Bản án về tranh chấp bồi thường thiệt hại tài sản thông qua giao dịch dân sự số 88/2020/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

 BẢN ÁN 88/2020/DS-PT NGÀY 16/12/2020 VỀ TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TÀI SẢN THÔNG QUA GIAO DỊCH DÂN SỰ

Ngày16 tháng 12 N 2020 tại Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ xét xử P thẩm vụ án dân sự thụ lý số: 71/2020/TLPT-DS ngày 22 tháng 10 N 2020 về việc “Tranh chấp bồi thường thiệt hại về tài sản thông qua giao dịch dân sự”. Do bản án dân sự sơ thẩm số: 08/2020/DS-ST ngày 03/9/2020 Tòa án nhân dân huyện T bị kháng cáo.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử P thẩm số: 73 /2020/PT-DS ngày 30/11/2020 giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Bá T,sinh N 1960;

Cư trú: Khu 12, xã L, huyện T, tỉnh Phú Thọ. (có mặt)

Bị đơn: Anh Nguyễn Trọng P, sinh N 1986;

Cư trú: Khu 2, xã D, huyện T, tỉnh Phú Thọ.(có mặt)

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

Phạm Thị H, sinh N 1962;aa Cư trú: Khu 12, xã L, huyện T, tỉnh Phú Thọ. (có mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và các lời khai tiếp theo tại Tòa án nguyên đơ n ông Nguyễn Bá T trình bày:

Tháng 8/2019 gia đình ông có mua đàn gà mía S tổng số là 2000 con được hơn 3 tháng sau vào thời gian từ 20/11/2019 gia đình ông thấy toàn bộ số gà trên có triệu chứng hen. Ngay sau đó gia đình ông xuống nhà anh L ở liền kề cũng nuôi gà, ông thấy anh P là cán bộ Thú y của Công ty cám H đang đến để chữa gà cho anh L. Ông có giao dịch với anh P về việc gà nhà ông đang hen. Ngay sau đó nhà ông có hợp đồng bằng miệng với anh P về việc chữa cho gà hen, anh P đồng ý giúp. Ngày hôm sau anh P có gửi qua anh L một lọ thuốc đã mở giở nắp còn độ ½ lọ thuốc có nhãn là TAMONIN và kèm theo 0,5 kg thuốc bột Doxi không có nhãn mác dặn qua anh L cách sử dụng và gia đình ông đã sử dụng đúng như anh P hướng dẫn sử dụng. Vào khoảng 3 giờ chiều lấy thuốc pha cho gà uống, đến sáng hôm sau cả gia đình ông dậy kiểm tra thì đã thấy gà chết, cứ tiếp vậy chết rải rác trong 4 đến 5 ngày sau đã chết đến 1200 con to khỏe. Sau khi thấy gà chết gia đình gọi điện cho anh P nH anh P không lên xem thế nào. Ông không biết phải làm gì nên đã báo cáo trưởng khu chứng kiến trực tiếp và báo cáo cán bộ Thú y xã L và Thú y huyện T lên xem xét thực tế có biên bản xác định nghi gà chết do ngộ độc thuốc. Sau khi cán bộ Thú y huyện lập biên bản thì 3 ngày sau thấy anh P lên nhà ông gia đình ông có nói và trao đổi về việc gà chết thì anh P nhận hỗ trợ 20 triệu đồng cho gia đình ông, nH gia đình ông không nhất trí . Nay ông khởi kiện yêu cầu anh P bồi thường số tiền là 183.600.000 đồng (1.200con x 1,7kg/con x 90.000đ/kg).

Bị đơn anh Nguyễn Trọng P trình bày: Khoảng 3 giờ chiều ngày 23/11/2019 anh L có ra cầu Phong Châu đón anh vào xem hộ đàn gà. Khi anh vào xem cho nhà anh L xong, cô chú T, H nhìn thấy anh và nhờ xem hộ đàn gà bị hen đã uống thuốc của anh C 3 ngày không khỏi và còn bị nặng hơn. Anh và gia đình cô chú có quen biết từ trước và hiện gà đang sử dụng cám của Công ty anh. Được sự tin tưởng của cô chú (cô H nói: Cô tin tưởng P số 1 về thú y).

Sau khi kiểm tra: Đàn gà 3 tháng tuổi, bình quân trống, mái là 1,2kg/con, số lượng bắt 2000 con do giống kém nên hao hụt từ bé đến thời điểm này còn khoảng 1600 con. Anh chuẩn đoán gà bị hen và kê thuốc cho cô chú, cô chú nói do không biết về thuốc và có nhờ tôi lấy hộ.Xong việc anh L có đưa anh về nhà và lấy thuốc cho cô chú rồi gửi anh L cầm về luôn. Thuốc bao gồm: 01 lít Tia-fote, 500g Doxy và 01 lít giải độc Stimosol.Anh đã dặn anh L về hướng dẫn cho uống như sau: Tia- fote:200ml/ngày, pha vào bình 200 lít nước cho uống buổi sáng; giải độc Stimosol:

