TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI
BẢN ÁN 281/2022/DS-PT NGÀY 23/09/2022 VỀ TRANH CHẤP CHIA THỪA KẾ
Ngày 23 tháng 9 năm 2022, tại trụ sở Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự phúc thẩm thụ lý số 335/2021/TLPT- DS ngày 22 tháng 12 năm 2021 về việc “Tranh chấp chia thừa kế”.
Do Bản án dân sự sơ thẩm số 61/2020/DS-ST, ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 8796/2022/QĐ-PT, ngày 12 tháng 9 năm 2022 giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Ông Nhâm Hữu M, sinh năm 1957; Nơi đăng ký HKTT: Số 97 KK, quận HT, thành phố Hà Nội; nơi cư trú: Số 26 ngõ 295 TM, quận HT, thành phố Hà Nộ; có mặt.
Bị đơn: Bà Nhâm Thúy N, sinh năm 1959; Tòa T6 tầng 3 Căn số 10 Khu đô thị Time City Số 458 KK, Vĩnh Tuy, HT, Hà Nội; có mặt.
Luật sư bảo vệ: Vũ Kim Hoàn, Công ty luật HQC, Đoàn LS tỉnh Hà Nam; địa chỉ: Tầng 4, số 337 đường Trường Chinh, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội; có mặt.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Nhâm Thị T, sinh năm 1948; địa chỉ: Số 202B, Nhà B1a, phường MĐ, quận HT, thành phố Hà Nội; vắng măt.
Người đại diện theo ủy quyền:
- Ông Nguyễn Hoàng H, sinh năm 1974; địa chỉ: Ô số 37, BT3, khu nhà ở bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
- Bà Phạm Thị Hồng Hy, sinh năm 1996; địa chỉ: Thứ Tới, H Thanh, H Hậu, Nam Định; vắng mặt.
2. Bà Nhâm Thị Thúy HA, sinh năm 1962; nơi đăng ký HKTT: Số nhà 35, phố Trần Hưng Đạo, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội; nơi cư trú: Số 06 ngách 122, ngõ 559 phố Kim Ngưu, quận HT, thành phố Hà Nội; có mặt.
3. Ông Nhâm Hữu P, sinh năm 1963; địa chỉ: Str15 – 10315 Berlin, Cộng Hòa Liên bang Đức; vắng mặt.
4. Phòng công chứng số 1 – thành phố Hà Nội; vắng mặt. Trụ sở: Số 310 phố Bà Triệu, quận HT, thành phố Hà Nội.
5. Ủy ban nhân dân quận HT thành phố Hà Nội; vắng mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo đơn khởi kiên, bản tự khai và quá trình Tòa án giải quyết vụ án, nguyên đơn - ông Nhâm Hữu M trình bày (bút lục 11, 12-14, 15-18, 210, 320):
Bố ông là cụ Nhâm Hữu Uyển (sinh năm 1925); mẹ ông là cụ Lê Thị Ch (sinh năm 1924). Bố mẹ ông có năm (05) người con đẻ là: Bà Nhâm Thị T, sinh năm 1948; ông Nhâm Hữu M, sinh năm 1957; bà Nhâm Thuý N, sinh năm 1959; bà Nhâm Thuý HA, sinh năm 1962; ông Nhâm Hữu P, sinh năm 1963.
Khi còn sống, cụ Uyên, cụ Ch là đồng sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại số 97, KK, quận HT, thành phố Hà Nội. Nhà đất này đã được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận QSD đất ở số 10107351101 cho cụ Lê Thị Ch và cụ Nhâm Hữu Uyển từ ngày 24/07/2001.
Cụ Uyển chết ngày 09/06/1997 không để lại di chúc. Lý do cụ Uyển chết là do cụ Uyển pH mổ vì bị bệnh phì đại tiền liệt tuyến, cụ Uyển chết sau khi mổ khoảng 01 tháng. Bà Nhâm Thuý N đổ lỗi cho ông về việc quyết định mổ cho cụ Uyển làm cụ Uyển chết. Chính vì vậy, nảy sinh mâu thuẫn giữa bà N và những người còn lại trong gia đình, có biên bản họp gia đình từ mặt bà N có chữ ký của mẹ ông, vợ chồng ông, vợ chồng bà Nhâm Thị T, vợ chồng bà Nhâm Thuý HA.
Sau khi cụ Uyển chết, nhà đất do cụ Ch và ông sử dụng.
Ngày 08/3/2003, cụ Ch đã lập di chúc tại Văn phòng luật sư có địa chỉ tại số 104 phố Vạn Phúc, phường Cống Vị, quận Ba Đình. Di chúc này có luật sư Hà Thị Thanh làm chứng, có sự chứng thực của Công chứng viên Nguyễn Chí Thiện - Công chứng viên phòng công chứng số 1, thành phố Hà Nội.
Trong nhiều năm cuối đời, cụ Ch bị bệnh nặng nên lúc nào cũng pH có hai (02) người phục vụ. Ông còn pH trả lương cho chị gái là bà Nhâm Thị T để quản lý hai người giúp việc trông nom cụ Ch.
