TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ C, TỈNH BÌNH DƯƠNG
BẢN ÁN 31/2023/HS-ST NGÀY 22/02/2023 VỀ TỘI SẢN XUẤT HÀNG GIẢ LÀ PHÂN BÓN
Ngày 22 tháng 02 năm 2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố C, tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số 13/2023/TLST-HS ngày 13 tháng 01 năm 2023, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 18/2023/QĐXXST-HS ngày 07 tháng 02 năm 2023 đối với bị cáo:
Nguyễn Thiện N, sinh N1 1979 tại tỉnh Bạc Liêu. Thường trú: ấp N, thị trấn C, huyện V, tỉnh Bạc Liêu; nghề nghiệp: làm ruộng; trình độ học vấn: lớp 4/12; dân tộc: Kinh; tôn giáo: Thiên chúa; quốc tịch: Việt Nam; con ông Lương Văn S (đã chết) và bà Nguyễn Thị N, sinh năm 1937; vợ Thái Thị D, sinh năm 1980; bị cáo có 02 người con, lớn sinh năm 2009 nhỏ sinh năm 2020; tiền án, tiền sự, nhân thân: không. Bị cáo bị tạm giữ, tạm giam từ ngày 23/10/2022 cho đến nay, có mặt.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Khoảng tháng 11 N1 2009, Lưu D và Trương Văn N1 thuê kho, mặt bằng phía sau nhà gia đình ông Nguyễn Đức T1 tại nhà ấp C, xã T, huyện C (nay là khu phố C, phường T, thành phố C), tỉnh Bình Dương. Sau khi thuê mặt bằng, D và N1 thuê Nguyễn Hữu P, Đỗ Thanh P, Nguyễn Thanh B, Trần Hoàng G, Nguyễn Thiện N và một người tên B (chưa rõ nhân thân, lai lịch) sản xuất phân bón giả hiệu Kali MOP 61% Vinacam. Để thực hiện việc sản xuất phân bón giả, D và N1 chở N liệu đến gồm muối trắng, bột màu, phân bón thật và các dụng cụ như bao bì, cân, máy may miệng bao, chỉ, dao, cuốc, xẻng. Sau khi có đủ N liệu và dụng cụ sản xuất P, B, P, G, N và B dùng cuốc, xẻng trộn phân bón thật với muối, bột màu rồi đóng vào bao bì ký hiệu Kali MOP 61% Vinacam, trọng lượng mỗi bao là 50kg. Sau khi sản xuất mỗi tấn phân bón giả D và N1 trả cho P, P, N, B, G và tên B 150.000 đồng/tấn. Phân bón giả sau khi đóng bao bì D và N1 thuê xe tải biển số 54S-3xxx do Nguyễn Thanh T điều khiển chở ra khu vực ngã Tư Ga thuộc Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh để sang qua xe tải khác (không rõ biển số). Tại đây, D và N1 trả công bốc xếp cho P, P, B, G, N và B mỗi người 100.000 đồng. Đến khoảng 14 giờ ngày 08/12/2009, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế Công an huyện C phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 5 huyện C kiểm tra ấp C, xã T, huyện C (nay là khu phố C, phường T, thành phố C), tỉnh Bình Dương. Đoàn kiểm tra phát hiện phía sau nhà các đối tượng P, P, B, G, N và tên B đang thực hiện hành vi “Sản xuất phân bón giả”. Khi bị kiểm tra thì P, P, B, G, N và tên B đã bỏ chạy tẩu thoát.
Tại hiện trường Cơ quan công an tiến hành thu giữ 59 bao phân hiệu Kali MOP 61% Vinacam đã được may miệng bao, 52 bao phân hiệu Kali MOP 61% chưa may miệng bao, 30 bao bột màu đỏ cam, 05 bao phân hiệu SA 21%, 09 bao màu xanh không nhãn mác bên trong có chất bột màu trắng, 01 bao đựng bột màu đỏ cam, 01 bao đựng chất bột màu xám, 03 cái xẻng, 01 cái cuốc, 01 cân đồng hồ hiệu Bến Thành loại 100kg, 01 máy may miệng bao nhãn hiệu HE 0828 do Trung Quốc sản xuất, 05kg bịch nilon, 02 cuộn chỉ màu trắng, 01 cuộn chỉ màu vàng, 03 con dao; 50 bao bì không không hiệu Kali 61% Vinacam, 01 điện thoại di động hiệu Nokia 1200, 01 xe mô tô kiểu dáng Wave biển số 52K6- 65xx, 01 xe mô tô kiểu dáng Wave biển số 61F6- 51xx, 01 xe mô tô kiểu dáng Wave màu vàng biển số 54X9-37xx và số tiền 2.015.000 đồng.
