Bản án về tội giết người và gây rối trật tự công cộng số 360/2021/HSPT

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

BẢN ÁN 360/2021/HSPT NGÀY 26/09/2021 VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI VÀ GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Ngày 26-9-2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum. Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 263/2021/TLPT-HS ngày 12-4-2021 đối với bị cáo A T (tên gọi khác: A T) cùng đồng phạm, do có kháng cáo của các bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2021/HS-ST ngày 04/03/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum.

- Các bị cáo kháng cáo:

1. A T (tên gọi khác: A T), sinh ngày 29/7/1997, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: T Chúa; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: 5/12; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A Đ (đã chết) và bà Y Y; bị cáo là con thứ 7 trong gia đình có 9 anh chị em; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo bị bắt ngày 28-01-2020, hiện đang tạm giam tại Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Kon Tum, có mặt.

2. A A, sinh ngày 07-12-1997, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: T Chúa; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: 9/12; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A I và bà Y P; bị cáo là con thứ 4 trong gia đình có 9 anh chị em; tiền án, tiền sự: Không.

Nhân thân: Ngày 30-6-2017, bị Tòa án nhân dân huyện Đ xử phạt 14 tháng Cải tạo không giam giữ về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”, đã chấp hành xong bản án.

Bị cáo tại ngoại nơi cư trú, có mặt.

3. A B, sinh năm 1987, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: xã Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: T Chúa; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: 9/12; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A M (đã chết) và bà Y H; bị cáo là con thứ 5 trong gia đình có 6 anh chị em; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại nơi cư trú, có mặt.

4. A N, sinh ngày 04-01-1997, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: huyện Đ, tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: T Chúa; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: 9/12; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A N và bà Y R; bị cáo là con lớn nhất trong gia đình có 6 anh chị em; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại nơi cư trú, có mặt.

5. A Q, sinh ngày 19-5-2001, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: xã Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: T Chúa; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: 9/12; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A K và bà Y P; bị cáo là con lớn nhất trong gia đình có 5 anh chị em; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại nơi cư trú, có mặt.

6. A T, sinh ngày 28-5-2003, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: xã Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: T Chúa; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: 9/12; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A O và bà Y B; bị cáo là con lớn nhất trong gia đình có 5 anh chị em; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại nơi cư trú, có mặt.

7. A D, sinh ngày 05-10-2002, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: xã Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: T Chúa; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: 9/12; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A V và bà Y D; bị cáo là con thứ 5 trong gia đình có 7 anh chị em; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại nơi cư trú, có mặt.

8. A M (tên gọi khác: A M), sinh ngày 19-10-2003, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: xã Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: T Chúa; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: 9/12; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A T (đã chết) và bà Y T; bị cáo là con thứ 5 trong gia đình có 7 anh chị em; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại nơi cư trú, có mặt.

9. A D, sinh ngày 28-12-2001, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: Không biết chữ; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A N và bà Y H; bị cáo là con út trong gia đình có 6 anh chị em; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại nơi cư trú, có mặt.

10. A P, sinh ngày 04-7-1998, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: 5/12; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A P và bà Y P; bị cáo là con thứ 02 trong gia đình có 3 anh chị em; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại nơi cư trú, có mặt.

11. A L, sinh ngày 14-8-1998, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: 3/12; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A p và bà Y C; bị cáo là con thứ 5 trong gia đình có 7 anh chị em; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại nơi cư trú, có mặt.

12. A L, sinh ngày 14-7-2000, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: 9/12; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A P và bà Y C; bị cáo là con thứ 6 trong gia đình có 7 anh chị em; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại nơi cư trú, có mặt.

13. A N (tên gọi khác: A B), sinh ngày 30-7-2003, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: không biết chữ; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A N và bà Y B; bị cáo là con thứ 5 trong gia đình có 6 anh chị em; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại nơi cư trú, có mặt.

14. A X, sinh ngày 25-7-2003, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: 11/12; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A T (đã chết) và bà Y T; bị cáo là con thứ 3 trong gia đình có 4 anh chị em; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại nơi cư trú, có mặt.

15. A L, sinh ngày 18-3-2003, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: 6/12; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A P và bà Y H; Bị cáo là con thứ 2 nhất trong gia đình có 5 chị em; Tiền sự, tiền án: Không.

