Bản án về tranh chấp bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động số 669/2021/LĐ-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BẢN ÁN 669/2021/LĐ-PT NGÀY 07/12/2021 VỀ TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TAI NẠN LAO ĐỘNG

Trong ngày 07/12/2021 tại phòng xử án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án lao động thụ lý số 21/2021/TLPT-LĐ ngày 17 tháng 5 năm 2021 về việc:“Tranh chấp bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động”.Do bản án lao động sơ thẩm số 754/2021/LĐ-ST ngày 09/4/2021 và Quyết định sửa chữa, bổ sung bản án sơ thẩm số 2421/2021/QĐ-SCBSBA ngày 11/5/2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 4101/2021/QĐPT-LĐ ngày 03/11/2021 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Xuân T – sinh năm 1967 (có mặt).

Địa chỉ: Số 01 đường số A, phường P, Thành phố TĐ, Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ liên lạc: Số 65/30 T, Tổ 9, Khu phố 2, phường L, Thành phố TĐ, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bị đơn: Công ty Cổ phần N Địa chỉ: Số 18F T, Khu phố 4, phường L, Thành phố TĐ , Thành phố Hồ Chí Minh. Người đại diện theo ủy quyền: Ông H2 Tiến V – sinh năm 1992 (có mặt) Theo Giấy ủy quyền ngày 03/11/2020.

- Người làm chứng:

1. Bà Võ Thị Phượng L – sinh năm 1961 (vắng mặt).

2. Bà Lê Thị Mỹ H1 – sinh năm 1976 (có mặt).

Cùng địa chỉ: Số 153 T, khu phố 4, phường P, Thành phố TĐ, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Bà Trần Thị H2 – sinh năm 1963 (có mặt).

Địa chỉ: Số 67/12 N, khu phố 3, phường P, Thành phố TĐ, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Bà Nguyễn Ngọc D – sinh năm 1979 (có mặt).

Địa chỉ: Số 211 đường 11, khu phố 4, phường L, Thành phố TĐ, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Người kháng cáo: của nguyên đơn bà Nguyễn Thị Xuân T.

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Theo Đơn khởi kiện đề ngày 05/6/2019 và trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, nguyên đơn bà Nguyễn Thị Xuân T trình bày:

Tháng 6 năm 2008, bà T bắt làm việc cho Công ty cổ phần N. Đến ngày 05/01/2009, bà T được Công ty cổ phần N chính thức ký hợp đồng lao động có nội D: Loại hợp đồng là hợp đồng lao động không xác định thời hạn; địa điểm làm việc tại địa chỉ của công ty; chức vụ: công nhân sản xuất tấm lợp, làm việc theo sự phân công của Tổ trưởng; mức lương đóng bảo hiểm xã hội là: 1.85;

hiệu lực hợp đồng từ ngày 01/01/2009.

Ngày 25/5/2015, bà T được phân công quét dọn vệ sinh tại công ty thì bị té quỵ xuống đất. Bà T được đưa đi bệnh viện chữa trị và được chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước gối T, nghỉ lao động 05 ngày. Sau khi chữa trị tại bệnh viện, bà T quay trở lại làm việc tại Công ty cổ phần N theo sự phân công của Ban giám đốc.

Ngày 01/8/2016, Công ty cổ phần N có quyết định số 210-16/QĐ-NV điều động bà T từ Tổ phục vụ xí nghiệp Navil đến công tác tại Tổ Phục vụ (xây dựng cơ bản và vệ sinh công nghiệp) của Văn phòng công ty. Bà T đã chấp hành quyết định này.

Sau đó, bà T đi giám định thương tật và tại Biên bản giám định thương tật số 0262-16/GĐYK-TNLĐ ngày 08/9/2016 của Hội đồng giám định y khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã kết luận bà Nguyễn Thị Xuân T bị tổn thương cơ thể do tai nạn lao động với tỷ lệ thương tật là 15%.

