Bản án về tội cố ý gây thương tích số 31/2021/HS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK

BẢN ÁN 31/2021/HS-ST NGÀY 22/10/2021 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

Ngày 22 tháng 10 năm 2021 tại trụ sở Tòa án nhân huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 34/2021/TLST-HS ngày 10 tháng 09 năm 2021, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 33/2021/QĐXXST-HS ngày 27 tháng 9 năm 2021 đối với các bị cáo:

1. Họ và tên: Trần Hồng P; Tên gọi khác: Không; sinh ngày 15/02/1994 tại tỉnh Đắk Lắk; Nơi cư trú: Thôn H, xã E, huyện C, tỉnh Đắk Lắk; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Không; Trình độ học vấn: 11/12; Nghề nghiệp: Làm nông; con ông Trần Đình H, sinh năm 1950 và con bà Phan Thị L, sinh năm 1960. Bị cáo chưa có vợ, con; Tiền sự, tiền án: Không;

Bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú, hiện đang tại ngoại, có mặt.

2. Họ và tên: Trần Anh T; Tên gọi khác: Không, sinh ngày 16/5/1988 tại tỉnh Đắk Lắk; Nơi cư trú: Thôn H, xã E, huyện C, tỉnh Đắk Lắk; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo: Không; Trình độ học vấn: 12/12; Nghề nghiệp: Làm nông; con ông Trần Đình H, sinh năm 1950 và con bà Phan Thị L, sinh năm 1960; Có vợ là Văn Thị M, sinh năm 1990 và có 02 con, con lớn nhất sinh năm 2018, con nhỏ nhất sinh năm 2021; Tiền sự, tiền án: Không;

Bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú, hiện đang tại ngoại, có mặt.

3. Người bị hại:

Anh Nguyễn Đình Th, sinh năm 1986; Nơi cư trú: Thôn B, xã E, huyện C, tỉnh Đắk Lắk, vắng mặt.

4. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

4.1. Ông Trần Đình H, sinh năm 1950, vắng mặt.

4.2. Bà Phan Thị L, sinh năm 1960, vắng mặt.

Cùng cư trú: Thôn H, xã E, huyện C, tỉnh Đắk Lắk.

4.3. Chị Nguyễn Thị V, sinh năm 1984; Nơi cư trú: Thôn B, xã E, huyện C, tỉnh Đắk Lắk, vắng mặt.

5. Người làm chứng:

5.1. Chị Nguyễn Thị Minh Q, sinh năm 1990, vắng mặt.

Nơi cư trú: Thôn H, xã E, huyện C, tỉnh Đắk Lắk.

5.2. Ông Phan Phước T, sinh năm 1970, vắng mặt.

Nơi cư trú: Thôn H, xã E, huyện C, tỉnh Đắk Lắk.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vào khoảng 17 giờ, ngày 18/11/2020, Nguyễn Đình Th (sinh năm 1986, trú tại thôn B, xã E, huyện C, tỉnh Đắk Lắk) mang theo một cái kéo cắt cành và một bao xác rắn màu xanh, rồi điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 47T1-30028 để đi đến khu vực rẫy trồng tiêu, xen cây bơ của gia đình ông Trần Đình H (thuộc thôn H, xã E, huyện C, tỉnh Đắk Lắk) để cắt trộm ngọn bơ. Khi đi đến gần rẫy của gia đình ông H, thì Th bỏ xe mô tô ở rẫy gần đó rồi đi vào rẫy của ông H để cắt trộm ngọn bơ. Lúc này, ông H đi kiểm tra rẫy phát hiện có người đang cắt trộm ngọn bơ nên đã gọi điện thoại cho chị Nguyễn Thị Minh Q (sinh năm 1990 là con dâu của ông H đang ở cùng nhà), Trần Anh T và Trần Hồng P (là con trai của ông H) biết để đến bắt trộm (lúc này T và P đang đi bán củi tại khu vực Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cà phê C, thuộc xã E, huyện C).