200ml/ngày pha nước uống buổi trưa; Do xy: 100g pha 200 lít nước uống buổi chiều. Tất cả thuốc này liệu trình 05 ngày. Trên chai thuốc Tia-fote anh còn ghi ngoài vỏ chai 200ml /200 lít nước/ngày. Sáng ngày 24/11/2019, anh còn gọi điện lại cho cô H hướng dẫn 1 lần nữa về hướng dẫn cách sử dụng như trên. Sáng ngày 26/11/2019 anh có qua kiểm tra lại đàn gà và được cô H nói gà chết 08 con anh có mổ khám và kiểm tra. Kiểm tra xong anh lên chuồng gà và thấy cô đang pha thuốc cho gà uống, anh hỏi cho uống thuốc như thế nào thì cô H nói cho nước vào hai xô sơn (loại xô 18 lít) sau đó đổ hai nắp đầy vào 1 xô rồi múc thuốc ở hai xô đổ vào từng máng uống tự động cho gà uống. Cách pha như vậy là sai quy trình (quá ít nước); thứ hai là quá liều lượng, cô nói đã đổ 1 xô vào các máng chờ uống hết rồi đổ xô tiếp theo. Phát hiện sự việc anh với cô H đã đổ hết nước ở các máng tự động và cả ở xô còn nguyên. Anh hỏi tại sao cô không pha ra bình 200 lít mà phải ra xô thì cô nói do chú T chưa làm. Sự việc xảy ra như vậy thì anh có lấy 01 chai giải độc Virusid đưa cho cô chú cho uống 05 ngày mỗi ngày 200ml/200 lít nước. Mấy ngày sau cô H có gọi anh về gấp. Buổi chiều hôm đó có anh T, anh C (Thú y đã chữa gà) cùng lên kiểm tra đàn gà thì thấy hiện tượng gà đói và mổ lông nhau và cho ăn cám Ngô. Tôi hỏi tại sao cho ăn cám Ngô thì cô chú nói chỗ Thú y nhà anh Đ nói gà bị thận nên không cho ăn cám Công nghiệp mà phải cho ăn cám Ngô và ăn ít. Sau đó anh T có mang 01 bao cám Công nghiệp đổ cho gà ăn và gà rất đói nên ăn nhiều. Trước đó các máng nước bị tắc và không có nước cho gà uống. Anh T đã đi thông các máng uống. Anh phát hiện thuốc giải độc gan của tôi là Stimosol và Virusid cô chú không sử dụng của tôi và sử dụng theo phác đồ của anh Đ. Trước khi sử dụng thuốc của anh gia đình đã theo phác đồ thuốc và vacxin của anh C nH trước đó mấy ngày cũng sử dụng vacxin cúm nhà anh Đ. Sau đó anh có xuống nhà cô chú nói chuyện, anh có nói nếu cô chú sử dụng tất thuốc của cháu hướng dẫn, gà chết hết cháu đền, còn lại chai thuốc Tia-fote còn có 300g cả bì, như vậy trong hai ngày cô chú đã sử dụng 800ml. Họp cùng anh T và anh C chúng tôi quyết định cho uống thuốc giải độc Virusud, anh sẽ mang thêm 01 lit Virus nữa cho uống 5 ngày. Do anh bận việc nên phân công anh C theo dõi. Sau khi uống gà đã giảm chết và ăn uống tốt hơn. Đến ngày 08/12/2019, cô H có gọi anh lên và anh đã mang theo 01 kg thuốc bổ Sapvitamin bảo cô cho uống 100g/ngày cô nói chờ chú về có việc nH do đã trưa nên anh không chờ và về. Đến ngày 17/12/2019 tôi nhận được giấy triệu tập của UBND xã P về việc hòa giải với gia đình chú T, anh cũng nghĩ không may xảy ra như vậy, không rõ nguyên nhân do đâu nên đã nói hỗ trợ gia đình chú T 20 triệu đồng.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà Phạm Thị H trình bày: Khi gà nhà bà có hiện tượng hen bà nhìn thấy anh P lên thăm gà nhà anh L ở cạnh nhà bà, bà có gọi anh P lên xem gà cho bà, anh P lên không mổ khám gà và đưa cho bà một chai đã bóc dở + 01 gói thuốc bảo là 0,5kg Doxyvà gọi điện cho bà dặn bà cho uống, bà làm đúng như lời dặn, cho uống buổi chiều qua 01 đêm gà chết rất nhiều và chết kéo dài khoảng 15 ngày, sau đó chồng bà có gọi anh P vào để nói chuyện nH anh P không gặp để khắc phục hậu quả. Khi gà chết trong một, hai ngày nhà bà có gọi thầy thuốc đến cứu chữa, giải độc và đi xét nghiệm cúm cho kết quả đều âm tính. Khi cán bộ Thú y huyện đến kiểm tra thì xác định gà chết là do ngộ độc thuốc của anh P.Nay ông T chồng bà khởi kiện đối với anh P bà đồng ý với ý kiến của ông T.