Ngày 20/02/2017, trong quá trình làm việc tại Công ty cổ phần N, bà T bị té ngã dẫn đến chấn thương, làm vết thương cũ ở chân trái của bà T nặng thêm. Tại Biên bản giám định y khoa số 0002-19/GĐYK-TNLĐ ngày 10/01/2019 của Hội đồng giám định y khoa, Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã kết luận bà Nguyễn Thị Xuân T bị thương tật do tai nạn lao động với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 25%.

Cuối tháng 02/2017, Công ty cổ phần N cho bà T nghỉ việc nhưng không đưa ra được lý do chính đáng. Ngày 03/7/2018, bà T khởi kiện Công ty cổ phần N và được giải quyết bằng Bản án số: 334/2019/LĐ-PT ngày 22/4/2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bản án này chỉ giải quyết việc bồi thường đối với tai nạn ngày 25/5/2015. Đối với tai nạn ngày 20/02/2017, Công ty cổ phần N chưa bồi thường cho bà T.

Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bao gồm:

1. Bà Nguyễn Thị Xuân T yêu cầu Công ty cổ phần N thanh toán lại toàn bộ chi phí điều trị cho bà T với số tiền là: 10.000.000 đồng.

2. Bồi thường tai nạn lao động xảy ra cho bà T vào ngày 20/02/2017 (với tỷ lệ tổn thương cơ thể tăng lên là 10%) số tiền là: 2.700.000 đồng/tháng x 1.5 tháng tiền lương = 4.050.000 đồng.

3. Bồi thường số tiền khám chữa bệnh và lo cho cuộc sống, cụ thể số tiền là: 50.000.000 đồng.

* Tại Bản tự khai ngày 11/01/2021, bị đơn Công ty cổ phần N trình bày:

Ngày 05/6/2019, bà Nguyễn Thị Xuân T có đơn khởi kiện Công ty Cổ phần N yêu cầu bồi thường thiệt hai tại nạn lao động lần hai xảy ra ngày 20 tháng 2 năm 2017. Về vấn đề này công ty xin trình bày như sau:

Bà Nguyễn Thị Xuân T làm việc tại Công ty Cổ phần N từ ngày 07/06/2008 và chính thức ký hợp đồng lao động không thời hạn từ ngày 01/01/2009 theo Hợp đồng lao động số 03/09/NV1/NV ngày 05/01/2009 với chức danh: công nhân sản xuất tấm lợp.

Ngày 25/5/2015, trong lúc quét dọn vệ sinh tại xưởng sản xuất tấm lợp tôn Fbiro xi măng của Công ty thì bà T vô ý va chạm vào máy, bị té quỵ xuống đất dẫn đến chấn thương đứt dây chằng chéo trước gối trái và được đưa đi chữa trị tại bệnh viện. Sau khi tai nạn xảy ra Công ty đã tiến hành lập biên bản điều tra tai nạn lao động số 051A/BB-NV-15 ngày 25/5/2015 nhằm xác định nguyên nhân cũng như diễn biến của vụ việc.

Tại Biên bản giám định thương tật số 0262-16/GĐYK-TNLĐ ngày 08 tháng 9 năm 2016 Hội đồng y khoa Thành phố Hồ Chí Minh kết luận bà Nguyễn Thị Xuân T bị tổn thương cơ thể do tại nạn lao động với tỷ lệ thương tật là 15%. Trong quá trình bà T điều trị tại bệnh viện cũng như nghỉ ngơi điều trị tại nhà đều được Công ty chi trả toàn bộ chi phí điều trị và tiền lương, cụ thể:

+ Công ty chi trả tiền lương từ tháng 5/2015 đến tháng 6/2016: 55.162.895 đồng + Công ty chi trả toàn bộ viện phí, Tốc men : 49.732.776 đồng Tổng cộng chi phí Công ty chi trả cho bà T là : 104.895.671 đồng Ngoài ra, Công ty đã làm thủ tục gửi Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh chi trả trợ cấp tai nạn lao động một lần cho bà T với tỉ lệ thương tật 15% theo Biên bản giám định thương tật số 0262-16/GĐYK-TNLĐ ngày 08/09/2016. Bà T đã nhận trực tiếp tại cơ quan chi trả số tiền 16.355.000 đồng theo Quyết định số 273/QĐ-BHXH ngày 23/12/2016.

