việc Công ty V không chấp nhận ủy quyền cho bên Công ty NĐ để thực hiện khiếu nại lên Cục Hải quan là hoàn toàn đúng đắn vì khiếu nại sẽ không có kết quả, gây mất thời gian và ảnh hưởng đến uy tín của Công ty V trong các hoạt động kinh doanh sau này. Đồng thời, việc Công ty NĐ cho rằng V có vi phạm hợp đồng, vi phạm cam kết tại Biên bản làm việc khi “không hỗ trợ, tạo điều kiện để Công ty NĐ và Công tyE giải trình, đề nghị Cơ quan Hải quan xem xét lại việc tính thuế nhập khẩu” là không có căn cứ vì hợp đồng ủy thác chỉ quy định Công ty V sẽ tạo điều kiện chứ không bắt buộc phải thực hiện. Văn bản số 1655/QLD-KD ngày 17/02/2020 của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, chỉ là văn bản nội bộ đề nghị Bộ y tế xem xét cập nhận, sửa đổi mã HS của thuốc Rowatinex sang 3004.90.99 chứ không có thẩm quyền để sửa đổi thông tư 06/2018/TT-BYT. Ngoài ra việc Công ty NĐ và Công tyE ký xác nhận biên bản làm việc ngày 25/01/25021 trong đó nêu rõ việc đồng ý về khoản tiền nộp thuế bổ sung và sau đó thực hiện việc chi trả khoản tiền này đã thể hiện ý chí của 02 công ty đồng ý với khoản tiền thuế, lý lẽ 02 công ty nêu ra tại đơn khởi kiện là trái ngược với biên bản làm việc đã ký. Công ty V nộp bổ sung 02 tài liệu là chứng từ giao dịch ngày 29/4/2021 của Công ty NĐ và Công tyE đã chuyển trả tiền thuế cho Công ty V.

Thứ hai, Công ty V không vi phạm quy định về khai Hải quan. Vì theo quy định tại Mục 2, Phụ lục I Ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì Công ty V không bắt buộc phải nhập ô thông tin về “Tên người ủy thác” và việc Công ty NĐ cho rằng Công ty V vi phạm quy định khi khai Hải quan dẫn đến việc vi phạm các quy định về Ủy thác tại Luật Thương mại 2005 là không đúng quy định pháp luật.

+ Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết: Sửa bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của Công ty NĐ và Công ty E.

- Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn trình bày: Công ty NĐ không đồng ý với lập luận kháng cáo của Công ty V vì: Ngày 17/02/2020 Cục Quản lý Dược đã có công văn số 1655/QLD-KD “V/v mã HS của thuốc Rowatinex và Rowachol” Văn bản này có gửi cho chúng tôi và Tổng Cục Hải Quan (để phối hợp) (đính kèm). Văn bản này đã xác định: “Thuốc Rowatinex và thuốc Rowachol được phân loại là thuốc Hóa Dược. Tuy nhiên tại Thông tư 06/2018/TT-BYT, mã HS của thuốc Rowatinex và thuốc Rowachol được áp dụng như đối với thuốc từ dược liệu là 3004.90.98. Vì vậy để thống nhất giữa các văn bản và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, Cục Quản Lý Dược đang thực hiện cập nhật, sửa đổi, bổ sung thông tư 06/2018/TT-BYT, trong đó có cập nhật mã HS của 02 thuốc Rowatinex và thuốc Rowachol”.

Như vậy tại văn bản số 1655/QLD-KD, Cục Quản lý Dược cũng thừa nhận mã hàng hóa của hai loại thuốc Rowatinex và Rowachol được quy định tại Thông tư 06/2018/TT-BYT ngày 06/04/2018 của Bộ Y tế là có sai sót: từ mã HS là thuốc Hóa Dược sang mã HS là thuốc Dược Liệu. Vì vậy Cục Quản Lý Dược đang thực hiện cập nhật, sửa đổi, bổ sung thông tư 06/2018/TT-BYT, trong đó có cập nhật mã HS của 02 thuốc Rowatinex và thuốc Rowachol. Sau khi có Công văn của Cục QLD số 1655/QLD-KD, chúng tôi đã cung cấp cho công ty V, và sau này cho Công ty cổ phần dược phẩm NH nhập khẩu thuốc Rowatinex từ các năm 2020, 2021, 2022, 2023 và 2024. Nhờ đó, tất cả các lô hàng Rowatinex đều đã được cơ quan Hải quan các cửa khẩu đồng ý tính thuế nhập khẩu bằng 0%.

1) Những Căn cứ để cơ quan Hải Quan các cửa khẩu tính thuế nhập khẩu cho thuốc Rowatinex 0%.

a) Theo Luật Dược số 105/2016/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 06/04/2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 thì thuốc Rowatinex là thuốc Hóa Dược, mà đã là thuốc Hóa Dược thì không thể là thuốc Dược Liệu (đông y từ thảo dược) được. Điều này khẳng định rõ ràng thuốc Rowatinex không thể có Mã HS là 3004.90.98, vì mã HS này là của thuốc Dược liệu.

b) Mã số HS của thuốc Rowatinex phải là 3004.90.99 có thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0%, vì những lý do sau đây:

- Từ khi Thuốc Rowatinex được nhập khẩu vào Việt Nam năm 2007. Bộ y tế đã có Quyết Định số 41/2007/QĐ-BYT ngày 20 tháng 11 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ y tế theo đó thuốc Rowatinex (số thứ tự 782) đã có mã số hàng hóa 3004.90.99 – Loại khác (đính kèm).

