TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BẢN ÁN 85/2024/KDTM-PT NGÀY 02/10/2024 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA YÊU CẦU PHẠT VI PHẠM
Trong các ngày 15 tháng 8, ngày 10, 16 tháng 9 và ngày 02 tháng 10 năm 2024 tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại phúc thẩm thụ lý số: 36/2024/TLPT-KDTM ngày 02 tháng 5 năm 2024 về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, yêu cầu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng”.
Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 01/2024/KDTM-ST ngày 04 tháng 01 năm 2024 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị kháng cáo và kháng nghị.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 2972/2024/QĐ-PT ngày 16 tháng 9 năm 2024, giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC (DIC); địa chỉ: Số 82 THL, Phường 15, quận PN, Thành phố Hồ Chí Minh;
Người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn: Ông Nguyễn Đức H – Tổng Giám đốc DIC, (có mặt);
Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn (theo các Giấy ủy quyền ngày 23/4/2019 và ngày 26/10/2020):
1- Ông Hồ Hoàng H1, sinh năm 1978, (có mặt);
2- Ông Lưu Trường H2, sinh năm 1974, (có mặt ngày 15/8/2024, có mặt ngày 10/9/2024, vắng mặt ngày 16/9/2024 và có mặt ngày 02/10/2024);
3- Ông Hoàng Văn Th, sinh năm 1976, (có mặt);
4- Ông Nguyễn Anh K, sinh năm 1977, (có mặt);
Cùng địa: Số 82 THL, Phường 15, quận PN, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bị đơn: Tập đoàn ĐL Việt Nam (EVN); địa chỉ: Số 11, CB, quận BĐ, thành phố Hà Nội;
Người đại diện theo pháp luật của bị đơn: Ông Nguyễn Anh T – Tổng Giám đốc EVN, (có mặt);
Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn (theo Giấy ủy quyền số:
3801/UQ-EVN ngày 08/7/2024);
1- Ông Võ Minh Th1, sinh năm 1977, (có mặt);
2- Bà Lý Trần Phương Th2, sinh năm 1982, (có mặt ngày 15/8/2024, có mặt ngày 10/9/2024, vắng mặt ngày 16/9/2024 và có mặt ngày 02/10/2024);
3- Ông Nguyễn Mạnh L, sinh năm 1993, (có mặt ngày 15/8/2024, có mặt ngày 10/9/2024, vắng mặt ngày 16/9/2024 và có mặt ngày 02/10/2024);
Ông Th1, bà Th2 và ông L cùng địa chỉ: Số 11, CB, quận BĐ, thành phố Hà Nội.
4- Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) PLTM Việt Nam (Lexcomm); địa chỉ: Tầng M, Tòa nhà HH Center, Số 25 LTK, phường PCT, quận HK, thành phố Hà Nội;
Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Việt H3 – Giám đốc Lexcomm, (có mặt ngày 15/8/2024, có mặt ngày 10/9/2024, vắng mặt ngày 16/9/2024 và có mặt ngày 02/10/2024);
Người đại diện theo ủy quyền của Lexcomm (theo Giấy ủy quyền ngày 09/7/2024):
4.1- Ông Nguyễn Thăng T1, sinh năm 2000, (có mặt ngày 15/8/2024, có mặt ngày 10/9/2024, vắng mặt ngày 16/9/2024 và có mặt ngày 02/10/2024);
4.2- Ông Nguyễn Anh H4, sinh năm 1999, (có mặt ngày 15/8/2024, có mặt ngày 10/9/2024, vắng mặt ngày 16/9/2024 và có mặt ngày 02/10/2024);
Ông T1 và ông Anh H4 cùng địa chỉ: Tầng M, Tòa nhà HH Center, Số 25 LTK, phường PCT, quận HK, thành phố Hà Nội.
4.3- Ông Nguyễn Huy H5, sinh năm 1999; địa chỉ: Phòng 2106-07, Tầng 21, Tòa nhà ST Center, Số 37 TĐT, phường BN, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, (vắng mặt);
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:
1- Ông Nguyễn Việt H3 – Luật sư làm việc tại Lexcomm, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, (có mặt ngày 15/8/2024, có mặt ngày 10/9/2024, vắng mặt ngày 16/9/2024 và có mặt ngày 02/10/2024);
2- Ông Nguyễn Hoàng Đ – Luật sư làm việc tại Lexcomm, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, (có mặt ngày 15/8/2024, có mặt ngày 10/9/2024, vắng mặt các ngày 16/9 và 02/10/2024);
3- Ông Vũ Xuân N – Luật sư thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, (có mặt ngày 15/8/2024, vắng mặt các ngày 10, 16/9 và 02/10/2024);
4- Ông Phạm Anh V - Luật sư thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, (có mặt);
Ông N và ông V cùng làm việc tại Công ty Luật TNHH HK; địa chỉ: Số 48 HNP, phường LH, quận ĐĐ, thành phố Hà Nội.
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
1. Công ty PT.S.G.E. (SGE); địa chỉ: Tầng 10, Tòa nhà P., Tp. S., JI. Asia, Lô 9, J.S 10270, Indonesia.
Người đại diện theo pháp luật của SGE: Ông Welly T.mas – Giám đốc SGE, (vắng mặt);
Người đại diện theo ủy quyền (theo Giấy ủy quyền ngày 25/12/2018):
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC.
Người đại diện theo pháp luật của DIC: Ông Nguyễn Đức H – Tổng Giám đốc DIC; địa chỉ: Số 82 THL, Phường 15, quận PN, Thành phố Hồ Chí Minh, (có mặt).
2. Công ty Cổ phần VL Hà Nội (VLHN); địa chỉ: Số 587 HHT, quận BĐ, thành phố Hà Nội.
Người đại diện theo pháp luật của VLHN: Ông Nguyễn Đức C – Giám đốc VLHN (vắng mặt);
Người đại diện theo ủy quyền của VLHN (theo Giấy ủy quyền ngày 25/12/2018): Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC.
Người đại diện theo pháp luật của DIC: Ông Nguyễn Đức H – Tổng Giám đốc DIC; địa chỉ: Số 82 THL, Phường 15, quận PN, Thành phố Hồ Chí Minh, (có mặt).
3. Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); địa chỉ: 194 TQK, quận HK, thành phố Hà Nội;
Người đại diện theo pháp luật của BIDV: Ông Phan Đức T2 – Chủ tịch Hội đồng quản trị, (vắng mặt);
Người đại diện theo ủy quyền của BIDV (theo Quyết định ủy quyền tham gia tố tụng số 963/QĐ-BIDV ngày 25/10/2021 và Giấy ủy quyền ngày 19/7/2022):
+ Bà Đinh Thị Thu Ng, sinh năm 1981, (có mặt);
+ Bà Lê Minh H6, sinh năm 1985, (có mặt);
Bà Nga và bà Huệ cùng địa chỉ: Số 134 NCT, phường NTB, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Người kháng cáo:
+ Nguyên đơn Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC;
+ Bị đơn Tập đoàn ĐL Việt Nam;
- Người kháng nghị: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
NỘI DUNG VỤ ÁN
- Theo Đơn khởi kiện ngày 15/8/2019, các Đơn khởi kiện bổ sung ngày 25/8/2020, ngày 26/12/2022 và các lời khai trong quá trình tham gia giải quyết vụ án, nguyên đơn Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC thông qua người đại diện hợp pháp trình bày:
Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC + PT.S.G.E. + Công ty Cổ phần VL Hà Nội, đại diện là Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC (gọi tắt là DIC) và Tập đoàn ĐL Việt Nam, đại diện là Ban Quản lý nhiệt điện VT – Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên – Tổng Công ty Phát điện 3 (gọi tắt là EVN) đã ký hợp đồng cung cấp than phục vụ chạy thử, nghiệm thu Nhà máy nhiệt điện VT 4, Hợp đồng giữa hai bên bao gồm:
1. Hợp đồng số 04/2017/HĐMB ký ngày 28/3/2017 giữa DIC và EVN (gọi tắt là Hợp đồng số 04) với các nội dung cơ bản sau đây:
Khối lượng than DIC sẽ cung cấp cho EVN tại Cảng VT 4 – BT là 922.450 tấn; trong đó đợt 1 Than Sub-Bitum là 645.715 tấn, đợt 2 Than Bitum là 276.735 tấn; tổng giá trị hợp đồng là 1.084.672.057.000 đồng (đ).
Thời gian thực hiện hợp đồng 16 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực và tùy thuộc vào tiến độ chạy thử, nghiệm thu Nhà máy nhiệt điện VT 4.
Khối lượng cụ thể và thời gian giao hàng cho từng chuyến hàng sẽ được bên mua thông báo trước ngày 20 hàng tháng bằng văn bản để bên bán có sự chuẩn bị kế hoạch nhận hàng phù hợp. Riêng chuyến hàng cho đợt 2 – Than Bitum, bên mua sẽ thông báo trước thời gian yêu cầu giao hàng là 30 ngày.
Việc thanh toán chia thành 2 đợt: Đợt 1, bên mua sẽ thanh toán 90% giá trị Hoá đơn cho bên bán trong vòng 15 ngày làm việc sau khi nhận được bộ hồ sơ thanh toán hợp lệ từ bên bán. Đợt 2, bên mua sẽ thanh toán cho đủ 100% giá trị thanh toán cuối cùng của mỗi chuyến hàng trong vòng 15 ngày làm việc sau khi nhận được bộ hồ sơ thanh toán hợp lệ từ bên bán. Tiền thanh toán là Việt Nam đồng theo tỷ giá bán USD tại thời điểm phát hành hoá đơn thanh toán của Ngân hàng bên mua mở tài khoản.
2. Hợp đồng sửa đổi bổ sung ký ngày 01/02/2018, thay đổi một số nội dung của Hợp đồng 04, trong đó liên quan đến giá hợp đồng, điều khoản thanh toán, thuế, phạt vi phạm đối với than không đạt tiêu chuẩn, điều kiện dỡ hàng, phạt vi phạm hợp đồng.
3. Phụ lục Hợp đồng ký ngày 26/3/2018 về việc thay đổi một số nội dung của Bộ chứng từ thanh toán lần 1.
Quá trình thực hiện hợp đồng, dù gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nhưng DIC đã cố gắng thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ hợp đồng, đảm bảo việc chạy thử Nhà máy nhiệt điện VT 4 vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, việc thanh toán tiền của EVN cho DIC chậm trễ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của DIC. Bên cạnh đó, EVN đã không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng về độ sâu luồng (sau đây gọi tắt là mớn nước) Cảng VT 4 và chậm trễ trong vấn đề dỡ hàng, nên đã gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho DIC. Do thương thảo nhiều lần không được nên DIC (sau đây gọi tắt là nguyên đơn) khởi kiện EVN (sau đây gọi tắt là bị đơn) với các yêu cầu sau:
Tại Đơn khởi kiện ngày 15/8/2019, nguyên đơn yêu cầu EVN phải trả tiền hàng còn nợ: 54.303.665.456đ + tiền phạt dôi ngày tàu (dôi nhật):
35.500.627.376đ + tiền phạt do vi phạm mớn nước: 118.365.317.002đ. Sau đó thống nhất với bị đơn số tiền hàng còn nợ chỉ là 48.303.665.456đ nên tổng số tiền yêu cầu là 202.169.609.834đ.
Ngày 25/8/2020, nguyên đơn bổ sung yêu cầu đòi tiền lãi chậm thanh toán là 31.859.161.664đ và phạt vi phạm 8% nghĩa vụ thanh toán 37.291.271.213đ. Tổng số tiền yêu cầu là 271.320.042.709đ.
Ngày 26/12/2022, nguyên đơn bổ sung yêu cầu đòi tiền phạt chất lượng than vượt quá 8% phần bị vi phạm là 14.510.444.880đ. Tổng số tiền yêu cầu là 285.830.487.589đ.
Ngày 28/11/2023, nguyên đơn thay đổi, rút một phần yêu cầu đối với tiền phạt vi phạm 8% nghĩa vụ thanh toán, giảm xuống còn yêu cầu 26.080.656.308đ và tiền lãi chậm thanh toán giảm còn 22.143.740.267đ. Tổng số tiền yêu cầu là 265.247.208.799đ.
Tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn rút một phần yêu cầu về tiền phạt vi phạm 8% nghĩa vụ thanh toán, giảm còn 17.682.530.054đ. Tổng số tiền yêu cầu là 256.849.082.547đ.
Căn cứ để DIC khởi kiện cụ thể như sau:
+ Đối với số tiền hàng 48.303.665.456đ còn nợ: DIC đã cung cấp cho EVN tổng khối lượng than của 37 chuyến hàng thực tế là 925.925,6 tấn nhưng khối lượng sau khi trừ độ ẩm và được EVN nghiệm thu là 924.914,73 tấn, thành tiền là 1.201.690.550.410đ (đã trừ giá trị EVN cho rằng DIC vi phạm chất lượng than). EVN đã thanh toán 1.153.386.884.954đ, nên số tiền chưa thanh toán là 48.303.665.456đ. EVN cũng đã thống nhất khoản tiền này tại Biên bản làm việc ngày 19/5/2020 và các Biên bản công khai chứng cứ tại Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Đối với yêu cầu tiền phạt dôi nhật 35.500.627.376đ: Tiền phạt dôi nhật là khoản tiền phạt chậm dỡ hàng. EVN cũng đã thống nhất khoản tiền này tại Biên bản họp giữa 2 bên ngày 18/12/2018, Biên bản làm việc ngày 19/5/2020 tại Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các Biên bản công khai chứng cứ.
+ Đối với yêu cầu tiền phạt do vi phạm độ sâu luồng 118.365.317.002đ:
Theo Phụ lục 09 về Điều kiện dỡ hàng của Hợp đồng số 04; Phần 5 của Hồ sơ mời thầu theo Quyết định số 1274/QĐ-EVN ngày 10/12/2016 thì EVN đã cam kết độ sâu luồng từng thời điểm: Từ tháng 3-2017: -7,9m; từ tháng 6-2017:
-11,7m; từ tháng 10-2017: -13,5m; từ tháng 3-2018: -15,7m.
Căn cứ vào độ sâu luồng như trên, DIC đã chào thầu giá cước vận chuyển cố định từ thời điểm đóng thầu vào tháng 02-2017 nhưng đến khi tiến hành giao hàng thì độ sâu luồng không đảm bảo nên DIC không thể thuê tàu lớn chở hàng vào cảng mà phải thuê tàu nhỏ, tàu đúng tải trọng phù hợp với độ sâu luồng thực tế để vào cảng dẫn đến giá thuê tàu bị cao hơn. Mặt khác, khi thuê tàu nhỏ thì phải chịu phát sinh tiền cước tàu tăng thêm; tàu nhỏ thì không có gầu, ngoạm nên phải thuê thêm gầu, ngoạm để xếp dỡ hàng và còn chịu tiền hàng tăng thêm vì chi phí trên một đầu tấn than tăng lên.