Lời khai của người làm chứng là ông Trần Mạnh L xác định: Ông là hàng xóm với vợ chồng ông T, bà H và quen biết anh P. Khoảng ngày 22/11/2019 anh P có nhờ ông mang thuốc cho cô chú H, T qua nhìn trực quan Ti thuốc bên trong như thế nào không rõ, anh P nhờ ông cầm giúp để chuyển cho vợ chồng chú T. Anh P có hướng dẫn ông về phác đồ điều trị để hướng dẫn cho ông T nH ông không tiếp nhận mà đề nghị anh P liên hệ trực tiếp với vợ chồng ông T để hướng dẫn, việc gà nhà ông T bị chết diễn biến như thế nào ông không nắm được, ông cam đoan lời khai của ông là đúng sự thật nếu sai hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Lời khai của người làm chứng là anh Nguyễn Bá T xác định: Anh không nhớ rõ ngày anh lên trại gà nhà ông T là anh trai, anh thấy anh P và anh C đang cùng ông T bàn cách khắc phục đàn gà của nhà anh T bị chết sau đó anh về không biết gì thêm. Anh cam đoan lời khai của anh là đúng sự thật nếu sai xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Lời khai người làm chứng là anh Trịnh Hải Đ trình bày: Trước khi gà gia đình nhà ông T chết khoảng 7 đến 10 ngày thì anh có bán cho ông T thuốc Vacxin cúm gia cầm, sau khi gà nhà ông T chết khoảng 4 -5 ngày thì gia đình ông T nhờ anh đến kiểm tra. Qua kiểm tra thấy bệnh thận bị tổn thương nặng nên anh có bán thuốc giải độc thận phorentic + Escenelg. Đối với thuốc vacxin thì nhân viên công ty trực tiếp đến tiêm còn đối với thuốc giải độc thận thì anh hướng dẫn trực tiếp ông T sử dụng, trong khi đưa phác đồ giải độc gan, thận cho đàn gà nhà ông T thì anh không biết anh P có đưa thuốc giải độc gan, thận cho nhà ông T không. Anh có hướng dẫn cho ông T cho gà ăn cám Ngô và cho ăn ít không cho ăn cám Công nghiệp. Anh có tiêm vắcsin cho đàn gà của gia đình ông T, khi tiêm đàn gà của gia đình ông T thì đàn gà khoảng 1.900 con. Khi đàn gà của gia đình ông T chết thì anh đã đem gà đi xét nghiệm xác định gà của gia đình ông T âm tính với virút cúm H5N1, tuy nhiên kết quả này hiện nay đã lâu nên anh không còn lưu giữ để cung cấp cho Tòa án nH anh khẳng định kết quả này là đúng.

Lời khai của ông Nguyễn Thế L, bà Hoàng Thị K, ông Nguyễn Trọng N cán bộ Trạm thú y huyện T như sau: Sau khi tiếp nhận thông tin của UBND xã P, Trạm thú y đã kiểm tra thực tế. Tại buổi làm việc gia đình anh T có trình bày triệu chứng của đàn gà có hiện tượng ho hen từ 20/11/2019 đàn gà này đã dùng đủ các loại vacxin từ 01 ngày tuổi, khi bị bệnh gia đình có dùng thuốc đặc trị TA-forte ngoại cho uống. Sau1 đêm gà có hiện tượng chết và chết liên tục đến ngày 10/12/2019 thì gà chết khoảng 1000 con theo lời khai của anh T. Sau đó đoàn kiểm tra cùng gia đình đã kiểm tra số gà còn lại khoảng 1000 con có triệu chứng ăn chậm và yếu, đoàn kiểm tra đề nghị gia đình tiếp tục theo dõi và cho uống bổ sung các loại vitamin, thuốc điện giải vì nghi đàn gà bị ngộ độc thuốc theo lời khai của ông T thì thuốc điều trị gà là của anh P. Trạm thú y xác định người điều trị hoặc tư vấn điều trị gia cầm phải có bằng cấp chuyên môn và chứng chỉ hành nghề, Việc mua thuốc hộ và hướng dẫn điều trị từ xa qua điện thoại là chưa hết trách nhiệm. Thuốc Tia- fortecol trong đó có chứa thành phần Tiamulin, khuyến cáo của nhà sản xuất Tiamulin không được chỉ định dùng cho vật nuôi đang dùng thức ăn có chứa muối ion, vì có tác dụng không mong muốn xảy ra. Cụ thể: Gây chậm lớn, mất điều hòa vận động, liệt nhẹ, có thể gây chết do hiện tượng tương tranh đào thải.

Kết luận của Trạm thú ý huyện T xác định: Việc đang sử dụng cám có tên MAX-GRO G221 có chứa thành phần Salinomycin Sodium, Monensin, Lasalocid, Sodium (thuộc nhóm Polyether Ionophore) thì không được sử dụng thuốc Tiamulin (thuộc nhóm Pleuromutilin - chống chỉ định sử dụng chung với Polyether Ionophore) vì tác dụng không mong muốn xảy ra. Cụ thể: Gây chậm lớn, mất điều hòa vận động, liệt nhẹ, có thể gây chết do hiện tượng tương tranh đào thải (không phụ thuộc vào liều lượng do chống chỉ định sử dung chung kháng sinh thuộc 2 nhóm trên).

Các thành phần khác có tên trên bao cám MAX-GRO G221 không có khuyến cáo chống chỉ định khi điều trị bằng Tiamulin.

Căn cứ vào các thông tin trên và trực tiếp xem xét, đối chiếu loại cám đang cho gà ăn và thuốc kháng sinh đang điều trị có thành phần chống chỉ định dùng chung để xác định nguyên nhân gà chết. Hiện tượng gà mổ lông nhau là một biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau như bệnh Gumbro, cầu trùng hoặc do thiếu chất, sử dụng các thuốc sai chỉ định gây rối loạn vận động, các tác nhân gây stress như nhiệt độ, tiếng ồn… Lời khai của ông Phùng Duy H - phó Chủ tịch UBND xã L, ông Nguyễn Văn T - Trưởng khu và ông Chu Duy C - cán bộ Thú y xã xác định: Ngày 8/12/2019, sau khi nhận được tin báo của gia đình ông T về việc gà bị chết, thì địa phương có cử cán bộ đến nhà ông T làm việc. Theo gia đình ông T khai báo thì số lượng gà chết khoảng 1.500 con nH thực tế không kiểm đếm cụ thể. Tại thời điểm gà chết là 03 tháng tuổi thì trọng lượng bình quân từ 1,4 đến 1,5 kg/con với giá thị trường thời điểm tháng 12/2019 là 90.000đ/kg. Nguyên nhân gà chết thì địa phương không biết nH lúc đó tại địa bàn khu 7, xã P (nay là xã L) không có dịch bệnh gia cầm.