Sau khi điều trị tại bệnh viện và nghỉ ngơi phục hồi, bà T quay trở lại Công ty Cổ phần N làm việc bình thường. Đến ngày 20/02/2017, trong lúc xịt rửa, dọn dẹp vệ sinh tại Công ty Cổ phần N thì bà T bị trượt chân té ngã, sau khi bị té bà T vẫn đứng dậy và làm việc bình thường, do sự việc chỉ là bị trượt chân té nên công ty không lập biên bản tai nạn lao động.

Ngày 01/3/2018 tại Tòa án nhân dân Quận 9, bà T và Công ty Cổ phần N ký Biên bản thỏa Tận theo đó Công ty Cổ phần N đồng ý trợ cấp thêm cho bà T 03 tháng tiền lương với số tiền 11.242.500 đồng (Theo phiếu chi số PC02/053 ngày 28/02/2018) và hỗ trợ thêm chi phí Tốc men điều trị sau này cho bà T số tiền là 15.000.000 đồng.

Việc bà T khởi kiện yêu cầu Cty N bồi thường tai nạn xảy ra ngày 20/2/2017 là chưa đủ cơ sở vì: Qua 2 lần Tòa án nhân dân Quận 9 thụ lý hồ sơ, bà T không đưa ra được chứng cứ xác nhận về tai nạn lao động và chứng nhận xác định tỉ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động, chỉ đến khi bà không lấy được tiền trợ cấp thất nghiệp thì mới chuyển sang đòi bồi thường về tai nạn ngày 20/2/2017.

Biên bản giám định y khoa ngày 10/01/2019 thì bà T có tỷ lệ thương tổn tăng từ 15% lên 25% không đủ cơ sở để xác định rằng thương tổn này là xảy ra trong thời gian làm việc tại Công ty Cổ phần N. Vì thời gian bà T nghỉ việc tại Công ty Cổ phần N từ ngày 01/04/2017 đến ngày 10/01/2019 đã gần 02 năm và việc Bà T bị tổn thương làm vết thương cũ tăng nặng là không thể loại trừ nguyên nhân xảy ra trong quá trình đi lại, sinh hoạt của bà bên ngoài Công ty Cổ phần N từ sau ngày 01/04/2017.

Đối với các yêu cầu Công ty Cổ phần N bồi thường tổng số tiền là 64.050.000 đồng. Về các yêu cầu này Công ty có ý kiến như sau:

1. Bà T yêu cầu công ty thanh toán toàn bộ chi phí điều trị với số tiền là 10.000.000 đồng. Ý kiến Công ty Cổ phần N: Không chấp nhận. Lý do: Ngày 01/3/2018, Công ty Cổ phần N đã hỗ trợ cho bà T 15.000.000 đồng chi phí để điều trị cũng như tiền Tốc men sau này. Do đó, bà T yêu cầu Công ty Cổ phần N tiếp tục bồi thường thêm 10.000.000 đồng chi phí điều trị là không phù hợp, không có căn cứ.

2. Bà T yêu cầu Công ty Cổ phần N bồi thường tai nạn lao động xảy ra ngày 20/02/2017 với tỷ lệ thương tật tăng thêm 10% với số tiền là 2.700.000đ/tháng x 1,5 tháng tiền lương = 4.050.000 đồng. Ý kiến Công ty Cổ phần N: Không chấp nhận. Lý do: Trong thời gian bà T bị tại nạn lao động cũng như sau khi bà T hết bệnh đi làm việc lại tại Công ty Cổ phần N, Công ty đã giải quyết toàn bộ chế độ theo quy định của pháp luật cho bà T. Việc này đã được ghi nhận tại bản án có hiệu lực của Tòa án nhân Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Công ty Cổ phần N cũng đã hỗ trợ thêm 03 tháng lương cơ bản cho bà T tính theo trung bình 6 tháng trước khi bà T nghỉ việc là: 11.242.500 đồng (PC03/001 ngày 01/3/2018) cao hơn nhiều so với mức bà T được nhận theo quy định của pháp luật.