Khi độ sâu luồng không đảm bảo thì trước khi giao hàng DIC đã làm việc với bị đơn và bị đơn cam kết đẩy nhanh công tác nạo vét luồng để phấn đ ấu đạt được độ sâu của luồng theo dự kiến được thể hiện tại Biên bản làm việc ngày 17/5/2017. Tuy nhiên, theo các Thông báo hàng hải có hiệu lực trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng thì độ sâu luồng thực tế của cảng vẫn luôn không đảm bảo như quy định của hợp đồng.
DIC đã nộp các hợp đồng thuê tàu, vận đơn thanh toán cước tàu, chứng từ thanh toán tiền hàng cho Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, việc thuê gầu ngoạm do đơn vị cung cấp than tại nước ngoài đứng ra thuê gầu ngoạm thay cho DIC nên việc thanh toán tiền hàng và tiền thuê gầu ngoạm là thanh toán chung, không tách ra thanh toán riêng.
Thực tế chi phí chênh lệch giữa giá cước tàu chào thầu của EVN và giá cước DIC thực trả chủ tàu là 80.959.941.175đ; chi phí thuê gầu ngoạm (xúc) tại cảng xếp là 31.597.211.475đ; chi phí giá than tăng thêm do thuê cỡ tàu nhỏ là 42.129.615.301đ. Tổng chi phí DIC bị thiệt hại khi độ sâu luồng không đảm bảo là 154.686.767.950đ, nhưng để thể hiện thiện chí hợp tác lâu dài với EVN nên DIC chỉ yêu cầu EVN thanh toán tiền tăng thêm do độ sâu của luồng không đảm bảo là 118.365.317.002đ.
+ Đối với yêu cầu phạt EVN 8% giá trị vi phạm về thời hạn thanh toán.
Căn cứ Mục 3 Phụ lục 4, Mục 3 Phụ lục 11 của Hợp đồng số 04 quy định bên mua sẽ thanh toán 90% giá trị hóa đơn cho bên bán trong vòng 15 ngày làm việc sau khi nhận được bộ hồ sơ thanh toán hợp lệ từ bên bán gồm các chứng từ theo quy định tại Hợp đồng số 04. Căn cứ Hợp đồng số 04 thì DIC xuất hóa đơn Thuế giá trị gia tăng (GTGT) không bao gồm thuế, tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng thì EVN yêu cầu DIC xuất lại hóa đơn Thuế GTGT 10% thì mới làm thủ tục thanh toán.
Thực tế thì DIC đã xuất hóa đơn không bao gồm thuế cho 02 chuyến đầu là tàu Neptune Star, Genco Challenger. Sau đó, căn cứ Công văn số 7646/CT- TTHT ngày 10/8/2018 của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh thì DIC đã xuất hóa đơn với thuế suất 0% cho 30 chuyến hàng (từ chuyến 03 đến chuyến 32) nhưng EVN vẫn không chấp nhận và yêu cầu DIC xuất lại hóa đơn Thuế GTGT 10%. Sau đó, DIC đã xuất lại hóa đơn Thuế GTGT 10% theo yêu cầu của EVN.
Do đó, bộ hồ sơ thanh toán đầy đủ DIC đã gửi cho EVN từ khi xuất hóa đơn lần đầu tiên, việc EVN yêu cầu DIC xuất lại hóa đơn và căn cứ vào ngày xuất hóa đơn lại để tính thời hạn thanh toán là không hợp lý. Thực tế thì EVN cũng có Văn bản số 1728/QNĐVT-KTKH-TCKT ngày 13/9/2017 xác nhận ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán của một số chuyến và tạm ứng tiền hàng của một số chuyến đó cho DIC.
Theo Mục 3 Phụ lục 11 Hợp đồng số 04 quy định tỷ lệ chậm thanh toán tương ứng với lãi suất huy động vốn ngắn hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB). Tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn đề nghị Hội đồng xét xử sơ thẩm áp dụng lãi suất theo quy định của Điều 306 Luật Thương mại, nguyên đơn yêu cầu mức lãi suất là 9,25%/năm, thấp hơn lãi thực của Ngân hàng.
+ Đối với yêu cầu phản tố của EVN về việc phạt 8% giá trị chuyến hàng của than không đạt chuẩn:
Căn cứ Mục 2 Phụ lục 3 Hợp đồng số 04 và Hợp đồng sửa đổi bổ sung ngày 01/02/2018 thì: “Trong trường hợp than không phù hợp, bên mua có quyền phạt bên bán 8% giá trị chuyến hàng theo giá trị hóa đơn phát hành cho lần thanh toán Đợt 1 của lô hàng tương ứng vì than không đạt chuẩn và lựa chọn các giải pháp sau:
a. Từ chối nhận hàng, trả lại cho Bên bán và tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc trả lại hàng sẽ do Bên bán chịu b. Hoặc chấp nhận lô hàng và thanh toán giá hóa đơn chiết khấu...” Tổng số chuyến than không đạt chuẩn là 26 chuyến mà EVN đã phạt DIC với tổng số tiền là 84.803.868.229đ và hiện nay EVN có yêu cầu phản tố phạt 8% theo thỏa thuận tại Hợp đồng số 04 với số tiền là 70.293.423.349đ là không có căn cứ vì EVN không thể vừa khấu trừ số tiền than không đạt chuẩn, vừa phạt 8% giá trị chuyến hàng của than không đạt chuẩn, việc phạt này là trái với quy định tại Điều 301 Luật Thương mại 2005 là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Như vậy, EVN đã phạt vi phạm chất lượng vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm; do đó, DIC không đồng ý với yêu cầu này và đề nghị EVN phải trả lại số tiền mà EVN đã phạt vượt là 14.510.444.880đ.
Trường hợp Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của DIC thì đề nghị Tòa án tuyên toàn bộ số tiền EVN phải thanh toán cho DIC chuyển về số tài khoản 31010002388002 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bị đơn Tập đoàn ĐL Việt Nam (EVN) thông qua người đại diện hợp pháp trình bày:
EVN thống nhất với trình bày của DIC về việc ký kết Hợp đồng số 04, Hợp đồng sửa đổi bổ sung ngày 01/02/2018 và Phụ lục Hợp đồng ký ngày 26/3/2018.
+ Đối với các nội dung khởi kiện của nguyên đơn DIC, EVN có ý kiến và có yêu cầu phản tố như sau:
Tại Mục 1 Phụ lục 1, Mục 2 Phụ lục 3, Mục C.2 Phụ lục 5 của Hợp đồng số 04 và Mục 8 Hợp đồng sửa đổi bổ sung ngày 01/02/2018 thì trường hợp than không đạt tiêu chuẩn, bên mua có quyền phạt bên bán 8% giá trị chuyến hàng theo giá trị hóa đơn phát hành cho lần thanh toán Đợt 1 của lô hàng tương ứng với than không đạt tiêu chuẩn.
Qua tổng hợp thực tế theo chứng thư giám định tại Cảng dỡ VT, có 26 chuyến hàng vi phạm tiêu chuẩn chất lượng là các chuyến hàng số 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 12, 14, 16, 18, 19, 20, 21, 23, 24, 26, 28, 29, 30, 31, 32, 34, 35, 37. Trong quá trình thanh toán, EVN đã cân đối, thông báo cho DIC và giữ lại số tiền 70.293.423.349đ để đảm bảo đủ tỷ lệ phạt 8% theo quy định hợp đồng.
Ngày 20/8/2019, EVN đã tổ chức họp với đại diện DIC đề nghị DIC tuân thủ các quy định của hợp đồng về tỷ lệ phạt vi phạm chất lượng do than không đúng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, DIC không chấp nhận áp dụng mức phạt 8% cho tất cả các chuyến hàng vi phạm và kiến nghị EVN xem xét giá trị phạt chỉ là 40.245.165.652đ, trong đó có 13 chuyến hàng than vi phạm thông số lớn phạt 8%, còn 13 chuyến chỉ vi phạm nhỏ thì áp dụng tỷ lệ phạt 0.5-5%.
Tại Báo cáo kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện VT, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị EVN tính toán, thống nhất với nhà cung cấp về giá trị các khoản phạt, bao gồm cả khoản phạt 8% giá trị chuyến hàng sai quy cách để quyết toán hợp đồng theo quy định.
Vì vậy, việc phạt chất lượng do than không đúng tiêu chuẩn đã được DIC và EVN thỏa thuận, thống nhất vào thời điểm ký kết hợp đồng với tỷ lệ phạt 8%, DIC đã thừa nhận ở các Biên bản họp ngày 11/6/2019 và ngày 10/9/2019 nên không có cơ sở để chấp thuận tỷ lệ phạt thấp hơn 8% như đề nghị của DIC.
Căn cứ vào quy định của Hợp đồng, tổng khoản phạt vi phạm mà Liên danh phải thanh toán cho EVN liên quan đến 26 chuyến hàng có than không đạt tiêu chuẩn là 70.293.423.349đ.
Do đó, EVN có yêu cầu phản tố, đề nghị Tòa án yêu cầu Liên danh thanh toán cho EVN số tiền phạt vi phạm Hợp đồng là 70.293.423.349đ.
+ Về tiền mua than EVN còn nợ DIC 48.303.665.456đ và tiền dôi nhật ngày tàu 35.500.627.376đ là đúng, không tranh chấp, nhưng EVN giữ lại để khấu trừ với khoản phạt chất lượng do than không đạt tiêu chuẩn mà Liên danh DIC-INI SGE-VLHN có nghĩa vụ chi trả cho EVN theo Hợp đồng số 04 như yêu cầu phản tố nêu trên.
+ Về chi phí mớn nước 118.365.317.002đ:
Tại Điều 5, Mục 5.1 Phụ lục 2, Phụ lục 09 của Hợp đồng số 04 cho thấy các chỉ dẫn về mớn nước dự kiến tại Cảng dỡ đã được EVN cung cấp trong hợp đồng, tuy nhiên nhà thầu được yêu cầu khảo sát kỹ các thông tin cần thiết tại khu vực Cảng dỡ (bao gồm thông tin mớn nước) để bố trí tàu có tải trọng phù hợp cho vận chuyển than.
Hợp đồng quy định trách nhiệm xin phép cho tàu vào cảng là của nhà thầu. Theo đó, để được phép vào cảng dỡ, tàu vận chuyển than của nhà thầu sẽ phải đảm bảo các yêu cầu về tải trọng, mớn nước theo thực tế luồng vào tại Cảng dỡ. Trường hợp nhà thầu bố trí tàu quá tải so với khả năng đáp ứng tại Cảng dỡ thì các chi phí phát sinh do phải san tải tàu sẽ do nhà thầu chi trả.
Hợp đồng không quy định về trách nhiệm của Bên mua phải chịu phạt do không đảm bảo mớn nước theo các thông tin đã được chỉ dẫn trong hợp đồng.
Hiện nay, DIC đang đề nghị EVN hỗ trợ chi phí vận chuyển để bù đắp các chi phí chênh lệch cước, cước khống, chi phí thuê gầu ngoạm tại cảng xếp, chênh lệch giá hàng tương đương 118.365.317.002đ. Đề nghị này không có căn cứ theo các quy định của Hợp đồng và quy định của pháp luật. EVN là một doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, mọi khoản chi đều phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật nên EVN không chấp thuận đề nghị hỗ trợ chi phí mớn nước do Hợp đồng số 04 không có quy định về vấn đề này.
+ Về phạt 8% giá trị hợp đồng do chậm thời hạn thanh toán:
Tại Mục 3 Phụ lục 11 Hợp đồng số 04 quy định trong trường hợp chậm thanh toán, bên có lỗi phải thanh toán cho bên còn lại một khoản chậm thanh toán. Tuy nhiên, EVN hoàn toàn không có lỗi, việc giữ lại tiền hàng vì đây là hợp đồng song vụ căn cứ theo Điều 346 và 412 Bộ luật Dân sự, EVN có quyền cầm giữ khoản tiền hàng và phí dôi nhật ngày tàu để bù trừ với các nghĩa vụ khác của DIC, không phải là một khoản chậm thanh toán. Do đó, DIC yêu cầu áp dụng chế tài phạt chậm thanh toán là không có cơ sở.
Đồng thời, DIC cũng xác định sai thời điểm hình thành hồ sơ thanh toán hợp lệ. EVN đã thanh toán đúng hạn cho hầu hết các chuyến hàng, thậm chí còn ứng trước nhiều đợt cho DIC. Do đó, DIC yêu cầu tính lãi chậm thanh toán cho tiền hàng là không có căn cứ.
+ Về tiền lãi chậm thanh toán theo mức lãi suất 9,25%/năm:
DIC yêu cầu áp dụng mức lãi suất 9,25%/năm nhưng không đưa ra chứng cứ chứng minh để áp dụng mức lãi suất trên, EVN nhận thấy mức lãi suất trên không có cơ sở để áp dụng. Như đã nêu, EVN không có lỗi trong việc chậm thanh toán. Do đó, không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu này của DIC. Nếu giả sử cho rằng EVN có chuyến nào chậm thanh toán thì mức lãi suất cũng chỉ áp dụng theo tiền gửi ngắn hạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, kỳ hạn 01 tháng hoặc chỉ là 1,9%/năm.
EVN đề nghị Tòa án bác bỏ toàn bộ yêu cầu của DIC, trừ yêu cầu về tiền hàng 48.303.665.456đ và tiền phạt dôi nhật ngày tàu 35.500.627.376đ; buộc Liên danh phải thanh toán cho EVN số tiền phạt vi phạm hợp đồng trị giá 70.293.423.349đ. Sau khi khấu trừ số tiền phạt vi phạm hợp đồng với tiền phạt dôi nhật ngày tàu, EVN sẽ thanh toán số tiền còn lại là 13.510.869.483đ.
- Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
1. Công ty PT. S.G.E. thông qua người đại diện hợp pháp trình bày:
Công ty PT. S.G.E. (viết tắt là SGE) thống nhất với trình bày của DIC về việc ký kết Hợp đồng số 04, Hợp đồng sửa đổi bổ sung ngày 01/02/2018 và Phụ lục Hợp đồng ký ngày 26/3/2018. SGE đã ủy quyền cho DIC đứng ra khởi kiện, SGE thống nhất với trình bày của DIC, không có yêu cầu gì trong vụ án này; đề nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của DIC.
2. Công ty Cổ phần VL Hà Nội thông qua người đại diện hợp pháp trình bày:
Công ty Cổ phần VL Hà Nội thống nhất với trình bày của DIC về việc ký kết Hợp đồng số 04, Hợp đồng sửa đổi bổ sung ngày 01/02/2018 và Phụ lục Hợp đồng ký ngày 26/3/2018. Công ty Cổ phần VL Hà Nội đã ủy quyền cho DIC đứng ra khởi kiện, Công ty Cổ phần VL Hà Nội thống nhất với trình bày của DIC, không có yêu cầu gì trong vụ án này; đề nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của DIC.
3. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông qua người đại diện hợp pháp trình bày:
DIC có vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh theo các Hợp đồng tín dụng số 01/2014/1596656/HĐTD ngày 14/5/2014 và số 01/2019/1596656/HĐTD ngày 08/8/2019. DIC đã thế chấp cho BIDV các khoản phải thu của DIC phát sinh từ Thỏa thuận giữa DIC – PT. S.G.E. – Công ty Cổ phần VL Hà Nội và Hợp đồng số 04/2017/HĐMB ngày 28/3/2017 ký giữa DIC – PT. S.G.E. – Công ty Cổ phần VL Hà Nội với EVN.
Tính đến ngày 15/10/2022, DIC còn nợ BIDV số tiền 736.261.810.338đ, trong đó bao gồm 584.020.623.436đ nợ gốc, 152.225.736.252đ nợ lãi quá hạn và 15.450.650đ lãi phạt.
DIC đã khởi kiện EVN do EVN vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại Hợp đồng số 04/2017/HĐMB ngày 28/3/2017 tại Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. BIDV đồng ý với yêu cầu khởi kiện của DIC, không có yêu cầu độc lập đối với ai trong vụ án này. Đề nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của DIC. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đến các hợp đồng tín dụng nêu trên thì BIDV sẽ khởi kiện bằng một vụ án khác.
Tại phiên toà sơ thẩm: Nguyên đơn rút một phần đối với yêu cầu phạt 8% vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Bị đơn giữ nguyên yêu cầu phản tố.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số: 01/2024/KDTM-ST ngày 04/01/2024, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã quyết định:
1. Đình chỉ giải quyết phần yêu cầu của nguyên đơn là Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC về số tiền phạt 8% vi phạm nghĩa vụ thanh toán là 19.608.741.159đ (mười chín tỷ, sáu trăm lẻ tám triệu, bảy trăm bốn mốt nghìn, một trăm năm mươi chín đồng).
2. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC đối với bị đơn là Tập đoàn ĐL Việt Nam:
2.1. Tập đoàn ĐL Việt Nam phải thanh toán cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC - đại diện cho Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC, PT.S.G.E., Công ty Cổ phần VL Hà Nội số tiền 220.348.098.290đ (hai trăm hai mươi tỷ, ba trăm bốn mươi tám triệu, không trăm chín mươi tám nghìn, hai trăm chín mươi đồng), gồm các khoản sau đây:
+ Tiền hàng bị đơn chưa thanh toán là 48.303.665.456đ (bốn mươi tám tỷ, ba trăm lẻ ba triệu, sáu trăm sáu mươi lăm nghìn, bốn trăm năm mươi sáu đồng), + Tiền dôi nhật là 35.500.627.376đ (ba mươi lăm tỷ, năm trăm triệu, sáu trăm hai mươi bảy nghìn, ba trăm bảy mươi sáu đồng), + Tiền được hoàn lại là 14.510.444.880đ (mười bốn tỷ, năm trăm mười triệu, bốn trăm bốn mươi bốn nghìn, tám trăm tám mươi đồng) do bị phạt than không đảm bảo chất lượng vượt quá 8%, + Tiền được bồi thường thiệt hại do bị đơn không đảm bảo mớn nước theo hợp đồng gồm cước vận chuyển 80.959.941.175đ (tám mươi tỷ, chín trăm năm mươi chín triệu, chín trăm bốn mươi mốt nghìn, một trăm bảy mươi lăm đồng) và chi phí tăng thêm cho gàu xúc là 31.597.211.475đ (ba mươi mốt tỷ, năm trăm chín mươi bảy triệu, hai trăm mười một nghìn, bốn trăm bảy mươi lăm đồng). Tổng cộng 112.557.152.650đ (một trăm mười hai tỷ, năm trăm năm mươi bảy triệu, một trăm năm mươi hai nghìn, sáu trăm năm mươi đồng), + Tiền phạt bị đơn vi phạm nghĩa vụ thanh toán và tiền lãi chậm trả là 9.476.207.928đ (chín tỷ, bốn trăm bảy mươi sáu triệu, hai trăm lẻ bảy nghìn, chín trăm hai mươi tám đồng).
2.2. Kể từ ngày bên được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bên phải thi hành án không chịu trả số tiền nêu trên thì hàng tháng còn phải trả cho bên được thi hành án số tiền lãi 10%/năm của khoản tiền chậm thi hành án, tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
3. Toàn bộ số tiền tại Mục 2.1 nêu trên được thanh toán vào tài khoản số 31010002388002 của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC đối với số tiền 36.500.979.256đ (ba mươi sáu tỷ, năm trăm triệu, chín trăm bảy mươi chín nghìn, hai trăm năm mươi sáu đồng).
5. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn là Tập đoàn ĐL Việt Nam về khoản tiền phạt vi phạm chất lượng than 8% là 70.293.423.349đ (bảy mươi tỷ, hai trăm chín mươi ba triệu, bốn trăm hai mươi ba nghìn, ba trăm bốn mươi chín đồng).
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.
Ngày 17/01/2024, nguyên đơn DIC có đơn kháng cáo một phần Bản án sơ thẩm với nội dung yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm, sửa một phần Bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn EVN phải trả toàn bộ các khoản tiền bồi thường thiệt hại, bao gồm cả các khoản tiền bồi thường thiệt hại nguyên đơn đã có yêu cầu nhưng không được Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận với tổng số tiền là 72.822.435.206đ (bảy mươi hai tỷ, tám trăm hai mươi hai triệu, bốn trăm ba mươi lăm nghìn, hai trăm lẻ sáu đồng), cụ thể: Phần bồi thường thiệt do mớn nước không đúng như trong hợp đồng đã ký dẫn đến giá than tăng gây thiệt hại với số tiền là 42.129.615.301đ + tiền phạt 8% vi phạm hợp đồng về nghĩa vụ thanh toán và tiền lãi chậm trả với số tiền không được Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận là 30.692.819.905đ, trong đó khoản phạt 8% do vi phạm hợp đồng về nghĩa vụ thanh toán với số tiền là 12.581.631.785đ, khoản lãi chậm trả (9,25%) với số tiền là 8.634.980.192đ và khoản tiền bị chia đôi, do Tòa án cấp sơ thẩm xác định lỗi của cả 2 (hai) bên, với số tiền là 9.476.207.928đ.
Ngày 15/01/2024 và ngảy 18/01/2024, bị đơn EVN có đơn kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm với nội dung yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa Bản án sơ thẩm theo hướng, bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn về yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng với số tiền 70.293.423.349 đồng.
Ngày 01/02/2024, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định kháng nghị phúc thẩm số: 06/QĐ-VKS- KDTM đối với một phần Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số:
01/2024/KDTM-ST ngày 04/01/2024 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với nội dung cho rằng:
Số tiền phạt vi phạm hợp đồng về thời hạn thanh toán với mức 8% giá trị hợp đồng vi phạm mà nguyên đơn được chấp nhận phải là các chuyến: 2, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 13, 15, 17, 22, 26a, 26b, 27, 28, 29a, 29b, 30, 34a, 34b, 35, 36, 37 (Đợt 1); Đợt 2 gồm các chuyến: 16, 19, 20; tổng cộng số tiền vi phạm là 13.496.350.333đ. Tuy nhiên, tại mục [7.8] của Bản án sơ thẩm về việc xem xét các chuyến tàu của nguyên đơn cũng như việc thanh toán của bị đơn đã có sự sai sót đối với các chuyến 5, 6, 10, 11, 13, 15, 17, 23, 24, 26b, 27, 30, 34a, 34b (Đợt 1) và các chuyến: 16, 19, 20 (Đợt 2). Theo đó nhận thấy, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ chấp nhận đối với số tiền phạt vi phạm là 5.100.898.270đ đối với các chuyến, tàu Đợt 1 gồm: 2, 7, 8, 11, 22, 26a, 26b, 28, 29a, 29b, 30, 32, 35, 36, 37 và tính sai số đối với chuyến 16 là không chính xác, gây thiệt hại cho nguyên đơn 8.395.452.063đ.
Đối với yêu cầu buộc bị đơn phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn do không đảm bảo về độ sâu luồng (còn gọi là mớn nước) của Cảng VT 4 mà bị đơn đã cam kết tại Hợp đồng số 04, dẫn đến việc nguyên đơn phải thuê tàu nhỏ cho phù hợp với độ sâu thực tế của luồng hoặc thuê tàu nhưng phải chở non tải thì mới vào được luồng của Cảng VT 4, làm cho giá than, cước phí vận chuyển, bốc xếp than tăng lên, gây thiệt hại cho nguyên đơn. Tòa án cấp sơ thẩm xác định về các yếu tố lỗi, thiệt hại, hậu quả và mối quan hệ nhân quả để chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn là đúng. Tuy nhiên, đối với tiền chênh lệch giá mua than khi chuyên chở bằng tàu lớn và tàu nhỏ (mục [8.7] của Bản án sơ thẩm) thấy rằng: Quá trình giải quyết sơ thẩm vụ án, nguyên đơn cung cấp chứng cứ là các thư báo giá than của Nhà cung cấp than nước ngoài chưa được hợp pháp hóa lãnh sự để chứng minh tiền chênh lệch giá mua than khi chuyên chở bằng tàu lớn và tàu nhỏ. Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm thủ tục tố tụng về việc không tiến hành ủy thác thu thập xác minh tài liệu chứng cứ, cũng như không yêu cầu nguyên đơn cung cấp bảng giá than của Nhà cung cấp than nước ngoài được hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng lại có nhận định các thư báo giá than của Nhà cung cấp than nước ngoài chưa được hợp pháp hóa lãnh sự nên không được coi là chứng cứ hợp pháp, từ đó không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn đối với phần thiệt hại do giá than tăng với số tiền 42.129.615.301đ gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Tuy nhiên, các thư báo giá than Nhà cung cấp than nước ngoài báo giá than, trong khoảng thời gian từ tháng 3/2017 đến tháng 4/2018, thể hiện đơn giá của lô hàng cho tàu 20.000 – 30.000 tấn cao hơn 2 USD/tấn so với tàu 35.000 – 50.000 tấn. Do đó, có cơ sở xác định lời trình bày của nguyên đơn về việc khi mua than chuyên chở bằng tàu cỡ lớn sẽ được mua với giá thấp hơn, nên đây cũng được coi là thiệt hại và có căn cứ để chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn.
Vì các lẽ trên, Quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng sửa một phần Bản án sơ thẩm như đã phân tích nêu trên. (sau đây gọi tắt là Quyết định kháng nghị hoặc Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh).
Tại phiên tòa phúc thẩm:
Nguyên đơn DIC thay đổi một phần yêu cầu kháng cáo, cụ thể DIC yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa một phần Bản án sơ thẩm theo hướng buộc bị đơn EVN phải trả thêm các khoản tiền bồi thường thiệt hại với tổng số tiền là 51.757.627.555đ (năm mươi mốt tỷ, bảy trăm năm mươi bảy triệu, sáu trăm hai mươi bảy nghìn, năm trăm năm mươi lăm đồng), trong đó: Phần bồi thường thiệt do mớn nước không đúng như trong hợp đồng đã ký dẫn đến giá than tăng gây thiệt hại với số tiền là 42.129.615.301đ, nhưng DIC thay đổi kháng cáo chỉ yêu cầu EVN phải bồi thường một nửa với số tiền là 21.064.807.650đ + tiền phạt 8% vi phạm hợp đồng về nghĩa vụ thanh toán và tiền lãi chậm trả với số tiền không được Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận là 30.692.819.905đ, trong đó khoản phạt 8% do vi phạm hợp đồng về nghĩa vụ thanh toán với số tiền là 12.581.631.785đ, khoản lãi chậm trả (9,25%) với số tiền là 8.634.980.192đ và khoản tiền bị chia đôi do Tòa án cấp sơ thẩm xác định lỗi của cả 2 (hai) với số tiền là 9.476.207.928đ.
Bị đơn EVN xác định, ngày 15/01/2024 và ngày 18/01/2024, EVN có đơn kháng cáo Bản án sơ thẩm là kháng cáo các quyết định mà Tòa cấp sơ thẩm đã giải quyết tranh chấp giữa các đương sự trong vụ án nhưng EVN không đồng ý. Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, EVN đã đồng ý với khoản tiền dôi nhật 35.500.627.376đ và Bản án sơ thẩm đã quyết định EVN phải thanh toán cho DIC khoản tiền dôi nhật là đúng, EVN không kháng cáo đối với khoản tiền này.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định kháng nghị đối với quyết định của Bản án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn đối với phần thiệt hại do giá than tăng với số tiền 42.129.615.301đ, đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng chấp nhận nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc bị đơn EVN phải thanh toán cho nguyên đơn DIC toàn bộ số tiền này. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phúc thẩm trình bày, do nguyên đơn DIC có thay đổi kháng cáo đối với số tiền thiệt hại do giá than tăng nên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng có sự thay đổi một phần Quyết định kháng nghị cho phù hợp, cụ thể: Kháng nghị đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, buộc bị đơn EVN phải thanh toán cho nguyên đơn DIC một nửa phần thiệt hại do giá than tăng với số tiền cụ thể là 21.064.807.650đ.
- Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn DIC trình bày tranh luận với nội dung:
Toàn bộ nội dung yêu cầu kháng cáo của bị đơn EVN là không có cơ sở nên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của EVN. Kháng cáo của nguyên đơn DIC và Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (sau khi đã được thay đổi) là phù hợp với các tài liệu, chứng cứ của vụ án và phù hợp với quy định pháp luật nên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.