Ngày 09/07/2009, cụ Ch chết.
Hiện nay do dự án mở rộng đường KK, ngôi nhà số 97, KK, quận HT, thành phố Hà Nội nằm trong diện giải phóng mặt bằng để làm đường.
Quá trình làm thủ tục giải phóng mặt bằng, UBND phường KK đã cho ông xem bản di chúc khác đề ngày 12/03/2003 của mẹ ông; bản di chúc này không có bản chính, có hai người làm chứng là luật sư Nguyễn Việt Hà, luật sư Vũ Tiến V - Văn phòng luật sư Hồng Hà. Di chúc này không được công chứng theo quy định của pháp luật; không có các giấy tờ nhân thân của người lập di chúc; không có giấy chứng nhận QSD đất vì ông vẫn đang quản lý; bản di chúc này có nhiều sai sót từ nhân thân đến mô tả tài sản nên theo ông là không có giá trị pháp lý. Tại thời điếm đó, người giúp việc tên Thanh nói với ông là thấy bà N lợi dụng lúc mẹ ông ngủ đã tự điểm chỉ trái ý muốn của mẹ ông.
Ông là người gánh trách nhiệm và nghĩa vụ rất lớn vì ông là trưởng của hai dòng họ nội, ngoại và là con trưởng trong gia đình. Tại nhà số 97 KK không những thờ bố mẹ ông mà còn có điện thờ nên khi nhà bị giải toả ông đã thỉnh nhà sư, thầy cúng để làm lễ giải điện và ông đã thả 17 bát hương và các đồ thờ cúng xuống sông theo phong tục. Tuy nhiên, việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, bố mẹ vẫn do ông đảm nhiệm.
Ông yêu cầu Toà án giải quyết: Tuyên bố bản di chúc ngày 08/03/2003 là có hiệu lực pháp luật; tuyên bố bản di chúc ngày 12/03/2003 là vô hiệu; chia thừa kế theo pháp luật di sản của bố ông trong khối tài sản tại số 97, KK, quận HT, thành phố Hà Nội.
Tại đơn đề ngày 28/05/2020, ông M có ý kiến về việc bà Nhâm Thị T không làm hợp đồng uỷ quyền cho bất kỳ ai; không giữ bản di chúc ngày 12/03/2003; có giữ một chiếc cassets hiệu Sanyo; không ra Toà vì ám ảnh việc các phiên toà hình sự xét xử con của bà T.
Trong quá trình giải quyết vụ án, bi đơn - bà Nhâm Thuý Nguỵêt trình bày (bút lục 101-10, 174):
Bố bà là cụ Nhâm Hữu Uyển (chết năm 1997, không để lại di chúc), mẹ bà là cụ Lê Thị Ch (chết năm 2009, có để lại di chúc ngày 12/03/2003). Bố mẹ bà có năm (05) người con đẻ là: Bà Nhâm Thị T, sinh năm 1948; ông Nhâm Hữu M, sinh năm 1957; bà Nhâm Thuý N, sinh năm 1959; bà Nhâm Thị Thuý HA, sinh năm 1962; ông Nhâm Hữu P, sinh năm 1963.
Cụ Uyên, cụ Ch là đồng sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại số 97, KK, quận HT, thành phố Hà Nội có diện tích 72m2.
Ngày 12/03/2003, cụ Ch để lại di chúc chia đều tài sản của cụ Ch được hưởng theo pháp luật cho năm (05) người con.
Tại thời điểm cụ Ch làm di chúc ngày 12/03/2003, bà HA vẫn ở cùng cụ Ch, sau đó với chuyển hộ khẩu về số 35 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Cụ Ch ốm có thuê hai (02) người giúp việc nhưng sử dụng tiền lương hưu và tiền cho thuê nhà, không ai pH đóng góp gì. Các ngày Lễ, Tết khi giúp việc nghỉ thì ba (03) chị em gái thay nhau chăm sóc cụ Ch. Do cho thuê cả nhà nên mới đưa cụ Ch về số 26 ngõ 295 TM là nhà ông M ở. Sau khi nhà bị giải toả thì ông M mang thả hết bát hương ra sông, không thờ cúng bố mẹ.
Nay các bà không đồng ý yêu cầu của ông M về việc chia thừa kế theo di chúc ngày 08/03/2003 vì các lý do sau: Di chúc ngày 08/03/2003 vi phạm về địa điểm lập di chúc; vi phạm về việc ghi hộ di chúc và làm chứng của luật sư Hà Thị Thanh; không đủ hai người làm chứng; vi phạm về việc di chúc có ba (03) trang nhưng không được đánh số thứ tự; vi phạm đạo đức vì ông M đã nói dối là đưa cụ Ch đi dạo phố nhưng lại ép buộc và đưa cụ đến số 104 Vạn Phúc, Ba Đình để lập di chúc. Sau đó, cụ Ch đã lập di chúc khác ngày 12/03/2003 và đây là bản di chúc cuối cùng của cụ Ch.