Lời khai của anh Chu Duy C xác định: Trước khi đàn gà nhà ông T chết thì anh có bán thuốc Tinodos số lượng là 01 kg với thời gian 03 ngày điều trị bệnh hen. Khi bán thuốc thì anh có hướng dẫn uống theo liều lượng. Sau khi ông T cho gà uống thuốc thì gà không khỏi nên ông T có mua thuốc của người khác thì anh không biết, sau này anh mới biết mua của anh P. Khi gà chết thì ông T có gọi cho anh vì trước đó anh có bán thuốc tiêm vacxin phòng bệnh cho gà nhà ông T từ 40 ngày tuổi. Khi tiêm anh xác định đàn gà của nhà ông T khoảng 1.800 con, đồng thời có bán thuốc điều trị bệnh hen nên khi ông T gọi thì anh có lên và có đưa gà đi kiểm tra xét nghiệm thì xác định nguyên nhân gà chết là do ngộ độc do uống thuốc quá liều, nH không phải là do thuốc Tinodos do anhbán cho ông T, theo kết luận thì gà nhà ông T âm tính với virus cúm gia cầm type A (có phếu trả lời kết quả xét nghiệm của phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học thú ý - Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Theo anh được biết khi dùng thuốc Tia - forte mà cho ăn cám Công nghiệp mà trong cám có chất kháng cầu trùng thì sẽ gây ra phản ứng và ngộ độc, nếu cho ăn cámNgô thì không có hiện tượng trên. Khi gà nhà ông T chết thì anh có mặt ở nhà ông T và có gặp anh P, anh T và một số ông, bà hàng xóm đến. Thấy gà có hiện tượng gà đói mổ lông nhau sau đó anh cùng anh T, anh P quyết định cho gà uống thuốc giải độc của anh P đưa. Anh có chứng kiến việc anh P nói với anh T: Cô chú cứ cho uống thuốc giải độc của cháu nếu gà chết hết thì cháu sẽ đền, việc đàn gà của gia đình anh T chết không liên quan đến anh.

Lời khai của ông Nguyễn Văn T - Trưởng khu 15, xã L: Sau khi gia đình ông T có báo cáo về việc gà của gia đình bị chết, chúng tôi cùng cơ quan đã lập biên bản. Sau một thời gian tức ngày 22/12/2019, tôi có sang tại gia đình ông T kiểm tra lại thì số đàn gà còn lại ốm, yếu, không ăn còn rải rác ước khoảng 200con trong tình trạng không phát triển được và chết dần. Ý kiến của gia đình đề nghị xác định số lượng gà còn lại để anh P thú y nắm được và có trách nhiệm với gia đình ông T.

Tòa án đã mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải ông T và anh P xác định:

Về các chứng cứ đã được công bố các bên đương sự tiếp cận, kiểm tra không ai có ý kiến thắc mắc gì.

Về nội dung: Ông T và anh P xác định như sau: Tháng 11/2019 ông T có gặp anh P tại nhà anh L và có trao đổi miệng với anh P nhờ anh P sang xem kiểm tra đàn gà cho gia đình ông T (vì lúc đó đàn gà có hiện tượng hen). Anh P có sang kiểm tra đàn gà thì gia đình anh T có nói là đã dùng vacxin và thuốc của anh C nH đàn gà có hiện tượng hen nên bảo với anh P có thuốc để chữa gà. Anh P nói kê thuốc cho gà uống nH thực tế lúc đó chưa có thuốc nên anh P về và lấy thuốc gửi cho anh L để anh L đưa cho ông T. Sau khi có thuốc do anh L chuyển đến nH anh L không hướng dẫn được vì khi nhận hướng dẫn của anh P không cụ thể được nên có bảo gia đình ông T tự nói với anh P. Hôm sau anh P điện thoại trực tiếp cho gia đình ông T và hướng dẫn gia đình ông T cách sử dụng thuốc và trước đó anh P ghi ở ngoài vỏ chai thuốc. Sau khi tiếp nhận cách hướng dẫn của anh P thì gia đình ông T cho gà uống thuốc. Nghĩa là nhận thuốc từ anh L ngày thứ nhất chiều ngày 24/11/2019 đến ngày thứ hai 25/11/2019 thì hai bên thống nhất được cách sử dụng thuốc và đến chiều ngày thứ hai là ngày 25/11/2019 gia đình ông T cho gà uống thuốc. Sau đó đến ngày thứ ba thì đàn gà có hiện tượng chết khoảng 8 con. Ông T điện thoại cho anh P đến, anh P đến kiểm tra đàn gà cho nhà anh L thì đồng thời kiểm tra đàn gà cho nhà ông T thì mới biết chết 8 con, anh P trực tiếp mổ kiểm tra, khi anh P kiểm tra thì anh P đã gửi thuốc giải độc gan cho anh L lúc đó gà đã chết nhiều. Khi ông T nhận thuốc qua anh L không được hướng dẫn nên đang hoang mang nên ông T không cho gà uống thuốc giải độc của anh P mà cho gà uống thuốc giải độc của anh Đ lúc đó chưa có đoàn kiểm tra. Sau đó anh P có lên kiểm tra thì lúc đó gà chết khoảng 2 tải và phát hiện ông T không cho gà uống thuốc giải độc của anh P mà cho gà uống thuốc giải độc anhĐ. Trước khi anh P đến đàn gà đã chết nhiều. Ngày 03/12/2019 gia đình ông T cho gà uống thuốc giải độc, anh C trực tiếp cho uống. Kể từ sau đó giữa anh P có đến nhà ông T một lần nữa vào ngày 08/12/2019, sau đó ông T và anh P gặp nhau tại UBND xã P nH hai bên không thống nhất được cách giải quyết.

