Bản án về tội cố ý gây thương tích số 10/2020/HS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN N, TỈNH KON TUM

BẢN ÁN 10/2020/HS-ST NGÀY 17/04/2020 VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

Ngày 17 tháng 4 năm 2020 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện N, tỉnh Kon Tum xét xử công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số 08/2020/TLST – HS ngày 09- 01-2020, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 06/2020/QĐXXST-HS ngày 09-3-2020 và Quyết định hoãn phiên tòa số 19/2020/HSST-QĐ ngày 24-3-2020 đối với các bị cáo:

1.A S; Tên gọi khác: Không; Sinh ngày 07/01/2001; Nơi sinh: N, Kon Tum; Nơi đăng ký HKTT và nơi ở: Thôn Đ, xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ văn hóa: 02/12; Dân tộc: Xê Đăng; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Thiên chúa giáo; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông A K và bà Y L; Chưa có vợ con; Anh chị em ruột có 07 người, bị cáo là con thứ sáu trong gia đình; Tiền sự: Không; Tiền án: Không; ị cáo ị bắt tạm giam từ ngày 05/7/2019 đến ngày 22/11/2019 thay thế biện pháp tạm giam bằng bảo lĩnh: Có mặt tại phiên tòa.

2.A Ô; Tên gọi khác: Không; Sinh ngày 27/7/2000; Nơi sinh: N, Kon Tum; Nơi đăng ký HKTT và nơi ở: Thôn Đ, xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum; Nghề nghiệp: Làm nông; Trình độ văn hóa: 05/12; Dân tộc: Xê Đăng; Giới tính: Nam; Tôn giáo:

Thiên chúa giáo; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông A R và bà Y N; Chưa có vợ con; Anh chị em ruột có 05 người, bị cáo là con thứ hai trong gia đình; Tiền sự: Không; Tiền án: Không; ị cáo ị bắt tạm giam từ ngày 27/6/2019 đến ngày 22/11/2019 thay thế biện pháp tạm giam bằng bảo lĩnh: Có mặt tại phiên tòa.

3. A H; Tên gọi khác: Không; Sinh ngày 20/11/1995; Nơi sinh: N, Kon Tum; Nơi đăng ký HKTT và nơi ở: Thôn Đ, xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum; Nghề nghiệp: Làm nông;Trình độ văn hóa: 09/12; Dân tộc: Xê Đăng; Giới tính: Nam; Tôn giáo: Thiên chúa giáo; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông A Đ và bà Y H; Chưa có vợ con; Anh chị em ruột có 05 người, bị cáo là con thứ tư trong gia đình; Tiền sự: Không; Tiền án: Không; ị cáo ị bắt tạm giam từ ngày 05/7/2019 đến ngày 22/11/2019 thay thế biện pháp tạm giam bằng bảo lĩnh: Có mặt tại phiên tòa.

Người bào chữa cho các bị cáo A S, A Ô, A H:

à Đặng Thị K – Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Kon Tum; Có mặt.

Những người bị hại:

- Anh Trương Cao C, sinh năm 1985; Nơi ĐKHKTT: Thôn T, xã K, thị xã A, tỉnh Hà Tĩnh; Nơi ở: Thôn N, xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum; (Có đơn xin xét xử vắng mặt).

- Anh Trần Quốc H, sinh năm 1975; Nơi ĐKHKTT: Thôn M, xã K, thị xã A, tỉnh Hà Tĩnh; Nơi ở: Thôn B, xã Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum; (Có đơn xin xét xử vắng mặt)

Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

-Ông A Đ, sinh năm 1955; Trú tại: Thôn Đ, xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum; (Có mặt tại phiên tòa).

- Anh A T; Tên gọi khác: A Th; Sinh năm 1999; Trú tại: Thôn Đ, xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum; Có mặt tại phiên tòa.

Những người làm chứng: Chị Phạm Thị Nh; Anh Phạm Văn T; Anh Bùi Xuân N; Anh A N;