- Người đại diện hợp pháp của bị đơn EVN và các Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của EVN đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận ý kiến chi tiết và tóm tắt bảng tính đã trình các thành viên Hội đồng xét xử, do phía bị đơn vẫn giữ nguyên không thay đổi ý kiến, tại phiên tòa phúc thẩm xin trình bày các quan điểm chính kháng cáo của bị đơn đối với Bản án sơ thẩm, cụ thể như sau:
+ Đối với quyết định của Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn DIC về việc bị đơn EVN phải trả lại 14.510.444.880đ là số tiền phạt vi phạm chất lượng than DIC đã trả vượt quá 8%; không chấp nhận giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn EVN về phạt nguyên đơn mức 8% do vi phạm về chất lượng than, bị đơn tranh luận với nội dung như sau;
Nguyên đơn và Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng, quy định tại Mục 2 Phụ lục 3 của Hợp đồng số 04 và Hợp đồng sửa đổi bổ sung ký ngày 01/02/2018 ở phần Bảng giá và điều chỉnh giá quy định về trường hợp than không đúng quy cách, không phù hợp, có nội dung chứa đựng việc một lô than vi phạm chất lượng bị xử lý hai lần, vừa bị phạt 8%, vừa bị giảm trừ giá, là đánh tráo khái niệm, không đáp ứng được các tiêu chí của Luật Thương mại. Vì đối chiếu quy định tại điều, khoản này thì số tiền phạt 8% về chất lượng than là khoản độc lập, riêng biệt với khoản điều chỉnh giá than theo chất lượng thực tế. Khi ký Hợp đồng, các bên đều nhận thức rõ là trong trường hợp than không đạt chất lượng thì bên mua có quyền phạt 8% giá trị chuyến hàng do giao không đạt chất lượng và có quyền lựa chọn 01 (một) trong 02 (hai) giải pháp là không nhận hàng hoặc nhận lô hàng nhưng tính lại giá trị than và thanh toán tiền theo chất lượng than thực tế. Quy định này đã được DIC áp dụng y nguyên thành các điều, khoản tương tự quy định trong Hợp đồng mua bán than với bên nước ngoài Indonesia. Thực tế, trong vụ án này, đối với 26/37 chuyến than các bên xác định là không đạt chất lượng, nguyên đơn đã chủ động tự tính toán giảm trừ 84.803.868.229đ so với than đảm bảo chất lượng theo Hợp đồng; đồng thời, về khoản phạt 8% giá trị chuyến hàng không đạt chất lượng, nguyên đơn cũng tự nguyện chịu phạt với tổng số là 40.245.165.652đ (không đủ 8%) với lý do có những chuyến vi phạm chất lượng than ít nên xin được phạt từ 1-2%. Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn cho rằng, EVN ép DIC ký đồng ý chịu phạt số tiền 40.245.165.652đ như trên là không đúng. Bị đơn không đồng ý số tiền 40.245.165.652đ cho khoản phạt 8% giá trị chuyến hàng không đạt chất lượng là do cấp trên không đồng ý, trong khi đó quy định về khoản phạt này đã được 02 (hai) bên thỏa thuận và ghi trong Hợp đồng là 8%, đến nay không có cơ chế nào để thay đổi; thêm nữa, Dự án Nhà máy nhiệt điện VT là dự án 100% vốn Nhà nước, tại Báo cáo kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dự án này, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị EVN tính toán, thống nhất với nhà cung cấp về giá trị các khoản phạt, bao gồm cả khoản phạt 8% giá trị chuyến hàng sai quy cách để quyết toán hợp đồng theo quy định. Do đó, bị đơn yêu cầu nguyên đơn phải chịu phạt với số tiền 70.293.423.349đ (đủ 8% giá trị chuyến hàng do giao không đạt chất lượng) là đúng theo quy định.
Thêm nữa, trong vụ án này, không có đương sự nào yêu cầu Tòa án tuyên nội dung quy định tại Mục 2 Phụ lục 3 của Hợp đồng số 04 và Hợp đồng sửa đổi bổ sung ký ngày 01/02/2018 ở phần Bảng giá và điều chỉnh giá quy định về trường hợp than không đúng quy cách, không phù hợp, là không có hiệu lực. Thế nhưng, Tòa án cấp sơ thẩm lại tuyên điều khoản này không có hiệu lực là vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự, không đúng quy định pháp luật về tố tụng, vi phạm khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Do số tiền phạt 8% về chất lượng than là một khoản độc lập, riêng biệt với khoản điều chỉnh giá than theo chất lượng thực tế, nên yêu cầu của nguyên đơn DIC về việc bị đơn EVN phải trả lại 14.510.444.880đ (nằm trong số tiền 84.803.868.229đ giảm trừ do điều chỉnh giá than theo chất lượng thực tế 26 chuyến không đảm bảo chất lượng) là không có cơ sở.
Với các tài liệu, chứng cứ như trên có đủ cơ sở khẳng định, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn DIC về việc bị đơn EVN phải trả lại 14.510.444.880đ với lý do đây là số tiền phạt vi phạm chất lượng than DIC đã trả vượt quá 8%; không chấp nhận giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn EVN về phạt nguyên đơn mức 8% do vi phạm về chất lượng than với số tiền 70.293.423.349đ, là không đúng quy định pháp luật.
+ Đối với yêu cầu của nguyên đơn DIC về việc bị đơn EVN phải chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán và chịu lãi chậm thanh toán, bị đơn tranh luận với nội dung như sau;
DIC đã cung cấp cho EVN tổng khối lượng than qua 37 chuyến hàng được vận chuyển bằng tàu biển và đã nhận của EVN tổng số tiền 1.153.386.884.954đ. Vì DIC là nhà thầu duy nhất được chọn cung cấp than chạy thử Nhà máy nhiệt điện VT 4 nên EVN luôn phải bố trí dòng tiền đảm bảo DIC đủ để cung cấp than nên 37 chuyến hàng này đều được EVN thanh toán gối đầu nhau. Theo bảng tính toán thì trong các lần thanh toán, EVN chưa bao giờ thanh toán thiếu. Đối chiếu hồ sơ thanh toán của 37 chuyến hàng thể hiện, chính DIC là bên đã lập toàn bộ các hồ sơ thanh toán của 37 chuyến hàng này, không hề có sự ép buộc nào, hồ sơ đều đã được người đại diện theo pháp luật của DIC ký rồi chuyển EVN thanh toán theo các ủy nhiệm chi cộng dồn là 1.153.386.884.954đ. Thực tế, từ 16/01/2019 tới 22/01/2019 có xuất hiện một số yêu cầu chậm thanh toán, nhưng EVN đã thanh toán bù trừ vào tháng 5/2019 (phần tô màu hồng trong biểu đồ EVN đã nộp). Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng: “Ngoài ra, trong quá trình thực hiện Hợp đồng số 04, nguyên đơn có lúc sai sót trên tài liệu của hồ sơ thanh toán nên phải chỉnh sửa, đồng thời đã thống nhất với bị đơn về vấn đề giá trị thanh toán phải giảm trừ chất lượng than nên cũng là những căn cứ để xác định mốc thời gian hồ sơ thanh toán được coi là hợp lệ (các BL 3511-3641 tập 32; 3790, 3794 - 3798, 3817, 3822 tập 34)”, là sai quy định pháp luật. Như vậy, EVN không chậm thanh toán thì không thể có việc phát sinh lãi chậm trả. Thiệt hại này là do DIC tự tính toán sai sót vì chưa có kinh nghiệm. Các cáo buộc về phần này của nguyên đơn là hoàn toàn sai lệch so với hồ sơ thanh toán, EVN không thể thanh toán những gì DIC không yêu cầu và EVN không có vi phạm. Tính đúng ra thì DIC phải chịu phạt 8% do vi phạm về chất lượng than với số tiền 70.293.423.349đ bù trừ đi số tiền EVN chưa thanh toán 48.303.665.456đ thì DIC vẫn còn nợ EVN.
Thêm nữa, theo quy định của Luật Thương mại thì mức phạt vi phạm hợp đồng phải được các bên thỏa thuận trong Hợp đồng, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận tỷ lệ phạt chậm thanh toán tương ứng với lãi suất huy động vốn ngắn hạn của VCB đã được 02 (hai) bên thỏa thuận trong Hợp đồng số 04, là không đúng quy định pháp luật. Tòa án cấp sơ thẩm còn cho rằng, phần cam kết của hai bên về tỷ lệ phạt chậm thanh toán tương ứng với lãi suất huy động vốn ngắn hạn của VCB tại thời điểm thanh toán trong Hợp đồng số 04 không có hiệu lực, cũng là vi phạm pháp luật về tố tụng dân sự vì trong vụ án này không có đương sự nào yêu cầu Tòa án tuyên phần này không có hiệu lực.
Mặt khác, Tòa án cấp sơ thẩm còn cho rằng: “Đối với việc nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải chịu lãi chậm trả ngoài mức phạt vi phạm nêu trên đối với một số chuyến hàng cũng được xem xét bởi vì theo quy định của khoản 2 Điều 307 Luật Thương mại, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu cả phạt vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại” là sai lầm. Vì Tòa án cấp sơ thẩm đã đồng nhất yêu cầu lãi chậm trả (quyền bên bị vi phạm) với bồi thường thiệt hại (bồi thường tổn thất thực tế), nhưng đây là 02 (hai) chế định pháp luật khác nhau, độc lập với nhau. Hơn nữa, EVN không chậm thanh toán thì không có việc phát sinh lãi chậm trả và cũng không có việc đền bù thiệt hại do chậm thanh toán được.
Về tố tụng, Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết yêu cầu của nguyên đơn DIC về việc bị đơn EVN phải chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán và chịu lãi chậm thanh toán mà nguyên đơn tính 9,25%, trong khi hồ sơ không có thông báo thụ lý và đóng tạm ứng án phí đối với yêu cầu này của nguyên đơn, đây cũng thuộc trường hợp xét xử vụ án nằm ngoài phạm vi yêu cầu của nguyên đơn, vi phạm thủ tục tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Với các tài liệu, chứng cứ như trên có đủ cơ sở khẳng định, Tòa án cấp sơ thẩm, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, quyết định bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn khoản tiền phạt bị đơn vi phạm nghĩa vụ thanh toán và tiền lãi chậm trả với tổng số tiền 9.476.207.928đ, là không đúng quy định pháp luật.
+ Đối với cáo buộc của nguyên đơn về thiệt hại liên quan đến mớn nước, bị đơn tranh luận với nội dung như sau;
Từ lúc mời thầu cho tới khi đàm phán và ký Hợp đồng số 04, EVN có đề cấp đến độ sâu của luồng vào Cảng VT, nhưng đây không phải là cam kết, không phải nghĩa vụ của EVN như Tòa án cấp sơ thẩm đã nhận định. Trong Hợp đồng số 04 ghi rõ quy định là phía nguyên đơn có nghĩa vụ phải bố trí các phương tiện vận chuyển phù hợp với tình hình mực nước tại cảng và nhu cầu đặt hàng của EVN; tuân thủ các điều kiện bốc dỡ theo hồ sơ mời thầu hoặc bằng một văn bản chính thức khác. Ngày 17/5/2017, hai bên có Biên bản làm việc về vấn đề này, bị đơn cũng xác nhận độ sâu luồng tại Cảng VT 4 thời điểm đó là 7,9m. Toàn bộ Hợp đồng số 04, không có dòng nào nói nguyên đơn phải dùng tàu to hay tàu nhỏ, chỉ có Phụ lục 03 nói chi phí vận chuyển là chi phí cố định 6,2USD/tấn, chỉ có điều chỉnh giá theo chỉ số than của thị trường quốc tế. Theo quy định của Luật Đấu thầu thì Doanh nghiệp Nhà nước rất e ngại việc điều chỉnh chi phí cố định. Vì đấu thầu trong trường hợp này là đấu thầu rộng rãi, nếu chi phí cố định có điều chỉnh các nhà thầu khác không trúng thầu thời điểm đó sau này có thể sẽ kiện bị đơn. Về việc sắp xếp tàu thì nguyên đơn phải khảo sát, xem xét và toàn bộ chi phí nguyên đơn phải chịu. Nguyên đơn cố tình chào giá 6,2USD/tấn thấp xuống để trúng thầu, đây là chi phí cố định và không được thay đổi suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Trong hồ sơ mời thầu và suốt quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, EVN đều nói khi tàu không vào được cảng, phải tổ chức san tải, toàn bộ chi phí này nhà thầu DIC phải chịu. Và thực tế DIC đã chịu nên đã tự ý đổi qua tàu nhỏ, nhưng do họ tính toán sai, tàu nhỏ phải đi thuê gàu xúc, làm cho chi phí tăng thêm thì đây là việc của nguyên đơn.
Đối với cước phí vận chuyển, DIC mời giá 6,2USD/tấn là giá để thắng thầu, là lựa chọn của DIC, nên chi phí tăng thêm 2,5USD/tấn hay bao nhiêu thì cũng không phải là thiệt hại, nên DIC phải chịu.
Đối với giá than, DIC cho rằng vì tàu nhỏ nên phát sinh thêm tiền do phải mua than với giá cao là không đúng, vì giá than là điều chỉnh theo chỉ số biến động của thị trường than thế giới. Trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm, nguyên đơn có bổ sung hồ sơ, tài liệu có hợp thức hóa lãnh sự chứng minh cho yêu cầu này thì cũng chỉ là hồ sơ, tài liệu của 11 chuyến, không thể đại diện cho toàn bộ 37 chuyến hàng mà EVN đều đã thông báo điều kiện cảng trước khi giao hàng.
Tóm lại, toàn bộ các chí phí tăng thêm về tiền vận chuyển, tiền gàu xúc và tiền mua than đều nằm trong chi phí của DIC trong việc thực hiện Hợp đồng số 04 chứ không phải thiệt hại. Quá trình thực hiện Hợp đồng số 04, DIC chưa bao giờ cho rằng các khoản chi phí nêu trên là thiệt hại mà chỉ xin hỗ trợ, tại phiên tòa sơ thẩm thì DIC mới thay đổi cho là thiệt hại và yêu cầu EVN bồi thường các khoản tiền này. Tòa án cấp sơ thẩm xác định đây là bồi thường thiệt hại, nhưng nội dung này cũng không có thông báo thụ lý và đóng tạm ứng án phí của nguyên đơn là vi phạm thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn.
Với các tài liệu, chứng cứ như trên có đủ cơ sở khẳng định, Tòa án cấp sơ thẩm quyết định, bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn khoản tiền bồi thường thiệt hại do bị đơn không đảm bảo mớn nước theo hợp đồng gồm cước vận chuyển 80.959.941.175đ và chi phí tăng thêm cho gàu xúc 31.597.211.475đ; tổng cộng 112.557.152.650đ, là không đúng quy định pháp luật.
Cũng với các tài liệu, chứng cứ như trên có đủ cơ sở khẳng định, kháng cáo của nguyên đơn DIC và Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh với nội dung cho rằng, do bị đơn không đảm bảo về mớn nước nên khi mua than DIC phải chuyên chở bằng tàu cỡ nhỏ và phải mua với giá cao phát sinh thêm 42.129.615.301đ, đây cũng được coi là thiệt hại cho DIC, là không đúng. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn DIC và không chấp nhận Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với nội dung này.
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phúc thẩm phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát đối với việc giải quyết vụ án:
Về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm: Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử và các đương sự có mặt tại phiên tòa đã thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Về kháng cáo của nguyên đơn DIC, kháng cáo của bị đơn EVN và Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Sau khi phân tích, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong Hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phúc thẩm đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận Quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (sau khi đã được thay đổi), chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn DIC (sau khi đã được thay đổi) và chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn EVN, sửa bản án sơ thẩm theo hướng:
Ngoài khoản tiền dôi nhật 35.500.627.376đ được các bên thống nhất thừa nhận và EVN phải thanh toán cho DIC, đối với khoản tiền hàng EVN chưa thanh toán cho DIC được 02 (hai) bên đã thống nhất xác nhận với số tiền 48.303.665.456đ do phù hợp với các tài liệu, chứng cứ của vụ án nên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm buộc EVN phải thanh toán khoản tiền này cho DIC.