Bà đề nghị chia thừa kế tài sản của cụ Uyển theo pháp luật; chia di sản thừa kế của cụ Ch theo di chúc ngày 12/03/2003.
Do nhà đất tại số 97, KK, quận HT, thành phố Hà Nội đã bị thu hồi và giải phóng mặt bằng. Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ theo Quyết định số 2467/QĐ- UB ngày 12/06/2019 là 7.763.345.666 VND nên bà yêu cầu chia thừa kế giá trị tiền bồi thường nêu trên.
Ngoài ra, từ năm 2009, ông M đã cho ông An thuê nhà số 97, KK, quận HT, thành phố Hà Nội; tiền thuê nhà ông M chiếm giữ và không chia cho các thừa kế. Đề nghị Toà án chia thừa kế theo pháp luật số tiền thuê nhà từ năm 2009 cho đến nay.
Đối với ông Nhâm Hữu P hiện nay đang ở Cộng hoà liên bang Đức. Bà có gọi điện trao đổi với ông P. Ông P xác nhận Toà án có ủy thác tư pháp Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức, ông P có nhận được yêu cầu của Đại sứ quán mời lên làm việc. Tuy nhiên, do dịch Covid nên ông P chưa đến Đại sứ quán để làm việc theo yêu cầu. Ông P muốn để ông P hoà giải với các anh chị em trong gia đình nhưng không hoà giải được. Ông P có nguyện vọng đề nghị Toà án căn cứ vào di chúc ngày 12/03/2003 đế giải quyết và bốn chị em sẽ mua chung một căn hộ để làm nơi thờ cúng. Trong trường hợp Toà án giải quyết vụ án nhưng ông P không về được Việt Nam tham dự phiên toà thì bà đồng ý nhận quản lý phần tài sản của ông P và sẽ có trách nhiệm giao lại ngay cho ông P khi ông P về Việt Nam.
Trong quá trình giải quyết vụ án, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan - bà Nhâm Thúy HA, bà Nhâm Thị T trình bày (bút lục 174, 178, 239):
Bố các bà là cụ Nhâm Hữu Uyển (chết năm 1997, không để lại di chúc), mẹ các bà là cụ Lê Thị Ch (chết năm 2009, có để lại di chúc ngày 12/03/2003). Bố mẹ các bà có năm (05) người con đẻ là: Bà Nhâm Thị T, sinh năm 1948; ông Nhâm Hữu M, sinh năm 1957; bà Nhâm Thuý N, sinh năm 1959; bà Nhâm Thuý HA, sinh năm 1962; ông Nhâm Hữu P, sinh năm 1963. Ngoài ra, bố mẹ bà không có con riêng, con nuôi nào khác.
Cụ Uyển, cụ Ch là đồng sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại số 97, KK, quận HT, thành phố Hà Nội có diện tích 72m2.
Ngày 12/03/2003, cụ Ch để lại di chúc chia đều tài sản của cụ Ch được hưởng theo pháp luật cho năm (05) người con. Di chúc này là hợp pháp và đúng pháp luật.
Nay các bà không đồng ý yêu cầu của ông Nhâm Hữu M về việc chia thừa kế theo di chúc ngày 08/03/2003 vì các lý do sau: Di chúc ngày 08/03/2003 vi phạm về địa điểm lập di chúc; vi phạm về việc ghi hộ di chúc và làm c hứng của Luật sư Hà Thị Thanh; không đủ hai nguời làm chứng; vi phạm về việc di chúc có ba (03) trang nhưng không được đánh số thứ tự; vi phạm đạo đức vì ông M đã nói dối là đưa cụ Ch đi dạo phố nhưng lại ép buộc và đưa cụ đến số 104 Vạn Phúc, Ba Đình để lập di chúc. Sau đó, cụ Ch đã lập di chúc khác ngày 12/03/2003 và đây là bản di chúc cuối cùng của cụ Ch.
Các bà đề nghị chia thừa kế tài sản của bố các bà theo pháp luật; chia di sản thừa kế của mẹ các bà theo di chúc ngày 12/03/2003.
Do nhà đất tại số 97, KK, quận HT, thành phố Hà Nội đã bị thu hồi; tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ theo Quyết định số 2467/QĐ-UB ngày 12/06/2019 là 7.763.345.666 VNĐ nên các bà yêu cầu chia thừa kế giá trị bồi thường nêu trên.
Ngoài ra, từ năm 2009, ông M đã cho ông An thuê nhà số 97, KK, quận HT, thành phố Hà Nội; tiền thuê nhà ông M chiếm giữ và không chia cho các thừa kế. Đề nghị Toà án chia thừa kế theo pháp luật số tiền thuê nhà từ năm 2009 cho đến nay.
Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, người (cơ quan, tổ chức) có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – Ủy ban nhân dân quận HT có ý kiến:
Nhà đất tại số 97, KK, quận HT, thành phố Hà Nội đã được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận QSD đất và QSH nhà cho cụ Lê Thị Ch và chồng là cụ Nhâm Hữu Uyển (đã chết) từ năm 2001; nhà đất nằm trong diện thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng đường Vành đai II trên địa bàn quận HT.