3. Bà T yêu cầu công ty bồi thường do tai nạn xảy ra nên không làm được việc nặng và chưa có khả năng xin được việc làm khác với số tiền 50.000.000 đồng. Ý kiến Công ty Cổ phần N: Không đồng ý. Lý do: Việc bà T yêu cầu Công ty Cổ phần N phải bồi thường số tiền 50.000.000 đồng do tai nạn không làm được việc nặng và không xin được việc làm mới là hoàn toàn vô căn cứ. Khi cho bà T nghỉ việc Công ty Cổ phần N đã thực hiện đúng theo quy định pháp luật đồng thời Công ty cũng đã hỗ trợ thêm các chi phí cho bà theo biên bản thỏa Tận ngày 01/03/2018.

Tổng cộng các khoản đã chi hỗ trợ là:

- Trợ cấp mất việc theo luật định (2 tháng) : 7.495.000 đồng (1) - Hỗ trợ thêm 3 tháng lương cơ bản : 11.242.500 đồng (3) - Hỗ trợ thêm tiền dự phòng cho bà tái khám (nếu có): 15.000.000 đồng (4) Tổng cộng : 33.727.500 đồng Hơn nữa, việc điều trị và hỗ trợ chăm lo đời sống cho bà T thì Công ty Cổ phần N đã chi trả trước đây với số tiền: 104.895.671 đồng.

Như vậy, tính đến nay tổng số tiền Công ty Cổ phần N đã chi trả và hỗ trợ cho bà T là 138.623.171 đồng.

* Tại Bản tự khai ngày 01/7/2020, người làm chứng bà Nguyễn Ngọc D trình bày: Bà D là em họ của bà T. Ngày 20/7/2017, bà D đi làm về nhà mình thì nghe tin bà T bị té ngã ở Công ty cổ phần N. Sau đó, bà D có chở bà T đi khám bệnh. Bà D không làm việc tại Công ty cổ phần N và bà D không chứng kiến việc bà T bị tai nạn lao động.

* Tại Bản tự khai ngày 01/7/2020, người làm chứng bà Võ Thị Phượng L trình bày: Bà L là bạn bè của bà T. Ngày 20/7/2017, bà L ở nhà mình thì nghe tin bà T bị té ngã ở Công ty cổ phần N. Sau đó, ngày 21/7/2017 bà L có đi đến nhà của bà T để thăm bệnh. Bà L không làm việc tại Công ty cổ phần N và bà L không chứng kiến việc bà T bị tai nạn lao động.

* Tại Biên bản lấy lời khai ngày 01/7/2020, người làm chứng bà Trần Thị H2 trình bày: Bà H2 là chị nuôi của bà T. Ngày 20/7/2017, bà L ở nhà mình thì nghe tin bà T bị té ngã ở Công ty cổ phần N. Sau đó, ngày 22/7/2017 bà H2 có đi đến nhà của bà T để thăm bệnh. Bà H2 không làm việc tại Công ty cổ phần N và bà H2 không chứng kiến việc bà T bị tai nạn lao động.

* Tại bản án số 754/2021/LĐ-ST ngày 09/4/2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên xử:

Căn cứ vào điểm b Khoản 1 Điều 32, điểm c khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 147 và Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Căn cứ vào Điều 142, Điều 143, Điều 144 và Điều 145 Bộ luật Lao động 2012; Căn cứ vào Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 30/12/2016 quy định về mức T, miễn, giảm, T, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

1. Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Nguyễn Thị Xuân T về việc yêu cầu: Công ty Cổ Phần N có trách nhiệm thanh toán lại toàn bộ chi phí điều trị cho bà Nguyễn Thị Xuân T với số tiền là: 10.000.000 đồng; Bồi thường tai nạn lao động xảy ra cho bà Nguyễn Thị Xuân T vào ngày 20/02/2017 (với tỷ lệ tổn thương cơ thể tăng lên là 10%) số tiền là: 2.700.000 đồng/tháng x 1.5 tháng tiền lương = 4.050.000 đồng; Bồi thường số tiền khám chữa bệnh và lo cho cuộc sống, cụ thể số tiền là: 50.000.000 đồng.