Sau khi nghe điện thoại của ông H, chị Q điều khiển xe mô tô chở bà Phan Thị L (sinh năm 1960 là vợ của ông H), còn T mượn xe mô tô của chị Nguyễn Thị H (sinh năm 1994, trú tại thôn M, xã E, huyện C) chở P cùng đi đến rẫy của gia đình để bắt trộm. Khi đến nơi, chị Q và bà L đi vào phía trong rẫy, thì Th phát hiện được nên đã bỏ lại 01 bao xác rắn đựng ngọn, chồi bơ rồi bỏ chạy. Thấy vậy, chị Q và ông H hô lên “trộm, trộm” nên Th nhảy qua hàng rào lưới B40 cao 1,4 m thì bị ngã, sau đó Th đứng dậy tiếp tục bỏ chạy. Cùng lúc này, T và P cũng vừa đi đến nơi, trước đó mỗi người có nhặt 01 khúc cành cây gỗ ở gần rẫy (dài khoảng 1m2, đường kính khoảng 04 - 05cm), khi thấy Th bỏ chạy nên đuổi theo. Khi đuổi theo cách Th khoảng 5m thì T nhận ra Th nên hô to “Th Chính đứng lại”. Nghe vậy, Th nghĩ có người nhận ra mình nên chạy chậm lại thì P đuổi kịp rồi ôm vật Th ngã xuống đất, T cũng xông đến ôm giữ chân Th lại. Tiếp đó, P dùng khúc cành cây đánh thì Th đưa tay trái lên đỡ nên trúng vào tay rồi P tiếp tục dùng khúc cành cây đánh vào đầu, tay, chân của Th. Còn T dùng tay, chân đánh vào người Th và dùng khúc cành cây đánh hai cái vào chân của Th. Lúc này, Th van xin nên T và P dừng lại không đánh nữa. Sau đó, T và P đưa Th đến hội trường thôn H, xã E, huyện C rồi báo Công an xã E đến giải quyết sự việc, trên đường đi P, T đã vứt bỏ 02 khúc cây.

Khi Công an xã E đến hội trường thôn H thì thấy Th đang bị chảy máu ở vùng đầu, bị thương ở tay nên đã cho người nhà đưa đi khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Vùng T.

Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số: 220/TgT-TTPY ngày 07/02/2021 của Trung tâm Pháp y tỉnh Đắk Lắk kết luận:

1. Dấu hiệu chính qua giám định:

- Vết thương để lại sẹo hơi chéo vùng đỉnh trái, cách tai trái 10cm, cách chân tóc trán 6cm, bờ nham nhở, không dính da xung quanh sẹo, kích thước 3,5cm x 0,7cm.

- Vết mổ để lại sẹo nằm dọc mặt sau 1/3 trên cẳng tay trái, kích thước 11cm x 0,5cm.

- Chấn thương phần mềm: Bầm tím vùng mặt; Sưng nề gối phải; Bầm tím và trầy xước nhiều vùng lưng vai trái tại thời điểm giám định đã lành, không để lại sẹo, không làm biến đổi sắc tố da.

- Gãy 1/3 trên xương trụ và trật khớp đầu trên xương quay cẳng tay trái (Gãy kiểu Monteggia tay trái) không để lại di chứng.

2. Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là: 12% (mười hai phần trăm).

3. Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do từng thương tích của Nguyễn Đình Th:

- Vết thương để lại sẹo hơi chéo vùng đỉnh trái, cách tai trái 10cm, cách chân tóc trán 6cm, bờ nham nhở, không dính da xung quanh sẹo, kích thước 3,5cm x 0,7cm, tỷ lệ: 2 % (Hai phần trăm), (Mục I.2, Chương 8).

- Vết mổ để lại sẹo nằm dọc mặt sau 1/3 trên cẳng tay trái, kích thước 11cm x 0,5cm, tỷ lệ: 2% (Hai phần trăm), (Mục I.2, Chương 8).

- Gãy 1/3 trên xương trụ và trật khớp đầu trên xương quay cẳng tay trái (Gãy kiểu Monteggia tay trái) không để lại di chứng, tỷ lệ: 8% (Tám phần trăm), (Mục IV, 11 Chương 7).