Hiện nay, nhà đất đã bị thu hồi. UBND quận HT đã ban hành Quyết định thu hồi đất; Quyết định phê duyệt P án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Cụ thể về chính sách áp dụng bán nhà tái định cư đối với hộ gia đình ông Nhâm Hữu M và các đồng thừa kế của cụ Lê Thị Ch (đã chết) và cụ Nhâm Hữu Uyển (đã chết) tại địa chỉ số 97, KK, quận HT, thành phố Hà Nội được áp dụng tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/03/2017 của UBND thành phố Hà Nội là chủ sử dụng nhà, đất đủ điều kiện được bồi thường mà không còn chỗ ở, đất ở nào khác trên đại bàn phường KK thì được mua nhà tái định cư. Tại P án phê duyệt bồi thường, hỗ trợ về tái định cư của gia đình ông M; gia đình đề nghị được nhận tiền hỗ trợ và tự lo tái định cư.
Hiện chưa chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do gia đình có đơn trình bày về việc tranh chấp chia thừa kế giữa các thành viên trong gia đình. UBND quận HT cung cấp cho Toà án các văn bản, tài liệu liên quan đến quá trình thu hồi, giải phóng mặt bằng.
Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, người (cơ quan, tổ chức) có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Phòng công chứng số 7 – thành phố Hà Nội trình bày:
Việc thực hiện chứng nhận, trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ, nội dung liên quan đến di chúc số công chứng 1247.03 quyển số 01TP/CC-SCC/HĐGD ngày 08/03/2003 phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm chứng nhận. Phòng công chứng số 1 - thành phố Hà Nội gửi cho Toà án toàn bộ tài liệu liên quan và xin vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án.
Quá trình thu thập chứng cứ:
Người làm chứng - ông Vũ Tiến V trình bày (bút lục 234):
Ngày 12/03/2003, khi ông là luật sư của Văn phòng Luật sư Hồng Hà - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Ông được Văn phòng luật sư Hồng Hà giao nhiệm vụ làm chứng việc cụ Lê Thị Ch trú tại 97 phố KK, quận HT, thành phố Hà Nội lập di chúc. Cùng làm chứng với ông còn có Luật sư Nguyễn Việt Hà. Việc lập di chúc được thực hiện tại nhà của cụ Ch.
Khi nghe cụ Ch trình bày ý nguyện thì các ông đã đánh máy và đọc lại cho cụ Ch nghe; cụ Ch công nhận đúng ý kiến của cụ. Sau đó, các ông đã hướng dẫn để cụ Ch tự điểm chỉ vào bản di chúc trước sự chứng kiến của ông và Luật sư Hà. Ông và Luật sư Hà đã kiểm tra căn cước của cụ Ch, xét thấy cụ Ch hoàn toàn tỉnh táo, M mẫn, tự nguyện, không bị ai ép buộc, lừa dối khi lập và điểm chỉ vào bản di chúc nên ông và ông Hà đã ký làm chứng vào bản di chúc. Sau đó, hai ông đã mang bản di chúc về Văn phòng Luật sư Hồng Hà lấy dấu và trả lại cho cụ Ch. Việc làm chứng là khách quan đúng pháp luật.
Hiện nay, Luật sư Nguyễn Việt Hà đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, thụ án ở trại nào ông không rõ. Do việc bận nên ông đề nghị Toà án xử vắng mặt ông.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 61/2020/DS-ST, ngày 24 tháng 9 năm 2020, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định:
Áp dụng:
- Điều 131, Điều 466, khoản 4 Điều 653, Điều 655, Điều 656; Điều 659, Điều 660, Điều 677, Điều 678, Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 1995;
- Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959;
- Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986;
- Điều 2 Luật người cao tuối 2009;
- Khoản 5 Điều 26; Điều 34, điểm a khoản 1 Điều 37; điểm a khoản 1 Điều 38, Điều 93, Điều 147, khoản 2 Điều 227; Điều 266 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015;
- Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Xử:
[1] Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nhâm Hữu M về việc yêu cầu tuyên bố bản di chúc ngày 08/03/2003 là có hiệu lực pháp luật; xác định di chúc ngày 08/03/2003 của cụ Lê Thị Ch là có hiệu lực pháp luật.
[2] Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nhâm Hữu M về việc tuyên bố bản di chúc ngày 12/03/2003 là vô hiệu; xác định di chúc ngày 12/03/2003 không có giá trị pháp lý.
[3] Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nhâm Hữu M về việc chia thừa kế theo pháp luật di sản của cụ Nhâm Hữu Uyển; chia tài sản của cụ Lê Thị Ch theo di chúc ngày 08/03/2003 đối với tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng nhà đất tại số 97, KK, quận HT, thành phố Hà Nội.