Đối với các khoản tiền nguyên đơn DIC yêu cầu EVN bồi thường thiệt hại, gồm: Tiền bồi thường thiệt hại do EVN không đảm bảo mớn nước theo hợp đồng được xác định là 112.557.152.650đ (trong đó, cước vận chuyển là 80.959.941.175đ và chi phí tăng thêm cho gàu xúc là 31.597.211.475đ); tiền phạt EVN vi phạm nghĩa vụ thanh toán và tiền lãi chậm trả được xác định là 27.347.867.920đ; tiền bồi thường thiệt hại, do EVN không đảm bảo mớn nước, DIC phải tàu cỡ nhỏ chuyên chở nên phải mua than với giá cao phát sinh thêm được xác định là 42.129.615.301đ. Nhận thấy các bên xác định chưa rõ trách nhiệm về mớn nước trong quá trình ký kết và thực hiện Hợp đồng số 04 là do lỗi ngang nhau của 02 (hai) bên DIC và EVN nên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định, nguyên đơn DIC và bị đơn EVN, mỗi bên đương sự phải chịu một nửa các khoản tiền nguyên đơn DIC yêu cầu bị đơn EVN bồi thường thiệt hại các khoản tiền nêu trên.
Đối với yêu cầu của nguyên đơn DIC về việc EVN phải trả lại 14.510.444.880đ là số tiền phạt vi phạm chất lượng than DIC đã trả vượt quá 8% và yêu cầu phản tố của bị đơn EVN về phạt DIC mức 8% do vi phạm về chất lượng than, nhận thấy: Trước đây, tại Biên bản họp ngày 29/11/2017 và ngày 13/12/2017, tổng số tiền EVN giảm trừ của 26 chuyến có vi phạm chất lượng than vào số tiền EVN phải thanh toán cho DIC là 84.803.868.229đ nên số tiền EVN chưa thanh toán cho DIC còn 48.303.665.456đ. Đồng thời, tại Biên bản họp ngày 19/12/2018, DIC và EVN đã thống nhất tỷ lệ phạt cho từng chuyến than, tổng cộng số tiền phạt hai bên đã chấp nhận là 40.245.165.652đ. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn DIC về việc EVN phải trả lại 14.510.444.880đ; chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn EVN, phạt DIC mức 8% do vi phạm về chất lượng than với số tiền 40.245.165.652đ, theo như sự thống nhất của 02 (hai) bên tại các biên bản họp nêu trên.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Đơn kháng cáo của nguyên đơn DIC và đơn kháng cáo của bị đơn EVN nộp trong thời hạn và đúng thủ tục theo quy định pháp luật; Quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh là đúng thẩm quyền và thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự nên hợp lệ.
Xét việc thay đổi một phần nội dung yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn DIC và một phần nội dung yêu cầu Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, tại phiên tòa phúc thẩm, nằm trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 284 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Kháng cáo của nguyên đơn DIC và Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (sau khi đã được thay đổi tại phiên tòa phúc thẩm) được Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận xem xét theo thủ tục phúc thẩm cùng với kháng cáo của bị đơn EVN (sau đây gọi là kháng cáo của nguyên đơn hoặc kháng cáo của nguyên đơn DIC, kháng cáo của bị đơn hoặc kháng cáo của bị đơn EVN, Quyết định kháng nghị hoặc Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh).
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định:
[1] Về tố tụng: Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, thụ lý và giải quyết vụ án đúng thẩm quyền và thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
[2] Về nội dung, trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự thống nhất xác định:
Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC (DIC) + Công ty PT.Summer Global Energy + Công ty Cổ phần VL Hà Nội, đại diện là DIC và Tập đoàn ĐL Việt Nam (EVN), đại diện là Ban Quản lý nhiệt điện VT – Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên – Tổng Công ty Phát điện 3 đã ký Hợp đồng số 04/2017/HĐMB ngày 28/3/2017 kèm theo 14 Phụ lục hợp đồng và Hợp đồng ngày 01/02/2018 để sửa đổi, bổ sung Hợp đồng số 04, kèm theo 1 phụ lục hợp đồng ngày 26/3/2018 về việc DIC bán cho EVN than nhập khẩu phục vụ chạy thử, nghiệm thu Nhà máy nhiệt điện VT 4. Theo đó, DIC cung cấp 922.450 tấn than cho EVN tại Cảng VT 4 – BT và số than này được giao thành 02 đợt, trong đó Đợt 1: 645.715 tấn than Sub-Bitum; Đợt 2: 276.735 tấn than Bitum; tổng giá trị hợp đồng là 1.084.672.057.000 đồng, (các BL 429 - 585 tập 3). Tòa án cấp sơ thẩm xác định, nội dung hợp đồng các bên đã ký là trên cơ sở tự nguyện, hợp đồng do người đại diện hợp pháp của các bên ký và hình thức hợp đồng phù hợp với quy định tại Điều 24, 25 Luật Thương mại, là đúng.
Thực tế, Hợp đồng số 04 đã được DIC thực hiện, DIC đã cung cấp cho EVN tổng khối lượng than qua 37 chuyến hàng được vận chuyển bằng tàu biển, giao hàng tại Cảng VT 4 – BT và đã được 02 (hai) bên nghiệm thu là 924.914,73 tấn, tổng giá trị tiền EVN phải thanh toán là 1.201.690.550.410đ (đã khấu trừ số tiền 84.803.868.229đ bên mua phạt bên bán vi phạm chất lượng than). Trong quá trình giải quyết vụ án, DIC và EVN đều thống nhất EVN đã thanh toán cho DIC với số tiền 1.153.386.884.954đ, số tiền EVN chưa thanh toán còn lại là 48.303.665.456đ. Tuy nhiên, cho đến nay, có một số điều khoản của hợp đồng đang có tranh chấp nhưng các bên không tự giải quyết được nên DIC đã có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đối với EVN và EVN cũng có yêu cầu phản tố yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đối với DIC. Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào các quy định pháp luật liên quan để xem xét giải quyết các yêu cầu của các đương sự có tranh chấp theo các chứng từ cấu thành nên hợp đồng và thứ tự pháp lý mà hai bên ưu tiên áp dụng là: Hợp đồng và các Phụ lục hợp đồng, Biên bản thương thảo hợp đồng, Bản điều kiện cụ thể của hợp đồng, Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, Bản điều kiện chung của hợp đồng, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ dự thầu, theo đúng như sự thống nhất của DIC và EVN tại Điều 2 của Hợp đồng số 04 (BL 547-549 tập 3).
[3] Về nội dung yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn DIC, yêu cầu kháng cáo của bị đơn EVN và Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy;
[3.1] Xét kháng cáo của bị đơn EVN cho rằng, độ sâu luồng thực tế của Cảng VT 4 trong suốt quá trình thực hiện Hợp đồng số 04 có đạt như Hợp đồng và phụ lục của Hợp đồng số 04 hay không là trách nhiệm thuộc về DIC, EVN không có trách nhiệm gì trong việc này, như sau;
[3.1a] Hồ sơ vụ án thể hiện, trước khi DIC và EVN ký Hợp đồng số 04, EVN đã phát hành Hồ sơ mời thầu, tại Phần 2 về yêu cầu phạm vi cung cấp và Phần 5 về Phụ lục Hợp đồng của Bản yêu cầu đề xuất ký ngày 26/12/2016, EVN đã nêu thông tin về độ sâu của dòng chảy đến bến, tương tự độ sâu của luồng Cảng VT (Cảng dỡ hàng) theo từng thời điểm được thể hiện tại Phụ lục 09 Hợp đồng số 04 về Điều kiện dỡ hàng, cụ thể: Từ tháng 3-2017: -7,9m; từ tháng 6- 2017: -11,7m; từ tháng 10-2017: -13,5m; từ tháng 3-2018: -15,7m (BL 157, 183, 225 tập 02). Như vậy, đã có đủ cơ sở xác định, độ sâu của luồng Cảng VT (Cảng dỡ hàng) theo từng thời điểm là một trong những dữ liệu, điều kiện do EVN đưa ra để 02 (hai) bên lấy làm một trong những căn cứ để xác lập giá cước vận chuyển than bằng tàu biển và đã được thể hiện tại Phụ lục 09 Hợp đồng số 04 về Điều kiện dỡ hàng, nên đây là một trong những yếu tố, nội dung không thể tách rời của Hợp đồng số 04. Đồng thời, tại Điều 3 của Hợp đồng số 04 có nội dung thỏa thuận về trách nhiệm của bên mua (EVN) là phải “Hoàn thành các trách nhiệm và nghĩa vụ của mình được đề cập tại Điều kiện chung và Điều kiện cụ thể của Hợp đồng”. Trong khi đó, tại Mục 1 của Phụ lục 09 Hợp đồng số 04 về Điều kiện dỡ hàng, ngoài việc EVN nêu độ sâu của luồng Cảng VT (Cảng dỡ hàng) từng thời điểm thì EVN còn yêu cầu nguyên đơn phải tuân thủ về mớn nước được chỉ dẫn tại Hợp đồng 04 và phải “Sử dụng tàu có trọng tải phù hợp để vận chuyển than tới cảng tiếp nhận” (BL 481, 547 tập 3). Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm đã đối chiếu với các Thông báo hàng hải từng thời điểm của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam để xác định độ sâu thực tế của luồng vào cảng trong khoảng thời gian DIC cung cấp than cho EVN qua 37 chuyến hàng được vận chuyển bằng tàu biển, giao hàng tại Cảng VT 4 – BT, so với độ sâu được chỉ dẫn của Hợp đồng số 04 và Phụ lục hợp đồng này, là cần thiết. Thông qua đó, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định, độ sâu thực tế của luồng Cảng VT 4 so với độ sâu được chỉ dẫn tại Hợp đồng số 04 và Phụ lục hợp đồng này có kết quả cụ thể: Từ tháng 6/2017 – tháng 9/2017, thiếu 3,8m đến 3,9m; từ tháng 10/2017 – tháng 02/2018, thiếu 3m; từ tháng 3/2018 đến khi thực hiện xong hợp đồng, thiếu 3,5m. Như vậy, đã có đủ cơ sở nhận thấy, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định, độ sâu luồng Cảng VT 4 từ tháng 6/2017 đến tháng 4/2018 thực tế luôn thiếu so với chỉ dẫn tại Hợp đồng số 04, là đúng.
[3.1b] Thực tế, trong quá trình thực hiện Hợp đồng số 04, ngay trước khi thực hiện chuyến hàng đầu tiên, DIC đã có văn bản trao đối ý kiến với EVN về việc độ sâu luồng vào cảng chỉ là 7,9m, không thể đảm bảo cho tàu có tải trọng 30.000 tấn vào làm hàng, phải thuê tàu nhỏ từ 20.000–23.000 tấn dẫn đến chi phí giá than cao hơn khoảng 5USD/tấn. Theo đó, ngày 17/5/2017, hai bên đã có Biên bản làm việc về vấn đề này, bị đơn EVN cũng đã xác nhận độ sâu luồng tại Cảng VT 4 thời điểm đó là 7,9m, chỉ tương đương với tàu 20.000–21.000 tấn ± 10% vào được cảng, EVN ghi nhận trọng tải tàu như DIC nêu và đề nghị DIC thuê tàu nhỏ giao hàng 02-03 chuyến đầu, EVN đang đẩy nhanh tiến độ nạo vét luồng, EVN sẽ báo cáo cấp trên và cùng nhau tháo gỡ khó khăn của DIC nếu có. Sau đó, tại cuộc họp ngày 07/9/2017, EVN cũng thống nhất với DIC là EVN sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ nạo vét để sớm công bố cảng cho tàu 30.000DWT vào được Cảng VT 4 trong tháng 9/2017. Điều này phù hợp với việc, trước khi ký Hợp đồng số 04, EVN cũng đã nêu tại Mục 7 Biên bản thương thảo hợp đồng ngày 01/3/2017 đến 05/3/2017 về trách nhiệm công bố cảng là của chủ đầu tư (EVN) và chủ đầu tư dự kiến sẽ công bố cảng 30.000DWT trong tháng 6/2017 (các BL 1439-1446, 1462 tập 14). Tại phiên toà sơ thẩm, bị đơn EVN cũng xác định trách nhiệm nạo vét độ sâu luồng cảng là thuộc về EVN.
[3.1c] Như vậy, đã có đủ cơ sở xác định, EVN và DIC ký Hợp đồng số 04 trong khi cả 02 (hai) bên đều biết rõ Cảng VT 4 vẫn còn đang trong quá trình nạo vét nên độ sâu luồng ghi trong Hợp đồng này là độ sâu theo dự kiến của EVN đưa ra. Sau đó, trong suốt quá trình thực hiện Hợp đồng số 04, độ sâu luồng thực tế của Cảng VT 4 đều không đạt như Hợp đồng và phụ lục của Hợp đồng số 04 nhưng 02 (bên) đã chấp nhận thực hiện Hợp đồng này theo độ sâu thực tế của Cảng VT 4 nên DIC phải thuê tàu nhỏ cho phù hợp dẫn đến chi phí giá than cao hơn. Kết quả, tổng khối lượng than DIC đã cung cấp cho EVN qua 37 chuyến hàng được vận chuyển bằng tàu biển, giao hàng tại Cảng VT 4 – BT, diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 17/6/2017 đến ngày 16/4/2018, là nằm trong khung thời hạn của Hợp đồng 04 đã được 02 (hai) bên lập các biên bản nghiệm thu đối với các chuyến than này (BL 586-665 tập 4) và được EVN và DIC thống nhất xác nhận trong quá trình giải quyết vụ án.
[3.1d] Qua xem xét các tài liệu, chứng cứ nêu trên nhận thấy, về độ sâu luồng thực tế của Cảng VT 4 trong suốt quá trình thực hiện Hợp đồng số 04 đều không đạt như Hợp đồng và phụ lục của Hợp đồng số 04 nhưng cả 02 (hai) bên EVN và DIC không xác định rõ trách nhiệm hoàn toàn thuộc về bên nào nên có đủ cơ sở quy kết trách nhiệm này thuộc về cả 02 (hai) bên. Kháng cáo của bị đơn EVN cho rằng, độ sâu luồng thực tế của Cảng VT 4 trong suốt quá trình thực hiện Hợp đồng số 04 có đạt như Hợp đồng và phụ lục của Hợp đồng số 04 hay không là trách nhiệm thuộc về DIC, EVN không có trách nhiệm gì trong việc này, là không có cơ sở.