- Chấn thương phần mềm: Bầm tím vùng mặt; Sưng nề gối phải; Bầm tím và trầy xước nhiều vùng lưng vai trái tại thời điểm giám định đã lành, không để lại sẹo, không làm biến đổi sắc tố da trong Bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do thương tích không có đánh giá tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể hay tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể là 0% (Không phần trăm).

* Áp dụng Thông tư 22/2019/TT-BYT: Qui định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể trong giám định Pháp y…ngày 28/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế, có hiệu lực từ ngày 01/11/2019.

3. Vật tác động: Vật tày có cạnh và vật tày, cứng.

4. Cơ chế hình thành thương tích:

- Vết thương để lại sẹo hơi chéo vùng đỉnh trái, bờ nham nhở, không dính da xung quanh sẹo là do tác động trực tiếp của vật tày có cạnh hướng từ trước ra sau, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

- Biến dạng cẳng tay trái; Gãy 1/3 trên xương trụ và trật khớp đầu trên xương quay cẳng tay trái (Gãy kiểu Monteggia tay trái) là do tác động trực tiếp của vật tày, cứng hướng từ trước ra sau, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

Tại Bản kết luận giám định pháp y trên hồ sơ số: 422/PYHS-PC09 ngày 13/4/2021 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk kết luận:

1. Tất cả các thương tích của Nguyễn Đình Th đều do tác động trực tiếp của vật cứng tày, riêng thương tích đỉnh đầu trái do vật cứng có cạnh không sắc. Vì vậy, chúng tôi không nghĩ đến thương tích do nạn nhân ngã.

2. Cơ chế tác động:

2.1. Đỉnh đầu trái: Do vật cứng có cạnh không sắc tác động, theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

2.2. Thương tích vùng lưng, vai trái: Do vật cứng tày có bề mặt thô ráp tác động, theo hướng từ sau ra trước.

2.3. Thương tích gối phải: Do vật cứng tày tác động, theo hướng từ trước ra sau.

2.4. Thương tích cẳng tay trái: 02 trường hợp.

Trường hợp 1: Vật cứng tày tác động theo hướng từ sau ra trước, từ phải sang trái, từ dưới lên trên. Trong tư thế cẳng tay và bàn tay thẳng, ngửa về phía trước (tư thế này ít gặp).

Trường hợp 2: Vật cứng tày tác động theo hướng từ trước ra sau, từ trên xuống dưới. Trong tư thế cẳng tay hướng ra trước 90 độ so với trục cánh tay (tư thế chống đỡ-tự vệ). Đây là tư thế đúng trong trường hợp này.

Tại Công văn số 263/CV-TTPY ngày 09 tháng 9 năm 2021 của Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk, về việc phúc đáp Công văn số 1066/CV-ĐTTH, ngày 08/09/2021 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện C:

Chúng tôi nhận định:

Với các thương tích “Bầm tím vùng mặt, đau ngực trái”: Vật tác động là “tay người” thì có khả năng gây ra những thương tích như vậy.

Với “Vết thương để lại sẹo hơi chéo vùng đỉnh trái”: Vật tác động là “tay người” thì không có khả năng gây ra những thương tích này.

Với thương tích “Gãy 1/3 trên xương trụ và trật khớp đầu trên xương quay cẳng tay trái (gãy kiểu Monteggia tay trái): Vật tác động là “tay người” thì hiếm có khả năng gây ra những thương tích này.

* Về vật chứng vụ án: Đi với 02 khúc cành cây sau khi gây án, trên đường đưa Nguyễn Đình Th đến hội trường thôn H, xã E, huyện C, thì các bị cáo đã vứt bỏ dọc đường, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện C đã tiến hành truy tìm 02 cây gậy gỗ trên nhưng không thu giữ được.

* Về trách nhiệm dân sự: Các bị cáo và người bị hại đã thỏa thuận bồi thường xong số tiền 30.000.000 đồng và người bị hại đã viết đơn bãi nại cho các bị cáo.

Tại bản cáo trạng số 31/CT-VKS-HS ngày 10 tháng 09 năm 2021 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Cư Kuin đã truy tố các bị cáo Trần Hồng P và Trần Anh T về tội “Cố ý gây thương tích” theo Khoản 2 Điều 134 của Bộ luật Hình sự (viết tắt là BLHS).