Nay ông T vẫn giữ nguyên quan điểm yêu cầu anh P bồi thường số gà chết 1200 con thành tiền là 183.600.000 đồng.

Anh P không nhất trí yêu cầu của ông T, tuy nhiên anh xác định đàn gà chết khoảng từ 500-700 con giá gà lúc đó là 70.000đ/kg nếu ông T không khởi kiện thì anh sẽ hỗ trợ 20 triệu đồng.

Ngày 06/8/2020 giữa ông T và anh P mong muốn được tiếp tục hòa giải và đưa ra ý kiến như sau:

Phía ông T: Do anh P thiếu trách nhiệm ngay từ đầu nên khi tôi gọi đến để xác định số gà chết, nguyên nhân gà chết nH anh P không hợp tác, trốn tránh trách nhiệm, tôi rất bực mình phải đi kiện, nếu anh P muốn hòa giải thì anh P phải đưa ra số cụ thể bồi thường.

Phía anh P: Ngày 09/6/2020 anh P có đơn phản tố yêu cầu ông T trả số tiền còn nợ tiền thuốc là 15.035.000 đồng. Nội dung phản tố: Vào khoảng N 2016 tôi làm kỹ thuật của Công ty cám H gia đình ông T mua cám của Công ty, tôi là cán bộ hỗ trợ kỹ thuật cho gia đình ông T nuôi gà. Gia đình ông T nhờ tôi lấy thuốc tổng số tiền từ N 2016 đến 2017 là 16.155.000 đồng, đến tết 2018 đã trả cho tôi được 06 triệu đồng còn nợ lại 10.155.000 đồng. Tiếp đến ngày 23/11/2019 tôi có kê thêm thuốc cho đàn gà 1.600 con thành tiền là 4.480.000 đồng,tôi không yêu cầu lãi.

Trước tiên xác định khi sự việc xảy ra do nhận thức không đầy đủ nên đã không cụ thể với ông T. Nay xác định rõ trách nhiệm và có lời xin lỗi ông T và mong muốn hỗ trợ cho ông T 30 triệu đồng và không yêu cầu ông T trả tiền thuốc là 15.035.000đ, còn lại xin gia đình ông T.

Ý kiến của ông T: Khoản tiền ông nợ tiền thuốc của anh P như anh P khai là đúng, ông đề nghị giải quyết theo pháp luật. Ý kiến bồi thường của anh P ông không chấp nhận và yêu cầu anh P bồi thường số tiền 183.600.000đ.

Tại phiên tòa ngày 03/9/2020 anh P rút yêu cầu phản tố đối với ông T về yêu cầu ông T trả số tiền thuốc còn nợ là 15.035.000đ.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 08/2020/DS-ST ngày 03/9/2020 Tòa án nhân dân huyện T.

Căn cứ Điều 116,118,119,351,357,360,361,363,364,513,516,517,518,519 của Bộ luật dân sự; Khoản 1 - Điều 147, Điều 244 của Bộ luật tố tụng dân sự; Khoản 4- Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Toà án.

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Bá T;

Xử: Buộc anh Nguyễn Trọng P phải bồi thường cho ông Nguyễn Bá T số tiền trị giá gà bị chết là 78.300.000đ (Bảy mươi tám triệu ba trăm nghìn đồng).

Kể từ khi án có hiệu L pháp luật người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án mà người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền với lãi suất theo Điều 357 và Điều 468 của Bộ luật dân sự tương ứng với thời gian chậm trả.

Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Bá T với số tiền là 105.300.000đ (Một trăm linh N triệu ba trăm nghìn đồng).

Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu phản tố của anh Nguyễn Trọng P đối với ông Nguyễn Bá T về yêu cầu ông T trả số tiền là 15.035.000đ (Mười N triệu không trăm ba mươi lăm nghìn đồng).

Về án phí dân sự sơ thẩm: Anh Nguyễn Trọng P phải chịu là 3.915.000đ (Ba triệu chín trăm mười lăm nghìn đồng).

Ông Nguyễn Bá T phải chịu: 5.265.000đ (N triệu hai trăm sáu mươi lăm nghìn đồng).

Xác nhận ông Nguyễn Bá T đã nộp số tiền tạm ứng án phí là: 4.590.000đ nộp tại biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2019/0002560 ngày 20/02/2020 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện T.

Trả lại anh Nguyễn Trọng P số tiền tạm ứng án phí yêu cầu phản tố là 376.000đ (Ba trăm bảy mươi sáu nghìn đồng) nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số AA/2019/0002618 ngày 09/6/2020 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện T.

Ngày 08/9/2020 ông Nguyễn Bá T có đơn kháng cáo với nội dung không đồng ý với bản án đã quyết định,đề nghị xem xét phần bồi thường.

Tại phiên tòa ông Nguyễn Bá T giữ nguyên nội dung đã kháng cáo.

Đại diện viện kiểm sát nhân dân dân tỉnh Phú Thọ có quan điểm về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của thẩm phán, Hội đồng xét xử P thẩm và việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng, đúng qui định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ôngNguyễn Bá T. Giữ bản án dân sự sơ thẩm số 08/2020/DS-ST ngày 03/9/2020 Tòa án nhân dân huyện T.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và thẩm tra tại phiên tòa.

Hội đồng xét xử nhận định.