2. Án phí dân sự sơ thẩm: Bà Nguyễn Thị Xuân T được miễn án phí theo quy định của pháp luật.

- Ngoài ra bản án còn tuyên về quyền kháng cáo và thi hành án của các đương sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

- Nguyên đơn bà Nguyễn Thị Xuân T nộp đơn kháng cáo đề ngày 12/4/2021, kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

* Tại phiên tòa phúc thẩm:

- Nguyên đơn là người kháng cáo bà Nguyễn Thị Xuân T trình bày: Nguyên đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xét xử theo hướng chấp nhận yêu cầu kháng cáo, sửa án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện buộc bị đơn là Công ty Cổ phần N bồi thường cho bà Nguyễn Thị Xuân T số tiền là 50.000.000 đồng - Bị đơn Công ty Cổ phần N do người đại diện theo ủy quyền ông H2 Tiến Vũ trình bày: đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xét xử không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

- Người làm chứng bà Nguyễn Ngọc D trình bày: Bà D không làm việc tại Công ty cổ phần N và bà D không chứng kiến việc bà T bị tai nạn lao động. Ngày 20/7/2017, bà D đi làm về nhà mình thì nghe tin bà T bị té ngã ở Công ty cổ phần N. Sau đó, bà D có chở bà T đi khám bệnh.

- Người làm chứng bà Lê Thị Mỹ H1 trình bày: Bà H1 không làm việc tại Công ty cổ phần N và bà H1 không chứng kiến việc bà T bị tai nạn lao động. Ngày 20/7/2017, bà H1 ở nhà mình thì nghe tin bà T bị té ngã ở Công ty cổ phần N. Sau đó, bà H1 có chở bà T đi khám bệnh.

- Người làm chứng bà Trần Thị H2 trình bày: Ngày 20/7/2017, bà L ở nhà mình thì nghe tin bà T bị té ngã ở Công ty cổ phần N. Sau đó, ngày 22/7/2017 bà H2 có đi đến nhà của bà T để thăm bệnh. Bà H2 không làm việc tại Công ty cổ phần N và bà H2 không chứng kiến việc bà T bị tai nạn lao động.

- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu: Về tố tụng: những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm đã tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Về hình thức đơn kháng cáo của bà Nguyễn Thị Xuân T trong hạn luật định nên hợp lệ. Về nội D kháng cáo đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Nguyễn Thị Xuân T, căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về hình thức: Đơn kháng cáo của nguyên đơn bà Nguyễn Thị Xuân T trong thời hạn luật định, đã tạm ứng án phí theo quy định, nên được chấp nhận xem xét theo trình tự phúc thẩm.

[2] Về nội dung kháng cáo:

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do các đương sự xuất trình có trong hồ sơ vụ án và lời thừa nhận của hai bên đương sự, có cơ sở xác định bà Nguyễn Thị Xuân T làm việc tại Công ty Cổ phần N (sau đây gọi tắt là Công ty N) từ ngày 07/06/2008, giữa nguyên đơn và bị đơn có ký Hợp đồng lao động số 03/09/NV1/NV ngày 05/01/2009, loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ ngày 01/01/2009, với chức danh công nhân sản xuất tấm lợp làm tại địa chỉ công ty, làm việc theo sự phân công của Tổ trưởng.