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Vụ thứ nhất: Khoảng 06 giờ 30 phút ngày 11/4/2019 A T cùng với A H đi làm rẫy cho A H tại khu vực gần sông P, thôn Đ, xã Đ. Trước khi đi A T; A H mỗi người mang theo 01 cao dao rựa (hay còn gọi là dao quắm) để làm rẫy, A H mang 01 đèn pin đội đầu và ít rượu, đi xe mô tô nhà A H. Khoảng 18 giờ cùng ngày cả hai không làm rẫy nữa mà nghỉ uống rượu tại rẫy đến 21 giờ thì nghỉ đi về nhà. A H điều khiển xe chở A T, xe không có đèn nên dùng đèn pin rọi đi về qua cầu treo thôn T, xã Đ ra đường quốc lộ Hồ Chí Minh. Thời gian trước đó do ị một số người dùng trâu kéo gỗ qua rẫy nhà mình và một số nhà dân trong thôn làm hư hỏng cây trồng. A H và A T đã ảo nhau khi nào gặp người dùng trâu kéo gỗ làm hư cây sẽ dánh. Nghi ngờ anh Trương Cao C đã thuê người dùng trâu kéo gỗ qua rẫy nên khi về đến đoạn gần nhà anh C thuê trọ tại thôn N, xã Đ. A T ghé tai A H nói “Tý nữa về qua nhà thằng C nó còn thức thì vào hỏi chuyện nó có kéo trâu làm hư hỏng cây nhé?‟A H gật đầu đồng ý. Khi chạy xe qua nhà anh C thuê trọ khoảng 15m A T vỗ vào vai A H nói dừng lại. A H dừng xe, A T nói “đèn còn sáng đi vào nói chuyện nếu nó láo thì đập cho nó một trận luôn nhé?”, A H gật đầu đồng ý rồi vòng xe quay lại dựng xe ở trước nhà nghỉ L đối diện với nhà anh C thuê trọ. A T đi trước, A H theo sau, mỗi người cầm theo con dao của mình. Khi vào sân A H soi đèn cho A T nhặt 01 cục bê tông, còn mình tự nhặt 01 viên gạch loại 06 lỗ đã ị vỡ một phần. A T đi đến thấy cửa khép khờ thì đẩy mở rộng ra và đi vào ên trong phòng khách. A H theo sau soi đèn pin đội đầu thấy anh Phạm Văn T đang nằm ngủ ở ghế sô pha. Nghe tiếng kéo cửa và ánh đèn soi anh T ngồi bật dậy. A H hỏi “mày là thắng kéo trâu qua rẫy làm hư cây nhà tao đúng không? H ném viên gạch về phía anh Phạm VănT, T cũng ném cục bê tông về phía anh T nhưng không trúng. Anh T đứng dậy bỏ chạy vào phòng ngủ của vợ chồng anh C, vừa chạy vừa trả lời “không phải tôi”. A H, A T đuổi theo vào phòng ngủ anh C, thấy A H soi đèn pin, anh C và vợ là chị Phạm Thị Nh đang nằm ở nệm đặt sát nền phòng ngồi bật dậy dựa lưng vào tường tiếp giáp phòng khách. Anh C đang đứng dậy trong tư thế khom lưng thì bị A H vung dao rựa lên chém bằng sống dao trúng vào đầu anh C gây chảy máu, thấy vậy chị Nh vợ anh C hô hoán. A H, A T cầm dao rựa chạy ra ngoài, trên đường chạy A T vất con dao rựa dọc đường (không nhớ địa điểm) và 01 đôi dép loại xỏ ngón, 01 khẩu trang. A H đến chỗ xe mô tô của mình đặt con dao rựa qua bên cạnh nổ xe chạy nhưng thấy có người đuổi đến gần nên vất bỏ xe mô tô và con dao rựa tại đó và chạy theo sau A T, khi chạy A H vứt bỏ lại đôi dép hai quai ngang và 01 đèn pin đội đầu, rồi cả hai chạy về nhà ngủ.

Tại bản giám định số 60/TgT-TTPY ngày 02/5/2019 của Trung tâm pháp y Sở y tế tỉnh Kon Tum kết luận: Tỷ lệ tổn thương cơ thể cho anh Trương Cao C do bị chém là 05% (Năm phần trăm).

Tại bản giám định bổ sung số 120/TgT-TTPY ngày 13/9/2019 của Trung tâm pháp y Sở y tế tỉnh Kon Tum kết luận: Vật gây ra thường tích cho anh Trương Cao C là sống dao.

Vụ thứ hai: Khoảng 12 giờ ngày 12/4/2019, sau khi uống rượu tại nhà ở thôn Đ, xã Đ. Do nóng nên A S dùng xe mô tô của A T là anh trai A S chở A T, A Ô, A H đến gầm cầu Đ thuộc thôn Đ để uống rượu. Khi đi A H cầm theo 01 con dao thường dùng để đi làm rẫy dắt vào ống xả xe mô tô và trên xe ở a ga trước có sẵn 01 con dao rựa S đã để từ trước để đi làm rẫy thường ngày. Khi đến cầu, A S dựng xe mép phải đường. A H lấy con dao mang theo, tất cả mang rượu, đồ ăn xuống ãi cát dưới gầm cầu. Khi xuống A H, A S tắm suối còn A Ô, A T dùng dao đi chặt củi để nướng cá khô.

A H, A S tắm xong thì lên gầm cầu trước. Nhớ đến việc một số người dùng trâu kéo gỗ qua rẫy nhà mình vào tối ngày 11/4/2019 sau khi đánh anh Trương Cao C tại xã Đ bị truy đuổi A H đã phải bỏ chạy để lại xe mô tô của mình nên A H nói với A S “tý nữa nếu gặp dân kéo gỗ đi qua thì chặn đánh”, A S nghe nhưng không nói gì cả.