Bị cáo tại ngoại nơi cư trú, có mặt.

16. A L1, sinh ngày 12-02-2003, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: 9/12; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A P và bà Y C; bị cáo là con út trong gia đình có 7 anh chị em; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo tại ngoại nơi cư trú, có mặt.

- Các bị cáo không kháng cáo:

1. A M1, sinh ngày 10-5-1998, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: 9/12; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A T (đã chết) và bà Y K; bị cáo là con thứ 6 trong gia đình có 7 anh chị em; tiền án, tiền sự: Không.

2. A N, sinh ngày 09-9-1995, tại tỉnh Kon Tum; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum; dân tộc: Xê Đăng; quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: Không; giới tính: Nam; trình độ văn hóa: 8/12; nghề nghiệp: Làm nông; con ông A P (đã chết) và bà Y H; bị cáo là con lớn nhất trong gia đình có 2 anh em; tiền án, tiền sự: Không.

(Tòa án không triệu tập).

Người tham gia tố tụng có liên quan đến kháng cáo:

- Người bào chữa:

Người bào chữa cho bị cáo A T:

Luật sư Hoàng Minh T - Văn phòng Luật sư M, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Kon Tum; địa chỉ: tỉnh Kon Tum, có mặt.

Người bào chữa cho các bị cáo A T, A A, A M, A D, A o, A N và A B:

Luật sư Đinh Văn H - Văn phòng Luật sư V, thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Kon Tum (là Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Kon Tum); địa chỉ: tỉnh Kon Tum, có mặt.

Người bào chữa cho bị cáo AL, AN, A Ml, AN, A L, AX, A L, A L1, AD và A P:

Nguyễn Thị Thúy H - Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Kon Tum; địa chỉ: tỉnh Kon Tum, có mặt.

- Người đại diện hợp pháp của các bị cáo chưa thành niên:

Người đại diện hợp pháp của bị cáo A T: Ông A O, sinh năm 1984 và bà Y Bun, sinh năm 1986 (là cha, mẹ của bị cáo); nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: xã Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum, có mặt.

Người đại diện hợp pháp của bị cáo A M: Bà Y T, sinh năm 1969 (là mẹ của bị cáo); nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: xã Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum, có mặt.

Người đại diện hợp pháp của bị cáo A N: Ông A N, sinh năm 1958 và bà Y B, sinh năm 1966 (là cha, mẹ của bị cáo); nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

Người đại diện hợp pháp của bị cáo A X:Y T, sinh năm 1975 (là mẹ của bị cáo); nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum, có mặt.

Người đại diện hợp pháp của bị cáo A L: Ông A P, sinh năm 1976 và bà Y H, sinh năm 1978 (là cha, mẹ của bị cáo); nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum, có mặt.

Người đại diện hợp pháp của bị cáo A L1: Bà Y C, sinh năm 1963 (là mẹ của bị cáo); nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum, có mặt.

- Bị hại:

1. Anh A H, sinh ngày 25-7-1997 (đã chết).

Người đại diện hợp pháp của bị hại:Y K, sinh năm 1959 (mẹ của bị hại); nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

Người đại diện theo ủy quyền của bà Y K: Anh A H1, sinh năm 1981; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

2. Ông A C, sinh năm 1962; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: xã Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

3. Anh A M2, sinh năm 1996; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: huyện Đ, tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

Người đại diện theo ủy quyền của anh A M2: Chị Y D (là vợ anh A M2); nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: huyện Đ, tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Cháu A N (A Đ), sinh ngày 08-8-2005; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

Người đại diện hợp pháp của cháu A Nghe: Ông A M, sinh năm 1984 và bà Y T, sinh năm 1982 (là cha, mẹ cháu A Nghe); nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

2. Cháu A P, sinh ngày 29-7-2004; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum vắng mặt.

Người đại diện hợp pháp của cháu A P: Bà Y T, sinh năm 1985 (là mẹ cháu A P); nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

3. Cháu A L, sinh ngày 19-9-2004; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

Người đại diện hợp pháp của cháu A L: Ông A R, sinh 1964 và bà Y H, sinh 1966 (là cha, mẹ cháu A L); nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