- Tiếp theo năm 2016, Bộ y tế ban hành Thông tư 45/2016/TT-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2016 theo đó thuốc Rowatinex (số thứ tự 545) tiếp tục có mã số hàng hóa 3004.90.99 – Loại khác (đính kèm) - Tuy nhiên, Thông tư 06/2018/TT-BYT của Bộ y tế ngày 06 tháng 04 năm 2018 thì thuốc Rowatinex (số thứ tự 493) có mã số hàng hóa 3004.90.98. Sai sót này Cục Quản lý Dược đã thừa nhận trong công văn số 1655/QLD-KD ngày 17/02/2020 nêu trên, nếu áp dụng Thông Tư 06/2028/TT-BYT sẽ gây oan sai khi tính thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp.

c) Bốn (04) bộ chứng từ hàng nhập khẩu thuốc Rowatinex trong các năm 2021, 2022, 2023 và 2024 nguyên đơn đã nộp cho tòa, có mã số hàng hóa 3004.90.99 thuế NK bằng 0% đã minh chứng cho việc tính thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan ở các cửa khẩu cho thuốc Rowatinex là đúng theo phân loại của thuốc Hóa Dược. Thuốc Rowatinex là thuốc Hóa dược không thể tính chịu thuế thay cho thuốc Dược liệu có mã số hàng hóa 3004.90.98 có thuế nhập khẩu 5%.

d) Hơn nữa, kể từ ngày 29/01/2021 Cục kiểm tra A (Cục KTSTQ) ra Quyết Định số 53/QĐ-KTSTQ tính thuế nhập khẩu theo Thông tư 06/TT-BYT cho thuốc Rowatinex bằng 5% đến nay đã hơn 03 năm. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ nhận được văn bản Thông báo hoặc cưỡng chế thuế nhập khẩu thuốc Rowatinex 5% ở các cửa khẩu của cơ quan Hải Quan.

Vì vậy mã HS của thuốc Rowatinex phải là 3004.90.99 - Loại khác, có thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% là hoàn toàn xác đáng. Điều này đã được Hải quan các cửa khẩu thực thi áp mã HS của thuốc Rowatinex từ các năm 2021, 2022, 2023, 2024 đến nay.

e) Việc tính thuế NK thuốc Rowatinex sai trái của Cục KTSTQ và V.

- Khi thực hiện kiểm tra sau thông quan tại công ty V, Cục KTSTQ với sự đồng ý của công ty V đã cố tình loại bỏ công văn quan trọng của cơ quan chuyên môn là Cục QLD số 1655/QLD-KD nêu trên ra khỏi Bản kết luận số131/KL- KTSTQ của Cục KTSTQ. Trong khi công văn 1655 của Cục QLD do chính công ty V đã xuất trình cho 6 bộ tờ khai nhập khẩu từ ngày 3/4/2020 đến ngày 30/10/2020 để được hải quan các cửa khẩu tính thuế NK cho thuốc Rowatinex bằng 0%. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc quy kết cho thuốc Rowatinex là thuốc Đông y từ thảo dược (thuốc dược liệu) trong bản kết luận 131, từ đó Cục KTSTQ ra Quyết Định số 53/QĐ-KTSTQ tính thuế nhập khẩu bằng 5% cho thuốc Rowatinex, với số tiền thuế 1.656.065.568 đồng.

- Đây là số tiền thuế phải nộp duy nhất trong Quyết Định số 53 của Cục KTSTQ đối với Công ty V trong phạm vi kiểm tra 05 (năm) kể từ ngày có Quyết Định kiểm tra V số 706/QĐ-KTSTQ ngày 29/12/2020 của Cục KTSTQ. Nhưng người nộp số tiền thuế này là Công ty NĐ và Công ty E, chứ không phải Công ty V. Bởi lẽ, Công ty V chỉ nộp thuế nhập khẩu theo Quyết Định số 53 trên danh nghĩa rồi lại thu lại số tiền thuế nhập khẩu này của 02 công ty chúng tôi theo Hợp Đồng nhập khẩu Ủy thác (hai công ty NĐ và E đã chuyển cho Công ty V bằng ủy nhiệm chi đúng bằng số tiền thuế theo Quyết định số 53 là 1.656.065.568 đồng.

- Sau khi Cục KTSTQ ra Quyết Định 53, V đã ngăn cản đến cùng không ủy quyền khiếu nại cho công ty NĐ vàE đối với Cục KTSTQ. Bằng chứng là 03 công văn từ chối ủy quyền số 346/CV-VDP ngày 8/4/2021; số 563/CV-VDP ngày 15/4/2021; số 575/CV-VDP ngày 26/4/2021, chúng tôi đã nộp cho Quý tòa. Đây là minh chứng cho thấy V cố tình che chắn cho Cục KTSTQ, không dám tiến hành khiếu nại để làm sáng tỏ, công khai minh bạch Quyết Định số 53 đúng hay sai ? Hành vi này làm cho chúng tôi nghi ngờ có sự thông đồng giữa V và Cục KTSTQ cố tình che dấu việc làm sai trái của mình khi tính thuế nhập khẩu cho thuốc Rowatinex.

