Bản án 16/2024/HS-ST về tội vô ý gây thương tích

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH ĐẮK NÔNG

BẢN ÁN 16/2024/HS-ST NGÀY 28/03/2024 VỀ TỘI VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

Ngày 28 tháng 3 năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Tuy Đức mở phiên toà xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 04/2024/TLST-HS ngày 15 tháng 01 năm 2024 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm số: 05/2024/QĐXXST-HS ngày 19 tháng 01 năm 2024; Quyết định hoãn phiên tòa số: 03/2024/HSST-QĐ ngày 05 tháng 02 năm 2024 và Quyết định hoãn phiên tòa số: 04/2024/HSST-QĐ ngày 05 tháng 3 năm 2024 đối với bị cáo:

Điu B, sinh năm 1970 tại tỉnh Bình Phước; nơi cư trú: Tổ 3, thôn 4, xã B, huyện B, tỉnh Bình Phước; nghề nghiệp: Làm nông; trình độ văn hóa: 10/12; quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: X’Tiêng; tôn giáo: Tin lành; giới tính: Nam; con ông Điểu B2 (đã chết) và bà Thị Y; có vợ là chị Thị P, sinh năm 1985 và có 09 con, con lớn nhất sinh năm 1990, con nhỏ nhất sinh năm 2018 (Trong đó có 06 người con với người vợ đầu đã chết và 03 con với người vợ sau). Hiện bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, đang tại ngoại – Có mặt.

Bị hại: Cháu Điểu Đ, sinh ngày 23/02/2010;

Người đại diện theo pháp luật của cháu Điểu Đoai: Anh Điểu B1, sinh năm 1968 (là bố của bị hại);

Cùng địa chỉ: Thôn 6, xã B, huyện B, tỉnh Bình Phước – Đều có mặt.

- Ngươi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu Điểu Đoai: Ông Y L va ông Hoang Ngoc̣ T – là Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giáp pháp lý nhà nước tỉnh Đắk Nông.

Đa chỉ: Số 01, đường C, phường N, thành phố G, tỉnh Đắk Nông - Ông Y L có mặt, ông Hoàng Ngọc T có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Những người làm chứng: Anh Hồ Tấn C, sinh năm 1991; Địa chỉ: Thôn 5, xã B, huyện B, tỉnh Bình Phước – Có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên toà, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vào khoảng năm 2017, Điểu B nhặt được 02 quả nổ tự chế và 10 quả pháo nổ (dạng pháo bi) ở khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia (không xác định được vị trí) mang về cất giấu tại nhà ở thuộc thôn 4, xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Sau đó, B tháo 02 quả nổ nhặt được ra xem cấu tạo, cơ chế hoạt động để học cách chế tạo rồi lắp lại như cũ và mang 01 quả nổ ném thử xuống khúc sông thuộc địa phận xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước thì thấy quả nổ phát nổ. Quả nổ còn lại và 10 quả pháo nổ B tiếp tục cất giấu trong nhà.

Ngày 20/02/2023, Điểu B dự định đến nhà rẫy của Thị K (em gái của B) tại tiểu khu 1487, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông chơi, do biết ở gần nhà Thị K có suối nước nên B nảy sinh ý định chế tạo quả nổ mang theo để đánh cá. Vì vậy, B đến tiệm vật liệu xây dựng ở xã Bom Bo, huyện Bù Đăng mua 01 ống nhựa PVC chiều dài khoảng 20cm, đường kính 05cm; 04 nắp bịt ống; 01 cuộn băng keo đen. Sau khi mua được số vật liệu trên, B mang về nhà cưa đoạn ống nhựa ra thành 03 đoạn nhỏ, sử dụng 02 đoạn, mỗi đoạn dài khoảng 06cm đến 08cm rồi nhồi đá loại 01x02cm vào bên trong. Tiếp đó, B tháo 10 quả pháo bi lấy thuốc pháo (dạng bột mịn, màu đen xám) nhồi chung vào trong lòng ống rồi bịt kín 02 đầu ống bằng bịt nhựa và dùng máy khoan, khoan 01 lỗ nhỏ ở một đầu bịt ống để làm lỗ nhét dây cháy chậm, sau đó dán băng keo bịt kín lỗ khoan và 02 đầu ống lại.