Khoảng 15 giờ cùng ngày, A S lên đường để đi mua đồ về nhậu tiếp. Lúc này anh Trần Quốc H vừa điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 38K2 – xxxx chở 04 bao cỏ đi về phía A S. A S nhìn thấy anh H chở cỏ thì nhớ đến việc A H nói “tý nữa nếu gặp dân kéo gỗ đi qua thì chặn đánh” nên gọi to “H, Ô có người kéo trâu đang qua” đồng thời đi đến xe lấy con dao rựa chạy đến chỗ anh H. Thấy A S đến gần thì anh H dựng xe, đứng sang bên trái, A S đứng trước xe anh H hỏi “mày chở cỏ đi đâu?”, anh H không trả lời mà chỉ nhìn A S cười gượng. A S dùng dao rựa chém với về phía anh H nhưng không trúng rồi cắt đứt các dây thun buộc các bao cỏ và đạp đổ xe của anh H. Anh H hoảng sợ bỏ chạy về phía cầu, A S cầm dao rựa đuổi theo. A H và A Ô khi nghe A S gọi thì chạy từ gầm cầu lên đường, lúc A Ô, A H vừa chạy lên thì anh H cũng vừa chạy ngang qua, A H chạy ra đầu cầu chặn đấm một cái bằng tay phải trúng mặt anh H. Anh H tiếp tục chạy thì A H, A S đuồi theo. Thấy ên trái mương nước có 01 đoạn cây bằng gỗ A Ô nhặt rồi đuổi theo anh H. Khi chạy qua cầu khoảng 05m anh H chạy qua mương thoát nước rẽ vào bãi cỏ bên phải, cách đường khoảng 04m. Tại đó A H đuổi kịp tay trái cầm lấy vai áo phía trước anh H kéo giữ lại và dùng tay phải đấm mạnh vào má trái anh H làm anh H ngã ngửa xuống đất. Cùng lúc đó A Ô ném đoạn gậy gỗ dài khoảng 01m, đường kính khoảng 07cm trúng vùng trán bên trái của anh H. Khi A H quay lại nhìn thấy A T vừa chạy đến đứng ở đường thì đi ra hỏi “Có phải thằng này không?”, A T trả lời “đúng thằng này rồi”. ên trong ãi cỏ anh H đứng dậy chạy thì A S vừa đến dùng dao rựa chém vát 01 cái trúng hông sườn trái anh H gây vết thương chảy máu, sau khi chém A S vất con dao rựa xuống đất. Anh H định chạy thì bị A S, A Ô dùng chân đạp vào người anh H. A Ô nhặt lấy đoạn cây tre trúc dài khoảng 80cm, đường kính khoảng 05cm đập vào cẳng chân phải anh H. Sau đó tiếp tục dùng chân dẫm đạp mạnh vào chân phải anh H. Cảm nhận chân bị gãy nên anh H van xin “Đừng đánh nữa, gãy chân rồi”nhưng A Ô vẫn cầm cây tiếp tục xông vào để đánh. Lúc này thấy anh H bị thương nặng A H đã xông vào nằm chắn trên người anh H để không cho A Ô đánh nữa liền bị A Ô dùng đoạn cây đập vào đầu, còn A T cũng chạy đến can ngăn A S không cho đánh anh H.

Sau khi A H, A S, A S dừng việc đánh anh H thì anh H ò ra đường ngồi dựa vào cọc tiêu lấy điện thoại định điện cho người thân nhưng A Ô đến ngăn cản không cho gọi điện. A S hỏi “có tiền không?”. Anh H sợ bị đánh nên miễn cưỡng trả lời “có” rồi móc trong túi quần trước ném tiền ra mương thoát nước. A S nhặt 05 tờ loại mệnh giá 200.000đ, còn tiền lẻ khác A S bỏ lại vào túi quần anh H. A Ô thấy con dao rựa của A S ở hiện trường thì nhặt đi đến để ở a ga trước xe sau đó cùng A H đi xuống gầm cầu để lấy đồ đạc.

Bị gãy chân anh H không đi được nhờ A S chở ra quán tạp hóa M ở đường quốc lộ Hồ Chí Minh thì được A S cõng đi qua cầu. Qua cầu một đoạn A S để anh H ngồi xuống đường nghỉ. Lúc này A Ô từ gầm cầu đi lên hỏi anh H “Có tiền không?”, sợ bị đánh nên anh H nói “Có” và móc trong túi quần ra đưa A Ô 50.000đ (Năm mươi nghìn đồng), A Ô cầm tiền bỏ vào túi. Khi nghe A Ô hỏi tiền anh H, A S ở gần nói “Tiền đây rồi”. A S tiếp tục cõng anh H đi đến chỗ xe mô tô của anh H rồi dùng xe của anh H chở anh H về nhà người quen của anh H để đưa anh H đi cứu chữa. Do sợ người thân của anh H đánh nên A S chỉ chở đến gần đó rồi được phép của anh H giao xe mô tô để S đi về và trả lại sau.