Theo Chứng thư giám định về phẩm chất số: 09G03ND1607 ngày 12/01/2010 của Chi nhánh Công ty Cổ phần VINACONTROL tại Thành phố Hồ Chí Minh kết luận: Mẫu phân cần giám định hiệu SA 21% có kết quả phân tích gần giống với kết quả mẫu phân so sánh; mẫu phân cần giám định hiệu MOP 61% có kết quả phân tích hoàn toàn khác với mẫu phân so sánh;
chất bột màu đỏ thành phần chủ yếu là oxy sắt; chất màu trắng thành phần chủ yếu là muối Nacl; mẫu chất bột màu xám là hỗn hợp của các hợp chất silicat, natri và hợp chất của sắt với muối carbonat kim loại (can xi, kẽm, magie…).
Căn cứ vào Bản kết luận định giá số 05/BB.ĐG ngày 15/01/2010 của Hội đồng định giá huyện (nay là thành phố) C, tỉnh Bình Dương kết luận giá trị 01kg phân Kali MOP 61% Vinacam là: 11.000 đồng. Như vậy tổng giá trị phân Kali MOP 61% Vinacam giả thu được tại hiện trường là: 6.017kg x 11.000 đồng/kg = 66.167.000 đồng.
Quá trình thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo Nguyễn Thiện N thu lợi được từ việc sản xuất hàng giả là phân bón là 600.000 đồng, bị cáo đã tiêu xài cá nhân hết.
Đối với Nguyễn Thanh B, Đỗ Thanh P và Nguyễn Hữu P, đã được Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Bình Dương xét xử tại Bản án số 341/2010/HSST ngày 24/11/2010.
Đối với Trần Hoàng G, đã được Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Bình Dương xét xử tại Bản án số 299/2011/HSST ngày 20/9/2011.
Đối với Trương Văn N1, đã được Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Bình Dương xét xử tại Bản án số 156/2012/HSST ngày 16/5/2012.
Đối với Lưu D, đã được Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh Bình Dương xét xử tại Bản án số 299/2012/HSST ngày 18/9/2012.
Ngày 27/7/2010, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện C, tỉnh Bình Dương khởi tố bị can Nguyễn Thiện N, do N bỏ trốn Cơ quan cảnh sát điều tra ra quyết định truy nã. Đến ngày 23/10/2022, bị cáo đến Công an thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu làm căn cước công dân thì bị phát hiện, bắt giữ và bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố C để phục hồi điều tra, làm rõ hành vi phạm tội.
Về xử lý vật chứng: Đã được Tòa án nhân dân huyện C (nay là thành phố C), tỉnh Bình Dương xét xử, xử lý tại bản án số 341/2010/HSST ngày 24/11/2010. Đối với số tiền 600.000 đồng là tiền thu lợi bất chính đề nghị tịch thu để sung ngân sách Nhà nước.
Tại Cáo trạng số 22/CT-VKS ngày 11 tháng 01 N1 2023, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố C, tỉnh B Dương truy tố bị cáo Nguyễn Thiện N về tội “Sản xuất hàng giả là phân bón” theo quy định tại khoản 1 Điều 158 của Bộ luật Hình sự năm 1999. Tại phiên tòa, trong phần tranh luận đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố C giữ N quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử: Áp dụng khoản 1 Điều 158, điểm p khoản 1 Điều 46 của Bộ luật Hình sự năm 1999. Xử phạt bị cáo Nguyễn Thiện N với mức án từ 01 (một) năm 03 (ba) tháng tù đến 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù. Về xử lý vật chứng: Đã được Tòa án nhân dân huyện (nay là thành phố) C, tỉnh Bình Dương xét xử, xử lý tại Bản án số 341/2010/HSST ngày 24/11/2010. Đối với số tiền 600.000 đồng là tiền thu lợi bất chính đề nghị tịch thu để sung ngân sách Nhà nước.
Bị cáo không tranh luận, trong lời nói sau cùng, bị cáo Nguyễn Thiện N thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội mong Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo để bị cáo sớm trở về với gia đình.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:
[1] Về tố tụng: Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an thành phố C, Điều tra viên, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố C, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo không có ý kiến hay khiếu nại gì về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.