[1] Về tố tụng kháng cáo của ÔngNguyễn Bá T trong hạn luật định được xem xét theo thủ tục P thẩm.

[2] Về nội dung kháng cáo:Không đồng ý với bản án sơ thẩm số 08/2020/DS- ST ngày 03/9/2020 Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Phú Thọ.

[3]Xét thấy :Căn cứ các tài liệu các đương sự cung cấp thấy rằng:Xuất phát từ mối quan hệ quen biết từ trước giữa gia đình ông T và anh P. Gia đình ông T là người chăn nuôi gà và mua cám của Công ty cám Hồng Hà, anh P là cán bộ hỗ trợ kỹ thuật của Công ty và biết anh P làm nghề Thú y. Ngày 24/11/2019 anh P đến nhà anh L để kiểm tra đàn gà cho gia đình anh L, thấy anh P ở nhà anh L nên ông T đã đến gặp anh P trao đổi với anh P là: Đàn gà của gia đình bị hen đã dùng thuốc của anh C nH không khỏi nên nhờ anh P xem hộ như thế nào. Anh P đã đến xem đàn gà của gia đình ông T rồi về mua thuốc đưa cho anh L đem về giúp cho gia đình ông T, đồng thời dặn anh L hướng dẫn cách pha thuốc cho gà uống nH anh L không nhận lời mà đề nghị anh P trực tiếp liên hệ với gia đình ông T. Đến sáng ngày 25/11/2019 thì anh P đã trực tiếp điện thoại cho bà H (vợ ông T) hướng dẫn cách pha thuốc cho gà uống và còn ghi cách pha thuốc ở vỏ chai. Tiếp nhận thông tin từ anh P nên đến chiều cùng ngày gia đình ông T bắt đầu cho gà uống thuốc mà anh P bán cho. Đến sáng hôm sau (ngày 26/11/2019) gia đình ông T dậy thấy gà chết 08 con. Thấy vậy, gia đình ông T đã điện thoại cho anh P đến để xem như thế nào, anh P đã đến cũng xác định gà chết 08 con và đi kiểm tra cách sử dụng thuốc cho gà uống. Khi kiểm tra anh P phát hiện ra gia đình ông T pha quá liều so với hướng dẫn nên bà H và anh P đổ số thuốc đã pha đi, dọn máng đã có thuốc đổ vào không cho gà uống nữa. Sau đó anh P về đem thuốc giải độc gan đưa cho anh L đem về cho gia đình ông T để cho gà uống. Quá trình chạy chữa cho đàn gà gia đình ông T còn dùng cả thuốc giải độc của anh Đ và cả của anh P nH đàn gà vẫn chết liên tục và chết nhiều. Tính đến ngày 08/12 thì anh P lên xác định đàn gà của gia đình ông T đã chết nhiều nH hai bên đều không kiểm đếm cụ thể. Sự việc không được giải quyết nên ngày 08/12/2019 UBND xã P đã mời các bên đến để giải quyết theo đơn của ông T. Tại buổi làm việc anh P có ý kiến hỗ trợ gia đình ông T số tiền 20 triệu đồng nH ông T không nhất trí.

Như vậy, ngay từ khi ông T và anh P gặp nhau trao đổi thông tin về đàn gà và anh P là người trực tiếp xem đàn gà thì hai bên đã chính thức giao kết hợp đồng dân sự. Hình thức hợp đồng giữa ông T và anh P là hợp đồng bằng lời nói: Theo đó, ông T cung cấp thông tin cho anh P về tình trạng sức khỏe đàn gà và đã dùng thuốc của anh C nH không khỏi. Anh P biết đàn gà của gia đình ông T đang sử dụng cám có tên MAX-GRO G221 - Điều này anh P thừa nhận vì anh P là kỹ thuật của Công ty cám H và khi khai thác dữ liệu USB do anh P cung cấp anh P xác định vỏ bao cám do bà H trao đổi trên mạng, trong đoạn clip bà H nói chuyện với một nhân viên tiếp thị cám của Công ty khác với vỏ bao cám mà ông T cung cấp cho Tòa án là một. Anh P đã tiếp nhận thông tin từ ông T đầy đủ nên đã về đưa thuốc cho anh L để anh L đưa cho ông T cho đàn gà uống. Bản thân anh P đã xác định được số lượng đàn gà thì mới xác định được số thuốc cho uống là bao nhiêu. Tuy nhiên ông T chưa trả tiền thuốc cho anh P nH không phải lỗi của ông T mà ngay sau khi cho gà uống thuốc thì đã xảy ra hậu quả đàn gà chết nên hai bên chưa trao đổi về khoản tiền thuốc được - Nghĩa là hai bên đã làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Mục đích của giao dịch là lợi ích mà các bên hướng tới muốn đàn gà của gia đình ông T khỏi bệnh hen và anh P nhận tiền thuốc. Theo ông T thì từ khi mua đàn gà 2000 con đến thời điểm giao dịch với anh P thì đàn gà còn khoảng 1900 con, nH anh P xác định còn khoảng 1600 con. Số liệu này tuy cả hai bên đều không kiểm đếm cụ thể mà chỉ là con số ước lượng, tuy nhiên khi ông T mua đàn gà 2000 con thì đã được tiêm vacxin phòng dịch ngay từ 01 ngày tuổi thì việc tiêm vacxin phải có số lượng là đúng (anh P cũng thừa nhận) đến thời điểm gà bị bệnh là 03 tháng. Số lượng đàn gà này anh Đ xác định khi tiêm thuốc vacxin cúm gia cầm trước khi gà của gia đình ông T bị chết khoảng 7 đến 10 ngày thì đàn gà có khoảng 1900 con. Anh C xác định khi bán thuốc vacxin phòng bệnh cho đàn gà của gia đình ông T lúc đó là 40 ngày tuổi có khoảng 1800con. Về thực tế số lượng hao hụt đàn gà không thể đến 400 con được mà khoảng 100 đến 200 con là phù hợp. Nếu số lượng đàn gà từ khi nuôi đến khi 03 tháng tuổi mà chết khoảng 400 con thì chỉ có thể là bị dịch bệnh, trong khi đó tại thời gian này trên địa bàn xã P không có dịch bệnh gia cầm và khi xét nghiệm kết quả đàn gà âm tính với New cát sơn và cúm H5N1. Vì thế, phải xác định đàn gà của gia đình ông T đến thời điểm 03 tháng tuồi còn khoảng 1800 con đến 1900 con là phù hợp với thực tế.

