Bản án 06/2024/HS-ST ngày 13/03/2024 về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM

BẢN ÁN 06/2024/HS-ST NGÀY 13/03/2024 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN

Trong các ngày: 01 tháng 3, 06 tháng 3 và 13 tháng 3, năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 18/2023/TLST-HS ngày 20-10-2023, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 18/2023/QĐXXST-HS, ngày 05-12-2023, đối với bị cáo:

Họ và tên: Phạm Như S (tên gọi khác: S), sinh ngày ……….. tại Hà Tĩnh; chỗ ở hiện nay: xxx Bùi T, Phường s, thành phố C, tỉnh Lâm Đồng; nghề nghiệp: Phụ hồ; trình độ học vấn: 7/10; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; quốc tịch: Việt Nam; con ông …… và bà ………..; bị cáo và chị ……….. và có 01 người con; tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 15- 4-2023 đến ngày 12-7-2023 và được tại ngoại cho đến nay. (Có mặt).

- Bị hại: Uỷ ban nhân dân xã Z; địa chỉ: Làng L, xã Y, huyện S, tỉnh Kon Tum. Người đại diện theo ủy quyền: Bà Tạ T; chức vụ: Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Z. (Có mặt).

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Ông Lê Văn T1, sinh năm ….; địa chỉ: Thôn T, xã T, huyện P, tỉnh Hưng Yên. (Vắng mặt).

+ Ông Vũ T2, sinh năm ……; địa chỉ: Tổ x, thị trấn I, huyện C, tỉnh Gia Lai. (Vắng mặt).

+ Ông Trần Văn T3, sinh năm ….; địa chỉ: Tổ x, thị trấn I, huyện C, tỉnh Gia Lai. (Vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vào đầu tháng 8/2006, Phạm Như S, Trần Văn T3, Lê Văn T1 và Vũ T2 rủ nhau đi khai thác các cây gỗ Gõ mật tại khu vực rừng thuộc Tiểu khu 641, địa phận xã Ya T1, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum (Khu rừng này do Uỷ ban nhân dân xã Z được giao quản lý). S nói cứ khai thác, còn gỗ thì không thiếu người mua. Để phục vụ cho việc khai thác, cả 04 thống nhất với nhau: Ai có lương thực, thực phẩm, máy cưa hay đồ dùng cá nhân thì tự chuẩn bị, sau khi bán được gỗ sẽ tính toán và chia phần tương ứng cho từng cá nhân. Theo đó, T2 và T3 bỏ tiền mua lương thực, thực phẩm; do T1, T2 có máy cưa và là người trực tiếp cưa xẻ gỗ nên cả nhóm thỏa thuận sẽ chi trả thêm cho 02 người này số tiền là 300.000 đồng/01 bộ sập.

Khoảng 03 ngày sau, T3 có việc bận nên ở nhà, còn S, T1, T2 mang theo dụng cụ đi đến khu vực rừng thuộc Khoảnh 3, Tiểu khu 641. Tại đây, cả 03 dùng cưa máy cắt hạ được 02 cây gỗ Gõ Mật có đường kính từ 80cm đến 90cm, cao khoảng 8m. Khi cắt hạ xong, S điện thoại thông báo cho T3 biết, rồi cùng T1, T2 quay về thuê người đi kéo gỗ.

Lúc về tới xã Ya Ly, S thuê được 04 người dân địa phương là Rơ Châm C2, Rơ Châm C3, Rơ Châm C4, Rơ Châm C5. Ngày hôm sau, S, T2, T1, T3 và 04 người được thuê đi vào vị trí các cây gỗ đã cắt hạ. Đến nơi, T1 dùng cưa cắt xẻ 02 cây gỗ được 07 tấm sập theo quy cách: dài 2,6m; rộng từ 70cm đến 80cm, dày khoảng 10cm. S, T2, T3 phụ cưa. Sau đó S và những người dân địa phương phát dọn, mở đường để kéo gỗ ra vị trí tập kết. Làm việc được khoảng 05 ngày đến 06 ngày thì C3, C4, C5, C2 bỏ về nên S lấy tiền cá nhân trả công cho 04 người này, rồi tất cả cùng trở về xã Ya Ly.