3) Các vi phạm của Công ty V về Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác, về hành vi vi phạm hợp đồng nhập khẩu ủy thác đã được Bản án sơ thẩm số 829/2023/KDTM-ST Ngày 21/09/2023 của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận “V/v tranh chấp hợp đồng nhập khẩu ủy thác” tuyên xử. Căn cứ vào Điều 74, Điều 155, Điều 159, khoản 2, 3 và 7 Điều 165, Điều 302, Điều 303 và Điều 306 Luật Thương mại năm 2005. Buộc Công ty V có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho công ty CPDP NĐ và công ty CPDP E tổng số tiền là: 1.656.065.568 đồng.

Công ty NĐ đề nghị Hội Đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân Tp HCM bác toàn bộ kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chúng tôi.

- Người đaị diện hợp pháp của Công ty E trình bày: Công ty E có cùng ý kiến với Công ty NĐ, không bổ sung.

- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự của những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án như sau:

Việc chấp hành pháp luật tố tụng: Tại phiên tòa Hội đồng xét xử và các đương sự đã thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về phiên tòa phúc thẩm.

Về nội dung: Xét đơn kháng cáo còn trong thời hạn kháng cáo, có hình thức đúng quy định. Xét nội dung kháng cáo của bị đơn là không có cơ sở nên đề nghị bác toàn bộ kháng cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ, lời trình bày của các bên đương sự, ý kiến phát biểu của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết vụ án đúng theo thẩm quyền, xác định quan hệ tranh chấp và tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án là đúng theo quy định của Pháp luật Tố tụng.

[2] Đơn kháng cáo của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V còn trong thời hạn kháng cáo, có hình thức và nội dung đúng quy định nên được chấp nhận.

[3] Phạm vi kháng cáo: Tại phiên tòa người đại diện của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V yêu cầu xem xét toàn bộ bản án sơ thẩm và đề nghị sửa bản án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của Công ty NĐ và Công ty E.

[4] Trong quá trình tố tụng tại cấp sơ thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự trình bày thống nhất những nội dung sau đây:

[5] Công ty NĐ và Công ty E có ủy thác cho Công ty V nhập khẩu thuốc Rowatinex. Cụ thể Công ty NĐ và Công ty V có các hợp đồng số 02/VDP- NĐ/2020 ngày 30/03/2020; 03/VDP-NĐ/2020 ngày 30/04/2020; 05/VDP- NĐ/2020 ngày 17/07/2020; 07/VDP-NĐ/2020 ngày 24/09/2020. Tương tự, Công tyE và Công ty V có các hợp đồng số 01/VDP-E/2020 ngày 20/7/2020; số 03/NDP-E/2020 ngày 06/11/2020. Trong quá trình nhập khẩu và kê khai hải quan đều thể hiện thuốc Rowatinex có mã hàng hóa 3004.90.99; Loại khác, có mức thuế suất nhập khẩu là 0%. Do đó, khi thông quan không phải nộp thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này. Đồng thời Công ty NĐ và Công ty E cũng đã nhận đầy đủ hàng theo các hợp đồng ủy thác.

[6] Trong đợt thực hiện kiểm tra sau thông quan tại Công ty V theo quyết định số 706/QĐ-KTSTQ ngày 29/12/2020 của Cục trưởng Cục kiểm tra A, ngày 28/01/2021 Cục kiểm tra A ban hành kết luận số 131/KL-KTSTQ, trong đó có phần nội dung kết luận về vi phạm của Công ty V trong kê khai áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là thuốc Rowamtinex, theo đó áp mã hàng hóa thuốc Rowatinex là 3004.90.98: thuốc đông y từ thảo dược có thuế suất nhập khẩu ưu đãi 5% thay vì 0%. Trên cơ sở đó Cục kiểm tra A Tổng cục Hải Quan ban hành Quyết định số 53/QĐ-KTSTQ ngày 29/01/2021 về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đó buộc Công ty V phải nộp số tiền 1.656.065.568 đồng tiền thuế do khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, thuế nhập khẩu trong các hợp đồng nhập khẩu ủy thác thuốc Rowatinex.

[7] Ngày 02/02/2021, Công ty V đã thực hiện nộp đủ số tiền 1.656.065.568 đồng vào ngân sách nhà nước. Ngày 29/4/2021, Công ty NĐ và Công ty E thanh toán hoàn lại số tiền 1.656.065.568 đồng cho Công ty V.

[8] Tại các tài liệu do các bên đương sự giao nộp, đã được Tòa án cấp sơ thẩm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ và đều được các bên đương sự thừa nhận, thể hiện nội dung như sau:

[9] Biên bản làm việc ngày 25/01/2021 giữa Công ty NĐ, Công ty E và Công ty V có nội dung:

1. Hai bên thống nhất nghĩa vụ nộp thuế trong đó có khoản nộp thuế nhập khẩu bổ sung cho thuốc Rowatinex 5%, với số tiền dự kiến là 1.656.065.568 đồng theo kết luận của cơ quan Hải quan sau khi kiểm tra sau thông quan với Cty CPDP Trung ương V và ra Quyết định truy thu thuế là phải chấp hành, (…) 2. Trong trường hợp việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu bổ sung của Công ty NĐ và E thông qua V đã hoàn thành dứt điểm thì V phải có trách nhiệm (…) thực hiện thanh lý các hợp đồng (…) (Bao gồm cả việc Công ty V có công văn từ chối nhận hàng đã cập cảng Việt Nam ngày 18/01/2021).