Khi đàn gà của gia đình ông T bị bệnh hen thì có dùng thuốc của anh Chinh, anh P biết nH đến thời điểm ông T giao dịch với anh P về việc chữa bệnh cho gà thì đã uống hết liều nH đàn gà không chết con nào mà chỉ không khỏi. Rõ ràng, việc anh C bán thuốc chữa cho đàn gà của gia đình ông T không gây thiệt hại gì nên anh C không có lỗi dẫn đến đàn gà của gia đình ông T bị chết. Chỉ từ khi gia đình ông T mua thuốc của anh P ngày 24/11/2019, đến chiều ngày 25/11/2019 thì cho uống đến sáng 26/11/2019 thì đàn gà bắt đầu chết 08 con và tiếp theo chết liên tục, chết nhiều. Hậu quả hai bên không mong muốn xảy ra khi mục đích của giao dịch hai bên hướng tới.

Do đó, hậu quả này xảy ra phải xác định nguyên nhân: Về phía anh P bán thuốc cho gia đình ông T đã không làm tròn trách nhiệm của người cung ứng dịch vụ là: Anh P thừa nhận khi đưa thuốc không trực tiếp mà thông qua anh L và chỉ hướng dẫn gia đình ông T sử dụng thuốc qua điện thoại, không trực tiếp, tại thời điểm đó anh P chưa có chứng chỉ hành nghề. Anh P biết rất rõ gia đình ông T đang nuôi gà bằng cám Công nghiệp có tên MAX-GRO G221 do chính Công ty anh cung ứng nH anh lại kê cho gà uống thuốc Tia - Forte Sol.

Kết luận của Trạm thú ý huyện T xác định: Việc đang sử dụng cám có tên MAX-GRO G221 có chứa thành phần Salinomycin Sodium, Monensin, Lasalocid, Sodium (thuộc nhóm Polyether Ionophore) thì không được sử dụng thuốc Tiamulin (thuộc nhóm Pleuromutilin – chống chỉ định sử dụng chung với Polyether Ionophore) vì tác dụng không mong muốn xảy ra. Cụ thể: Gây chậm lớn, mất điều hòa vận động, liệt nhẹ, có thể gây chết do hiện tượng tương tranh đào thải (không phụ thuộc vào liều lượng do chống chỉ định sử dung chung kháng sinh thuộc 2 nhóm trên).

Về phía gia đình ông T đã dùng quá liều được thể hiện tại khai thác dữ liệu USB thì bà H (vợ ông T) pha 200ml thuốc/02 vỏ của thùng sơn tường (tương ứng với 36 lít nước). Việc pha này không đúng với hướng dẫn của anh P là 200ml/200 lít nước. Ông T, bà H xác định pha như hướng dẫn của anh P là không có căn cứ vì ngay tại nhãn mác loại thuốc mà ông T cung cấp cho Tòa án cũng có hướng dẫn của nhà sản suất thuốc để pha cho gia cầm uống, trong khi đàn gà của gia đình ông T đang bị bệnh nên sức đề kháng kém.

Từ việc anh P cho dùng thuốc Tia - Forte Sol khi gà đang ăn cám có tên MAX- GRO G221 với việc gia đình ông T pha thuốc cho gà uống quá liều lượng theo hướng dẫn của anh P và của nhà sản xuất. Đây là nguyên nhân dẫn đến đàn gà của gia đình ông T bị chết. Do đó, lỗi dẫn đến hậu quả gà của gia đình ông T bị chết phải xác định lỗi hỗn hợp nên các bên đều phải chịu trách nhiệm và mỗi bên phải chịu 50% lỗi là phù hợp.

Về số lượng gà mà ông T khởi kiện thấy rằng: Tại biên bản xác nhận gà chết ngày 08/12/2019 do UBND xã P cùng với các cơ quan chuyên môn lại xác định là chết khoảng 1.500con; biên bản làm việc của Trạm chăn nuôi và Thú y huyện T lại xác định khỏang 1000con. Anh P thừa nhận khi bán thuốc chữa gà cho gia đình ông T thì đàn gà khoảng 1600con và sau khi gà bị chết đến ngày 08/12/2019 thì gà chết khoảng 500 đến 700 con. Tuy nhiên, đây đều là số liệu do gia đình báo cáo và các cơ quan trực tiếp xem và ước lượng chứ không có số liệu các bên xác định cụ thể.

