Bản án về tội hủy hoại rừng số 13/2021/HS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM

BẢN ÁN 13/2021/HS-ST NGÀY 20/08/2021 VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG

Ngày 20 tháng 8 năm 2021 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Sa Thầy xét xử công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 13/2021/TLST-HS ngày 25/6/2021 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 13/2021/HSST - QĐ ngày 30/7/2021; đối với bị cáo:

A B; Sinh ngày 02/9/1982 tại Kon Tum; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Làng K, xã S, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum; Giới tính: Nam; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Gia Rai; Tôn giáo: Không; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ văn hóa: 4/12; Con ông A P, sinh năm: 1950 và bà Y U, sinh năm 1964 (đã chết); có vợ là Y T và có 3 con, con lớn nhất sinh năm 2002, con nhỏ sinh năm 2015; Tiền án, tiền sự: Không; bị cáo tại ngoại - Có mặt.

* Nguyên đơn dân sự: Ủy ban nhân dân xã M, người đại diện theo ủy quyền ông: Huỳnh Tấn T - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã M.

Địa chỉ: Xã M, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum - Có mặt.

* Ngƣời bào chữa cho bị cáo: Bà Nguyễn Thị Thúy H - Trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Kon Tum - Có mặt.

* Người làm chứng:

- Anh A M - Vắng mặt.

- Anh A L, A Kh, chị Y H - Có mặt;

- Người giám hộ cho người làm chứng chưa thành niên A Kh: Chị Y H.

Cùng địa chỉ: Làng K, xã S, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vào khoảng thời gian trước tết Nguyên đán năm 2021, A B trú tại: Làng K, xã S, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đi nhổ mỳ thuê tại xã M, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Trong thời gian này, A B có đi đặt bẫy chuột tại Lô 2, khoảnh 01, Tiểu khu 676, rừng phòng hộ do Ủy ban nhân dân xã M quản lý, tại đây A B thấy đất đẹp, tươi tốt nên nảy sinh ý định phát dọn để làm rẫy trồng lúa. Vì vậy, vào ngày 23/02/2021, A B đã chuẩn bị sẵn dao, rựa, rìu và nói dối với con, cháu mình gồm: Y H, A Kh, A L và A M. Tất cả cùng trú tại Làng K, xã S, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum rằng mình đã xin phép và được chính quyền đồng ý nên yêu cầu mọi người cùng đi phát, dọn rẫy cho mình. Sau đó, A B đã dẫn những người trên đến khu vực Ya Mô, xã M, huyện Sa Thầy để phát rẫy nhưng vì trời đã tối nên cả nhóm ngủ lại tại lán trại cũ trong rẫy của người dân ở gần đó. Sáng ngày 24/02/2021, A B đã dẫn cả nhóm đi và chỉ chỗ để phát dọn rẫy cho mình, đến khoảng 17 giờ 00 phút ngày 25/02/2021, khi A B và mọi người đang phát rừng thì bị lực lượng liên ngành xã M phát H, lập biên bản.

Ngày 01/03/2021, Hạt kiểm lâm huyện Sa Thầy đã mời Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sa Thầy, Viện kiểm sát nhân dân huyện Sa Thầy và Uỷ ban nhân dân xã M, huyện Sa Thầy tiến hành khám nghiệm H trường. Kết quả xác định được diện tích rừng bị chặt hạ là 6.682m2 (sáu ngàn sáu trăm tám hai mét vuông), mức độ thiệt hại 100%, bao gồm 2004 cây Lồ ô (gồm 423 cây đường kính 02cm, 846 cây đường kính 04cm, 735 cây đường kính 06cm) và 646 cây củi có đường kính từ 05cm đến 09cm, tổng khối lượng 9,91 Ster bị chặt hạ, thuộc chức năng rừng phòng hộ do Ủy ban nhân dân xã M quản lý.

Kết luận định giá T sản số 05/KL-HĐĐGTS ngày 27/5/2021 của Hội đồng định giá T sản trong tố tụng hình sự xác định tổng giá trị thiệt hại là 17.415.100 đồng (Mười bảy triệu bốn trăm mười lăm ngàn một trăm đồng).

Cáo trạng số 12/CT - VKS ngày 24/6/2021 Viện kiểm sát nhân dân huyện Sa Thầy truy tố bị cáo A B về tội “Hủy hoại rừng” theo điểm c khoản 1 điều 243 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Tại phiên tòa đại diện VKS vẫn giữ nguyên quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng:

- Điểm c khoản 1 Điều 243, điểm b, s khoản 1 Điều 51, Điều 38 và Điều 50 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo từ 15 đến 18 tháng tù.

- Tại phiên tòa Nguyên đơn dân sự khai chưa kéo gom được tang vật để xử lý nên chưa xác định được mức thiệt hại: Vì vậy; đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự để tách phần dân sự để giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục Tố tụng dân sự.