3. Sau khi Cty NĐ, Cty E đã thực hiện trả tiền nộp thuế nhập khẩu bổ sung thông qua V nhưng lại có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không truy thu số tiền thuế nhập khẩu bổ sung nói trên thì hai bên sẽ giải quyết tiếp theo hai trường hợp như sau:

- Trường hợp 1: Nếu Công ty V đang tam giữ và chưa nộp tiền thuế truy thu cho nhà nước thì Công ty V sẽ trả lại toàn bộ số tiền đã tạm giữ của Công ty NĐ và Công ty E cùng với tiền lãi (…) - Trường hợp 2: Nếu Công ty V đã nộp số tiền thuế truy thu thì Công ty V sẽ có trách nhiệm làm thủ tục xin hoàn số tiền thuế (…) Công ty V cam kết tạo mọi điều kiện mọi mặt để Cty NĐ và E giải trình đề nghị cơ quan Hải quan xét lại việc tính thuế nhập khẩu.(…)” [10] Văn bản số 229/CV.VDP ngày 02/3/2021 do Công ty V gửi Công ty NĐ và Công ty E có nội dung: “Bằng văn bản này chúng tôi ủy nhiệm cho Công ty NĐ và Công ty E thay mặt Công ty CP Dược phẩm T.Ư V khiếu nại (...) quyết định số 53 (...)” [11] Các văn bản ngày 08/4/2021, ngày 15/4/2021, ngày 26/4/2021 do Công ty V có gửi Công ty NĐ và Công ty E có nội dung: Công ty V không thực hiện khiếu nại cũng như không ủy quyền để khiếu nại Quyết định số 53.

[12] Giấy cam kết ngày 28/4/2021 của Công ty V gửi Công ty NĐ và Công ty E với nội dung: “Bằng văn bản này, Công ty CP dược phẩm Trung ương V cam kết:

1) Trong mọi trường hợp, nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có Quyết định tuyên bố hoặc đồng ý cho Công ty NĐ và Công ty E không phải chịu trách nhiệm trả số tiền thuế phải nộp (...) là 1.656.065.568 đ (...) thì Công ty V sẽ hoàn trả lại số tiền đã thu của Công ty NĐ và Công ty E (...) 2) Trong trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có Quyết định không truy thu số tiền thuế nhập khẩu bổ sung theo Quyết định 53 (...) thì Công ty V sẽ có trách nhiệm làm thủ tục xin hoàn số tiền thuế (...) để trả lại cho Công ty NĐ và Công ty E.

3) Trong trường hợp Thông tư 06/2018/TT-BYT ngày 06/4/2018 của Bộ y tế đã được sửa đổi, Công ty V có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp (...) trả lại tiền cho Công ty NĐ và Công ty E.” [13] Xác định nội dung tranh chấp của các bên:

[14] Công ty NĐ và Công ty E cho rằng Quyết định số 53/QĐ-KTSTQ ngày 29/01/2021 ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đó buộc Công ty V phải nộp số tiền 1.656.065.568 đồng tiền thuế do áp mã hàng hóa thuốc Rowatinex là 3004.90.98: thuốc đông y từ thảo dược có thuế suất nhập khẩu ưu đãi 5% là không phù hợp nên đã trực tiếp làm đơn khiếu nại Quyết định 53 gửi Cục kiểm tra A. Ngày 10/03/2021, Cục kiểm tra A có thông báo số 265/TB-KTSTQ về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại của Công ty NĐ và Công tyE vì lý do là người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại và tại kết quả kiểm tra hồ sơ Hải quan đối với người khai Hải quan là Công ty V, cho thấy không có sự ủy thác giữa Công ty NĐ hoặc Công ty E với Công ty V trên hồ sơ Hải quan. Vì vậy Công ty NĐ và Công ty E đã nhiều lần yêu cầu Công ty V ủy quyền để Công ty NĐ và Công tyE đại diện Công ty V thực hiện khiếu nại Quyết định 53 nhưng không được Công ty V chấp nhận. Cho rằng việc Công ty V không thực hiện khai báo ủy thác trên hồ sơ khai hải quan và không ủy quyền cho để Công ty NĐ và Công ty E khiếu nại Quyết định 53 đã làm cho Công ty NĐ và Công ty E thiệt hại cụ thể là khoản tiền 1.656.065.568 đồng đã nộp thuế nên Công ty NĐ và Công ty E khởi kiện yêu cầu Công ty V phải bồi thường số tiền này.

[15] Phía Công ty V không đồng ý yêu cầu bồi thường của Công ty NĐ và Công ty E vì cho rằng không có quy định bắt buộc Công ty V phải khai tên Công ty NĐ và Công ty E vào tờ khai hải quan khi nhập khẩu. Theo Công ty V nhận định thì việc khiếu nại Quyết định 53 sẽ không được chấp nhận do không có căn cứ pháp luật và làm ảnh hưởng uy tín Công ty V với cơ quan Hải quan nên đã không chấp nhận việc ủy quyền để Công ty NĐ và Công ty E khiếu nại. Đồng thời trong hợp đồng ủy thác của các bên cũng không có quy định việc Công ty V phải có nghĩa vụ ủy quyền cho Công ty NĐ và Công ty E để khiếu nại quyết định về thuế.