4. Cháu A B, sinh ngày 03-01-2005; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

Người đại diện hợp pháp của cháu A B: Ông A B, sinh 1984 và bà Y V, sinh 1986 (là cha, mẹ của cháu B); nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

5. Cháu A L, sinh năm 2005; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

Người đại diện hợp pháp của cháu A L: Ông AG, sinh 1975 và bà YD, sinh 1970 (cha, mẹ của cháu L); nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: Thôn T, xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

7. Bà Y Y, sinh năm 1950; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: xã Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

8. Anh Đào Duy T, sinh năm 1988; nơi đăng ký HKTT và chỗ ở: tỉnh Kon Tum, vắng mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khoảng 16 giờ ngày 27-01-2020, A N (tên gọi khác A B), A N (tên gọi khác A Nghe, A Đ, sinh ngày 08-8-2005), A M1, A L và A T2 đang uống rượu tại nhà ông A HM (thôn T, xã K, huyện T), thì A H2, AI và A T cũng đến chơi và uống rượu. Thấy nhóm A H2 đến, A N không uống rượu nữa mà đi ra nổ xe mô tô, rồ ga và bật đèn xe. Thấy vậy, A H2 đến chỗ A N nói “Mày rịn ga xe làm gì, muốn đánh nhau hả”, A N bực tức lấy xe bỏ đi cùng A L, AM1, AT2 và AN; còn AT rủ AH2, A1, AN về nhà mình uống rượu tiếp. Trên đường đi, A N gặp A X, A L nên đã kể lại sự việc giữa mình với A H2 và rủ đi tìm thêm người đến nhà A T đánh nhóm thanh niên thôn TP. Sau đó, cả nhóm rủ thêm A L (sinh ngày 19-9-2004), A X (sinh ngày 25-7-2003), A L1 (sinh ngày 12-02-2003) và A p (sinh ngày 29-7-2004), cùng trú tại thôn T, xã K, huyện T đến nhà A T.

Khi đến nhà A T, A X rút một cây le ở hàng rào vào định đánh A H2 thì được A N, A T can ngăn nên tất cả giải tán. A H2, A1 đi về nhà ở thôn TP, xã Đ, huyện Đ ngủ. Còn nhóm của A N tiếp tục kéo nhau ra cầu treo thôn T uống rượu. Tại đây có thêm A H, A L, A P, A D, A L (sinh năm 2005) và A B (sinh năm 2005) tham gia. Uống rượu tại cầu treo được một lúc thì nhóm thanh niên thôn T rủ nhau qua nhà A N uống rượu tiếp và xem thanh niên thôn TP có kéo lên không. Trên đường đi ngang qua nhà, A T2 đã về ăn cơm, không tham gia, còn lại tất cả cùng đi.

Khoảng 18 giờ cùng ngày, biết việc một số thanh niên thôn T đến quậy phá nhà A T, thì A T (là họ hàng với A T) rủ A A, A B, A M (cùng trú tại thôn TP, xã Đ, huyện Đ) đi lên nhà A T xem ai đánh A T, tất cả đồng ý. A B lấy một con dao bản rộng, màu đen, mũi bằng, (dài 46 cm) đưa cho A T cầm, sau đó A T gọi điện cho A T (tên gọi khác: A T) rủ đi lên nhà A T xem ai đánh A T và hẹn gặp nhau tại xã Đ để cùng đi. A T đồng ý và nhờ A T qua nhà A T lấy dao mang đi, nhưng A T đi đón A B nên không đến lấy dao. A T tiếp tục gọi điện cho A A nhờ qua nhà lấy giúp mình con dao mang theo. Khi A M đi xe máy đến đón A A, thì A A chở A M ra đường nhựa rồi bảo A M đứng đợi, còn một mình chạy xe qua nhà A T lấy con dao (dài 40 cm, lưỡi kim loại, đầu nhọn) mang theo rồi ra đón A M. Khi đến ngã ba đường vào thôn T, nhóm A T gặp A T đi cùng A N, A Q, A D và A K. Gặp nhau, A A đưa dao cho A T, thì A T để dao vào ống tay áo trái rồi A B điều khiển xe mô tô (biển kiểm soát 82B 1-105.81) chở A T, A A điều khiển xe mô tô (biển kiểm soát 82F 1-019.88) chở A M, A D điều khiển xe mô tô (biển kiểm soát 82B1-591.82) chở A T và A K, còn A Q điều khiển xe mô tô (không rõ biển kiểm soát) chở A N cùng đi lên nhà A T.