Ngày 25/5/2015, trong lúc bà T được phân công quét Tole Fibrocement vụn dưới hố bàn thì bị té quỵ xuống đất, sau đó được đưa vào bệnh viện để điều trị do bị đứt dây chằng chéo trước gối trái, nghỉ lao động 05 ngày. Sau khi chữa trị, bà tiếp tục làm việc tại công ty theo sự phân công của Ban giám đốc. Ngày 01/8/2016, Công ty N có Quyết định số 210-16/QĐ-NV điều động bà T từ phục vụ xí nghiệp Navil đến nhận công tác tại tổ phục vụ. Do chân quá đau nên ngày 08/9/2016, bà T đi khám lại chân và Hội đồng giám định y khoa đã ra Biên bản giám định thương tật số 0262-16/GĐYK-TNLĐ, kết luật tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động là 15% và bà T vẫn tiếp tục làm việc tại Công ty N bình thường. Đến ngày 20/02/2017, trong quá trình thực hiện công việc tại Công ty N sau gần 23 tháng thì bà T đi giám định lại theo Biên bản giám định y khoa số 0002-19/GD9YK0 TNLĐ ngày 10/01/2019 với tỷ lệ tổn thương là 25%. Ngày 30/3/2017, Công ty Cổ phần N ban hành Quyết định số 072/2017/QĐ-NV đối với bà T với lý do chấm dứt hợp đồng lao động do Công ty N sắp xếp lại phương án sử dụng lao động kể từ ngày 01/4/2017. Đến ngày 10/01/2019, Hội đồng giám định y khoa – Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã khám giám định đối với bà T và theo Biên bản giám định y khoa số 0002-19/GD9YK0 TNLĐ ngày 10/01/2019 của Hội đồng giám định y khoa – Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã kết luận: bà Nguyễn Thị Xuân T được xác định thương tật do tai nạn lao động với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 25%.

Xét thấy, trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân Quận 9 thì bà T và đại diện của Công ty N đã thống nhất thỏa Tận và cùng ký vào “Biên bản thỏa Tận ngày 01/3/2018” có các nội D thỏa Tận như sau: “Bà Nguyễn Thị Xuân T đồng ý nghỉ việc tại Công ty CP N từ ngày 01/4/2017 theo Quyết định thôi việc số 072/2017/QĐ-NV ngày 30/3/2017; Công ty N hỗ trợ bà T 02 tháng trợ cấp mất việc làm theo Quyết định thôi việc số 072/2017/QĐ-NV ngày 30/3/2017 số tiền 7.495.000 đồng; Ngoài ra, Công ty đồng ý hỗ trợ thêm cho bà T 03 tháng tiền lương theo hợp đồng do có hoàn cảnh khó khăn là 11.242.500 đồng và hỗ trợ thêm chi phí dự phòng khi phải mổ lại chân là 15.000.000 đồng. Như vậy, Tổng số tiền Công ty hỗ trợ cho bà T 33.737.500 đồng; Bà T phải rút đơn khởi kiện tại TAND Q9”. Bà T đã nhận đủ số tiền 33.737.500 đồng (gồm cả khoản tiền hỗ trợ thêm chi phí dự phòng khi phải mổ lại chân là 15.000.000 đồng) và sổ bảo hiểm xã hội. Sau đó, bà T đã tự nguyện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện và Tòa án nhân dân Quận 9 đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Như vậy, sau khi xảy ra vụ tai nạn lao động ngày 20/02/2017 và trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án, vào ngày 01/3/2018 thì nguyên đơn và bị đơn đã có thỏa Tận về việc giải quyết tai nạn lao động xảy ra trước đó bằng cách: “Công ty hỗ trợ thêm chi phí dự phòng cho bà T khi phải mổ lại chân là 15.000.000 đồng”. Bà T đã nhận được số tiền trên và đã rút đơn khởi kiện, là việc bồi thường cho tai nạn lao động xảy ra vào ngày 20/02/2017 đã được bà T và Công ty cổ phần N giải quyết xong.

Trong khoảng thời gian 23 tháng từ khi xảy ra tai nạn lao động vào ngày 25/5/2015 và vào ngày 20/02/2017 cho đến ngày 10/01/2019 thì Hội đồng giám định y khoa – Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh mới khám giám định đối với bà T và ra Biên bản giám định y khoa số 0002-19/GD9YK0 TNLĐ ngày 10/01/2019. Theo lời trình bày của bà T và những người làm chứng thì sau khi nghỉ việc tại Công ty N ngày 01/4/2017, bà T vẫn còn phải đi làm việc ở nhiều nơi nên tổn thương cơ thể 10% không chắc chắn là do tai nạn xảy ra ngày 20/02/2017 tái phát tăng thêm. Nên việc bà T yêu cầu Công ty N bồi thường tai nạn lao động xảy ra cho bà T ngày 20/02/2017 (với tỷ lệ tổn thương cơ thể tăng lên là 10%) với số tiền 2.700.000 đồng/tháng x 1,5 tháng tiền lương = 4.050.000 đồng là không có cơ sở chấp Tận. Mặt khác, khoản tiền “Công ty hỗ trợ thêm chi phí dự phòng cho bà T khi phải mổ lại chân là 15.000.000 đồng” là vượt quá yêu cầu “Thanh toán toàn bộ chi phí điều trị với số tiền 10.000.000 đồng” của bà T, nên không được chấp Tận.