Khoảng 07 ngày sau, T2 và T3 thuê được 06 người dân đi kéo gỗ, gồm: Rơ Châm C6, Rơ Châm A C7, Rơ Châm C8, Rơ Châm C9, Rơ Châm C10, Kpă C11. Ngày hôm sau, S, T1, T2, T3 và 06 người dân được thuê tiếp tục đi vào khu vực khai thác cũ. Khi đến nơi, T1 dùng máy cưa xẻ thêm được 07 tấm sập với quy cách giống như các tấm sập được cắt xẻ trước đó. T2, T3, S phụ cưa, đồng thời cùng với 06 người dân địa phương kéo gỗ ra bãi tập kết tại cao trình 600 Thủy điện YaLy. Làm được khoảng 03 ngày thì những người dân địa phương ra về, nên T2 lấy tiền cá nhân trả công cho họ, rồi tất cả cùng trở về Ya Ly.

Khoảng 07 ngày sau, S cùng T3 cùng vào hiện trường thì phát hiện lán trại đã bị đốt cháy nên bỏ về. Đến đầu tháng 9/2006, S bán cho một người tên là Hoàng (không rõ nhân thân, lai lịch) 03 tấm sập với giá 2.500.000 đồng, rồi lấy một phần tiền (không nhớ số tiền cụ thể) đưa cho vợ của T2 và vợ của T3 (để trả tiền T2, T3 đã mua lương thực, dụng cụ và trả tiền công cho những người được thuê kéo gỗ).

Ngoài 02 cây gỗ Gõ Mật nêu trên, T3, T1, T2 còn khai nhận có cắt hạ thêm 01 cây gỗ Gõ Mật khác tại hiện trường nhưng chưa xẻ sập mà mới chỉ cắt đôi cây. Tổng khối lượng gỗ khai thác trái phép (của cả 03 cây gỗ) là: 25,359m3 (quy tròn).

Sau khi vụ việc bị phát hiện, S bỏ đi khỏi nơi cư trú nên bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum khởi tố bị can và ra quyết định truy nã. Đến ngày 15-4-2023, S đến Công an tỉnh Đăk Lăk đầu thú. Ngày 18-4-2023, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum ra quyết định phục hồi điều tra vụ án và phục hồi điều tra bị can đối với S.

Tại bản cáo trạng số: 37/CT-VKS-P2 ngày 20-10-2023, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum truy tố Phạm Như S về tội: “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Tại phiên tòa, - Bị cáo Phạm Như S thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; bồi thường cho bị hại số tiền 2.500.000đồng;

- Đại diện hợp pháp của bị hại đề nghị tách phần dân sự của vụ án để giải quyết riêng, đồng thời xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo;

- Kiểm sát viên thực hành quyền công tố khẳng định việc truy tố đối với Phạm Như S là có căn cứ, đúng người, đúng tội; đề nghị Hội đồng xét xử:

+ Tuyên bố bị cáo phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”; áp dụng khoản 1 Điều 175, các điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999; xử phạt bị cáo Phạm Như S mức án từ 06 tháng đến 09 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án, được trừ đi thời gian bị cáo đã bị tạm giữ, tạm giam. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo.

+ Về án phí: Buộc Phạm Như S phải chịu án phí hình sự sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về thủ tục tố tụng: Trong quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum và Viện kiểm sát nhân dân huyện Sa Thầy đã thực hiện đầy đủ, đúng trình tự, thẩm quyền các thủ tục S hành tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

[2] Tại phiên tòa, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan – ông Trần Văn T3, ông Lê Văn T1 và ông Vũ T2 đều vắng mặt và có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Xét việc vắng mặt của những người này không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, nên Hội đồng xét xử vẫn S hành xét xử vụ án.

[3] Về nội dung vụ án: Tại phiên tòa, bị cáo Phạm Như S khai nhận, việc bị cáo cùng với Trần Văn T3, Lê Văn T1, Vũ T2 khai thác 02 cây gỗ Gõ Mật, là đúng như nội dung bản cáo trạng của Viện kiểm sát đã nêu.