Khi cả nhóm đến nhà A T, A T để dao ở ngoài và tất cả vào nhà A T uống rượu. Được một lúc, nhóm thanh niên thôn T gồm có A N, A N, A Ml, A L, AN, A X, A L, A L, A L1, A P, A H, A L, A D, A P, A L và A B đi tới đoạn đường bê tông trước nhà A T, thì A H, A L dùng cây gậy, đất đá ném vào nhà A T. Thấy vậy, nhóm thanh niên thôn TP đang ở trong nhà A T gồm A T, A B, A T, A A, A M, A D, A Q và A N đi ra nhặt đá, rút cây le ở hàng rào ném lại và hai bên lao vào xô xát, đánh nhau, còn A M1, A N cầm cây đứng dưới đường bê tông, không tham gia. Trong lúc đánh nhau, A T bị nhóm thanh niên thôn T dùng vật cứng đánh trúng đầu nên dùng tay phải rút con dao để trong tay áo trái ra, quơ qua, quơ lại về phía trước nhiều lần để không cho ai đánh mình, nhưng A H vẫn xông vào nên A T dùng dao đâm trúng bàn tay trái và hố chậu bên trái của A H. Bị đâm trúng, A H bỏ chạy và gục xuống đường bê tông. Thấy A H bị thương, nhóm của A H hô hào cầm gậy xông lên đánh, thì nhóm thanh niên thôn TP bỏ chạy vào nhà A T, A T đưa con dao cho A Q nói cất đi, nhưng A Q vội chạy trốn nên vứt dao qua hàng rào nhà A T. Sau đó, nhóm thanh niên thôn TP bỏ chạy theo cửa phía sau của nhà A T lên đồi để lại 03 xe mô tô (biển kiểm soát 82B1-105.81, 82F1-019.88 và 82B1-591.82) ở nhà A T, thì bị nhóm thanh niên thôn T gồm A N, A M1, A N, A L, A X, A L, A L1, A D, A P, A N, A L, A L, A B và A P dùng cây le đập vỡ. A H được A L và người dân đưa đi cấp cứu tại Phòng khám Đa khoa Khu vực O nhưng đã tử vong.

Tại Bản kết luận giám định pháp y về tử thi số 08/TT-TTPY ngày 31-01-2020, Trung tâm pháp y tỉnh Kon Tum kết luận: Nguyên nhân chết của A H là do mất máu cấp/vết thương đứt động mạch chủ bụng.

Tại Bản kết luận giám định số 174/C09C(Đ5) ngày 10-3-2020, Phân viện Khoa học hình sự tại thành phố Đà Nẵng kết luận: “Trên con dao ghi thu tại hiện trường có dính máu của A H; mẫu chất màu nâu nghi máu thu tại hiện trường là máu người. Do chất lượng dấu vết kém, không giám định được AND nên không truy nguyên được đối tượng”.

Tại Kết luận định giá tài sản số 01/KL-ĐG ngày 06-3-2020, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Kon Tum kết luận: Tổng giá trị thiệt hại của 03 xe mô tô là 3.418.700 đồng (ba triệu bốn trăm mười tám nghìn bảy trăm đồng).

Về vật chứng: Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã tạm giữ:

- 01 (một) xe mô tô, biển kiểm soát 82B1-591.82 thuộc sở hữu của anh A M2. Ngày 27-01-2020, A D mượn xe để đi chơi tết.

- 01 (một) xe mô tô, biển kiểm soát 82B1-105.81 của anh Đào Duy T, trú tại: tỉnh Kon Tum, bị lấy trộm vào cuối năm 2018, nên Cơ quan Cảnh sát điều tra tách ra để xử lý ở vụ án khác.

- 01 (một) xe mô tô, biển kiểm soát 82F1-109.88, của ông A C đã giao cho A T sử dụng để đi làm.

- 01 (một) con dao dài 40 cm, cán bằng gỗ tròn có đường kính 03 cm, dài 13,7 cm, lưỡi dao bằng kim loại dài 26,3 cm, rộng 2,1 cm, dày 0,5 cm.