A H từ gầm cầu cầm con dao đi lên đường, lúc này chỉ còn lại A Ô nên cùng nhau đi ộ về, trên đường đi A Ô nói cho A H biết việc A Ô lấy của anh H 50.000đ. Khi đi đến trước quán tạp hóa anh A N thuộc thôn Đ, A H nói “Đưa anh tiền để anh mua mì tôm”, A Ô đưa 50.000đ cho A H mua mì tôm, nước ngọt. Lúc này A S và A T cũng vừa đến, rồi cả A Ô, A H đi về nhà A S. Sau đó A S, A Ô, A H, A T bị công an xã Đ mời đến làm việc. Anh H được người thân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện quân y F, tỉnh Gia Lai cho đến ngày 24/4/2019 thì ra viện.

Tại bản giám định số 59/TgT-TTPY ngày 02/5/2019 của Trung tâm pháp y Sở y tế tỉnh Kon Tum kết luận: Sẹo vùng trán ên trái kích thước lớn, nền sẹo mờ 08%; Sẹo vùng mạng sườn ên trái kích thước lớn 09%; Sẹo vết mổ và sẹo dẫn lưu cẳng chân bên phải 09%; Gãy 1/3 dưới hai xương cẳng chân bên phải, đã kết hợp xương, trục thẳng không ngắn chi 18%.

Tại bản giám định bổ sung, giám định lại số 119/TgT-TTPY ngày 13/9/2019 của Trung tâm pháp y Sở y tế tỉnh Kon Tum kết luận: Sẹo ở mặt không ảnh hưởng thẩm mỹ + sẹo ở ngực bên trái và bốn sẹo do mổ ở cẳng chân bên phải, nhiều sẹo kích thước lớn nhỏ 11%; Gãy 1/3 dưới hai xương cẳng chân bên phải, đã kết hợp xương, trục thẳng không ngắn chi 18%. Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể cho anh Trần Quốc H tại thời điểm giám định bổ sung là 27% (Hai mươi ảy phần trăm).

Tại bản cáo trạng số: 04/CT-VKS ngày 08 tháng 01 năm 2020, Viện kiểm sát nhân dân huyện N đã truy tố A S, A Ô về tội: “Cố ý gây thương tích” theo điểm đ khoản 2 Điều 134 và tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 168; Truy tố A H về tội: “Cố ý gây thương tích” theo điểm đ khoản 2 Điều 134 và tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo khoản 1 Điều 323; Truy tố A T về tội: “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017.

Ngày 20/3/2020 người bị hại là anh Trương Cao C có đơn xin rút yêu cầu khởi tố đối với A T. Ngày 23/3/2020 Viện kiểm sát nhân dân huyện N ban hành Quyết định số 01/QĐ-VKS rút quyết định truy tố đối với A T. Ngày 23/3/2020 Tòa án nhân dân huyện N ban hành Quyết định số 01/2020/HSST-QĐ đình chỉ vụ án đối với bị cáo A T.

Tại phiên tòa đại diệnViện kiểm sát nhân dân huyện N bổ sung truy tố thêm đối với A H về tình tiết định khung “Phạm tội 02 lần trở lên” theo điểm c khoản 2 Điều 134 của Bộ luật hình sự, giữ nguyên các phần khác đã truy tố đối với các bị cáo. Đồng thời đề nghị Hội đồng xét xử: Không áp dụng tình tiết tăng nặng đối với các bị cáo. Cho các bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ „thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”. Ngoài ra cho bị cáo A H được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội đã ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của tội phạm” đối với tội “Cố ý gây thương tích”. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng hình phạt như sau:

Đối với A S: Áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 134, điểm s khoản 1 Điều 51, Điều 38 của Bộ luật hình sự: Xử phạt từ 30 tháng đến 36 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng khoản 1 Điều 168, điểm s khoản 1 Điều 51, Điều 38 của Bộ luật hình sự: Xử phạt từ 03 năm đến 04 năm tù về tội “Cướp tài sản”.

Đối với A Ô: Áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 134, điểm s khoản 1 Điều 51, Điều 38 của Bộ luật hình sự: Xử phạt từ 24 tháng đến 30 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng khoản 1 Điều 168, điểm s khoản 1 Điều 51, Điều 38 của Bộ luật hình sự: Xử phạt từ 03 năm đến 04 năm tù về tội “Cướp tài sản”.

Đối với A H: Áp dụng các điểm c, đ khoản 2 Điều 134, điểm s khoản 1 khoản 2 Điều 51, Điều 38 của Bộ luật hình sự: Xử phạt từ 30 tháng đến 36 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng khoản 1 Điều 323, các điểm h, s khoản 1 Điều 51, Điều 54, Điều 38 của Bộ luật hình sự: Xử phạt từ 03 tháng đến 06 tháng tù về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

Đề nghị tổng hợp hình phạt phạm nhiều tội đối với các bị cáo.

Về trách nhiệm dân sự: Giữa các bị cáo với người bị hại đã thỏa thuận được vấn đề bồi thường, đề nghị Hội đồng công nhận những thỏa thuận này.

Về xử lý vật chứng: Đề nghị tịch thu, tiêu hủy 03 con dao, 01 viên gạch, 01 cục ê tông, 02 đôi dép nhựa, có vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, có vật chứng là tài sản không có giá trị.