[16] Hội đồng xét xử nhận định về lời trình bày của các đương sự:

[17] Về áp dụng pháp luật để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của Công ty NĐ và Công ty E đối với Công ty V: Tranh chấp phát sinh từ việc các bên thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu có mục đích lợi nhuận nên căn cứ pháp luật là các quy định có liên quan đến hợp đồng ủy thác, bồi thường thiệt hại của Luật Thương mại. Đồng thời do đây là quan hệ hợp đồng nên ngoài các quyền và nghĩa vụ đã được quy định trong hợp đồng của các bên thì các bên còn phải tuân thủ các quy định chung về quyền và nghĩa vụ khi giao kết thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự.

[18] Theo Điều 303 Luật Thương mại quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đủ 03 yêu tố là: Có hành vi vi phạm hợp đồng; Có thiệt hại thực tế; Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Nên cần xem xét đánh giá lời trình bày của các bên theo từng yêu tố này. Cụ thể:

[19] Xét hành vi vi phạm hợp đồng: Công ty NĐ và Công ty E cho rằng theo quy định tại Điều 6 tại các hợp đồng ủy thác và quy định tại khoản 3 Điều 165 Luật Thương mại thì Công ty V có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, đúng các chỉ dẫn của Công ty NĐ và Công ty E nhưng đã không thực hiện, cụ thể:

[19.1] Khi phát sinh sự việc đoàn kiểm tra sau thông quan kiểm tra và cho rằng việc kê khai thuế suất nhập khẩu 0% đối với thuốc Rowatinex là không đúng thì Công ty NĐ đã có yêu cầu Công ty V phải nêu ý kiến và cung cấp văn bản số 1655/QLD-KD ngày 17/2/2020 của Cục Quản lý dược – Bộ Y tế để trình với đoàn kiểm tra, theo đó thuốc Rowatinex được phân loại là thuốc hóa dược với thuế suất nhập khẩu là 0%, chứ không phải thuốc đông y từ thảo dược với thuế suất là 5% nhưng Công ty V đã không đưa vào biên bản kiểm tra nội dung của văn bản số 1655/QLD-KD ngày 17/2/2020 của Cục Quản lý Dược để đoàn kiểm tra có thông tin, căn cứ giải quyết vụ việc. Cụ thể trong nội dung biên bản kiểm tra ngày 19/01/2021 của Đoàn kiểm tra với Công ty V về việc điều chỉnh mã số HS, thuế suất hàng hóa nhập khẩu mặt hàng “Thuốc tân dược Rowatinex” đã không có ghi nhận về văn bản 1655/QLD-KD như yêu cầu của Công ty NĐ. Phía V xác nhận việc Công ty NĐ có cung cấp văn bản 1655/QLD-KD và Công ty V cũng đã nêu ý kiến với đoàn kiểm tra nhưng phía V cũng phải thừa nhận với đoàn kiểm tra rằng việc khai thuế nhập khẩu 0% đối với thuốc Rowatinex là không đúng nên trong biên bản kiểm tra đã không có ý kiến về văn bản 1655/QLD-KD. Qua lời trình bày của các bên, Hội đồng xét xử nhận thấy việc Công ty V bằng nhận định chủ quan của mình đã không thực hiện đúng chỉ dẫn của Công ty NĐ là có vi phạm nghĩa vụ của bên nhận ủy thác là “thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp với thỏa thuận” được quy định tại khoản 3 Điều 165 Luật Thương mại.

[19.2] Khi đã có Quyết định số 53/QĐ-KTSTQ ngày 29/01/2021 do Tổng cục Hải Quan ban hành ấn định thuế suất nhập khẩu là 5% đối với thuốc Rowatinex thì Công ty NĐ và Công ty E đã thực hiện việc gửi đơn khiếu nại nhưng không được Cục kiểm tra A xem xét giải quyết do hồ sơ khai hải quan không có thông tin về việc Công ty NĐ và Công ty E là bên ủy thác cho Công ty V nhập khẩu. Công ty NĐ và Công ty E cho rằng Công ty V đã vi phạm quy định tại điểm 1.18, Mục 2. tại Phụ Lục 1 Ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi “Tên người ủy thác nhập khẩu" trên tờ khai hải quan. Việc Công ty V không ghi tên người ủy thác nhập khẩu đã làm cho Công ty NĐ và Công ty E mất quyền trực tiếp khiếu nại Quyết định 53. Phía Công ty V cho rằng không có vi phạm khi không ghi trên người ủy thác nhập khẩu bởi theo V hiểu thì theo Mục 2, Phụ lục I Ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC thì Công ty V không bắt buộc phải nhập ô thông tin về “Tên người ủy thác”. Như vậy, Hội đồng xét xử nhận thấy giữa các bên có cách hiểu khác nhau về quy định ghi “Tên người ủy thác nhập khẩu” trên tờ khai hải quan được quy định trong Thông tư 39, là bắt buộc phải ghi hay không bắt buộc phải ghi. Tuy nhiên, tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 còn có các quy định như sau:

- Điểm a khoản 1 Điều 4 quy định về Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế: a) Tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu chí trên tờ khai hải quan và các chứng từ phải nộp, phải xuất trình theo quy định của pháp luật (…);

- Điểm l, khoản 2 Điều 16 quy định về Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu: l) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu (…);

- Điểm a.2 khoản 3. Điều 16 quy định về Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế: a.2) Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác): 01 bản chụp;

Như vậy, trong Thông tư ngoài quy định về nghĩa vụ của người khai hải quan là phải tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực còn có quy định đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế thì người khai hải quan còn phải có hợp đồng ủy thác nhập khẩu trong hồ sơ khai hải quan. Tại thông báo số 265 và thông báo số 266/TB-KTSTQ ngày 10/03/2021 của Cục kiểm tra A về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại của Công ty NĐ và Công ty E có nội dung: “Công ty NĐ (Công ty E) là người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại”. Đồng thời tại biên bản làm việc ngày 26/3/2021 của đại diện Cục kiểm tra A với Công ty NĐ và Công ty E đã xác định: “kết quả kiểm tra hồ sơ Hải quan đối với người khai Hải quan là Công ty V, cho thấy: Không có sự ủy thác giữa Công ty NĐ hoặc Công tyE với Công ty V trên hồ sơ Hải quan.”. Như vậy, Công ty V đã không ghi tên người ủy thác và không nộp hợp đồng ủy thác khi làm thủ tục khai hải quan cho các hợp đồng ủy thác nhập khẩu với Công ty NĐ và Công ty E là có vi phạm quy định của pháp luật nêu trên và làm cho Công ty NĐ và Công ty E mất quyền trực tiếp khiếu nại đối với Quyết định 53. Hội đồng xét xử nhận thấy tại khoản 3, khoản 10 Điều 16 Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về Quyền của người nộp thuế như sau: “3. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. (…) 10. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Như vậy, việc yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế hoặc khiếu nại, khởi kiện Quyết định 53 là quyền của người nộp thuế đã được luật quy định cụ thể. Công ty V là bên nhận ủy thác nhập khẩu đáng lẽ phải kê khai đầy đủ tên người ủy thác trong hồ sơ khai hải quan là Công ty NĐ và Công ty E để các công ty này có thể trực tiếp thực hiện quyền của mình trong trường hợp không đồng ý về việc tính thuế, ấn định thuế hoặc khiếu nại, khởi kiện quyết định của cơ quan thuế, nhưng Công ty V đã không kê khai tên người nhập khẩu là đã vi phạm nghĩa vụ của người nhận ủy thác làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người ủy thác là Công ty NĐ và Công ty E cụ thể trong trường hợp này là các quyền của người nộp thuế.

[19.3] Công ty NĐ và Công ty E nhiều lần yêu cầu Công ty V ủy quyền để thực hiện khiếu nại Quyết định 53 nhưng không được V đồng ý. Phía Công ty V cho rằng Cơ quan Hải quan đã căn cứ vào quy định hiện hành là Thông tư 06/2018/TT-BYT của Bộ y tế ngày 06 tháng 04 năm 2018 để áp thuế đối với thuốc Rowatinex có mã HS 3004.90.98 với thuế suất nhập khẩu là 5%, Công ty NĐ chỉ căn cứ vào Văn bản số 1655/QLD-KD ngày 17/02/2020 của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, chỉ ghi nhận khả năng Cục quản lý dược – Bộ Y Tế sẽ đề nghị sửa mã HS của thuốc Rowatinex sang 3004.90.99 để khiếu nại là không có cơ sở, Công ty V không chấp nhận ủy quyền cho bên Công ty NĐ để thực hiện khiếu nại lên Cục Hải quan là hoàn toàn đúng đắn vì khiếu nại sẽ không có kết quả, gây mất thời gian và ảnh hưởng đến uy tín của Công ty V trong các hoạt động kinh doanh sau này, ngoài ra trong hợp đồng ủy thác cũng không có quy định việc ủy quyền này. Hội đồng xét xử nhận thấy các lý do mà V đưa ra để từ chối ủy quyền là không phù hợp bởi lẽ quyền khiếu nại quyết định về thuế là của người nộp thuế là Công ty NĐ và Công ty E. Công ty V đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kê khai hải quan làm mất quyền trực tiếp khiếu nại của Công ty NĐ và Công ty E mà còn từ chối ủy quyền để Công ty NĐ và Công ty E thực hiện khiếu nại là thể hiện sự thiếu thiện chí, không bình đẳng khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nên được xác định là vi phạm khoản 6.1 Điều 6 của các hợp đồng ủy thác đã ký, cụ thể khoản 6.1 quy định: “Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các thỏa thuận trong hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có khó khăn, vướng mắc các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực giải quyết trên cơ sở thương lượng, bình đẳng và cùng có lợi.”.