- 01 (một) con dao dài 46 cm, mũi dao bằng, lưỡi dao bằng kim loại dài 33 cm, cán dao bằng gỗ dài 13 cm, hai đầu cán dao bọc hai vòng tròn bằng kim loại màu đen.

- 06 (sáu) cây le, cây ký hiệu 1 dài 98 cm, đường kính rộng nhất 2,8 cm; cây ký hiệu 2 dài 113 cm, đường kính rộng nhất 02 cm; cây ký hiệu 3 dài 117 cm, đường kính rộng nhất 02 cm; cây ký hiệu 4 dài 117 cm, đường kính rộng nhất 02 cm; cây ký hiệu 5 dài 120 cm, đường kính rộng nhất 2,5 cm; cây ký hiệu 6 dài 137 cm, đường kính rộng nhất 2,5 cm.

- 01 (một) mẫu máu của nạn nhân A H và 01 (một) mẫu màu nâu nghi máu.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2021/HS-ST ngày 04-3-2021, Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum:

1. Áp dụng điểm n khoản 1 Điều 123; điểm b, s khoản 1 Điều 51 và Điều 38 của Bộ luật Hình sự, xử phạt:

- A T 17 (mười bảy) năm tù về tội “Giết người”. Thời hạn tù tính từ ngày bắt 28-01-2020.

Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 318; điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự, xử phạt:

- A A 30 (ba mươi) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A B 30 (ba mươi) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A N 28 (hai mươi tám) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A Q 28 (hai mươi tám) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A L 30 (ba mươi) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A D 28 (hai mươi tám) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A P 28 (hai mươi tám) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A L 28 (hai mươi tám) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 318; điểm s khoản 1 Điều 51; Điều 90, 91, khoản 1 Điều 101 của Bộ luật Hình sự, xử phạt:

- A T 22 (hai mươi hai) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A N 22 (hai mươi hai) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A D 21 (hai mươi mốt) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A M 21 (hai mươi mốt) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A X 21 (hai mươi mốt) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A L 21 (hai mươi mốt) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A L1 21 (hai mươi mốt) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

2. Áp dụng khoản 1 Điều 178; Điểm b, h, i, s, khoản 1, khoản 2 Điều 51 và Điều 36 của Bộ luật Hình sự, xử phạt:

- A N 16 (mười sáu) tháng Cải tạo không giam giữ về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”.

- A M1 16 (mười sáu) tháng Cải tạo không giam giữ về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”.

Thời hạn chấp hành hình phạt kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã nơi các bị cáo cư trú nhận được Quyết định Thi hành án.

Giao các bị cáo A N và A M1 cho UBND xã Đ, huyện T, tỉnh Kon Tum giám sát, giáo dục các bị cáo trong thời gian chấp hành hình phạt. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục.

3. Áp dụng khoản 1 Điều 178; Điểm b, h, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54; Điều 90, 91 và khoản 1 Điều 101 của Bộ luật Hình sự, xử phạt:

- A N 03 (ba) tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A L 03 (ba) tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A X 03 (ba) tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A L1 03 (ba) tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

4. Áp dụng khoản 1 Điều 178; Điểm b, h, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54 của Bộ luật Hình sự, xử phạt:

- A L 04 (bốn) tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A D 04 (bốn) tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản” Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A P 04 (bốn) tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản” Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

5. Áp dụng khoản 1 Điều 55 của Bộ luật Hình sự năm 2015, tổng hợp hình phạt của 02 tội:

- Buộc A N phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 25 (hai mươi lăm) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- Buộc A L phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 24 (hai mươi bốn) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- Buộc A X phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 24 (hai mươi bốn) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- Buộc A L1 phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 24 (hai mươi bốn) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- Buộc A L phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 32 (ba mươi hai) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- Buộc A D phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 32 (ba mươi hai) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- Buộc A P phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 32 (ba mươi hai) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí và thông báo quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

- Ngày 14-3-2021, các bị cáo: A Q, A B, A N, A D, A M, A A và A T kháng cáo xin giảm hình phạt.

- Ngày 15-3-2021, A T kháng cáo xin giảm hình phạt.