Về án phí: Các bị cáo không phải nộp án phí dân sự do đã thỏa thuận được với nhau trước khi mở phiên tòa. Miễn án phí hình sự cho các bị cáo vì thuộc gia đình nghèo, cận nghèo và ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định pháp luật.

Tại phiên tòa: Các bị cáo A S, A Ô, A H thừa nhận hành vi phạm tội đúng như cáo trạng Viện kiểm sát đã truy tố. Các bị cáo đều cho rằng đối với tội “Cố ý gây thương tích” là do một số người đã dùng trâu kéo gỗ qua rẫy làm hư hỏng cây trồng nên khi uống rượu vào bức xúc đã không kìm chế được nên phạm tội. Mục đích đánh anh H, anh C để cảnh cáo, rằn mặt để họ không kéo gỗ qua rẫy nữa. Các bị cáo đã thỏa thuận với người bị hại về việc bồi thường thiệt hại sức khỏe: A S, A Ô, A H mỗi bị cáo nhận bồi thường cho anh Trần Quốc H 30.000.000đ. A H nhận bồi thường cho anh Trương Cao C 4.000.000đ. A S thừa nhận lấy của anh H 1.000.000đ (Một triệu đồng), A Ô lấy của anh H 50.000đ (Năm mươi nghìn đồng) sau khi đã đánh anh H. Mục đích lấy tiền để chi tiêu cá nhân. A H thừa nhận biết A Ô lấy tiền của anh H 50.000đ mà vẫn dùng số tiền này để mua nước ngọt và mì tôm.

- Người bào chữa cho các bị cáo ý kiến: Tại phiên tòa hôm nay cho thấy hành vi phạm tội của các bị cáo đúng như Viện kiểm sát đã truy tố. Mong Hội đồng xét xử xem xét đến nhân thân, hoàn cảnh của các bị cáo, A S, A Ô, A H đều là người dân tộc thiểu số, sống ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đều là hộ nghèo, trình độ hạn chế nên nhận thức và suy nghĩ còn nông nổi. Các bị cáo tuổi đời còn nhỏ, phạm tội nhất thời, các bị cáo đều thành khẩn khai áo, ăn năn hối cải được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Ngoài ra cho A H được hưởng tình tiết ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của tội phạm và cũng đã nhờ bố đẻ đưa cho anh C 1.000.000đ (Một triệu đồng) để chi phí cho việc cứu chữa theo các điểm a, b khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Đề nghị cho các bị cáo được hưởng mức thấp nhất của khung hình phạt; Chỉ phạt A H 03 tháng tù về tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” vì gây thiệt hại không lớn. Miễn án phí hình sự, dân sự cho các bị cáo.

- Người bị hại là anh Trần Quốc H trình bày: Anh không có mâu thuẫn gì với A S, A Ô, A H. Chiều ngày 12/4/2019 anh bất ngờ bị những người này đánh gây thiệt hại sức khỏe cho anh 27%. Riêng anh bị vẹo, gãy mũi không liên quan gì đến A S, A Ô, A H nên không yêu cầu cơ quan pháp luật phải làm rõ vấn đề này. Sau khi bị đánh đau nặng A S, A Ô có hỏi tiền vì sợ bị đánh tiếp nên anh miễn cưỡng đưa cho A S 1.000.000đ; A Ô 50.000đ. Yêu cầu A S, A Ô trả lại số tiền này. Về thỏa thuận bồi thường gây thiệt hại về sức khỏe, anh H thống nhất với A S, A Ô, A H mỗi bị cáo phải bồi thường 30.000.000đ, thời gian bồi thường vào ngày 06/5/2020. Nếu chậm bồi thường phải chịu lãi 10%/năm/số tiền chậm bồi thường. Có biên bản thỏa thuận kèm theo và yêu cầu Tòa án ghi nhận nội dung thỏa thuận này.

- Người bị hại là anh Trương Cao C trình bày: Anh không mâu thuẫn gì với A H, A T. Khoảng 23 giờ đêm ngày 11/4/2019 anh ất ngờ bị A H, A T xông vào nhà đánh gây thiệt hại sức khỏe cho anh 5%. Trước khi mở phiên tòa thấy A T và A S là hai anh em ruột đều phạm tội. Gia đình ị cáo rất nghèo và khó khăn. A T ăn năn xin lỗi và đã ồi thường ổn thỏa về trách nhiệm dân sự nên anh xin rút yêu cầu khởi tố đối với A T. Đối với A H đã thống nhất việc bồi thường 4.000.000đ, thời gian bồi thường vào ngày 06/5/2020. Nếu chậm bồi thường phải chịu lãi 10%/năm/số tiền chậm bồi thường. Có biên bản thỏa thuận kèm theo và yêu cầu Tòa án ghi nhận nội dung thỏa thuận này.

-Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông A Đ trình bày: Ông là bố đẻ của A H. Ngày 11/4/2019 A H đi xe mô tô có iển số 82E1-xxxxx đi làm rẫy và đến buổi tối thì đánh anh Trương Cao C. Chiếc xe mô tô này của ông, xe có giấy tờ hợp pháp. Ông không biết việc A H đánh anh Trương Cao C. Ông đã nhận lại xe và không có yêu cầu gì cả. Sau khi A H đánh anh Trương Cao C, đã nhờ ông mang 1.000.000đ để chi phí cứu chữa nhưng anh C không nhận.

- Những người làm chứng là chị Phạm Thị Nh, anh Phạm Văn T cùng trình bày: Khoảng 23 giờ đêm ngày 11/4/2019 có hai người tự ý xông vào nhà cầm gạch, đá ném vào người anh T và anh C nhưng không trúng. Một người cầm dao rựa chém vào đầu anh C gây thương tích.

- Người làm chứng là anh A N trình bày: Chiều ngày 12/4/2019 A H đến quán của anh mua 50.000đ vừa mì tôm và nước ngọt. Tiền ở đâu mà A H mua thì anh không biết.

-Lời nói sau cùng của các bị cáo:

A S: Bị cáo ăn năn hối cải về hành vi phạm tội đã gây ra, đã xin lỗi người bị hại, xin Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Bị cáo hứa sẽ cải tạo tốt, sau khi ra tù chịu khó làm ăn và không ao giờ phạm tội nữa.

A Ô: Bị cáo ăn năn hối cải về hành vi phạm tội đã gây ra, đã xin lỗi người bị hại, xin Hội đồng xét xử xem xét bố mẹ bị cáo già yếu và phải chăm lo cho 03 em nhỏ, xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Bị cáo hứa không phạm tội nữa.

A H: Do không hiểu biết pháp luật nên đã vi phạm, thấy ăn năn hối cải, đã xin lỗi người bị hại, xin Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo và hứa không bao giờ phạm tội nữa.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án. Căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1]Về hành vi quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện N, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện N, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo và những người tham gia tố tụng không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Về hành vi phạm tội của từng bị cáo:

Ở vụ thứ nhất, sảy ra khoảng 23 giờ đêm ngày 11/4/2019, vì nghi ngờ anh Trương Cao C thuê người dùng trâu kéo gỗ qua rẫy làm hư hỏng cây trồng nên A H, A T đã xông vào nhà thuê của anh C và có hành vi dùng gạch, cục bê tông ném về phía anh T nhưng không trúng. Tiếp đến A H đã dùng sống dao rựa chém bổ vào đầu anh C gây thương tích tính tại thời điểm giám định 5%. Tuy tỷ lệ thương tích gây ra cho người bị hại dưới 11% nhưng các ị cáo đã dùng dao được coi là hung khí nguy hiểm và có tính chất côn đồ thể hiện sự hung hãn, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, coi thường trật tự pháp luật xông vào nhà đêm khuya, đánh người một cách vô cớ. A T, A H là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự; hành vi của A H, A T là nguy hiểm cho xã hội mặc dù ở mức độ ít nghiêm trọng, lỗi cố ý, xâm phạm vào quyền bảo vệ sức khỏe của công dân, đủ yếu tố cấu thành tội phạm, phạm vào các điểm a, i khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đồi, bổ sung năm 2017. Trong vụ việc này, trước khi phạm tội giữa A H và A T có sự trao đổi thống nhất hành động, A T là người khởi sướng, còn A H là người trực tiếp gây thương tích cho anh C, hành vi của T và H có tính đồng phạm nhưng ở mức giản đơn. A T phạm tội theo khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự là phạm tội theo yêu cầu khởi tố của người bị hại, ngày 20/3/2020 được người bị hại rút yêu cầu khởi tố; Viện kiểm sát rút yêu cầu truy tố trước khi mở phiên tòa nên Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án đối với A T theo Điều 282 của Bộ luật tố tụng hình sự là có cơ sở.

Ở vụ thứ hai, sảy ra khoảng 15 giờ chiều ngày 12/4/2019, sau khi nghe A H nói với A S “tý nữa nếu gặp dân kéo gỗ đi qua thì chặn đánh” nên khi thấy anh Trần Quốc H chở cỏ đi về phía A S thì S đã gọi A H và A Ô nói “có người kéo trâu đang qua”. A S chặn xe và có hành động cầm dao rựa chém với về phía anh H, chặt dây thun buộc cỏ, đạp đổ xe, thấy anh H bỏ chạy thì cả A H, A Ô, A S cùng đuổi đánh anh H: A H có hành vi dùng tay phải đấm vào mặt, vào má anh H; A Ô có hành vi dùng đoạn cây gỗ tròn dài khoảng 01m, đường kính khoảng 07cm ném trúng trán bên trái của anh H; khi anh H bỏ chạy tiếp A Ô nhặt tiếp đoạn cây tre trúc dài khoảng 80cm, đường kính khoảng 05cm đánh vào đoạn cẳng chân phải anh H,, dùng chân dẫm đạp mạnh vào cẳng chân phải của anh H; A S có hành vi dùng dao rựa chém vát trúng sườn hông trái của anh H, dùng tay chân đánh vào người anh H. Gây thương tích ở mặt nhưng không ảnh hưởng thẩm mỹ, ngực, sườn hông, gẫy cẳng chân phải. Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể cho anh Trần Quốc H tại thời điểm giám định là 27% (Hai mươi ảy phần trăm). Tuy tỷ lệ thương tích gây ra cho anh H nằm ở khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự quy định từ 11% đến 30% nhưng các ị cáo đã dùng dao, gậy được coi là hung khí nguy hiểm và có tính chất côn đồ thể hiện sự hung hãn, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, coi thường pháp luật thể hiện ở việc cho rằng người bị hại dùng trâu kéo gỗ qua rẫy làm hư hỏng cây trồng nên đánh để rằn mặt. A H, A S, A Ô là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự; hành vi của các ị cáo là nguy hiểm cho xã hội ở mức độ nghiêm trọng, lỗi cố ý, xâm phạm vào quyền bảo vệ sức khỏe của công dân, đủ yếu tố cấu thành tội phạm, phạm các điểm a, i khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đồi, bổ sung năm 2017.