Kết quả xét hỏi công khai tại phiên toà các bị cáo Trần Hồng P và Trần Anh T khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như nội dung bản cáo trạng và thừa nhận Viện kiểm sát nhân dân huyện Cư Kuin truy tố các bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích” theo Khoản 2 Điều 134 của BLHS là đúng hành vi phạm tội của các bị cáo.

Tại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Cư Kuin vẫn giữ nguyên quyết định truy tố đối với các bị cáo Trần Hồng P và Trần Anh T theo bản Cáo trạng số: 31/CT-VKS-HS ngày 10 tháng 9 năm 2021 và đề nghị Hội đồng xét xử:

Tuyên bố các bị cáo Trần Hồng P và Trần Anh T phạm tội“Cố ý gây thương tích”. Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 134; điểm b, e, s khoản 1, 2 Điều 51; Điều 54; khoản 1, 2 Điều 65 của BLHS.

Đề nghị xử phạt:

Xử phạt các bị cáo Trần Hồng P và Trần Anh T mức án từ 01 năm 06 tháng tù đến 01 năm 09 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách từ 03 năm đến 03 năm 06 tháng.

* Các biện pháp tư pháp:

- Về trách nhiệm dân sự: Căn cứ vào Điều 46 BLHS; các Điều 584, Điều 590 BLDS.

Các bị cáo và người bị hại đã thỏa thuận bồi thường xong tổng số tiền 30.000.000 đồng, việc thỏa thuận là tự nguyện, nên cần công nhận sự thỏa thuận này.

c bị cáo đều có ý kiến: Nguyên nhân dẫn đến các bị cáo phạm tội là do bức xúc về việc nhiều năm gia đình các bị cáo liên tục bị người khác trộm cắp ngọn bơ, nay mới phát hiện được anh Th trộm cắp; mục đích bắt giữ Th là để giao cho chính quyền địa phương xử lý, đã tự nguyện bồi thường xong cho người bị hại; người bị hại đã viết đơn bãi nại; các bị cáo đều là người phạm tội lần đầu, riêng bị cáo Trần Anh T có thời gian đi phục vụ nghĩa vụ quân sự, hiện có vợ đang mang thai con thứ 3, hoàn cảnh kinh tế gia đình các bị cáo còn khó khăn. Đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Tn cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]. Lời khai nhận của các bị cáo Trần Hồng P và Trần Anh T tại phiên tòa là phù hợp với các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập có trong hồ sơ vụ án, đã được thẩm tra tại phiên tòa.

Hi đồng xét xử có đủ cơ sở pháp lý để kết luận: Vào khoảng 17 giờ ngày 18/11/2020, tại vườn tiêu nhà bà N, thuộc thôn H, xã E, huyện C, khi tham gia bắt giữ anh Th trộm cắp tài sản của gia đình, bị cáo P đã có hành vi dùng gậy gỗ đánh vào tay trái, chân, đầu của anh Th và bị cáo T có hành vi dùng tay, chân đánh vào người Th và dùng gậy gỗ đánh hai cái vào chân của anh Th. Hậu quả làm cho anh Th bị thương, tỷ lệ tổn thương cơ thể là 12%, đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý gây thương tích”; theo khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015. Nhưng khi phạm tội các bị cáo dùng gậy gỗ làm công cụ phạm tội, gậy là hung khí nguy hiểm; Do vậy, các bị cáo phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả mà các bị cáo đã gây ra. Như vậy, việc Viện kiểm sát nhân dân huyện Cư Kuin truy tố hành vi của các bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm đ khoản 2 Điều 134 BLHS năm 2015 là có căn cứ pháp luật.

Tại Điểm đ khoản 2 Điều 134 BLHS qui định:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này”.

[2]. Xét tính chất, mức độ cũng như hậu quả do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra là nguy hiểm cho xã hội. Các bị cáo là người có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bản thân, trong cuộc sống bị cáo phải biết được rằng tính mạng, sức khỏe của con người là vốn quí, là bất khả xâm phạm, mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật phải được nghiêm trị. Do vậy các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự tương xứng với hành vi mà các bị cáo gây ra.