- Ngày 19-3-2021, các bị cáo: A L, A N, A X, A L, A L1, A L, A D và A P kháng cáo xin giảm hình phạt.

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1]. Ngày 14-3, 15-3 và ngày 19-3-2021, các bị cáo AQ, AB, AN, AD, AM, A A, AT, A T, A L, AN, AX, A L, A L1, A L, AD và A P (16 bị cáo) kháng cáo, đều xin giảm hình phạt. Đơn kháng cáo của các bị cáo là trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 333 của Bộ luật Tố tụng hình sự, do đó Hội đồng xét xử quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa, các bị cáo giữ nguyên kháng cáo; đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355 và Điều 356 của Bộ luật Tố tụng hình sự: Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo; giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Tại phần tranh luận, Luật sư bào chữa cho các bị cáo thống nhất với tội danh mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định và cho rằng sau khi phạm tội các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; gia đình các bị cáo đã tự nguyện bồi thường một phần thiệt hại để khắc phục hậu quả; các bị cáo đều là dân tộc thiểu số, nhận thức về pháp luật còn hạn chế, nên đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

Các bị cáo không bào chữa và tranh luận, chỉ đề nghị giảm nhẹ hình phạt.

[2]. Xét kháng cáo của các bị cáo:

[2.1]. Về tội danh:

Ngày 27-01-2020, nhóm thanh niên thôn T, gồm: A N, A H, A M1, A N, A L, A X, A L, A L1, A L, A D, A P, A L, A P, A L và A B đi chơi tết. Khi đi đến đoạn đường bê tông trước nhà A T thì dùng đất đá, cây gậy ném về phía nhà A T và gọi nhóm thanh niên thôn TP ra đánh nhau. Ngay lúc này, nhóm thanh niên từ trong nhà A T gồm: A T, A T, A A, A B, A M, A N, A Q và A D chạy ra, nhổ cây le ở hàng rào, nhặt đất, đá ném về phía thanh niên thôn T, sau đó hai bên lao vào đánh nhau. Trong lúc xô xát, A T đã dùng con dao mũi nhọn (dài 40 cm) đâm trúng vùng bụng A H; hậu quả, A H bị chết do vết thương đứt động mạch chủ bụng, mất máu cấp. Sau khi A H bị thương, nhóm thanh niên thôn TP bỏ chạy, để lại 03 xe mô tô ở sân nhà A T, thì bị nhóm thanh niên thôn T, gồm: A N, A M1, A N, A L, A X, A L, A L1, A D, A P, A N, A L, A L, A Bit và A P dùng cây le đập phá, làm hư hỏng xe, với tổng giá trị thiệt hại là 3.418.700 đồng.

Với hành vi phạm tội như nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm kết án bị cáo A T về tội “Giết người” theo điểm n khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự; kết án các bị cáo: A A, AB, AL, AN, A Q, AD, AP, AL, AM, AD, AH AN, A X, A L và A L1 về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo điểm b khoản 2 Điều 318 của Bộ luật Hình sự; kết án A N, A L, A X, A L, A D, A L1, A P, A N và A M1 về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản” theo khoản 1 Điều 178 của Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật.

[2.2]. Về hình phạt:

- Đối với tội “Giết người”:

Chỉ với mâu thuẫn rất nhỏ nhặt, nhưng hai nhóm thanh niên (thôn T và thôn TP) đã sử dụng hung khí là cây gậy, đất đá đánh nhau và trong lúc xô xát, đánh nhau, thì A T (nhóm thôn TP) đã sử dụng dao nhọn, dài 40 cm đâm trúng vùng bụng A H (nhóm thôn T) làm cho A H bị chết do: “... đứt động mạch chủ bụng, mất máu cấp”.

Hành vi phạm tội của A T rất nguy hiểm cho xã hội, bị cáo không những tước đoạt tính mạng của người khác, gây đau thương cho gia đình bị hại, mà còn làm mất trật tự trị an địa phương và gây nhiều dư luận xấu trong nhân dân. A T là người đã thành niên, có đủ năng lực hành vi để nhận thức và đánh giá được việc làm của mình, bị cáo biết rõ việc sử dụng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu trên cơ thể người khác sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, nhưng trong lúc hai bên xô xát, A T đã dùng dao nhọn đâm vào vùng bụng của bị hại, bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Tính mạng, sức khỏe của con người được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật đến tính mạng, sức khỏe của người khác đều bị xử lý nghiêm khắc. Để cải tạo, giáo dục đối với bị cáo, cần phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội trong một thời gian dài là điều cần thiết. Tuy nhiên, do bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tự nguyện bồi thường thiệt hại (20.000.000 đồng) để khắc phục một phần hậu quả, nên Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo 17 (mười bảy) năm tù là tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của bị cáo.