[19.4] Ngoài ra trong quá trình trao đổi giữa các bên thì ngày 25/01/2021 Công ty NĐ, Công ty E và Công ty V còn lập Biên bản làm việc thống nhất các nội dung:

“1. Hai bên thống nhất nghĩa vụ nộp thuế trong đó có khoản nộp thuế nhập khẩu bổ sung cho thuốc Rowatinex 5%, với số tiền dự kiến là 1.656.065.568 đồng theo kết luận của cơ quan Hải quan sau khi kiểm tra sau thông quan với Cty CPDP Trung ương V và ra Quyết định truy thu thuế là phải chấp hành, (…);

2. Trong trường hợp việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu bổ sung của Công ty NĐ và E thông qua V đã hoàn thành dứt điểm thì V phải có trách nhiệm (…) thực hiện thanh lý các hợp đồng (…) (Bao gồm cả việc Công ty V có công văn từ chối nhận hàng đã cập cảng Việt Nam ngày 18/01/2021);

3. Sau khi Cty NĐ, Cty E đã thực hiện trả tiền nộp thuế nhập khẩu bổ sung thông qua V nhưng lại có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không truy thu số tiền thuế nhập khẩu bổ sung nói trên thì hai bên sẽ giải quyết tiếp theo hai trường hợp như sau: - Trường hợp 1: Nếu Công ty V đang tam giữ và chưa nộp tiền thuế truy thu cho nhà nước thì Công ty V sẽ trả lại toàn bộ số tiền đã tạm giữ của Công ty NĐ và Công ty E cùng với tiền lãi (…); - Trường hợp 2: Nếu Công ty V đã nộp số tiền thuế truy thu thì Công ty V sẽ có trách nhiệm làm thủ tục xin hoàn số tiền thuế (…);

Công ty V cam kết tạo mọi điều kiện mọi mặt để Cty NĐ và E giải trình đề nghị cơ quan Hải quan xét lại việc tính thuế nhập khẩu.(…)”.

Ngày 28/4/2021 do Công ty V lập Giấy cam kết gửi Công ty NĐ và Công tyE có nội dung:

“Bằng văn bản này, Công ty CP dược phẩm Trung ương V cam kết:

1)Trong mọi trường hợp, nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có Quyết định tuyên bố hoặc đồng ý cho Công ty NĐ và Công ty E không phải chịu trách nhiệm trả số tiền thuế phải nộp (...) là 1.656.065.568 đ (...) thì Công ty V sẽ hoàn trả lại số tiền đã thu của Công ty NĐ và Công ty E (...) 2)Trong trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có Quyết định không truy thu số tiền thuế nhập khẩu bổ sung theo Quyết định 53 (...) thì Công ty V sẽ có trách nhiệm làm thủ tục xin hoàn số tiền thuế (...) để trả lại cho Công ty NĐ và Công ty E;

3)Trong trường hợp Thông tư 06/2018/TT-BYT ngày 06/4/2018 của Bộ y tế đã được sửa đổi, Công ty V có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp (...) trả lại tiền cho Công ty NĐ và Công tyE.” Như vậy, với nội dung các bên thống nhất tại biên bản làm việc ngày 25/01/2021 và Giấy cam kết ngày 28/4/2021 thì việc Công ty V từ chối ủy quyền cho Công ty NĐ và Công ty E để khiếu nại Quyết định 53 đi ngược với những thỏa thuận, cam kết của chính Công ty V với Công ty NĐ và Công ty E.

[19.5] Do vậy, có đủ cơ sở để xác định Công ty V đã có hành vi vi phạm trong thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu đối với Công ty NĐ và Công ty E.

[20] Về xác định thiệt hại thực tế: Công ty NĐ và Công ty E cho rằng thiệt hại thực tế của 02 công ty chính là khoản tiền mà 02 công ty đã nộp thuế thông qua Công ty V. Cụ thể Công ty NĐ thiệt hại là 1.106.081.238 đồng, Công ty E thiệt hại là 549.984.330 đồng. Phía Công ty V xác nhận nghĩa vụ chịu thuế theo Quyết định 53 là của người ủy thác nhập khẩu tức là Công ty NĐ và Công ty E, Công ty V đã ứng nộp trước khoản tiền là 1.656.065.568 đồng sau đó đã được Công ty NĐ hoàn lại 1.106.081.238 đồng và Công ty E hoàn lại là 549.984.330 đồng. Công ty V không đồng ý cho rằng khoản tiền 1.656.065.568 đồng là thiệt hại vì đây là khoản tiền thuế mà Công ty NĐ và Công ty E phải đóng đúng quy định vì Quyết định 53 ban hành là hoàn toàn đúng đắn. Ngoài ra giữa các bên cũng đã có văn bản thỏa thuận ngày 25/01/2021 trong đó 02 công ty đã đồng ý việc nộp thuế nên V mới thực hiện, đồng thời sau đó 02 công ty này cũng đã tự nguyện hoàn lại khoản tiền thuế cho Công ty V, từ đây có thể xác định được ý chí của Công ty NĐ và Công ty E là đồng ý về khoản tiền thuế đã nộp.