[4] Xác định số tiền bồi thường, hỗ trợ 7.763.345.666 VNĐ (bảy tỷ, bảy trăm sáu mươi ba triệu, ba trăm bốn mươi lăm nghìn, sáu trăm sáu mươi sáu đồng) theo Quyết định số 2467/QĐ-UBND ngày 12/06/2019 UBND quận HT là di sản của cụ Nhâm Hữu Uyển và cụ Lê Thị Ch.
Xác định di sản của cụ Nhâm Hữu Uyển và cụ Lê Thị Ch mỗi người để lại là 3.881.672.833 VNĐ (ba tỷ, tám trăm tám mươi mốt triệu, sáu trăm bảy mươi hai nghìn, tám trăm ba mươi ba) đồng.
[5] Chia thừa kế di sản của cụ Nhâm Hữu Uyển như sau:
[5.1] Xác định thời mở thừa kế đối với phần di sản của cụ Nhâm Hữu Uyển là ngày 09/06/1997.
[5.2] Xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Nhâm Hữu Uyển gồm sáu (06) người: Cụ Lê Thị Ch, bà Nhâm Thị T, ông Nhâm Hữu M, bà Nhâm Thuý N, bà Nhâm Thuý HA, ông Nhâm Hữu P.
[5.3] Xác định cụ Nhâm Hữu Uyển không để lại di chúc. Chia theo Pháp luật di sản thừa kế của cụ Nhâm Hữu Uyển. Chia di sản của cụ Nhâm Hữu Uyển làm sáu (06) phần; trong đó: Cụ Lê Thị Ch; bà Nhâm Thị T, ông Nhâm Hữu M, bà Nhâm Thuý N, bà Nhâm Thuý HA, ông Nhâm Hữu P mỗi người được hưởng một (01) kỷ phần là 646.945.472 VNĐ (sáu trăm bốn mươi sáu triệu, chín trăm bốn mươi lăm nghìn, bốn trăm bảy mươi hai) đồng.
[6] Chia thừa kế di sản của cụ Lê Thị Ch như sau:
[6.1] Xác định thời mở thừa kế đối với phần di sản của cụ Lê Thị Ch là ngày 09/07/2009.
[6.2] Xác định cụ Lê Thị Ch để lại di chúc; xác định di chúc ngày 08/03/2003 của cụ Lê Thị Ch là di chúc hợp pháp. Chia thừa kế toàn bộ di sản của cụ Lê Thị Ch trị giá 4.528.618.305 VNĐ (bốn tỷ, năm trăm hai mươi tám triệu, sáu trăm mười tám nghìn, ba trăm linh năm) đồng cho ông Nhâm Hữu M.
[7] Tổng số tiền mỗi người được chia thừa kế như sau:
Bà Nhâm Thị T, bà Nhâm Thuý N, bà Nhâm Thuý HA, ông Nhâm Hữu P mỗi người được hưởng 646.945.472 VNĐ (sáu trăm bốn mươi sáu triệu, chín trăm bốn mươi lăm nghìn, bốn trăm bảy mươi hai) đồng tài sản thừa kế của cụ Nhâm Hữu Uyển để lại.
Ông Nhâm Hữu M được hưởng 5.175.563.777 VNĐ (năm tỷ, một trăm bảy mươi lăm triệu, năm sáu mươi ba nghìn, bảy trăm bảy mươi bảy) đồng tài sản thừa kế của cụ Nhâm Hữu Uyển và cụ Lê Thị Ch để lại. Ông Nhâm Hữu M có nghĩa vụ thờ cúng cụ Nhâm Hữu Uyển, cụ Lê Thị Ch.
Giao cho bà Nhâm Thuý N được nhận thay kỷ phần của ông Nhâm Hữu P; bà Nhâm Hữu N có trách nhiệm trao lại cho ông Nhâm Hữu P khi ông Nhâm Hữu P có yêu cầu.
[8] UBND quận HT có trách nhiệm chi trả cho các thừa kế của cụ Nhâm Hữu Uyên, cụ Lê Thị Ch theo bản án có hiệu lực.
Ngoài ra, Tòa án sơ thẩm còn quyết định về án phí, nghĩa vụ thi hành án và thông báo quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Sau khi xét xử sơ thẩm, bà Nhâm Thúy N, Nhâm Thị T kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Tại phiên tòa: Bà T vắng mặt, bà N cho biết bà T đang ốm nên không đến phiên tòa được.
Các đương sự có mặt, luật sư đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt các đương sự vắng mặt.
Bà N giữ nguyên nội dung kháng cáo, đề nghị công nhận di chúc ngày 12/3/2003, không công nhận di chúc ngày 8/3/2003. Bà HA đồng ý với ý kiến của bà N.
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà N đề nghị Hội đồng xét xử công nhận di chúc ngày 12/3/2003 vì được làm sau, theo đúng quy định của pháp luật, có 2 người làm chứng còn di chúc ngày 8/3/2003 làm trước, có nhiều vi phạm nên đề nghị không công nhận. Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bà N.
Đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án: Cụ Nhâm Hữu Uyển sinh năm 1925 chết ngày 9/6/1997, c ụ Lê Thị Ch sinh năm 1924 chết ngày 9/7/2009 sinh thời cụ Uyển, cụ Ch có 5 người con đẻ là: Bà Nhâm Thị T sinh năm 1948, ông Nhâm Hữu M sinh năm 1957, bà Nhậm Thúy N sinh năm 1959, bà Nhâm Thị Thúy HA sinh năm 1962, ông Nhâm Hữu P sinh năm 1963. Ngoài ra không có ai có con riêng, con nuôi nào khác. Cụ Nhâm Hữu Uyển không để lại di chúc, di sản của cụ Uyển được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thức nhất gồm bà T, ông M, bà N, bà HA và ông P. Thời điểm cụ Ch lập di chúc là tháng 3 năm 2003 khi chưa có luật công chứng do đó di chúc được lập trên cơ sở Bộ luật dân sự 1995 và Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 c ủa chính phủ.
Di chúc ngày 8/3/2003 được thực hiện ở phòng công chứng số 1, có giáp lai, có đủ căn cứ xác định đây là di chúc hợp pháp. Di chúc của cụ Ch là di chúc có điều kiện. Di chúc có công chứng, có dấu giáp lai của phòng công chứng số 1 Hà Nội, nội dung liền mạch. Bản di chúc này được lập về hình thức và nội dung phù hợp với pháp luật, có cơ sở xác định đầy là văn bản hợp pháp thể hiện ý chí của cụ Ch để lại toàn bộ di sản của mình cho ông Nguyễn Hữu M.
Bản di chúc ngày12/3/2003 do người làm chứng tự ghi chép, không phù hợp với quy định của pháp luật nên không được coi là hợp pháp.
Cụ Ch có để lại di chúc ngày 8/3/2009 đư ợc xác nhận là hợp pháp. Người được cụ Ch chỉ định trong di chúc là ông Nhâm Hữu M được hưởng toàn bộ phần di sản của cụ Ch và có nghĩa vụ thờ cúng cụ Uyển, cụ Ch.
Từ những phân tích trên, thấy rằng, Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định là có căn cứ, đúng pháp luật. Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhân kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu tài liệu tại hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, Căn cứ kết quả tranh tụng tại phiên tòa, quan điểm giải quyết vụ án của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử nhận định.
Sau khi xét xử sơ thẩm, bà Nhâm Thúy N, Nhâm Thị T kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm sửa toàn bộ bản án sơ thẩm, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử thấy: Về thực chất, tranh chấp nguyên đơn đề nghị giải quyết là yêu cầu chia thừa kế tài sản của cụ Nguyễn Hữu Uyển và cụ Lê Thị Ch. Liên quan đến đề nghị này là hai văn bản di chúc của cụ Lê Thị Ch: Di chúc ngày 8/3/2003 có công chứng tại phòng công chứng số 1 thành phố Hà Nội và di chúc ngày 12/3/2003 không có công chứng và có 2 người làm chứng là luật sư Vũ Việt Hà + Vũ Tiến V.
Trong đơn khởi kiện, ông Nhâm Hữu M đề nghị công nhận bản di chúc của cụ Lê Thị Ch ngày 8/3/2003, đề nghị tuyên vô hiệu di chúc ngày 12/5/2003 đồng thời đề nghị chia di sản của cụ Uyển theo pháp luật.
Xét:
1. Về quan hệ huyết thống:
1.1 Các tài liệu tại hồ sơ vụ án và các đương sự xác nhận Cụ Nhâm Hữu Uyển sinh năm 1925 chết ngày 9/6/1997, cụ Lê Thị Ch sinh năm 1924 chết ngày 9/7/2009 sinh thời cụ Uyển, cụ Ch có 5 người con đẻ là: Bà Nhâm Thị T sinh năm 1948, ông Nhâm Hữu M sinh nă m 1957, bà Nhậm Thúy N sinh năm 1959, bà Nhâm Th ị Thúy HA sinh năm 1962, ông Nhâm Hữu P sinh năm 1963. Ngoài ra không có ai có con riêng, con nuôi nào khác.
+ Cụ Nhâm Hữu Uyển không để lại di chúc, di sản của cụ Uyển được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thức nhất gồm bà T, ông M, bà N, bà HA và ông P.
Thời điểm cụ Ch lập di chúc là tháng 3 năm 2003 khi chưa có lu ật công chứng do đó di chúc được lập trên cơ sở Bộ luật dân sự 1995 và Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 c ủa chính phủ.