Sau khi chế tạo xong 02 quả nổ với cách thức như trên, khoảng 07 giờ ngày 21/02/2023, Điểu B điều khiển xe mô tô chở vợ là Thị P và 02 con là Thị Bảo Ch, sinh năm 2016, Điểu Tuấn K1, sinh năm 2018 mang theo 03 quả nổ (gồm 02 quả tự chế ngày 20/02/2023 và 01 quả nổ cất dấu trước đó) đi đến nhà rẫy của Thị K. Khoảng 12 giờ cùng ngày, B mang theo 01 quả nổ cùng vợ, Thị K, Điều G, Điểu H đi xuống bờ suối cách nhà khoảng 50m để đánh cá. B sử dụng bật lửa ga đốt dây cháy chậm rồi ném xuống suối. Quả nổ phát nổ và một lúc sau thấy cá nổi lên trên mặt nước nên B cùng Điểu G, Điểu H lội xuống suối bắt cá mang về nhà Thị K chế biến và ăn cơm trưa. Sau đó, Điểu H đến nhà Hồ Tấn C rủ C cùng Điểu Đ đến nhà mình xem đánh bắt cá. Sau đó, C điều khiển xe mô tô chở Đ đến nhà Thị K. Lúc này, B tiếp tục chuẩn bị quả nổ thứ 02 rồi cùng Điểu G, Điểu H, Điểu Đ, Hồ Tấn C đi xuống bờ suối ném cách vị trí ban đầu khoảng 50m. Quả nổ cũng phát nổ và cả nhóm cùng lội xuống suối bắt cá mang lên nhà Thị K. Riêng Điểu B quay lại lấy quả nổ thứ 03 ra chuẩn bị lắp dây cháy chậm vào để sử dụng tiếp, Điểu Đ thấy Điểu B đang cầm quả nổ trên tay nên đến ngồi đối diện cách B khoảng 1,5 mét để xem lắp quả nổ. Lúc này, B dùng tay trái nắm thân quả nổ đưa ra trước mặt, tay phải gỡ băng keo đen bịt phía trên nắp để hở ra lỗ nhét dây cháy chậm. Tuy nhiên, khi B gỡ băng keo ra thì thuốc pháo bên trong phụt ra bên ngoài, B dùng ngón trỏ bàn tay phải gạt nhẹ số thuốc pháo vào lại bên trong. Sau đó, gõ phần đáy quả nổ theo hướng từ trên xuống dưới vào vị trí tấm ván gỗ dưới nền đất mục đích để số thuốc pháo trên được nén chặt hơn, tránh bị đổ ra ngoài. Khi vừa gõ đáy quả nổ chạm vào mặt ván gỗ thì quả nổ phát nổ. Hậu quả, Điểu B và Điều Đ bị thương tích phải đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông.

Ngày 03/06/2023 ông Điểu B1 là bố của Điểu Đ có đơn trình báo vụ việc đến cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tuy Đức. Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy Đức đã thu giữ các mảnh vỡ màu đen, không rõ hình dạng do gia đình Điểu Đoai giao nộp; 01 ống nhựa PVC hình trụ tròn, rỗng bên trong, màu xám, dài 12cm, đường kính 4,9cm.

Ti bản kết luận giám định số: 250/KLTTCT-TTPY ngày 16/10/2023 của Trung tâm pháp y tỉnh Đăk Nông kết luận: Tỷ lệ tổn thương cơ thể của Điểu Đ tại thời điểm giám định là 77% (bảy mươi bảy phần trăm). Các tổn thương trên cơ thể của Điểu Đ do bị quả nổ phát nổ có chứa nhiều mảnh dị vật cứng không có hình dạng nhất định, có động năng lớn tác động làm tổn thương nhiều vùng cơ thể bằng tác nhân cơ học, nhiệt học, hóa học.

Ti bản kết luận giám định số 251/KLTTCT-TTPY ngày 16/10/2023 của Trung tâm pháp y tỉnh Đăk Nông kết luận: Tỷ lệ tổn thương cơ thể của Điểu B tại thời điểm giám định là 72% (bảy mươi hai phần trăm). Các tổn thương trên cơ thể của Điểu B do bị quả nổ phát nổ có chứa nhiều mảnh dị vật cứng không có hình dạng nhất định, có động năng lớn tác động làm tổn thương nhiều vùng cơ thể bằng tác nhân cơ học, nhiệt học, hóa học.

Ti bản kết luận giám định số: 6400/KL-KTHS ngày 09/10/2023 của Phân viện khoa học hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh kết luận: Các mẫu vật gửi giám định (các mảnh nhỏ màu đen, là các dị vật do gia đình Điểu Đ giao nộp, khai là dị vật lấy ra trong cơ thể Điểu Đ khi tiến hành phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Nông) là các mảnh nhựa, không phải vật liệu nổ. Trên các mảnh nhựa có tìm thấy dấu vết của Kaliclorat. Kaliclorat là một trong những thành phần chính của thuốc pháo.