Ngoài ra A H phạm tội cả vụ thứ nhất và vụ thứ hai, phạm tội hai lần nên A H phải chịu thêm tình tiết định khung theo điểm c khoản 2 Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đồi, bổ sung năm 2017.

Trong vụ án này cả A H, A S, A Ô đều đồng phạm phạm tội nhưng ở mức giản đơn; A H là người khởi sướng và phạm tội 02 lần nên A H phải chịu mức hình phạt cao hơn so với A S, A Ô. Đối với A S và A Ô đều là người thực hiện gây thương tích nhiều cho anh H ở mặt, sườn hông, ngực, và gây gãy chân. Tuy nhiên S là người đầu tiên cầm dao rựa chặn anh H lại rồi hô hào H và Ô đuổi đánh anh H, vì vậy S phải chịu hình phạt nặng hơn so với Ô. Ở vụ án thứ hai, không có sự tham gia của A T, vì từ khi A H khởi sướng cho đến khi A H, A S, A Ô đánh anh H, lúc này A T đang tắm dưới suối nên không biết. Khi A H, A S, A Ô đang đánh anh H thì thấy A T tắm xong đi lên A H hỏi có phải người này kéo trâu qua rẫy không, do A T đã từng gặp anh H nhắc nhở việc kéo trâu qua rẫy nên A T gật đầu nhưng khi thấy A S, A Ô xông vào đánh anh H thì T cũng chạy lại can ngăn kéo A S ra không cho đánh nữa nên A T không có hành vi phạm tội trong vụ án thứ hai.

Ngoài ra, tại bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 59/TgT-TTPY ngày 02/5/2019 kết luận: Anh H bị gãy xương chính mũi trong trích sao hồ sơ ệnh án không thể hiện; hiện tại không xếp tỷ lệ thương tổn. Tòa án đã yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ nội dung này. Qua kết quả điều tra bổ sung cho thấy hồ sơ ệnh án không thể hiện và anh Trần Quốc H khẳng định anh bị gãy mũi không phải do A H, A S, A Ô đánh nên không có cơ sở để xác định A H, A S, A Ô đánh gãy mũi anh H.

Sau khi A H, A S, A Ô dừng việc đánh anh H. A S và A Ô đã có hành vi hỏi tiền anh H, sợ bị đánh tiếp nên anh H đã móc trong túi ném ra mương nước một số tiền, A S nhặt lấy 05 tờ mệnh giá 200.000đ, tổng là 1.000.000đ (Một triệu đồng). Anh H đưa cho A Ô 50.000đ (Năm mươi nghìn đồng). Hành vi chiếm đoạt tài sản nảy sinh sau khi đã đánh gây thương tích cho anh H, lúc này anh H lâm vào tình trạng không thể chống cự được nên miễn cưỡng đưa tiền cho S và Ô. A S, A Ô hỏi lấy tiền anh H đều không có sự bàn bạc, trao đổi gì với nhau. A S hỏi lấy tiền trước, ít thời gian sau A Ô đến hỏi lấy tiền. Giữa A S, A Ô thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản độc lập, không mang tính đồng phạm, đủ yếu tố cấu thành tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 168 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đồi, bổ sung năm 2017.

Khi A Ô lấy được tiền của anh H có nói cho A H biết, mặc dù biết mà A H vẫn dùng số tiền A Ô lấy để mua mì tôm và nước ngọt, là A H đã có hành vi phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo khoản 1 Điều 323 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đồi, bổ sung năm 2017.

Từ những phân tích đánh giá trên cho thấy Viện kiểm sát nhân dân huyện N truy tố A S, A Ô về tội: “Cố ý gây thương tích” theo điểm đ khoản 2 Điều 134 và tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 168; Truy tố A H về tội: “Cố ý gây thương tích” theo các điểm c, đ khoản 2 Điều 134 và tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo khoản 1 Điều 323 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đồi, bổ sung năm 2017 là đúng người, đúng tội.