[2] Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thiện N đã khai nhận hành vi phạm tội đúng như Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố C đã truy tố đối với bị cáo. Lời khai nhận tội của bị cáo phù hợp với những tài liệu, chứng cứ khác có tại hồ sơ vụ án. Do đó, Hội đồng xét xử có đủ cơ sở để kết luận: Vào ngày 08/12/2009 Nguyễn Thiện N và đồng phạm thực hiện hành vi sản xuất hàng giả là phân bón tại địa chỉ: ấp C, xã T, huyện C (nay là khu phố C, phường T, thành phố C), tỉnh Bình Dương. Số phân bón giả hiệu Kali MOP 61% Vinacam thu giữ là 6.017kg, tương đương với số tiền 66.167.000 đồng. Hành vi của bị cáo và đồng phạm sử dụng các N liệu như muối trắng, bột màu và một ít phân bón thật để sản xuất phân bón giả hiệu Kali MOP 61% Vinacam đã đủ yếu tố cấu thành tội “Sản xuất hàng giả là phân bón” theo quy định tại khoản 1 Điều 158 của Bộ luật Hình sự năm 1999. Do đó, Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố C, tỉnh Bình Dương truy tố bị cáo Nguyễn Thiện N về tội “Sản xuất hàng giả là phân bón” là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
[3] Hành vi phạm tội mà bị cáo và các đồng phạm đã thực hiện là nghiêm trọng và nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của doanh nghiệp, các cá nhân trong sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương. Bị cáo là người có năng lực trách nhiệm hình sự nhận thức rõ hành vi sử dụng các N liệu không đúng tiêu chuẩn chất lượng để sản xuất phân bón giả hiệu Kali MOP 61% Vinacam là vi phạm pháp luật nhưng vì tham lam, tư lợi bị cáo vẫn cố ý thực hiện, bất chấp hậu quả xảy ra, sau khi phạm tội đã bỏ trốn gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố và xét xử. Vì vậy, cần xử phạt bị cáo với mức án tương xứng với vai trò, mức độ hành vi mà bị cáo đã thực hiện nhằm có tác dụng răn đe, giáo dục đối với bị cáo và phòng ngừa chung cho xã hội. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt cần xem xét đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo.
[4] Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: không.
[5] Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên Hội đồng xét xử áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 của Bộ luật Hình sự năm 1999 đối với bị cáo.
[6] Về nhân thân: Bị cáo có nhân thân tốt chưa có tiền án, tiền sự.
[7] Đây là vụ án có tính chất đồng phạm trong đó Lưu D và Trương Văn N1 là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, trực tiếp thuê kho, cung cấp dụng cụ, N liệu, thuê mặt bằng và rủ rê các đồng phạm khác để sản xuất phân bón giả. Bị cáo N là người thực hành giúp sức cho các bị cáo khác thực hiện hành vi sản xuất phân bón giả.
[8] Về xử lý vật chứng: Đã được Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh B Dương xét xử, xử lý tại Bản án số 341/2010/HSST ngày 24/11/2010 nên Hội đồng xét xử không đặt ra để xem xét.
[9] Về biện pháp tư pháp: Đối với 600.000 đồng là tiền thu lợi bất chính nên cần tịch thu để sung ngân sách Nhà nước.
[10] Xét đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát là phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận.
[11] Án phí sơ thẩm: Bị cáo phải chịu theo quy định của pháp luật. Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ các Điều 298, 299, 326, 327, 331, 333 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Tuyên bố bị cáo Nguyễn Thiện N phạm tội “Sản xuất hàng giả là phân bón”.
1. Về hình phạt: Áp dụng khoản 1 Điều 158, điểm p khoản 1 Điều 46, Điều 33, Điều 53 của Bộ luật Hình sự năm 1999.
Xử phạt bị cáo Nguyễn Thiện N 01 (một) N1 03 (ba) tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 23/10/2022.
2. Về xử lý vật chứng: Áp dụng điểm b khoản 1 Điều 41 của Bộ luật Hình sự năm 1999 và Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Buộc bị cáo Nguyễn Thiện N phải nộp số tiền 600.000 đồng thu lợi bất chính để tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước.
3. Về án phí hình sự sơ thẩm: Áp dụng khoản 2 Điều 135 Bộ luật Tố tụng Hình sự; điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội khoá 14 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án.
Bị cáo Nguyễn Thiện N phải chịu 200.000 (hai trăm ngàn) đồng.
4. Về quyền kháng cáo: Bị cáo có mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Bản án 31/2023/HS-ST về tội sản xuất hàng giả là phân bón
Số hiệu: | 31/2023/HS-ST |
Cấp xét xử: | Sơ thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân Thành phố Thủ Dầu Một - Bình Dương |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 22/02/2023 |
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về