- Điều 47 Bộ luật Hình sự, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự. Tịch thu tiêu hủy: Toàn bộ tang vật của vụ án gồm 06 con dao và 01 cái rìu.

Ý kiến của người bào chữa: Bị cáo là lao động chính trong gia đình; là người dân tộc thiểu số thuộc cận hộ nghèo, nhận thức pháp luật hạn chế; vì thiếu đất sản xuất nên đã nẩy sinh ý định đi phát rừng để lấy đất sản xuất, quá trình điều tra bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và đã tự nguyện khắc phục hậu quả. Vì vậy, đề nghị HĐXX áp dụng các tình tiết giảm nhẹ theo viện dẫn của đại diện VKS để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo; đề nghị xử phạt bị cáo mức án thấp nhất theo đề nghị của VKS.

Lời nói sau cùng: Bị cáo biết việc làm của bị cáo là vi phạm pháp luật xin Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các T liệu có trong hồ sơ đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, Quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố đã thực H đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Bị cáo, người bào chữa cho bị cáo, nguyên đơn dân sự, không có ý kiến gì và cũng không khiếu nại gì về hành vi, Quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, Quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực H đều hợp pháp.

[2] Hành vi của bị cáo thể H: Trong khoảng thời gian từ ngày 24 đến ngày 25/02/2021 bị cáo A B đã cùng con, cháu dùng dao, rựa và rìu đi vào khu vực thuộc lô 2, khoảnh 01, tiểu khu 676 để chặt cây rừng với diện tích 6.682m2, mục đích lấy đất để làm rẫy trồng lúa. Toàn bộ diện tích rừng bị hủy hoại 6.682m2 được xác định là rừng phòng hộ theo Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 09/01/2008 của UBND tỉnh Kon Tum, Quyết định số 1307/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum. Diện tích rừng bị chặt hạ là do Ủy ban nhân dân xã M, huyện Sa Thầy quản lý, địa giới hành chính xã M, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

Kết luận định giá T sản số 05/KL-HĐĐGTS ngày 27/5/2021 xác định tổng giá trị thiệt hại là 17.415.100đ (Mười bẩy triệu bốn trăm mười lăm ngàn một trăm đồng).

Tại phiên tòa, bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Lời khai nhận tội của bị cáo phù hợp với các lời khai tại cơ quan điều tra, phù hợp với lời khai của nguyên đơn dân sự, của những người làm chứng và phù hợp với nội dung vụ án mà Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Sa Thầy đã truy tố.

[3] Hành vi của bị cáo dùng dao, rựa, rìu chặt hạ cây rừng, chức năng phòng hộ với diện tích 6.682 m2 để lấy đất sản xuất đã đủ yếu tố cấu thành tội “ Hủy hoại rừng ” theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 243 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Cáo trạng Viện kiểm sát nhân dân huyện Sa Thầy truy tố bị cáo về hành vi “Hủy hoại rừng” theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 243 Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng người, đúng tội.

Xét hành vi phạm tội của bị cáo là ngL hiểm cho xã hội, hành vi đó đã trực tiếp xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của Nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, thiệt hại đến T nguyên rừng Quốc gia. Bị cáo là người có đầy đủ nhận thức để biết được việc phá rừng là vi phạm pháp luật. Tại thời điểm phạm tội bị cáo đã được tuyên truyền nội dung của Luật Bảo vệ rừng và các văn bản của nhà nước có liên quan nhưng với ý thức coi thường pháp luật bị cáo vẫn cố tình vi phạm. Vì vậy, cần phải xử lý nghiêm minh, cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian mới đủ điều kiện để giáo dục, cải tạo bị cáo và phòng ngừa chung.

[4] Về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

- Bị cáo không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

- Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Quá trình điều tra bị cáo đã thành khẩn khai nhận tội và tỏ ra ăn năn hối cải; đã tự ngLện nộp 1.500.000đ để khắc phục hậu quả, số tiền này không đáng kể so với giá trị thiệt hại mà hành vi phạm tội của bị cáo đã gây ra. Tuy nhiên, HĐXX vẫn xem xét để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo. Đây là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, s khoản 1 điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, bị cáo có nhân thân tốt, từ trước đến giờ bị cáo đều chấp hành tốt chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, không vi phạm các điều mà pháp luật cấm, không có tiền án, tiền sự. Diện tích rừng mà bị cáo hủy hoại chủ yếu là cây Lồ ô và cây củi nên chỉ cần một thời gian ngắn để cây tái sinh đạt độ che phủ như ban đầu. Từ những phân tích ở trên Hội đồng xét xử xét thấy cần giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo để bị cáo thấy được sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta mà tập trung cải tạo tốt, trở thành công dân có ích cho xã hội.