Xét các số liệu thấy rằng: Các số liệu đều không thống nhất vì thực tế cũng không ai kiểm đếm được mà chỉ là ước lượng, nH điều quan trọng tại thời điểm ông T và anh P giao dịch về việc chữa gà cho gia đình ông T (ngày 24/11/2019) thì anh P cũng đã xác định khoảng 1600con, tuy số lượng đàn gà của gia đình ông T từ khi nuôi đến khi 03 tháng tuổi thì còn khoảng 1800 con đến 1900 con nH ông T không khởi kiện theo số lượng đàn gà này - Đây là căn cứ để anh P kê thuốc cho gà uống, sau khi gia đình ông T cho gà uống thì gà bị chết và chết rải rác nhiều ngày liên tục đến ngày 08/12/2019 là thời điểm anh P đã thừa nhận gà chết nhiều nH việc gà chết không dừng lại ở ngày này mà vẫn tiếp tục chết cho đến ngày 22/12/2019còn lại khoảng 200 con (do ông T - trưởng khu xác nhận).Mặt khác, khi gia đình ông T thông báo yêu cầu anh P có mặt để giải quyết hậu quả nH anh P lại không đến để xác định số gà chết tiếp cụ thể như nào - Đây là quyền và cũng là nghĩa vụ của anh P nH anh P đã từ bỏ không thực hiện nên hai bên không xác định được số lượng đàn gà chết.

Như vậy, so với số gà ban đầu theo anh P là khoảng 1600 con, đến ngày 08/12/2019 thì anh P xác định chết khoảng 700 con, đến ngày 10/12/2019 theo Trạm thú y huyện T đến kiểm tra thì số gà còn lại khoảng 1000 con. Bản thân anh P khi gia đình ông T gọi đến để xác định nguyên nhân và số lượng gà chết là bao nhiêu con nH anh P không đến để xác định - Đây là lỗi của anh P nên anh P phải chịu trách nhiệm. Do đó số gà của gia đình ông T bị chết 1.200 con theo đơn khởi kiện của ông T là có căn cứ.

Về giá trị số gà chết ông T yêu cầu anh P bồi thường là 183.600.000 đồng (1200con x 1,7kg/1con x 90.000đ/kg), anh P chỉ xác định đàn gà 03 tháng tuổi bình quân gà trống, gà mái là 1,2kg/1con, giá 70.000đ/1kg. Các bên không có căn cứ nào để chứng minh xác thực xong xác minh tại địa phương: Thì tại thời điểm xảy ra đàn gà của gia đình ông T bị chết gà một con nặng từ 1,4 đến 1,5 kg/con với giá thị trường thời điểm tháng 12/2019 là 90.000đ/kg.

Cho nên, chỉ xác định gà có trọng lượng bình quân là 1,45kg/con với giá 90.000đ là có căn cứ, phù hợp với thực tế. Tổng là 1,45kg/con x 1200con x 90.000đ/kg = 156.600.000đ (Một trăm N mươi sáu triệu sáu trăm nghìn đồng).

Như phân tích ở trên về lỗi của cả anh P và ông T nên yêu cầu khởi kiện của ông T đối với anh P là có căn cứ xong chỉ chấp nhận một phần với 1/2 số tiền của 156.600.000đ bằng 78.300.000đ (Bảy mươi tám triệu ba trăm nghìn đồng) là phù hợp với thực tế và pháp luật. Không chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường với số tiền là 105.300.000đ (183.600.000 - 78.300.000đ) là phù hợp với thực tế và pháp luật.

Từ những căn cứ nêu trên không nhận kháng cáo của đối với bản án sơ thẩm số 08/2020/DS-ST ngày 03/9/2020 Tòa án nhân dân huyện T,tỉnh Phú Thọ.

[4] Tại phiên toà Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đề nghị là phù hợp nên được chấp nhận.

[5] Về án phí dân sự P thẩm:ông Nguyễn Bá T là người cao tuổi được miễn án phí dân sự Trả lại choông Nguyễn Bá T số tiền 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0002677 ngày 10/9/2020 của Chi cục thi hành án dân sự huyện T, tỉnh Phú Thọ.

Vì các lẽ trên 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 1 Điều 308 bộ luật tố tụng dân sự.

[1] Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Bá T;

Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số08/2020/DS-ST ngày 03/9/2020 Tòa án nhân dân huyện T,tỉnh Phú Thọ.

Căn cứ Điều 116,118,119,351,357,360,361,363,364,513,516,517,518,519 của Bộ luật dân sự; Khoản 1 - Điều 147, Điều 244 của Bộ luật tố tụng dân sự; Khoản 4- Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/NQ - UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Toà án.

[2] Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Bá T;

Xử: Buộc anh Nguyễn Trọng P phải bồi thường cho ông Nguyễn Bá T số tiền trị giá gà bị chết là 78.300.000đ (Bảy mươi tám triệu ba trăm nghìn đồng).

Kể từ khi án có hiệu L pháp luật người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án mà người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền với lãi suất theo Điều 357 và Điều 468 của Bộ luật dân sự tương ứng với thời gian chậm trả.

Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Bá T với số tiền là 105.300.000đ (Một trăm linh N triệu ba trăm nghìn đồng).

[3]. Về án phí dân sự P thẩm:Ông Nguyễn Bá T là người cao tuổi được miễn án phí dân sự Trả lại cho ông Nguyễn Bá T số tiền 300.000đ (Ba trăm nghìn đồng) tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0002677 ngày 10/9/2020 của Chi cục thi hành án dân sự huyện T, tỉnh Phú Thọ.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu L pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 - Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6,7 và 9 luật thi hành án dân sự.

Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 luật thi hành án dân sự.

Bản án P thẩm có hiệu L pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

264
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tranh chấp bồi thường thiệt hại tài sản thông qua giao dịch dân sự số 88/2020/DS-PT

Số hiệu:88/2020/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Phú Thọ
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 16/12/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký



  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;