[3.2] Xét kháng cáo của bị đơn EVN về việc EVN phải bồi thường thiệt hại cho DIC do không đảm bảo về độ sâu luồng của Cảng VT 4 mà EVN đã cam kết tại Hợp đồng số 04, dẫn đến việc DIC phải thuê tàu nhỏ cho phù hợp với độ sâu thực tế của luồng hoặc thuê tàu lớn nhưng phải chở non tải thì mới vào được luồng của Cảng VT 4, làm cho giá than tăng thêm, gây thiệt hại cho DIC, như sau;
Thực tế cho thấy, trong vận chuyển hàng hải, độ sâu của luồng là một trong những điều kiện của cảng, độ sâu của luồng có ảnh hưởng đến cấu thành giá cả hàng hóa vì liên quan đến trọng tải của tàu và thiết bị phục vụ bốc xếp hàng hóa phải phù hợp với điều kiện của cảng. Do đó, tàu lớn, tàu nhỏ có giá cước khác nhau. Vì vậy, với độ sâu của luồng Cảng VT (Cảng dỡ hàng) theo từng thời điểm đã được thể hiện tại Phụ lục 09 Hợp đồng số 04 về Điều kiện dỡ hàng, cụ thể: Từ tháng 3-2017: -7,9m; từ tháng 6-2017: -11,7m; từ tháng 10- 2017: -13,5m; từ tháng 3-2018: -15,7m. Nên tại Điều 5 Hợp đồng số 04 đã quy định về giá hợp đồng, cùng Điều 3.2.1 và Điều 3.2.2 Phụ lục 03 của Hợp đồng số 04 quy định về Bảng giá chi tiết thì cơ cấu hình thành nên giá than để DIC bán cho EVN bao gồm toàn bộ các chi phí gồm giá than, chi phí vận chuyển và bảo hiểm, trong đó cước vận chuyển đường biển đến cảng dỡ được 02 (hai) bên xác định là 6,2USD/tấn.
Qua xem xét cụ thể các hợp đồng vận chuyển than mà DIC đã ký với các doanh nghiệp vận tải để thực hiện Hợp đồng số 04 nhận thấy: Các hợp đồng có giá cước khác nhau giữa tàu lớn (HANDYMAX 40.000-50.000 TẤN hoặc SUPRAMAX 50.000-60.000 TẤN) với tàu nhỏ (HANDYSIZE 20.000-40.000 TẤN), cụ thể là 6,2USD/tấn cho tàu 45.000 tấn và 5,5USD/tấn cho tàu 55.000 tấn; đối với tàu Handymax và Handysize nếu chở dưới 40.000 tấn (non tải) thì giá cước là 8,50USD/tấn (BL 1550, 1554 tập 16). Các hợp đồng vận chuyển này đều đã thực hiện xong, đã xuất hoá đơn VAT. Xét các hợp đồng vận chuyển than mà DIC đã ký với các doanh nghiệp vận tải để thực hiện Hợp đồng số 04 là phù hợp với độ sâu thực tế của luồng Cảng VT (Cảng dỡ hàng) theo từng thời điểm vận chuyển, phù hợp với các Văn bản báo giá cước vận chuyển bằng tàu biển của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam và phù hợp với Thông lệ hàng hải: Mức mớn nước 11,7m tương ứng với tàu có trọng tải khoảng 47.000 tấn; mức mớn nước 13,5m tương ứng với tàu có trọng tải khoảng 60.000 tấn; mức mớn nước 15,7m tương ứng với tàu có trọng tải khoảng 80.000 tấn, (BL 5644, 5646 tập 56). Đồng thời, các hợp đồng vận chuyển than mà DIC đã ký với các doanh nghiệp vận tải để thực hiện Hợp đồng số 04 thể hiện, trong trường hợp sử dụng tàu từ 45.000-55.000 tấn thì trách nhiệm lo gàu xúc để bốc hàng thuộc về chủ tàu, trong trường hợp tàu tải trọng dưới 40.000 tấn thì chi phí gàu xúc sẽ do bên thuê tàu chịu. Thực tế, DIC đã thuê phần lớn các chuyến tàu tải trọng dưới 30.000 tấn, chỉ có một số chuyến tàu tải trọng trên 30.000 tấn và hợp đồng với đơn vị vận chuyển này đều quy định cước chở sẽ theo điều kiện Fiost, bên vận chuyển không chịu chi phí xếp hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu. Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện của EVN cũng xác nhận các chuyến tàu chở than do DIC thuê để thực hiện Hợp đồng số 04 đều không có gàu xúc kèm theo.
Qua xem xét các vấn đề nêu trên nhận thấy, lời trình bày của DIC trong quá trình tham gia tố tụng giải quyết vụ án với nội dung cho rằng, trước tình trạng mớn nước của Cảng VT 4 không đảm bảo, DIC đã liên tục đề nghị EVN xử lý vấn đề này nhưng không được đáp ứng. Vì vậy, DIC chọn phương án thuê tàu có trọng tải phù hợp với mớn nước thực tế của cảng ngay từ đầu mà không thực hiện việc thuê các tàu cỡ lớn đúng theo mớn nước được chỉ dẫn tại Hợp đồng số 04, sau đó san tải hàng ra các phương tiện vận tải nhỏ để đưa vào cảng dỡ, vì như vậy chi phí giá cước vận chuyển phải thêm 01 lần bốc dỡ và việc thuê thêm các phương tiện nhỏ vào cảng sẽ cao hơn nhiều lần; như vậy, DIC đã áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất theo quy định của Điều 305 Luật Thương mại, là có căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm xác định, bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài được áp dụng nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng; theo đó, trong vụ án này, mặc dù Hợp đồng số 04 không quy định về bồi thường thiệt hại đối với giá cước vận chuyển và chi phí thuê gàu xúc, nhưng thiệt hại này xuất phát từ hợp đồng đã ký, nên bên bị thiệt hại (nguyên đơn DIC) vẫn có quyền yêu cầu bồi thường, là đúng. Xét các yêu cầu này của DIC như sau:
[3.2a] Đối với yêu cầu của DIC về giá cước vận chuyển;
Thực tế, Hợp đồng số 04 đã được DIC thực hiện, DIC đã cung cấp cho EVN tổng khối lượng than qua 37 chuyến hàng được vận chuyển bằng tàu biển, giao hàng tại Cảng VT 4 – BT và đã được 02 (hai) bên nghiệm thu; DIC cũng đã trả cho chủ tàu số tiền cước thực tế theo các Hợp đồng thuê tàu vận chuyển than theo các hoá đơn VAT.
Tuy nhiên, trong đó có một số chuyến hàng DIC được hưởng tiền hoa hồng mức 1,50% trên cước phí nên được giảm trừ; các hóa đơn VAT thể hiện tỷ giá USD áp dụng theo từng thời điểm thanh toán cước cho các chủ tàu. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét số tiền chênh lệch cước tàu DIC phải trả thêm cho chủ tàu cụ thể từng chuyến hàng với kết quả, tổng số tiền cước tăng thêm 80.959.941.175đ (tám mươi tỷ, chín trăm năm mươi chín triệu, chín trăm bốn mươi mốt nghìn, một trăm bảy mươi lăm đồng).
[3.2b] Đối với yêu cầu của DIC về chi phí thuê gàu xúc;
Qua xem xét các hợp đồng mua bán than của DIC với các nhà cung cấp than của Indonesia nhận thấy, có các chuyến 4, 6, 9, 12, 15, 20 quy định rõ chi phí gàu xúc do bên mua (bị đơn) chịu, các chuyến còn lại quy định chung chi phí bốc xếp do bên mua chịu. Vì vậy, trình bày của nguyên đơn DIC về việc DIC không có chứng từ thanh toán riêng cho chi phí thuê gàu xúc, vì chi phí này do người bán thực hiện và DIC phải chịu chi phí nên đã thanh toán chung trong tiền mua than, là có cơ sở. Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng theo Thông lệ hàng hải về thuê gàu xúc từ 01-02USD/tấn, mức giá do nguyên đơn DIC yêu cầu 1,5USD/tấn là phù hợp nên Tòa án cấp sơ thẩm xác định tổng cộng số tiền chi phí tăng thêm cho gàu xúc 31.597.211.475đ (ba mươi mốt tỷ, năm trăm chín mươi bảy triệu, hai trăm mười một nghìn, bốn trăm bảy mươi lăm đồng).
[3.2c] Xét trách nhiệm của các bên đối với các chi phí nêu trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy;
Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện theo pháp luật của bị đơn EVN xác định, các khoản chi phí về giá cước vận chuyển và thuê gàu xúc tăng thêm do độ sâu luồng của Cảng VT 4 không đảm bảo mà nguyên đơn DIC đưa ra và được Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận nêu trên là hợp lý, tính toán đúng về số liệu, EVN chỉ không đồng ý về trách nhiệm bồi thường. Mặc dù, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã giải thích và yêu cầu các bên có ý kiến về việc có yêu cầu trưng cầu cơ quan chuyên môn xác định lại 02 (hai) khoản chi phí tăng thêm nêu trên hay không, nhưng cả EVN và DIC đều không có yêu cầu vì cho rằng điều này là không cần thiết. Vì vậy, có đủ cơ sở để Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận số tiền cước tăng thêm là 80.959.941.175đ và số tiền gàu xúc tăng thêm là 31.597.211.475đ để làm cơ sở giải quyết vụ án.
Về trách nhiệm của các bên đối với các chi phí tăng thêm nêu trên: Do đã xác định được trách nhiệm này là thuộc về cả 02 bên, xuất phát từ việc ký kết hợp đồng về độ sâu mớn nước không phù hợp với thực tế, trong quá trình thực hiện hợp đồng 02 bên cũng không có sửa đổi, bổ sung, vẫn cùng nhau chấp nhận các chi phí tăng thêm nhưng cũng không có quy định rõ bên nào phải chịu đối với các khoản chi phí tăng thêm này. Do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận quan điểm của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, chấp nhận một phần kháng cáo của EVN đối với khoản tiền này, buộc DIC và EVN, mỗi bên phải chịu một nửa, cụ thể với số tiền được bồi thường thiệt hại do không đảm bảo mớn nước theo hợp đồng gồm cước vận chuyển là 40.479.970.587đ và chi phí tăng thêm cho gàu xúc là 15.798.605.738đ; tổng cộng là 56.278.576.325đ.
[3.3] Xét kháng cáo của nguyên đơn DIC, Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu EVN phải bồi thường một nửa (50%) thiệt hại cho DIC do không đảm bảo về độ sâu luồng của Cảng VT 4 mà EVN đã cam kết tại Hợp đồng số 04, dẫn đến việc DIC phải thuê tàu nhỏ cho phù hợp với độ sâu thực tế của luồng hoặc thuê tàu lớn nhưng phải chở non tải thì mới vào được luồng của Cảng VT 4, làm cho giá than tăng thêm, gây thiệt hại cho DIC, như sau;
[3.3a] Trong vụ án này, phần thiệt hại do giá than tăng thêm theo yêu cầu của nguyên đơn DIC là 42.129.615.301đ, với lý do cho rằng, khi mua than chuyên chở bằng tàu cỡ lớn luôn được mua với giá thấp hơn vì mua số lượng lớn sẽ được chiết khấu nhiều hơn. Để chứng minh, trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm, DIC đã có cung cấp các Thư báo giá than của nhà thầu cung cấp than nước ngoài trong khoảng thời gian từ tháng 3-2017 đến tháng 4- 2018, thể hiện đơn giá của lô hàng cho tàu 20.000-30.000 tấn cao hơn 2USD/tấn so với tàu 35.000-50.000 tấn và các tài liệu này đã có hợp pháp hóa lãnh sự.
[3.3b] Tuy nhiên, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy, việc mua than chuyên chở bằng tàu cỡ lớn luôn được mua với giá thấp hơn vì mua số lượng lớn sẽ được chiết khấu nhiều hơn, như trình bày của nguyên đơn, là sự thỏa thuận giữa DIC và bên các nhà cung cấp than, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hợp đồng số 04, EVN không có trách nhiệm đối với giá than trong các hợp đồng mua bán than giữa DIC và nhà cung cấp than đã thỏa thuận và ký kết thực hiện.
[3.3c] Hơn nữa, trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn DIC đã có trình bày, DIC chọn phương án thuê tàu có trọng tải phù hợp với mớn nước thực tế của cảng ngay từ đầu mà không thực hiện việc thuê các tàu cỡ lớn đúng theo mớn nước được chỉ dẫn trong Hợp đồng số 04, rồi sau đó san tải hàng ra các phương tiện vận tải nhỏ để đưa vào cảng dỡ, vì như vậy giá cước vận chuyển cần phải chi phí thêm 01 lần bốc dỡ và việc thuê thêm các phương tiện nhỏ vào cảng sẽ cao hơn nhiều lần, nên DIC đã áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất theo quy định của Điều 305 Luật Thương mại. Theo đó, thiệt hại của DIC do độ sâu luồng (còn gọi là mớn nước) của Cảng VT 4 không đúng như Hợp đồng số 04 gây ra, đã được Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định, EVN phải bồi thường một nửa các chi phí tăng thêm về giá cước vận chuyển và thuê gàu xúc theo như phân tích và nhận định nêu trên, là đã bảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của DIC.
[3.3d] Vì vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy, yêu cầu của nguyên đơn DIC về phần thiệt hại do giá than tăng thêm số tiền 42.129.615.301đ là không phù hợp với thực tế vụ án này. Kháng cáo của nguyên đơn DIC và Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về phần này là không có cơ sở.
[3.4] Xét kháng cáo của bị đơn EVN đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn DIC về việc bị đơn EVN phải trả lại 14.510.444.880đ là số tiền phạt vi phạm chất lượng than DIC đã trả vượt quá 8%; không chấp nhận giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn EVN về phạt nguyên đơn mức 8% do vi phạm về chất lượng than, như sau;
[3.4a] Hợp đồng mua bán than chạy thử nhà máy nhiện điện VT 4 được ký kết trên cơ sở tự nguyện của các bên, trong đó tại Mục 2 Phụ lục 3 của Hợp đồng số 04 và Hợp đồng sửa đổi bổ sung ký ngày 01/02/2018 ở phần Bảng giá và điều chỉnh giá quy định về trường hợp than không đúng quy cách, không phù hợp, thì EVN có quyền phạt DIC 8% giá trị chuyến hàng theo giá trị hóa đơn trước thuế của lô hàng tương ứng và lựa chọn một trong các giải pháp như từ chối nhận lô hàng hoặc chấp nhận lô hàng nhưng thanh toán giá hóa đơn chiết khấu, trừ theo công thức tính cho từng chỉ số của than không được đảm bảo theo hợp đồng (BL 513-518, 571 tập 3).
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng số 04, EVN và DIC đã cùng thống nhất xác nhận, EVN đã nhận các lô hàng có chất lượng than không đúng quy cách, không phù hợp, với giá tương ứng với thực tế chất lượng than và đã được ghi vào hóa đơn. Theo như hai bên đã thống nhất cách tính tại Biên bản họp ngày 29/11/2017 và ngày 13/12/2017 (BL 3555, 3568 tập 32) thì tổng số tiền EVN giảm trừ của 26 chuyến có vi phạm vào số tiền phải thanh toán cho DIC là 84.803.868.229đ nên số tiền EVN chưa thanh toán cho DIC chỉ còn 48.303.665.456đ như sự thừa nhận của hai bên. Vì vậy, yêu cầu của nguyên đơn DIC về việc bị đơn EVN phải trả lại 14.510.444.880đ với lý do đây là số tiền phạt vi phạm chất lượng than DIC đã trả vượt quá 8%, là không có cơ sở. Kháng cáo của bị đơn EVN về khoản tiền này là có cơ sở chấp nhận.