[4] Đối với cây gỗ Gõ Mật còn lại (cây thứ 03): Phạm Như S khẳng định, khi T3, T1 và T2 khai thác cây gỗ này thì bị cáo không biết. Tuy nhiên, lời khai của T1, T3, T2 và các tài liệu, chứng cứ khác có tại hồ sơ vụ án chứng minh cây gỗ này là do T1, T3, T2 khai thác. Mặt khác, lời khai của S, T1, T2, T3 thể hiện, cả 04 có chung ý chí là khai thác gỗ Gõ Mật tại khu vực Tiểu khu 641, không thống nhất trước sẽ cắt hạ bao nhiêu cây gỗ. Đồng thời, sau khi đã cắt hạ 02 cây gỗ ban đầu, một thời gian ngắn sau đó S và T3 tiếp tục vào lại hiện trường với mục đích sẽ khai thác gỗ tiếp (nhưng do lán trại đã bị đốt cháy làm cho cả 02 không thực hiện được ý đồ). Do đó, mặc dù không tham gia trực tiếp vào việc cưa hạ cây gỗ thứ 03, nhưng với vai trò đồng phạm, S cũng phải chịu trách cùng với T1, T3 và T2 về hành vi khai thác cây gỗ này. Từ đó xác định, tổng khối lượng gỗ mà S cùng với T3, T1, T2 đã khai thác trái phép 25,359 m3 gỗ Gõ Mật (thuộc nhóm IIA), tại Khoảnh 3, Tiểu khu 641, địa phận xã Ya T1, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum (đây là rừng tự nhiên với chức năng rừng phòng hộ). Bên cạnh đó, tại thời điểm S cùng đồng phạm thực hiện hành vi, chưa có văn bản hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 1999; Bản án hình sự sơ thẩm số: 44/2007/HSST ngày 28-8-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum và Bản án hình sự phúc thẩm số:

43/2007/HSPT ngày 16-11-2007 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, cũng đã xét xử Trần Văn T3, Lê Văn T1, Vũ T2 theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự năm 19991. Bởi vậy, có đủ cơ sở khẳng định, hành vi của Phạm Như S đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 1999.

[5] Qua so sánh thấy hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 232 Bộ luật Hình sự hiện hành không nhẹ hơn hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 1999, nên áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1999 để xét xử bị cáo. Bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum truy tố Phạm Như S theo điều luật vừa nêu, là có căn cứ, đúng pháp luật.

[6] Hành vi của Phạm Như S là nguy hiểm cho xã hội, bị cáo biết rõ việc khai thác gỗ khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép là vi phạm pháp luật, làm ảnh hướng xấu đến môi trường sinh thái, nhưng vẫn cố ý thực hiện tội phạm. Hành vi phạm tội của bị cáo không những gây thiệt hại về lâm sản mà còn làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái; xâm phạm trật tự quản lý Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng. Bởi vậy, cần xử phạt một mức án nghiêm, tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và hậu quả mà bị cáo đã gây ra nhằm để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.

[7] Xét các tình tiết T1 nặng - giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với người phạm tội thấy rằng: Trong vụ án này, Phạm Như S không phải chịu các quy định về T1 nặng trách nhiệm hình sự. Mặt khác, bị cáo phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; trong quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo luôn thành khẩn khai báo, biết ăn năn hối cải; đã tự nguyện bồi thường cho bị hại 2.500.000đồng, đồng thời nộp lại số tiền 2.500.000đồng (là tiền do bị cáo bán gỗ đã khai thác trong vụ án) để khắc phục một phần hậu quả đã gây ra – đây là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, h, p khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999 mà bị cáo được hưởng. Bên cạnh đó, trước khi phạm tội, Phạm Như S có thời gian phục vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam; sau khi bỏ trốn bị cáo đã ra đầu thú; được đại diện của bị hại xin giảm nhẹ hình phạt, nên được hưởng thêm 03 tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999. Về nhân thân, trước khi phạm tội, Phạm Như S có nhân thân tốt; chưa có tiền án, tiền sự. Do vậy, cần giảm nhẹ một phần hình phạt để bị cáo thấy được sự khoan hồng của pháp luật, sớm cải tạo thành người có ích.

[8] Với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, các tình tiết giảm nhẹ cùng nhân thân của bị cáo Phạm Như S như đã phân tích, đánh giá ở trên, Hội đồng xét xử thấy: Cần áp dụng hình phạt tù có thời hạn nhằm cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian mới có tác dụng giáo dục người phạm tội, đồng thời cũng nhằm để răn đe, phòng ngừa chung.