Bị cáo kháng cáo xin giảm hình phạt, nhưng tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo không cung cấp được chứng cứ để chứng minh có thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới; đồng thời, với hành vi phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng mà bị cáo đã gây ra, cần phải xử phạt bị cáo một hình phạt thật nghiêm khắc. Có như vậy, mới đủ tác dụng để cải tạo, giáo dục đối với bị cáo, cũng như ngăn chặn và phòng ngừa chung đối với loại tội phạm này. Vì vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của bị cáo.

- Đối với tội “Gây rối trật tự công cộng”:

+ Đối với nhóm các bị cáo: A T, A A, A B, A N, A Q, A D, A M, thì A T là người có vai trò khởi xướng, rủ rê, lôi kéo các bị cáo còn lại đến nhà A T để đánh nhau với nhóm thanh niên thôn T, do đó Tòa án cấp sơ thẩm xử bị cáo mức án nghiêm khắc hơn các bị cáo khác; đối với các bị cáo A A, A B tham gia với vai trò tích cực, A A là người mang dao theo đưa cho A T, A B là người cầm dao đưa A T, nên Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng mức hình phạt cao hơn các bị cáo còn lại.

+ Đối với nhóm các bị cáo: AL, A D, A P, A L, AN, A X, AL và AL1, thì hành vi của A L là tích cực nhất, bị cáo cùng với A H là người đầu tiên dùng đất, đá, cây gậy ném vào nhà A T rồi hô hào các bị cáo khác xông vào đánh nhau, nên Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo với mức án nghiêm khắc hơn các bị cáo khác. Các bị cáo còn lại thực hiện tội phạm với vai trò như nhau nên phải chịu cùng một mức hình phạt.

Hành vi của các bị cáo nêu trên là dùng đất, đá, cây le (dài từ 98 cm đến 137 cm và rộng từ 2 cm đến 2,8 cm) làm hung khí để đánh nhau, gây mất trật tự nơi công cộng, gây náo loạn khu dân cư dẫn đến hậu quả một người chết, nhưng xét thấy các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, do đó Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo có mức án cao nhất là 30 (ba mươi) tháng tù, bị cáo có mức án thấp nhất là 21 (hai mươi mốt) tháng tù là tương xứng với hành vi và hậu quả do các bị cáo đã gây ra.

- Đối với tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”:

Các bị cáo A D, A P, A L, A N, A X, A L, A L1, A N và A M1 đã sử dụng cây le đập phá làm hư hỏng 03 xe mô tô, với tổng giá trị thiệt hại là 3.418.700 đồng. Hành vi đập phá xe của các bị cáo là trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của người khác, được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, khi thực hiện tội phạm, các bị cáo không có sự bàn bạc, không có vai trò chủ mưu, cầm đầu mà chỉ mang tính bột phát, do bức xúc từ việc anh A H bị đâm trọng thương. Sau khi phạm tội các bị cáo đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, nên Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo có mức án cao nhất là 04 (bốn) tháng tù và bị cáo có mức án thấp nhất là Cải tạo không giam giữ là thỏa đáng.

Tuy nhiên, xét thấy các bị cáo (cả hai nhóm tội nêu trên) đều nhất thời phạm tội, sau khi phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; gia đình các bị cáo đều có hoàn cảnh khó khăn và là đều dân tộc thiểu số, sinh sống ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nên nhận thức về pháp luật còn hạn chế; do đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ xem xét giảm hình phạt cho các bị cáo để thể hiện chính sách khoan hồng của pháp luật.

[3], Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng xét xử phúc thẩm không xem xét.

[4]. Về án phí hình sự phúc thẩm:

- Mặc dù, kháng cáo của bị cáo A T không được chấp nhận, nhưng bị cáo là dân tộc thiểu số, sinh sống tại địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nên theo quy định của pháp luật bị cáo được miễn án phí hình sự phúc thẩm.