[3.4b] Đối với điều khoản phạt 8% giá trị chuyến hàng than có chất lượng không phù hợp theo Hợp đồng số 04, nguyên đơn không đồng ý với yêu cầu phản tố của bị đơn EVN yêu cầu DIC phải thanh toán cho EVN số tiền 70.293.423.349đ; thêm nữa, nguyên đơn DIC còn yêu cầu bị đơn EVN phải trả lại 14.510.444.880đ là số tiền phạt vi phạm chất lượng than DIC đã trả vượt quá 8% (84.803.868.229đ - 70.293.423.349đ). Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng, nội dung tại Mục 2 Phụ lục 3 của Hợp đồng số 04 và Hợp đồng sửa đổi bổ sung ký ngày 01/02/2018 như trên đã chứa đựng việc một lô than vi phạm chất lượng bị xử lý hai lần, vừa bị phạt 8%, vừa bị giảm trừ giá, vượt quá mức phạt quy định tại Điều 301 Luật Thương mại: mức phạt cho các vi phạm hợp đồng của một bên không vượt quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Thực tế, bị đơn nhận lô hàng với giá chiết khấu tức là giá đã bị giảm tương ứng với mức độ vi phạm và trừ thẳng vào hóa đơn đã là 1 khoản phạt vi phạm đối với nguyên đơn nên phần điều khoản quy định phạt 8% giá trị chuyến hàng than có chất lượng không phù hợp với hợp đồng nên không có hiệu lực, là không đúng. Hơn nữa, trong quá trình giải quyết vụ án, các bên ký hợp đồng không yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu điều khoản này. Đối với điều khoản phạt 8% giá trị chuyến hàng than có chất lượng không phù hợp theo Hợp đồng 04 Hội đồng xét xử nhận thấy, tại Biên bản họp ngày 19/12/2018, nguyên đơn và bị đơn đã thống nhất tỷ lệ phạt cho từng chuyến than, tổng cộng số tiền phạt hai bên đã chấp nhận là 40.245.165.652đ. Sau đó, tại các Biên bản họp ngày 11/6/2019 và ngày 10/9/2019, bị đơn thay đổi yêu cầu nguyên đơn phải chịu phạt đủ 8% như hợp đồng đã ký với trị giá phạt là 70.293.423.349đ (BL 3531, 3521, 3515 tập 32) thì nguyên đơn mới thay đổi không đồng ý chịu khoản phạt 8% này nữa. Như vậy, cần chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn EVN, sửa bản án sơ thẩm về phần này theo hướng, chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn EVN về phạt nguyên đơn mức 8% do vi phạm về chất lượng than, buộc DIC phải thanh toán cho EVN khoản tiền phạt vi phạm chất lượng than với số tiền là 40.245.165.625đ theo như sự thống nhất tỷ lệ phạt cho từng chuyến than của cả 02 (hai) bên tại Biên bản họp ngày 19/12/2018 là phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
[3.5] Xét kháng cáo của nguyên đơn DIC, kháng cáo của bị đơn EVN và Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với việc giải quyết tranh chấp khoản tiền phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán và lãi chậm thanh toán của Tòa án cấp sơ thẩm, như sau;
[3.5a] Theo Hợp đồng đã ký giữa hai bên thì EVN phải thanh toán cho DIC Đợt 1 là 90% và Đợt 2 phải thanh toán cho đủ 100% giá trị hóa đơn trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày EVN nhận đủ các hồ sơ thanh toán hợp lệ bao gồm các thành phần hồ sơ như quy định tại hợp đồng do DIC nộp. Tại Mục 3 của Phụ lục 11 Hợp đồng số 04 thể hiện: Trường hợp chậm thanh toán, bên có lỗi sẽ phải thanh toán cho bên còn lại một khoản phạt chậm thanh toán tính từ ngày làm việc sau ngày đến hạn thanh toán, tỷ lệ phạt chậm thanh toán tương ứng với lãi suất huy động vốn ngắn hạn của VCB tại thời điểm thanh toán, mức phạt tối đa là 8% giá trị hợp đồng. Thêm nữa, tại khoản 2 Điều 307 Luật Thương mại quy định, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu cả phạt vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ vào quy định tại Hợp đồng số 04 nêu trên và căn cứ vào khoản 2 Điều 307 Luật Thương mại xác định nguyên đơn DIC có quyền yêu cầu bị đơn EVN phải chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán và chịu lãi chậm thanh toán, là đúng.
[3.5b] Do nguyên đơn DIC không yêu cầu EVN phải chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán và chịu lãi chậm thanh toán đối với toàn bộ 37 chuyến hàng, mà chỉ yêu cầu đối với một số chuyến hàng cụ thể trên số tiền bị đơn chậm thanh toán, đồng thời có chuyến nguyên đơn chỉ yêu cầu phạt vi phạm 8%, có chuyến chỉ yêu cầu chịu lãi chậm trả, có chuyến yêu cầu cả phạt vi phạm 8%, cả lãi chậm trả. Trong khi đó, Hợp đồng số 04 được thực hiện thành 37 chuyến hàng và mỗi chuyến lại có các đợt thanh toán theo các mốc thời gian khác nhau, nên Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét việc thanh toán đối với tất cả 37 chuyến để lấy đó làm cơ sở giải quyết yêu cầu của nguyên đơn. Đồng thời, đối với lãi suất chậm thanh toán, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận định, mức lãi 9,25% cho tất cả các kỳ hạn mà nguyên đơn DIC yêu cầu đối với EVN vì mức lãi này thấp hơn lãi ngắn hạn quá hạn của ngân hàng, là có căn cứ.
[3.5c] Xét nguyên nhân dẫn đến việc EVN chậm thanh toán cho DIC là do lỗi ngang nhau của cả 02 (hai) bên trong quá trình ký kết và thực hiện Hợp đồng số 04 nên Tòa án cấp sơ thẩm quyết định mỗi bên phải chịu một nửa (50%) tổng số tiền phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán và chịu lãi chậm thanh toán, là phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Kháng cáo của nguyên đơn DIC và kháng cáo của bị đơn EVN đối với các khoản tiền này là không có cơ sở.
[3.5d] Xét Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, tại mục [7.8] của Bản án sơ thẩm về việc xem xét các chuyến tàu của nguyên đơn cũng như việc thanh toán của bị đơn đã có sự sai sót như sau:
+ Đối với chuyến 5 – tàu MV.ZHONGYU 89: Nguyên đơn bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 01/9/2017, ngày đến hết hạn thanh toán là ngày 25/9/2017. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 1 là 34.779.635.762đ. Bị đơn thanh toán thành số tiền 17.304.844.802đ sau cùng ngày 27/9/2017 (quá hạn 02 ngày). Do đó, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%, số tiền 8% x 17.304.844.802đ = 1.384.387.584đ là có căn cứ chấp nhận.
Bản án sơ thẩm cho rằng bị đơn thanh toán đúng hạn nên không chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng là không đúng.
+ Chuyến 6 MV. VINALINES FORTUNA:
Đợt 1: Nguyên đơn yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%. Nguyên đơn bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 11/9/2017, ngày đến hết hạn thanh toán là ngày 02/10/2017. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 1 là 13.384.160.396đ. Bị đơn thanh toán số tiền 3.318.477.239đ sau cùng (ngày 14/9/2017 – trễ 05 ngày). Do đó, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%, số tiền 8% x 3.318.477.239đ = 265.478.179đ là có căn cứ chấp nhận.
Đợt 2: Nguyên đơn yêu cầu tính lãi chậm thanh toán. Nguyên đơn cho rằng bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 23/7/2018, tuy nhiên tại thời điểm này hai bên đã ký hợp đồng sửa đổi bổ sung yêu cầu Hóa đơn Thuế giá trị gia tăng 10% khi thanh toán, đến ngày 25/12/2018 (Công văn số 856 ngày 25/12/2018 của DIC) thì nguyên đơn mới bổ sung Hóa đơn Thuế giá trị gia tăng 10% nên thời điểm bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ xác định là ngày 25/12/2018, ngày đến hết hạn thanh toán là ngày 16/01/2019. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 2 là: 1.487.128.932đ.
Bị đơn thanh toán 297.426.466đ (ngày 27/12/2018 – quá hạn 136 ngày), 60.241.045 đồng (ngày 22/5/2019 – quá hạn thanh toán), số tiền còn lại chưa thanh toán 1.129.461.421đ.
Do đó, yêu cầu tính lãi chậm thanh toán đối với số tiền còn lại chưa thanh toán 1.129.461.421đ của nguyên đơn là có căn cứ chấp nhận, thời gian tính từ ngày 17/01/2019 theo lãi suất quy định tại Điều 306 Luật Thương mại 2005.
Bản án sơ thẩm cho rằng bị đơn thanh toán đúng hạn nên không chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng là không đúng.
+ Chuyến 10 MV.PAZEH WISDOM:
giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 10/10/2017 (biên bản bàn giao chứng từ có xác nhận hai bên và Công văn 1155/DUC-KDT ngày 10/10/2017), ngày đến hết hạn thanh toán là ngày 01/11/2017. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 1 là 15.810.888.416đ. Bị đơn thanh toán 69.993.848đ (ngày 13/7/2018 – quá hạn 254 ngày). Do đó, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%, số tiền 8% x 69.993.848đ = 5.599.508đ của nguyên đơn là có căn cứ chấp nhận.
+ Chuyến 11 MV. AUTAI:
Đợt 1: Nguyên đơn yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%. Nguyên đơn bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 13/10/2017 (Công văn 1177/CA-AVT ngày 13/10/2017), ngày đến hết hạn thanh toán là ngày 06/11/2017. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 1 là 18.416.365.548đ. Bị đơn thanh toán 9.197.113.232đ sau cùng (ngày 13/11/2017 – ngày quá hạn 10 ngày). Do đó, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%, số tiền 8% x 9.197.113.232đ = 735.769.059đ của nguyên đơn là có căn cứ chấp nhận.
+ Chuyến 13 MV. EAST AYUTTHAYA:
Đợt 1: Nguyên đơn yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%. Nguyên đơn bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 10/10/2017 (Công văn 1153/CA-AVT ngày 10/10/2017), ngày đến hết hạn thanh toán là ngày 01/11/2017. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 1 là 26.684.517.042đ. Bị đơn thanh toán số tiền 924.676.847đ sau cùng (ngày 13/7/2018, quá hạn 254 ngày). Do đó, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%, số tiền 8% x 924.676.847đ = 73.974.148đ của nguyên đơn là có căn cứ chấp nhận.
+ Chuyến 15 MV. LUCKY PIONEER:
Đợt 1: Nguyên đơn yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%. Nguyên đơn bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 13/10/2017, ngày đến hết hạn thanh toán là ngày 06/11/2017. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 1 là 22.902.048.398đ. Bị đơn thanh toán số tiền 11.223.616.203đ (ngày 13/11/2017 quá hạn 07 ngày). Do đó, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%, số tiền 8% x 11.223.616.203đ = 897.889.296đ của nguyên đơn là có căn cứ.
+ Chuyến 16 MV. PHƯƠNG ĐỒNG 06:
Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm của nguyên đơn là đúng. Tuy nhiên, tính toán sai đối với số tiền phạt vi phạm. Theo đó, số tiền 8% x 1.457.966.358đ = 116.637.309đ, nhưng Bản án lại tính toán với số tiền 145.796.636đ là không đúng.
+ Chuyến 17 MV. SOUTHERN SPIRIT:
giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 15/11/2017, ngày đến hết hạn thanh toán là ngày 07/12/2017. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 1 là 28.377.498.711đ. Bị đơn thanh toán 550.499.511đ sau cùng (ngày 13/7/2018 – quá hạn 218 ngày). Do đó, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%, số tiền 8% x 550.499.511đ = 44.039.961đ của nguyên đơn là có căn cứ chấp nhận.
+ Chuyến 19 MV. HARMONY SOURCE:
Đợt 2: Nguyên đơn bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 23/7/2018, ngày đến hết hạn thanh toán là ngày 14/8/2018. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 2 là 2.643.727.407đ. Bị đơn thanh toán số tiền 528.745.482đ (ngày 27/12/2018 – quá hạn 135 ngày); số tiền 2.114.981.925đ (ngày 22/5/2019 – quá hạn 281 ngày). Do đó, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%, số tiền 8% x 2.643.727.407đ = 211.498.192,56đ của nguyên đơn là có căn cứ chấp nhận.
+ Chuyến 20 MV. OUPULAI 18:
Đợt 1: Nguyên đơn bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 15/11/2017, ngày đến hết hạn thanh toán là ngày 07/12/2017. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 1 là 21.737.876.640đ. Ngày 20/12/2017, bị đơn thanh toán số tiền 21.737.876.640đ. Ngày 20/12/2017, bị đơn thanh toán số tiền 21.737.876.640đ (quá hạn 13 ngày). Do đó, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%, số tiền 8% x 21.737.876.640đ = 1.739.030.131đ của nguyên đơn là có căn cứ chấp nhận.
+ Chuyến 23 MV. ASAHI MARU:
Đợt 2: Nguyên đơn bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 25/12/2018, ngày đến hết hạn thanh toán là ngày 16/01/2019. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 2 là 7.056.302.974đ. Bị đơn chưa thanh toán. Do đó, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%, số tiền 8% x 7.056.302.974đ = 564.504.238đ và yêu cầu tính lãi chậm thanh toán đối với số tiền còn lại chưa thanh toán 7.056.302.974đ của nguyên đơn là có căn cứ chấp nhận, thời gian tính từ ngày 17/01/2019 theo lãi suất quy định tại Điều 306 Luật Thương mại.
+ Chuyến 24 MV. HUAYOU 2:
Đợt 2: Nguyên đơn bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 25/12/2018, ngày đến hết hạn thanh toán là ngày 16/01/2019. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 2 là 3.962.696.332đ. Bị đơn chưa thanh toán. Do đó, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%, số tiền 8% x 3.962.696.332đ = 317.015.707đ và yêu cầu tính lãi chậm thanh toán đối với số tiền còn lại chưa thanh toán 3.962.696.332đ của nguyên đơn là có căn cứ chấp nhận, thời gian tính từ ngày 17/01/2019 theo lãi suất quy định tại Điều 306 Luật Thương mại.