[9] Về hình phạt bổ sung: Trong quá trình điều tra, Phạm Như S đã nộp lại toàn bộ số tiền do bán gỗ mà có; hiện nay bị cáo là người có bệnh tật, lại đang nuôi 03 con nhỏ, nên không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo.

[10] Trong vụ án này, cùng thực hiện tội phạm với bị cáo Phạm Như S còn có các đối tượng: Lê Văn T1, Vũ T2, Trần Văn T3. Nhưng cả 03 đã bị xét xử bằng Bản án hình sự sơ thẩm số: 44/2007/HSST ngày 28-8-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum và Bản án hình sự phúc thẩm số: 43/2007/HSPT ngày 16-11-2007 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng. Những người được S, T3, T1, T2 thuê kéo gỗ cũng đã được xem xét, đánh giá trong quá trình xét xử T3, T1, T2.

[11] Về trách nhiệm dân sự: Tại phiên tòa, sau khi nhận được số tiền 2.500.000đồng do Phạm Như S có bồi thường, phía bị hại chưa yêu cầu bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Lê Văn T1, Vũ T2, Trần Văn T3) bồi thường thiệt hại, mà đề nghị tách phần dân sự của vụ án để giải quyết riêng sau khi bị hại thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ và khởi kiện bằng vụ án dân sự. Xét thấy ý kiến của bị hại là có căn cứ pháp luật, nên được Hội đồng xét xử chấp nhận.

[12] Về vật chứng của vụ án: Đối với số tiền 2.500.000đồng do Phạm Như S giao nộp tại Cơ quan điều tra: Đây là tiền do phạm tội mà có nên tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước. Đối với các vật chứng khác có liên quan đến vụ án thì đã được xử lý trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử Lê Văn T1, Vũ T2, Trần Văn T3.

[13] Cũng liên quan đến khoản tiền do Phạm Như S thu được từ việc bán gỗ: Theo lời khai của bị cáo, sau khi bán gỗ cho người tên Hoàng (được 2.500.000đồng), bị cáo đã lấy một phần tiền đưa cho vợ của Vũ T2 và vợ của Trần Văn T3. Tại phiên tòa, bị cáo khai không biết họ, tên, địa chỉ hiện nay của vợ T2 và vợ T3; đồng thời S cũng không yêu cầu những người này trả lại số tiền đã nhận; nên Hội đồng xét xử không đề cập.

[14] Về án phí: Bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

1. Tuyên bố: Bị cáo Phạm Như S phạm tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”.

Áp dụng khoản 1 Điều 175, điểm b, h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 

- Xử phạt bị cáo Phạm Như S 07 (Bảy) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án, được trừ đi thời gian bị cáo đã bị tạm giữ, tạm giam (từ ngày 15-4-2023 đến ngày 12-7-2023).

- Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo Phạm Như S.

2. Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự;

- Tách vấn đề dân sự của vụ án để giải quyết bằng vụ án dân sự riêng theo thủ tục tố tụng dân sự, khi có yêu cầu.

3. Về xử lý vật chứng: Áp dụng Điều 47 Bộ luật Hình sự; Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự;

- Tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước số tiền 2.500.000đồng (Hai triệu, năm trăm nghìn đồng) do bị cáo Phạm Như S phạm tội mà có.

Khoản tiền này hiện đang được tạm giữ tại tài khoản của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum (Theo Giấy nộp tiền vào tài khoản số 04 ngày 20- 9-2023), nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum có trách nhiệm chuyển giao cho Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sa Thầy để thực hiện thủ tục tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước.

4. Về án phí: Áp dụng khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số:326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội;

- Buộc bị cáo Phạm Như S phải nộp là 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm.

5. Về kháng cáo: Áp dụng các Điều 331 và 333 Bộ luật Tố tụng hình sự;

- Trong hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án (ngày 13-3-2024), bị cáo, bị hại có quyền kháng cáo bản án theo thủ tục phúc thẩm. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa, có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc kể từ ngày bản án được niêm yết.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

151
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án 06/2024/HS-ST ngày 13/03/2024 về tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản

Số hiệu:06/2024/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Sa Thầy - Kon Tum
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 13/03/2024
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;