[20.1] Hội đồng xét xử nhận thấy Điều 54 Luật quản lý thuế quy định về “Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp số tiền thuế ấn định”, như sau: “Người nộp thuế phải nộp số tiền thuế ấn định theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan quản lý thuế; trường hợp không đồng ý với số tiền thuế do cơ quan quản lý thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số tiền thuế đó, đồng thời có quyền đề nghị cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế. Người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp các hồ sơ, tài liệu để chứng minh cho việc khiếu nại, khởi kiện” Do vậy, phía Công ty NĐ và Công ty E mặc dù đã nộp đầy đủ thuế (thông qua Công ty V) và sau đó vẫn có khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế là phù hợp với quy định của luật. Công ty V từ chối ủy quyền để Công ty NĐ và Công ty E thực hiện quyền khiếu nại Quyết định 53 để được cơ quan thuế xem xét lại việc ấn định thuế suất nhập khẩu làm cho Công ty NĐ và Công ty E mất cơ hội được hưởng thuế suất là 0%, như vậy xác định số tiền mà Công ty NĐ và Công ty E đã nộp theo mức thuế suất 5% với số tiền tổng cộng 1.656.065.568 đồng là thiệt hại thực tế của 02 công ty.

[21] Về chứng minh hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại: Tại biên bản kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ ngày 27/7/2023 thể hiện phía Công ty NĐ xuất trình một số Hợp đồng nhập khẩu ủy thác thông qua Công ty Cổ phần Dược phẩm NH gồm Hợp đồng ủy thác, tờ khai nhập khẩu, hóa đơn VAT trong khoản thời gian từ năm 2021 đến năm 2023 tức là sau thời điểm Quyết định 53 ban hành, đều thể hiện thuế suất nhập khẩu mà cơ quan thuế hải quan áp dụng đối với thuốc Rowatinex vẫn đang là 0% để chứng minh. Các tài liệu này đều được phía Công ty V tiếp cận và được thẩm phán chủ trì phiên họp xác định là chứng cứ vụ án, Công ty V không nêu ý kiến phản đối. Như vậy, qua đánh giá, phân tích trên Hội đồng xét xử có cơ sở xác định những vi phạm cụ thể của Công ty V là nguyên nhân trực tiếp gây cho Công ty NĐ thiệt hại là 1.106.081.238 đồng, Công ty E thiệt hại là 549.984.330 đồng.

[22] Như vậy, Công ty NĐ yêu cầu Công ty V bồi thường thiệt hại số tiền là 1.106.081.238 và Công ty E yêu cầu Công ty V bồi thường thiệt hại số tiền là 549.984.330 đồng là có cơ sở và phù hợp quy định của Điều 302, 303 Luật Thương mại. Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu của Công ty NĐ và Công ty E là phù hợp. Những trình bày về căn cứ kháng cáo của người đại diện Công ty V tại phiên toà phúc thẩm đã được Hội đồng xét xử xem xét nhưng không có cơ sở chấp nhận như phân tích nêu trên.

[23] Tại phiên tòa phúc thẩm đại diện Viện kiểm sát đề nghị bác yêu cầu kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm là phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử, nên chấp nhận.

[24] Về án phí: Do không được chấp nhận kháng cáo nên người kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào: khoản 1 Điều 148, Điều 271, Điều 273, Điều 296, khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự; khoản 1 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử: Không chấp nhận toàn bộ kháng cáo của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V. Giữ nguyên bản án sơ thẩm.

1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn – Công ty Cổ phần Dược phẩm NĐ.

Buộc Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho Công ty Cổ phần Dược phẩm NĐ số tiền là 1.106.081.238 đồng (Một tỷ một trăm lẻ sáu triệu không trăm tám mươi mốt nghìn hai trăm ba mươi tám đồng).

Thi hành một lần ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật.

2. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan – Công ty Cổ phần Dược phẩm E Buộc Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho Công ty Cổ phần Dược phẩm Esố tiền là 549.984.330 đồng (Năm trăm bốn mươi chín triệu chín trăm tám mươi bốn nghìn ba trăm ba mươi đồng).

Thi hành một lần ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật.

3. Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:

Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được chấp nhận, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm là 45.182.437 đồng (Bốn mươi lăm triệu một trăm tám mươi hai nghìn bốn trăm ba mươi bảy đồng).

Đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là Công ty Cổ phần Dược phẩm E được chấp nhận, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm là 25.999.373 đồng (Hai mươi lăm triệu chín trăm chín mươi chín nghìn ba trăm bảy mươi ba đồng).

Công ty Cổ phần Dược phẩm NĐ không phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. Hoàn trả cho Công ty Cổ phần Dược phẩm NĐ số tiền tạm ứng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm đã nộp là 22.591.000 đồng (Hai mươi hai triệu năm trăm chín mươi mốt nghìn đồng) theo biên lai thu tạm ứng án phí số 0019921 ngày 14 tháng 6 năm 2021 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty Cổ phần Dược phẩm E không phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. Hoàn trả cho Công ty Cổ phần Dược phẩm Esố tiền tạm ứng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm đã nộp là 13.000.000 đồng (Mười ba triệu đồng) theo biên lai thu tạm ứng án phí số 0022087 ngày 21 tháng 6 năm 2023 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V phải chịu án phí phúc thẩm là 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng), cấn trừ vào số tiền tạm ứng án phí phúc thẩm đã nộp là 300.000 đồng theo biên lai thu tạm ứng án phí số 0022374 ngày 11 tháng 10 năm 2023 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương V phải nộp bổ sung số tiền là 1.700.000 đồng (Một triệu bảy trăm ngàn đồng).

5. Nghĩa vụ thi hành án:

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

6.Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014); thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014).

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

21
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng nhập khẩu ủy thác số 105/2024/KDTM-PT

Số hiệu:105/2024/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 07/05/2024
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: [email protected]
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;