Ti bản kết luận giám định số: 6437/KL-KTHS ngày 10/10/2023 của Phân viện khoa học hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh kết luận: Trên các mảnh nhỏ màu đen gửi giám định (là các dị vật do gia đình Điểu Đ giao nộp, khai là dị vật lấy ra trong cơ thể Điểu Đ khi tiến hành phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Nông) có máu của một nam giới, kiểu gen (AND) của nam giới này trùng với kiểu gen của Điểu Đ.

Cáo trạng số: 07/CT-VKS ngày 11/01/2024 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Tuy Đức truy tố bị cáo Điểu B về tội: “Vô ý gây thương tích” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự.

Ti phiên tòa bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội của mình như tại Cơ quan điều tra và thừa nhận Cáo trạng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Tuy Đức truy tố bị cáo về tội: “Vô ý gây thương tích” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự là đúng, không oan.

Kết quả tranh luận tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Tu y Đức vẫn giữ nguyên quyết định truy tố đối với bị cáo. Sau khi xem xét các chứng cứ buộc tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo Điểu B phạm tội: “Vô ý gây thương tích”. Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 138; điểm b, i, s khoản 1 Điều 51; điểm i khoản 1 Điều 52; Điều 38 Bộ luật Hình sự; xử phạt bị cáo Điểu B từ 09 tháng đến 12 tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Về xử lý vật chứng: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự, điểm c khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự; Tịch thu tiêu hủy 01 ống nhựa PVC hình trụ tròn, rỗng bên trong, màu xám, dài 12cm, đường kính 4,9cm; các mảnh vỡ màu đen, không rõ hình dạng được gia đình Điểu Đ giao nộp do không còn giá trị sử dụng.

Về trách nhiệm dân sự: Bị cáo đã tự nguyện bồi thường cho cháu Điểu Đ số tiền là 20.000.000 đồng. Tại phiên tòa ông Điểu B1 là bố của cháu Điểu Đ yêu cầu bị cáo bồi thường số tiền là 125.000.000 đồng, trừ số tiền 20.000.000 đồng bị cáo đã bồi thường, bị cáo còn bồi thường tiếp số tiền là 105.000.000 đồng. Bị cáo đồng ý bồi thường số tiền theo yêu cầu của gia đình bị hại nên đề nghị Hội đồng xét xử ghi nhận và buộc bị cáo phải bồi thường cho bị hại số tiền là 105.000.000 đồng.

Đi với hành vi sử dụng pháo nổ để đánh bắt cá của Điểu B đã được Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy Đức chuyển hồ sơ cho Công an huyện Tuy Đức để ra quyết định xử phạt hành chính nên không đề cập xử lý.

Ti phiên tòa người đại diện theo pháp luật của bị hại và người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho bị hại vẫn giữ nguyên yêu cầu xử lý bị cáo về hành vi vô ý gây thương tích, về hình phạt thống nhất với mức đề nghị của Viện kiểm sát. Về mức bồi thường thiệt hại bị cáo mới bồi thường được số tiền là 20.000.000 đồng nên đề nghị bị cáo phải bồi thường tiếp cho bị hại số tiền là 105.000.000 đồng.

Ti phiên tòa, bị cáo rất hối hận và không bào chữa gì về hành vi phạm tội của mình, hiện các con bị cáo còn nhỏ nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định của Cơ quan điều tra Công an huyện Tuy Đức, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện Tuy Đức, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên toà bị cáo không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Lời khai của bị cáo tại phiên tòa là phù hợp với lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, phù hợp với tài liệu, chứng cứ được thu thập lưu trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra công khai tại phiên tòa và phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án, thể hiện: Khoảng 13 giờ ngày 21/02/2023, tại khu vực suối thuộc tiểu khu 1487, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, Điểu B đã có hành vi tự chế quả nổ để đánh cá thì vô ý làm quả nổ phát nổ gây thương tích cho cháu Điểu Đ, sinh ngày 23/02/2010 với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 77%. Do vậy, Hội đồng xét xử có đủ căn cứ để kết luận bị cáo Điểu B phạm tội: “Vô ý gây thương tích” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự và Cáo trạng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Tuy Đức truy tố bị cáo về tội: “Vô ý gây thương tích” theo điểm b khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự là có căn cứ.

Ti khoản 1 và điểm b khoảng 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự quy định:

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên”.

[3] Xét tính chất, mức độ phạm tội do bị cáo gây ra là ít nghiêm trọng nhưng hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ. Bị cáo là người có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, bị cáo phải biết việc tự chế quả nổ bị pháp luật nghiêm cấm và có thể gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của bản thân cũng như của người khác được pháp luật bảo vệ nhưng do ý thức coi thường pháp luật, coi thường tính mạng sức khỏe của người khác nên bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội, tuy hành vi phạm tội của bị cáo là vô ý nhưng bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi của mình đã gây ra.