1.2 Về di chúc của cụ Ch 1.2.1 Đối với văn bản di chúc ngày 8/3/2009 được lập tại phòng công chứng số 1 thành phố Hà Nội có nội dung bà Lê Thị Ch đã mời luật sư Hà Thị Thanh ghi hộ và làm chứng cho việc lập bản di chúc này. Trước mặt tôi bà Lê Thị Ch đã nghe luật sư Hà Thị Thanh đọc lại toàn bộ văn bản di chúc này, bà Lê Thị Ch công nhận bản di chúc này hoàn toàn đúng với ý nguyện của bà Ch và bà Ch không thêm b ớt điều gì nữa. Bản di chúc này đã được bà Lê Thị Ch lập trong trạng thái hoàn toàn M mẫn và sáng suốt, tại thời điểm công chứng bà Ch có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Bản di chúc ngày 8/3/2003 có nội dung: Các con gái của tôi (T, N, Hòa) đã khôn lớn trưởng thành và có gia đình riêng, khi xây dựng gia đình tôi đã cho mỗi con gái một số tiền làm vốn. Ngôi nhà 97 KK, quận Hai Bà Trương, thành phố Hà Nội theo pháp luật tôi được ½ nhà đất. Sau này để tránh tranh chấp mất đoàn kết trong nội bộ gia đình. Để tôi được yên T lúc tuổi già cũng như sau này khi tôi qua đ ời được thanh thản, anh Nhâm Hữu M là người thường xuyên chăm sóc tôi khi tôi ốm đau và cùng tôi thờ cúng chồng tôi từ khi chồng tôi qua đời. Tôi có nguyện vọng lập di chúc này để lại cho con trai lớn là Nhâm Hữu M toàn bộ ½ nhà đất và kỷ phần thừa kế mà tôi được hưởng của chồng. Anh Nguyễn Hữu M pH có nghĩa vụ tiếp tục thờ cúng vợ chồng tôi khi tôi qua đời.
Như vậy có thể thấy, di chúc của cụ Ch là di chúc có điều kiện. Di chúc có công chứng, có dấu giáp lai của phòng công chứng số 1 Hà Nội, nội dung liền mạch.
Bản di chúc này được lập về hình thức và nội dung phù hợp với pháp luật, có cơ sở xác định đầy là văn bản hợp pháp thể hiện ý chí của cụ Ch để lại toàn bộ di sản của mình cho ông Nguyễn Hữu M. Phù hợp với Điều 131, 661, 664, 665 Bộ luật dân sự 1995; Nghị định 75/NĐ-CP ngày 8/12/2000 của chính phủ do đó phát sinh hiệu lực pháp luật. Cụ Ch xác định đây là bản di chúc duy nhất mà cụ lập để định đoạt phần tài sản của M là ngôi nhà 97 KK, Hà Nội.
Đối với bản di chúc ngày 12/3/2003 đây là trư ờng hợp di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
Theo quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự năm 1995: Nếu người viết không thể tự viết được, ký được thì có thể nhờ người khác viết lại những mong muốn của mình thể hiện trước hai người làm chứng thể hiện ý chí của người để lại di sản. Di chúc đánh máy s ẵn pH có chứng, chứng thực mới khẳng định ý chí của người để lại di chúc.
Trong lời khai của mình, luật sư Vĩ Tiến V cho biết nhận công việc vào ngày 12/3/2003 để đến nhà cụ Ch và đánh máy theo ý nguyện của cụ Ch nhưng không có lời khai máy chữ là của ai, do ai đem đến, không có giải thích tại sao trên văn bản lại ghi bằng bút mực ngày tháng văn bản. Luật sư cho biết sau khi lập văn bản thì đem về văn phòng đóng dấu và chuyển lại cho cụ Ch.
Tại cấp sơ thẩm, bà N khai “Ngày 11/3/2003, luật sư Văn Phòng Hồng Hà đến ghi chép ý kiến của mẹ tôi rồi về lập di chúc, hôm sau mang di chúc đến”. Lời khai này mâu thuẫn với lời khai của luật sư V là ngày 12/3/2003 luật sư mới đến nhà cụ Ch, đồng thời chứng tỏ việc di chúc đã chuẩn bị từ trước chứ không pH viết lại theo lời nói của cụ Ch ngay tại thời điểm lập di chúc.
Bà N khai: Khi cụ Ch lập di chúc ngày 12/3/2003 thì có mặt cả 5 người con nhưng không ai phản đối gì.
Ông M nói không biết điều này và không có mặt lời khai của bà N là không có cơ sở vì ngày 8/3/2003 c ụ Ch lập di chúc có công chứng tại văn phòng công chứng số 1 thành phố Hà Nội với nội dung để lại toàn bộ tài sản cho ông M đến ngày 12/3/2003 lập di chúc mới chia tài sản cho cả 5 người con, nếu ông M có mặt thì sẽ phản đối.
Về nội dung: Văn bản ngày 12/3/2003 có nội dung “Tất cả những sự phân chia khác (nếu có) trước khi tôi lập bản di chúc này đều không có giá trị trước pháp luật”. Điều giả định “nếu có” này cũng là căn c ứ xác định văn bản đã được lập sẵn theo kỹ thuật văn bản chung vì trước đó 4 ngày cụ Ch vừa lập di chúc tại phòng công chứng số 1 thành phố Hà Nội trong tình trạng hoàn toàn tự nguyện, tỉnh táo, M mẫn. Đến ngày 12/3/2003 cũng trong tình trạng, tỉnh táo, M mẫn thì không thể không nhớ đã có văn bản di chúc ngày 8/3/2003. Từ giả định “nếu có” tại văn bản ngày 12/3/2003 chứng M một điều: Vì được đánh máy sẵn nên người đánh máy không biết đã có văn bản di chúc ngày 8/3/2003 nên mới đặt ra giả thiết như vậy điều này không phù hợp với logic.