[5] Đối với anh A L, A M, A Kh và chị Y H là con, cháu của A B trực tiếp phát rừng cho bị cáo, bản thân họ không biết đây là rừng và bị A B lừa dối, khu vực này là rẫy cũ bỏ hoang được A B xin phép chính quyền, nhận thức pháp luật của họ còn hạn chế nên đã tin và đi phát rừng cho bị cáo. Vì vậy, không có cơ sở để xử lý trách nhiệm hình sự đối với A L, A M, A Kh và Y H với vai trò đồng phạm trong vụ án này.

[6] Về hình phạt bổ sung: Hội đồng xét xử thấy bị cáo là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, nghề nghiệp làm nông nghiệp nhưng không có đất sản xuất nên không áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 243 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo.

[7] Về trách nhiệm dân sự: Diện tích rừng bị cáo hủy hoại đã được Nhà nước giao cho Ủy ban nhân dân xã M quản lý, chăm sóc, bảo vệ. Tại phiên tòa Nguyên đơn dân sự khai chưa kéo gom được tang vật để xử lý nên chưa xác định được mức thiệt hại và yêu cầu tách phần bồi thường dân sự để giải quyết bằng một vụ án khác, việc tách phần dân sự để giải quyết bằng 1 vụ án khác theo thủ tục Tố tụng dân sự, không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự nên chấp nhận.

Bị cáo đã bồi thường 1.500.000đ (Một triệu năm trăm nghìn đồng); H đang gửi tại T khoản số: 3949.0.1047676.00000 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sa Thầy, theo giấy nộp tiền vào T khoản ngày 25/5/2021 và được trả cho Ủy ban nhân dân xã M [8] Về xử lý vật chứng của vụ án: Quá trình điều tra đã thu giữ:

- 06 (sáu) con dao, rựa có phần lưỡi bằng kim loại, phần cán bằng tre được đánh số từ 01 đến 06. Chiều dài phần cán và lưỡi theo thứ tự lần lượt là: (01) 29cm và 32cm, (02) 39cm và 31cm, (03) 29cm và 27cm, (04) 35cm và 35cm, (05) 37cm và 27cm, (06) 14cm và 29cm - 01 (một) chiếc rìu, có phần lưỡi và cán tách rời. Phần lưỡi bằng kim loại có gẵn thanh gỗ nối liền, tổng chiều dài là 55cm. Phần cán bằng gỗ dài 68cm (07).

Đây là tang vật mà bị cáo dùng vào việc phạm tội, không còn giá trị sử dụng nên tịch thu tiêu hủy.

[9] Về án phí: Bị cáo bị kết án nên phải chịu án phí hình sự sơ thẩm. Tuy nhiên, bị cáo là người dân tộc thiểu số và có đơn xin miễn án phí. Vì vậy, miễn toàn bộ tiền án phí hình sự sơ thẩm cho bị cáo.

[10] Về quyền kháng cáo: Bị cáo, Nguyên đơn dân sự được quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

- Tuyên bố bị cáo A B phạm tội “Hủy hoại rừng”.

* Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 243; điểm b, s khoản 1 Điều 51; Điều 38 và Điều 50 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

- Xử phạt bị cáo A B 15 (mười lăm) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

* Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 48 Bộ luật Hình sự:

Tách phần dân sự để giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự, bị cáo đã bồi thường 1.500.000đ (Một triệu năm trăm nghìn đồng), H đang gửi tại T khoản số: 3949.0.1047676.00000 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sa Thầy, theo giấy nộp tiền vào T khoản ngày 25/5/2021 và được trả cho Ủy ban nhân dân xã M.

* Về xử lý vật chứng của vụ án: Căn cứ Điều 47 Bộ luật Hình sự, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự. Tịch thu tiêu hủy:

06 (sáu) con dao, rựa có phần lưỡi bằng kim loại, phần cán bằng tre được đánh số từ 01 đến 06. Chiều dài phần cán và lưỡi theo thứ tự lần lượt là: (01) 29cm và 32cm, (02) 39cm và 31cm, (03) 29cm và 27cm, (04) 35cm và 35cm, (05) 37cm và 27cm, (06) 14cm và 29cm 01 (một) chiếc rìu, có phần lưỡi và cán tách rời. Phần lưỡi bằng kim loại có gẵn thanh gỗ nối liền, tổng chiều dài là 55cm. Phần cán bằng gỗ dài 68cm (07).

Theo biên bản giao nhận vật chứng ngày 28/6/2021 giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sa Thầy và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sa Thầy.

* Về án phí: Áp dụng Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án: Miễn án phí hình sự sơ thẩm cho bị cáo.

* Về quyền kháng cáo: Bị cáo, có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày tuyên án (20/8/2021).

Nguyên đơn dân sự có quyền kháng cáo bản án về phần bồi thường thiệt hại trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kể từ ngày tuyên án (20/8/2021)

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

514
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tội hủy hoại rừng số 13/2021/HS-ST

Số hiệu:13/2021/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Sa Thầy - Kon Tum
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 20/08/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;