[3]. Về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với các bị cáo:

Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Không.

Các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội không có sự bàn bạc trao đổi thống nhất và không có sự phân công chặt chẽ. Do vậy hành vi cố ý gây thương tích của các bị cáo chỉ mang tính chất đồng phạm giản đơn và các bị cáo phải chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra đối với hành vi phạm tội. Hội đồng xét xử xét thấy tính chất, mức độ, hậu quả, phạm tội của mỗi bị cáo khác nhau, vì vậy cần phân tích, đánh giá cụ thể đối với vai trò của từng bị cáo để việc áp dụng hình phạt được chính xác.

Về hậu quả anh Th bị tỷ lệ tổn thương cơ thể 12% chủ yếu là do hành vi của bị cáo P gây ra. Do vậy cần áp dụng hình phạt đối với bị cáo P phải cao hơn bị cáo T.

Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Tại phiên tòa các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình; các bị cáo phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại trộm cắp tài sản của gia đình; có trách nhiệm áp giải người bị hại về giao cho chính quyền địa phương xử lý. Sau khi phạm tội đã tự nguyện thăm hỏi, bồi thường xong cho người bị hại; người bị hại đã viết đơn bãi nại; các bị cáo đều là người phạm tội lần đầu, có nhân thân tốt. Người bị hại là đối tượng có nhân thân xấu trước đây đã bị Tòa án xét xử nhiều lần về tội trộm cắp; riêng bị cáo Trần Anh T có thời gian đi phục vụ nghĩa vụ quân sự, có vợ đang mang thai con thứ 3; hoàn cảnh kinh tế gia đình các bị cáo hiện nay còn khó khăn. Đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm b, e, s khoản 1, 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Xét thấy cần xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo nhằm thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của pháp luật Nhà nước.

Vi tính chất và hành vi phạm tội của các bị cáo như đã nhận định trên, HĐXX xét thấy các bị cáo là người có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ. HĐXX cần áp dụng Điều 54, khoản 1, 2 Điều 65 BLHS, không cần thiết phải cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội, mà áp dụng chế định miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, cho các bị cáo hưởng án treo và ấn định một thời gian thử thách đối với các bị cáo như đề nghị của Kiểm sát viên là phù hợp, để cho các bị cáo tự cải tạo dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền địa phương và sự phối hợp của gia đình cũng đủ tác dụng giáo dục, cải tạo các bị cáo trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.

[4]. Đối với hành vi của các bị cáo P và T sau khi bắt giữ được Nguyễn Đình Th xong, thì đưa đến hội trường thôn H, xã E, huyện C, mục đích là để báo chính quyền, Công an xã đến giải quyết việc Th cắt trộm ngọn bơ của gia đình mình, chứ không có hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Do vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện C không đề cập xử lý về hành vi này của P và T là phù hợp.

[5]. Đối với hành vi của ông Trần Đình H gọi điện cho P, T, chị Q và bà L đến là để bắt giữ Th về việc cắt trộm ngọn bơ của gia đình mình chứ không có mục đích gọi P và T đến để đánh Th. Mặt khác, việc P và T đánh Th thì ông H không nhìn thấy và cũng không hô hào, kích động hay xúi giục gì. Do vậy, hành vi của ông H không đồng phạm với các bị cáo nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện không đề cập xử lý đối với ông H là phù hợp.

[6]. Đối với bà Phan Thị L và chị Nguyễn Thị Minh Q, thì quá trình điều tra xác định được khi ông H gọi điện thoại nói là có người cắt trộm ngọn bơ thì hai người này có đi vào rẫy phát hiện Th cắt trộm ngọn bơ và chị Q có hô “trộm, trộm”. Tuy nhiên, mục đích của bà L và chị Q là để bắt Th cắt trộm ngọn bơ, chứ không có mục đích đánh Th. Việc P và T đánh Th thì bà L và chị Q không nhìn thấy và cũng không hô hào, kích động hay xúi giục gì. Do vậy, hành vi của bà L và chị Q không đồng phạm với các bị cáo nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện không đề cập xử lý đối với hai người này là phù hợp.