Việc điểm chỉ tại văn bản ngày 12/3/2003: Văn bản không ghi cụ Ch điểm chỉ bằng ngón tay nào, bản thân bà N, bà HA, bà T cũng không biết, vân tay không có điều kiện để giám định đó không xác định được vân tay có pH của cụ Ch không, thuộc ngón nào và có có đúng ý muốn của cụ Ch hay không. Từ những chứng cứ và phân tích trên, có cơ sở xác định văn bản ngày 12/3/2003 là văn bản được đánh máy sẵn. Theo quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự 1995 thì di chúc được đánh máy sẵn pH có công chứng, chứng thực.
Mặt khác “Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết nhưng pH có ít nhất 2 người là m chứng” trong trường hợp này người lập hộ di chúc đồng thời là người là m chứng là không phù hợp với quy định của pháp luật. Hai người làm chứng không có chức năng chứng thực, chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Như vậy văn bản di chúc ngày 12/3/2003 không phù h ợp với quy định của pháp luật nên không được coi là hợp pháp.
Qua sự đánh giá phân tích trên, Hội đồng xét xử thấy Tòa án cấp sơ thẩm có căn cứ khi chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về vấn đề này.
2. Xét yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cụ Nhâm Hữu Uyển và chia tài sản theo di chúc của cụ Lê Thị Ch.
2.1 Như phần trên đã nêu, cụ Nhâm Hữu Uyển chết năm 1997, cụ Lê Thị Ch chết năm 2009. Sinh thời cụ Uyển, cụ Ch có 5 con đẻ là bà Nhâm Thị T, ông Nhâm Hữu M, bà Nhâm Thúy N, bà Nhâm Thúy Hòa, ông Nhâ m Hữu P. Cụ Uyển chết năm 1997 không để lại di chúc: Hàng thừa kế thứ nhất của cụ Uyển là cụ Ch, bà T, ông M, bà N, bà HA và ông P. Tài sản của cụ Uyển được chia theo pháp luật.
Cụ Ch chết năm 2009. Cụ Ch có để lại di chúc. Theo như nhận định tại phần trên thì bản di chúc của cụ Ch lập tại văn phòng công chứng số 1 thành phố Hà Nội ngày 8/3/2009 là văn bản di chúc được công nhận là hợp pháp và có hiệu lực thi hành, do đó di s ản của cụ Ch được định đoạt và chia theo di chúc ngày 8/3/2009 c ủa cụ Lê Thị Ch.
2.2 Về di sản thừa kế: Nhà đất tại 97 KK, quận HT, Hà Nội là tài sản chung của cụ Uyển và cụ Ch. Nhà đất đã bị giải phóng mặt bẳng làm đường KK. Tổng số tiền được bồi thường, hỗ trợ là: 7.763.345.666 đồng. Số tiền này là di sản thừa kế của cụ Ch và cụ Uyển. Phần mỗi cụ là ½ = 3.881.672.833 đồng.
2.3 Cụ Uyển chết năm 1997 hàng thừa kế thứ nhất gồm 6 người: Cụ Ch, bà T, ông M, bà N, bà HA, ông P di sản của cụ Uyển được chia 6 phần, mỗi phần có giá trị: 3.881.672.833 đồng: 6 = 646.945.472 đ ồng. 6 thừa kế mỗi người hưởng 1 phần.
2.4 Cụ Ch chết năm 2009: di sản của cụ Ch gồm 3.881.672.883 đồng + 646.945.472 đồng = 4.528.618.305 đồng.
Cụ Ch có để lại di chúc ngày 8/3/2009 đư ợc xác nhận là hợp pháp. Người được cụ Ch chỉ định trong di chúc là ông Nhâm Hữu M được hưởng toàn bộ phần di sản của cụ Ch và có nghĩa vụ thờ cúng cụ Uyển, cụ Ch.
Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định trong bản án là có căn cứ, đúng pháp luật. Kháng cáo của bà N, bà T là không có căn cứ nên không được chấp nhận. Cần giữ nguyên bản án sơ thẩm.
3. Về án phí: Miễn án phí phúc thẩm cho bà T, bà N vì 2 bà là người cao tuổi.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tung dân sự; Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
1. Không chấp nhận kháng cáo của bà Nhâm Thúy N, Nhâm Thị T, giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 61 ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
2. Về án phí: Miễn án phí dân sự cho bà Nhâm Thúy N, Nhâm Thị T. Bác các yêu cầu khác của các đương sự Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án về tranh chấp chia thừa kế số 281/2022/DS-PT
Số hiệu: | 281/2022/DS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân cấp cao |
Lĩnh vực: | Dân sự |
Ngày ban hành: | 23/09/2022 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về