- Các bị cáo (16 bị cáo) được chấp nhận kháng cáo, nên không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

1. Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 355, Điều 356 và điểm c khoản 1 Điều 357 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

- Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo A T; giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2021/HS-ST ngày 04-3-2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum về phần hình phạt đối với bị cáo A T.

- Chấp nhận kháng cáo của các bị cáo A A , A B, A L, A N, A Q, A D, A P, A L, A N, A T, A D, A M, A X, A L và A L1; sửa Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2021/HS-ST ngày 04-3-2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum về phần hình phạt đối với các bị cáo A A, A B, A L, A N, A Q, A D, A P, A L, A N, A T, A D, A M, AX, A L và A L1.

2. Về hình phạt:

2.1. Áp dụng điểm n khoản 1 Điều 123; điểm b, s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự, xử phạt:

- A T (tên gọi khác: A T) 17 (mười bảy) năm tù về tội “Giết người”. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giam 28-01-2020.

2.2. Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 318; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự, xử phạt:

- A A 24 (hai mươi bốn) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A B 24 (hai mươi bốn) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A L 24 (hai mươi bốn) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

2.3. Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 318; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và khoản 1 Điều 54 của Bộ luật Hình sự, xử phạt:

- A N 22 (hai mươi hai) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A Q 22 (hai mươi hai) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

2.4. Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 318; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và khoản 1 Điều 54 của Bộ luật Hình sự (đối với tội “Gây rối trật tự công cộng”); khoản 1 Điều 178; điểm b, h, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và khoản 1 Điều 54 của Bộ luật Hình sự (đối với tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”); điểm a khoản 1 Điều 55 của Bộ luật Hình sự, xử phạt:

- A D 22 (hai mươi hai) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng” và 04 (bốn) tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”. Tổng hợp hình phạt của hai tội, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 26 (hai mươi sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A P 22 (hai mươi hai) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng” và 04 (bốn) tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”. Tổng hợp hình phạt của hai tội, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 26 (hai mươi sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A L 22 (hai mươi hai) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng” và 04 (bốn) tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”. Tổng hợp hình phạt của hai tội, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 26 (hai mươi sáu) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

2.5. Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 318; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và khoản 1 Điều 54 của Bộ luật Hình sự (đối với tội “Gây rối trật tự công cộng”); khoản 1 Điều 178; điểm b, h, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và khoản 1 Điều 54 của Bộ luật Hình sự (đối với tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”); áp dụng Điều 90, 91, khoản 1 Điều 101 và điểm a khoản 1 Điều 55 của Bộ luật Hình sự, xử phạt:

- A N 16 (mười sáu) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng” và 03 (ba) tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”. Tổng hợp hình phạt của hai tội, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 19 (mười chín) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

2.6. Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 318; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và khoản 1 Điều 54; Điều 90, 91 và khoản 1 Điều 101 của Bộ luật Hình sự, xử phạt:

- A T 16 (mười sáu) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A D 15 (mười lăm) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A M 15 (mười lăm) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

2.7. Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 318; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và khoản 1 Điều 54 của Bộ luật Hình sự (đối với tội “Gây rối trật tự công cộng”); khoản 1 Điều 178; điểm b, h, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và khoản 1 Điều 54 của Bộ luật hình sự (đối với tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”); áp dụng Điều 90, 91, khoản 1 Điều 101 và điểm a khoản 1 Điều 55 của Bộ luật Hình sự, xử phạt:

- A X 15 (mười lăm) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng” và 03 (ba) tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”. Tổng hợp hình phạt của hai tội, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 18 (mười tám) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A L 15 (mười lăm) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng” và 03 (ba) tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”. Tổng hợp hình phạt của hai tội, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 18 (mười tám) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

- A L1 15 (mười lăm) tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng” và 03 (ba) tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”. Tổng hợp hình phạt của hai tội, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 18 (mười tám) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án.

3. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

4. Về án phí hình sự phúc thẩm:

Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 12; điểm g khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

- Các bị cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

5. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

263
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tội giết người và gây rối trật tự công cộng số 360/2021/HSPT

Số hiệu:360/2021/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 26/09/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;