Đối với yêu cầu Công ty N bồi thường cho bà T 50.000.000 đồng là tiền để bà đi khám chữa bệnh và lo cho cuộc sống. Từ ngày 01/4/2017 thì bà T không còn là người lao động của Công ty cổ phần N và Bộ luật Lao động năm 2012 không buộc người sử dụng lao động phải có trách nhiệm lo cho người lao động sau khi nghỉ việc. Nên yêu cầu trên của bà T không có cơ sở để chấp Tận.

Từ những nhận định trên, có cơ sở không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm theo đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Các đương sự khác trong vụ án không kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không kháng nghị, do đó căn cứ quy định tại Điều 293, khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, giữ nguyên bản án lao động sơ thẩm số 754/2021/LĐ-ST ngày 09/4/2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Về án phí lao động sơ thẩm: Do toàn bộ yêu cầu khởi kiện không được chấp nhận nên nguyên đơn phải chịu án phí. Tuy nhiên bà Nguyễn Thị Xuân T được miễn tiền án phí lao động sơ thẩm theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Về án phí lao động phúc thẩm: do không chấp nhận yêu cầu kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm nên người kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, theo quy định pháp luật. Tuy nhiên bà Nguyễn Thị Xuân T Tộc trường hợp miễn tiền án phí theo quy định của pháp luật.

Vì những lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

- Căn cứ Điều 32, Điều 147, Điều 148, Điều 293, Điều 306, Điều 307, khoản 1 Điều 308, Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

- Căn cứ vào Điều 142, Điều 143, Điều 144 và Điều 145 Bộ luật Lao động 2012;

- Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức T, miễn, giảm, T, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, xử:

- Căn cứ Luật Thi hành án Dân sự;

* Về hình thức: Đơn kháng cáo của nguyên đơn bà Nguyễn Thị Xuân T làm trong thời hạn luật định, được chấp nhận xem xét theo trình tự phúc thẩm.

* Về nội dung: Giữ nguyên bản án sơ thẩm số 754/2021/LĐ-ST ngày 09/4/2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuyên xử:

1. Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Nguyễn Thị Xuân T về việc yêu cầu: Công ty Cổ Phần N có trách nhiệm thanh toán lại toàn bộ chi phí điều trị cho bà Nguyễn Thị Xuân T với số tiền là: 10.000.000 đồng; Bồi thường tai nạn lao động xảy ra cho bà Nguyễn Thị Xuân T vào ngày 20/02/2017 (với tỷ lệ tổn thương cơ thể tăng lên là 10%) số tiền là: 2.700.000 đồng/tháng x 1.5 tháng tiền lương = 4.050.000 đồng; Bồi thường số tiền khám chữa bệnh và lo cho cuộc sống, cụ thể số tiền là: 50.000.000 đồng.

2. Án phí dân sự sơ thẩm: Bà Nguyễn Thị Xuân T được miễn án phí theo quy định của pháp luật.

3. Về án phí phúc thẩm: Bà Nguyễn Thị Xuân T được miễn án phí theo quy định của pháp luật.

4. Các bên thi hành tại Chi cục Thi hành án Dân sự có thẩm quyền.

5. Trường hợp quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa Tận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a và 9 của Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

6. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

715
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tranh chấp bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động số 669/2021/LĐ-PT

Số hiệu:669/2021/LĐ-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh
Lĩnh vực:Lao động
Ngày ban hành: 07/12/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;