[7]. Đối với Nguyễn Đình Th có hành vi cắt trộm ngọn bơ của gia đình ông H là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, tài sản Th trộm cắp có giá trị 751.500 đồng, về nhân thân của Th ngày 28/4/2005 bị Tòa án nhân dân huyện K, tỉnh Đắk Lắk xử phạt 09 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” theo bản án số 18/2005/HS-ST đã chấp hành xong và được xóa án tích; Ngày 16/12/2020 bị Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xử phạt 06 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” theo bản án số 328/2020/HS-PT chưa đủ yếu tố cấu thành tội “Trộm cắp tài sản”, theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện C ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1.500.000 đồng đối với Nguyễn Đình Th là phù hợp.

[8]. Đối với chị Nguyễn Thị H là người cho bị cáo T mượn xe mô tô để chở bị cáo P đi vào rẫy, tuy nhiên sau đó T và P đánh bị hại Th, thì chị H không biết. Do vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện không đề cập xử lý đối với chị là phù hợp.

[9]. Các biện pháp tư pháp:

- Về trách nhiệm dân sự: Căn cứ vào các Điều 46 BLHS; Điều 584, Điều 590 Bộ luật dân sự.

Sau khi phạm tội các bị cáo đã bồi thường cho người bị hại 30.000.000 đồng. Tại phiên tòa người bị hại vắng mặt, nhưng theo Biên bản nhận tiền ngày 23/9/2021, thì người bị hại không yêu cầu các bị cáo phải bồi thường gì thêm, xét việc thỏa thuận bồi thường thiệt hại giữa các bị cáo và người bị hại là hoàn toàn tự nguyện, nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội, nên cần công nhận sự thỏa thuận này.

[10]. Về hành vi tố tụng, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không có ý kiến và khiếu nại về hành vi, quyết định của người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[11]. Về án phí: Cần buộc các bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào Điểm đ khoản 2 Điều 134; điểm b, e, s khoản 1, 2 Điều 51; Điều 54; khoản 1, 2 Điều 65 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

1.Tuyên bố: Các bị cáo Trần Hồng P và Trần Anh T, phạm tội “Cố ý gây thương tích”.

- Xử phạt: Bị cáo Trần Hồng P 01 (một) năm 09 (chín) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 03 (ba) năm 06 (sáu) tháng, kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

- Xử phạt: Bị cáo Trần Anh T 01 (một) năm 06 (sáu) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 03 (ba) năm, kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao các bị cáo Trần Hồng P và Trần Anh T cho Uỷ ban nhân dân xã E, huyện C, tỉnh Đắk Lắk giám sát và giáo dục các bị cáo trong thời gian thử thách. Gia đình các bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương giám sát, giáo dục các bị cáo trong thời gian thử thách. Các bị cáo P, T thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. Trong trường hợp các bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại Điều 92 Luật Thi hành án hình sự.

Trong thời gian thử thách nếu các bị cáo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Toà án có thể quyết định buộc các bị cáo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc các bị cáo phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự.

2. Các biện pháp tư pháp:

- Về trách nhiệm dân sự: Căn cứ vào Điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự; Điều 584, Điều 590 Bộ luật Dân sự.

Công nhận sự thỏa thuận bồi thường thiệt hại giữa các bị cáo Trần Hồng P và Trần Anh T với người bị hại anh Nguyễn Đình Th; các bị cáo P và T đã bồi thường xong cho anh Th là 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) tiền thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.

3. Về án phí: Căn cứ khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự và khoản 1 Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí, lệ phí Tòa án.

Các bị cáo Trần Hồng P và Trần Anh T mỗi người phải chịu 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm.

Các bị cáo có mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.

Ngưi bị hại; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết hợp lệ.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

391
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tội cố ý gây thương tích số 31/2021/HS-ST

Số hiệu:31/2021/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Cư Kuin - Đăk Lăk
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 22/10/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;