[4] Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Do bị hại chưa đủ 16 tuổi (mới 13 tuổi 02 ngày) nên bị cáo phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là phạm tội đối với người dưới 16 tuổi quy định tại điểm i khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự..

[5] Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình; bị cáo phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, đã tự nguyện bồi thường thiệt hại cho bị hại số tiền 20.000.000 đồng nên bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, i, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Hội đồng xét xử cần xem xét để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo để thể hiện chính sách khoan hồng của pháp luật Nhà nước.

[6] Về hình phạt: Hiện nay tình trạng tự chế và sử dụng quả nổ để đánh bắt cá tại các sông, suối trên địa bàn huyện Tuy Đức diễn ra phức tạp và ngày càng nhiều dù đã bị pháp luật nghiêm cấm. Do vậy, để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung trong xã hội, cần phải xử phạt bị cáo mức hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi phạm tội của bị cáo đã gây ra, cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian nhất định thì mới có tác dụng giáo dục, cải tạo bị cáo trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.

[7] Về việc bồi thường thiệt hại: Trong quá trình điều tra bị cáo đã tự nguyện bồi thường cho bị hại số tiền 20.000.000 đồng. Tại phiên tòa người đại diện theo pháp luật, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại với bị cáo đã thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại với số tiền bồi thường thêm là 105.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng). Việc thỏa thuận bồi thường là tự nguyện, không trái quy định của pháp luật nên Hội đồng xét xử cần ghi nhận và buộc bị cáo phải bồi thường cho bị hại thêm số tiền là 105.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng).

[8] Về việc xử lý vật chứng vụ án: Xét 01 ống nhựa PVC hình trụ tròn, rỗng bên trong, màu xám, dài 12cm, đường kính 4,9cm; các mảnh vỡ màu đen, không rõ hình dạng không còn giá trị sử dụng nên cần tịch thu tiêu hủy.

[9] Đối với hành vi sử dụng pháo nổ để đánh bắt cá của bị cáo đã được Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy Đức chuyển hồ sơ để ra quyết định xử phạt hành chính nên không đề cập xử lý.

[10] Xét quan điểm đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Tu y Đức tại phiên tòa là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật cần chấp nhận.

[11] Về án phí: Bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm và án phí dân sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

[12] Về quyền kháng cáo: Bị cáo, bị hại, đại diện theo pháp luật của bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại có quyền kháng cáo bản án theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

1. Tuyên bố bị cáo Điểu B phạm tội: “Vô ý gây thương tích”.

Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 138; điểm b, i, s khoản 1 Điều 51; điểm i khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự; xử phạt bị cáo Điểu B 01 (một) năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt đi thi hành án.

2. Về xử lý vật chứng vụ án: Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự; Tịch thu tiêu hủy 01 ống nhựa PVC hình trụ tròn, rỗng bên trong, màu xám, dài 12cm, đường kính 4,9cm; các mảnh vỡ màu đen, không rõ hình dạng.

(Vật chứng có đặc điểm như trong biên bản về việc giao nhận vật chứng, tài sản ngày 15/01/2024 giữa Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tuy Đức và Công an huyện Tuy Đức).

3. Về trách nhiệm dân sự: Căn cứ Điều 48 Bộ luật Hình sự; Điều 590 Bộ luật Dân sự; Ghi nhận sự thỏa thuận bồi thường thiệt hại giữa bị cáo với đại diện theo pháp luật của bị hại và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị hại. Buộc bị cáo Điểu B phải bồi thường thêm cho bị hại số tiền 105.000.000 đồng (Một trăm lẻ năm triệu đồng).

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và bị hại có đơn yêu cầu thi hành án mà bị cáo chưa trả số tiền trên thì hàng tháng còn phải trả số tiền lãi tương ứng với lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật Dân sự.

4. Về án phí: Căn cứ khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án: Buộc bị cáo Điểu B phải chịu 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng) án phí hình sự sơ thẩm và 5.250.000 đồng (Năm triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng) tiền án phí dân sự sơ thẩm.

5. Quyn kháng cáo: Bị cáo, bị hại, đại diện theo pháp luật của bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày tuyên án.

“Trưng hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự”.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

61
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 16/2024/HS-ST về tội vô ý gây thương tích

Số hiệu:16/2024/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Tuy Đức - Đăk Nông
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 28/03/2024
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;