+ Chuyến 26b MV. NING AN CHENG - 12.100 MT:
Đợt 1: Nguyên đơn bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 05/01/2018, ngày đến hết hạn thanh toán là ngày 29/01/2018. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 1 là 19.941.456.354đ. Bị đơn thanh toán số tiền 17.725.738.982đ (ngày 09/02/2018 – quá hạn 11 ngày), số tiền 2.215.717.372đ (ngày 06/7/2018 – quá hạn 158 ngày). Do đó, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%, số tiền 8% x 19.941.456.354đ = 1.595.316.508đ của nguyên đơn là có căn cứ chấp nhận.
Đợt 2: Nguyên đơn bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 25/12/2018, ngày đến hạn thanh toán là ngày 16/01/2019. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 2 là 2.215.717.373đ. Bị đơn chưa thanh toán. Do đó, yêu cầu tính lãi chậm thanh toán đối với số tiền còn lại chưa thanh toán 2.215.717.373đ của nguyên đơn là có căn cứ chấp nhận, thời gian tính từ ngày 17/01/2019 theo lãi suất quy định tại Điều 306 Luật Thương mại.
+ Chuyến 27 MV. HARMONY SOURCE:
Đợt 1: Nguyên đơn bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 29/12/2017, ngày đến hạn thanh toán là ngày 22/01/2018. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 1 là 28.007.817.392đ. Bị đơn thanh toán số tiền 3.974.589.992đ sau cùng (ngày 06/7/2018 – quá hạn 165 ngày). Do đó, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%, số tiền 8% x 3.974.589.992đ = 317.967.199đ của nguyên đơn là có căn cứ chấp nhận.
+ Chuyến 30 MV. NEW GENERAL:
Đợt 1: Nguyên đơn cho rằng bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 02/3/2018, tuy nhiên tại thời điểm này hai bên đã ký hợp đồng sửa đổi bổ sung yêu cầu Hóa đơn Thuế giá trị gia tăng 10% khi thanh toán, đến ngày 25/12/2018 (Công văn số 856 ngày 25/12/2018 của DIC) thì nguyên đơn mới bổ sung Hóa đơn Thuế giá trị gia tăng 10% nên thời điểm bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ xác định là ngày 25/12/2018, ngày đến hết hạn thanh toán là ngày 16/01/2019. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 1 là 34.530.319.533đ.
Bị đơn thanh toán như sau: Ngày 13/3/2018, là 30.693.617.362đ; ngày 22/6/2018, là 3.836.702.171đ, không quá hạn. Do đó, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%, số tiền 8% x 3.836.702.171đ = 306.936.174đ của nguyên đơn là không có căn cứ chấp nhận. Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng của nguyên đơn là không chính xác.
+ Chuyến 34a MV. EFFICIENCY OL – 21.450 MT:
Đợt 1: Nguyên đơn bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 05/4/2018, ngày đến hết hạn thanh toán là ngày 27/4/2018. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 1 là 45.758.011.135đ. Bị đơn thanh toán số tiền 4.159.819.195đ (ngày 13/6/2018 – quá hạn 47 ngày). Do đó, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%, số tiền 8% x 4.159.819.195đ = 179.223.986đ của nguyên đơn là có căn cứ chấp nhận.
+ Chuyến 34b MV. EFFICIENCY OL –11.552 MT:
Đợt 1: Nguyên đơn bàn giao chứng từ thanh toán hợp lệ ngày 05/4/2018, ngày đến hết hạn thanh toán là ngày 27/4/2018. Số tiền bị đơn phải thanh toán Đợt 1 là 24.643.298.045đ. Ngày 13/6/2018, bị đơn thanh toán số tiền 2.240.299.823đ sau cùng (quá hạn 47 ngày). Do đó, yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng 8%, số tiền 8% x 2.240.299.823đ = 179.223.986đ của nguyên đơn là có căn cứ chấp nhận.
Tổng kết lại, số tiền phạt vi phạm hợp đồng về thời hạn thanh toán với mức 8% giá trị hợp đồng vi phạm mà nguyên đơn được chấp nhận phải là các chuyến: 2, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 13, 15, 17, 22, 26a, 26b, 27, 28, 29a, 29b, 30, 34a, 34b, 35, 36, 37 (Đợt 1); Đợt 2 gồm các chuyến: 16, 19, 20; tổng cộng số tiền vi phạm là 13.496.350.333 đồng.
Bản án sơ thẩm chỉ chấp nhận đối với số tiền phạt vi phạm là 5.100.898.270 đồng đối với các chuyến, tàu Đợt 1 gồm: 2, 7, 8, 11, 22, 26a, 26b, 28, 29a, 29b, 30, 32, 35, 36, 37 và tính sai số đối với chuyến 16 là không chính xác, chênh lệch 8.395.452.063 đồng, gây thiệt hại cho nguyên đơn.
Xét Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh như trên là đúng nên Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận, sửa Bản án sơ thẩm về phần này theo hướng như sau: Xác định tổng cộng số tiền phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán phù hợp với cam kết, được chấp nhận là 13.496.350.333 đồng và số tiền lãi chậm thanh toán phù hợp với cam kết, được chấp nhận là 13.851.517.587đ; tổng cộng là 27.347.867.920đ. Do đã xác định được nguyên nhân dẫn đến việc EVN chậm thanh toán cho DIC là do lỗi ngang nhau của cả 02 (hai) nên mỗi bên phải chịu một nửa (50%) tổng số tiền phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán và chịu lãi chậm thanh toán. Vì vậy, EVN chỉ phải thanh toán cho DIC 50% tiền phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán và lãi chậm trả nêu trên với tổng số tiền là 13.673.933.960đ.
[3.6] Xét kháng cáo của bị đơn EVN về việc Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết yêu cầu của nguyên đơn DIC đối với khoản tiền hàng mà nguyên đơn cho rằng EVN còn nợ chưa thanh toán với số tiền 48.303.665.456đ, như sau;
[3.6a] Trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn DIC và bị đơn EVN đều thống nhất số tiền hàng EVN chưa thanh toán còn lại là 48.303.665.456đ, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ do hai bên cung cấp trong hồ sơ vụ án (BL 5607, 5627, 5633 tập 55). Bị đơn EVN căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự để cầm giữ khoản tiền này để trừ vào tiền EVN phạt DIC 8% do vi phạm về chất lượng than theo hợp đồng hai bên đã ký. Tòa án cấp sơ thẩm nhận thấy, hai bên ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa đã có Luật Thương mại điều chỉnh nên việc cầm giữ khoản tiền này của EVN là không phù hợp với quy định của Điều 51 Luật Thương mại về ngừng thanh toán tiền mua hàng. Vì vậy, EVN có nghĩa vụ phải trả cho DIC số tiền hàng EVN còn nợ 48.303.665.456đ là đúng quy định pháp luật.
[3.6b] Bị đơn EVN kháng cáo không đồng ý với việc giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm đối với khoản tiền hàng mà EVN còn nợ chưa thanh toán cho DIC số tiền 48.303.665.456đ nêu trên, là không có cơ sở.
[4] Từ những nhận định và căn cứ nêu trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC, chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn Tập đoàn ĐL Việt Nam và chấp nhận một phần Quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh; sửa Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 01/2024/KDTM-ST ngày 04/01/2024 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo như phân tích và nhận định nêu trên của Hội đồng xét xử phúc thẩm.
[5] Trong phần ý kiến, quan điểm trình bày tại phiên tòa phúc thẩm của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa có một phần phù hợp với nhận định nêu trên của Hội đồng xét xử phúc thẩm nên phần này được chấp nhận.
[6] Những ý kiến, quan điểm của các Luật sư trình bày tại phiên tòa phúc thẩm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị đơn EVN có một phần phù hợp với nhận định nêu trên của Hội đồng xét xử phúc thẩm nên phần này được chấp nhận.
[7] Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận thấy;
Do sửa Bản án sơ thẩm nên theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định lại nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự và khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 27 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
[7.1] Nguyên đơn DIC phải chịu án phí có giá ngạch theo mức 112.000.000đ + 0,1% phần vượt quá 4.000.000.000đ trên số tiền nguyên đơn có yêu cầu nhưng không được chấp nhận và số tiền nguyên đơn phải thanh toán cho bị đơn do bị đơn được chấp nhận một phần yêu cầu phản tố (14.510.444.880đ + 56.278.576.325đ + 13.673.933.960 + 42.129.515.301đ + 40.245.165.652đ = 166.837.636.118đ). Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm DIC phải chịu là 274.837.636đ;
[7.2] Bị đơn EVN phải chịu án phí có giá ngạch theo mức 112.000.000đ + 0,1% phần vượt quá 4.000.000.000đ trên một phần yêu cầu phản tố không được chấp nhận và của phần nghĩa vụ phải thanh toán cho nguyên đơn (30.048.257.724đ + 113.511.637.465đ = 143.559.895.189đ). Án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm EVN phải chịu là 251.559.895đ;
[8] Về án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Đương sự kháng cáo, theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, không phải nộp.
[9] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật theo quy định.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 2 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
1- Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC; chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn Tập đoàn ĐL Việt Nam và chấp nhận một phần Quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh; sửa Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số: 01/2024/KDTM-ST ngày 04/01/2024 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
Căn cứ vào các Điều 30, 37, 39, 40, 147, 217, 227, 266 Bộ luật Tố tụng dân sự; các Điều 24, 25, 51, 301, 302, 303, 304, 305, 306, 307 Luật Thương mại 2005; Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 30/12/2016;
Tuyên xử:
1.1. Đình chỉ giải quyết phần yêu cầu của nguyên đơn là Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC về số tiền phạt 8% vi phạm nghĩa vụ thanh toán là 19.608.741.159đ (mười chín tỷ, sáu trăm lẻ tám triệu, bảy trăm bốn mươi mốt nghìn, một trăm năm mươi chín đồng).
1.2. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC đối với bị đơn Tập đoàn ĐL Việt Nam:
Tập đoàn ĐL Việt Nam phải thanh toán cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC - đại diện cho Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC, PT.S.G.E., Công ty Cổ phần VL Hà Nội số tiền 153.756.803.117đ (một trăm năm mươi ba tỷ, bảy trăm năm mươi sáu triệu, tám trăm lẻ ba nghìn, một trăm mười bảy đồng), gồm các khoản sau đây:
+ Tiền hàng bị đơn chưa thanh toán là 48.303.665.456đ (bốn mươi tám tỷ, ba trăm lẻ ba triệu, sáu trăm sáu mươi lăm nghìn, bốn trăm năm mươi sáu đồng).
+ Tiền dôi nhật là 35.500.627.376đ (ba mươi lăm tỷ, năm trăm triệu, sáu trăm hai mươi bảy nghìn, ba trăm bảy mươi sáu đồng), + Tiền được bồi thường thiệt hại do bị đơn không đảm bảo mớn nước theo hợp đồng gồm cước vận chuyển là 40.479.970.587đ và chi phí tăng thêm cho gàu xúc là 15.798.605.738đ; tổng cộng là 56.278.576.325đ (năm mươi sáu tỷ, hai trăm bảy mươi tám triệu, năm trăm bảy mươi sáu nghìn, ba trăm hai mươi lăm đồng).
+ Tiền phạt bị đơn vi phạm nghĩa vụ thanh toán và tiền lãi chậm trả là 13.673.933.960đ (mười ba tỷ, sáu trăm bảy mươi ba triệu, chín trăm ba mươi ba nghìn, chín trăm sáu mươi đồng).
1.3. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn Tập đoàn ĐL Việt Nam về khoản tiền phạt vi phạm chất lượng than 8%;
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC - đại diện cho Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC, PT.S.G.E., Công ty Cổ phần VL Hà Nội phải thanh toán cho Tập đoàn ĐL Việt Nam khoản tiền phạt vi phạm chất lượng than với số tiền là 40.245.165.652đ (bốn mươi tỷ, hai trăm bốn mươi lăm triệu, một trăm sáu mươi lăm nghìn, sáu trăm năm mươi hai đồng).
1.4. Tập đoàn ĐL Việt Nam (sau khi khấu trừ số tiền 40.245.165.652đ tại mục 1.3 nêu trên) còn phải thanh toán cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC - đại diện cho Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC, PT.S.G.E., Công ty Cổ phần VL Hà Nội số tiền 113.511.637.465đ (một trăm mười ba tỷ, năm trăm mười một triệu, sáu trăm ba mươi bảy nghìn, bốn trăm sáu mươi lăm đồng).
Kể từ ngày bên được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bên phải thi hành án không chịu trả số tiền nêu trên thì hàng tháng còn phải trả cho bên được thi hành án số tiền lãi 10%/năm của khoản tiền chậm thi hành án, tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
1.5. Toàn bộ số tiền tại mục 1.4 nêu trên được thanh toán vào tài khoản số 31010002388002 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
1.6. Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC với số tiền là 126.592.470.466 (14.510.444.880đ + 56.278.576.325đ + 13.673.933.960đ + 42.129.515.301đ).
1.7. Không chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bi đơn Tập đoàn ĐL Việt Nam với số tiền là 30.048.257.724đ (70.293.423.349đ – 40.245.165.625đ).
1.8. Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:
+ Nguyên đơn Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC phải chịu án phí có giá ngạch là 274.837.636đ; nhưng được trừ vào tiền tạm ứng án phí đã nộp là 307.915.438đ (ba trăm lẻ bảy triệu, chín trăm mười lăm nghìn, bốn trăm ba mươi tám đồng) theo Biên lai thu số 0000484 ngày 03/10/2019, số 0007055 ngày 26/10/2020 và số 0000720 ngày 10/01/2023 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC còn được nhận lại số tiền 33.077.802đ (ba mươi ba triệu, không trăm bảy mươi bảy nghìn, tám trăm lẻ hai đồng).
+ Bị đơn Tập đoàn ĐL Việt Nam phải chịu án phí có giá ngạch là 251.559.895đ; nhưng được trừ vào tiền tạm ứng án phí đã nộp là 89.146.712đ (tám mươi chín triệu, một trăm bốn mươi sáu nghìn, bảy trăm mười hai đồng) theo Biên lai thu số 0007361 ngày 21/12/2020 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Tập đoàn ĐL Việt Nam còn phải nộp số tiền là 162.413.183đ (một trăm sáu mươi hai triệu, bốn trăm mười ba nghìn, một trăm tám mươi ba đồng).
2- Về án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Các đương sự kháng cáo không phải nộp;
+ Hoàn trả cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC số tiền tạm ứng án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm đã nộp 2.000.000đ (hai triệu đồng) theo Biên lai thu số 0000215 ngày 25/01/2024 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
+ Hoàn trả cho Tập đoàn ĐL Việt Nam (EVN) số tiền tạm ứng án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm đã nộp 2.000.000đ (hai triệu đồng) theo Biên lai thu số 0000203 ngày 19/01/2024 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án là ngày 02 tháng 10 năm 2024./.
Bản án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa yêu cầu phạt vi phạm số 85/2024/KDTM-PT
Số hiệu: | 85/2024/KDTM-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân cấp cao |
Lĩnh vực: | Kinh tế |
Ngày ban hành: | 02/10/2024 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về