[3] Xét về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ:

Những tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tính chất côn đồ”, “Phạm tội 02 lần trở lên” đã được ghi nhận định khung của tội “Cố ý gây thương tích” nên không áp dụng là tình tiết tăng nặng nữa. Không áp dụng tình tiết tăng nặng đối với A S, A Ô về tội “Cướp tài sản” ; A H về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

Về tình tiết giảm nhẹ:

Trong suốt quá trình tham gia tố tụng từ điều tra – truy tố – xét xử, các bị cáo thể hiện “thành khẩn khai áo, ăn năn hối cải” nên cho các ị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo điểm s khoản 1 Điều 51của Bộ luật hình sự ở tất cả các tội danh bị truy tố.

Khi A H, A S, A Ô đang đánh anh H thì anh H van xin “Đừng đánh nữa, gãy chân rồi”. Thấy anh H bị thương nặng A H đã nằm chắn lên người anh H không cho S, Ô đánh nữa, chính A H cũng đã ị A Ô đánh một gậy vào đầu nhưng không gây thương tích gì và kêu gọi S, Ô dừng việc đánh anh H. Vì vậy cho A H được hưởng tình tiết “ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của tội phạm” theo điểm a khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự đối với tội “Cố ý gây thương tích”. Sau khi dừng việc đánh anh H, A S đã cõng anh H qua cầu đến chỗ để xe máy rồi dùng xe máy chở anh H đến nhà người quen của anh H để đưa đi cấp cứu, (do sợ bị đánh lại nên S chỉ dám chở đến gần địa điểm anh H nói). Như vậy phần nào S cũng thể hiện được việc „Khắc phục hậu quả” nên cho S được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo điểm b khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự của tội “Cố ý gây thương tích”.

Sau khi đánh anh C, khoảng 02 ngày sau A H đã nhờ bố mình là ông A Đ cầm 1.000.000đ (Một triệu đồng) đưa cho anh C để chi phí cho việc cứu chữa, mặc dù anh C không nhận nhưng Hội đồng vẫn ghi nhận cho A H được hưởng tình tiết giảm nhẹ “Khắc phục hậu quả” theo điểm b khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự.

Ngoài ra thấy mức độ gây thiệt hại về mặt xã hội mà A H gây ra ở hành vi “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” gây thiệt hại không lớn nên cho A H được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo điểm h khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Xét thấy A H được hưởng ba tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự đối với tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, không ị áp dụng tình tiết tăng nặng nên áp dụng khoản 3 Điều 54 của Bộ luật hình sự quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt cho bị cáo H.

[4] Về áp dụng hình phạt: Trước khi phạm tội các bị cáo đều có nhân thân tốt, không bị tiền án, tiền sự, phạm tội nhất thời, đều là những người dân tộc thiểu số, sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy vậy tội phạm mà các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội ở mức cao nhất là nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, lại phạm nhiều tội nên cần phải áp dụng hình phạt cách ly đối với các bị cáo. Tùy theo tính chất mức độ tội phạm, tình tiết giảm nhẹ đối với từng tội, từng bị cáo mà Hội đồng xét xử sẽ áp dụng hình phạt phù hợp và tổng hợp hình phạt phạm nhiều tội đối với từng bị cáo theo Điều 55 của Bộ luật hình sự.

[5] Về xử lý vật chứng: Hội đồng xét xử căn cứ khoản 1, các điểm a, c khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự xử lý như sau: Đối với 02 con dao, 01 viên gạch, 01 cục bê tông là công cụ, phương tiện phạm tội và 01 con dao của A H không sử dụng gì gây thương tích cho anh H vào ngày 12/4/2019 và 02 đôi dép của T và H không phải phương tiện phạm tội, vì không có giá trị, A H, A T không muốn nhận lại, cần tịch thu, tiêu hủy. Đối với số tiền 1.000.000đ mà A S đã chiếm đoạt của anh H, trả lại cho anh H. Riêng đối với chiếc xe mô tô có biển số 82E1-xxxxx A H chở A T đánh anh C vào tối ngày 11/4/2019 là của ông A Đ, đã được xử lý trả lại cho ông A Đ ở giai đoạn điều tra nên Hội đồng xét xử không đề cập đến. Riêng các vật chứng khác là 01 con dao, 01 đèn pin A T, A H sử dụng vào đêm ngày 11/4/2019 trong vụ gây thương tích cho anh C và gậy gỗ, gậy tre trúc A Ô dùng gây thương tích cho anh H không thu hồi được nên Hội đồng xét xử không đề cập đến.

[6] Về trách nhiệm dân sự: Trước khi mở phiên tòa giữa các bị cáo và người bị hại đã thống nhất được với nhau về việc bồi thường thiệt hại, yêu cầu Hội đồng xét xử ghi nhận: A S, A Ô, A H, mỗi bị cáo có trách nhiệm bồi thường cho anh Trần Quốc H số tiền 30.000.000đ ( a mươi triệu đồng), bao gồm chi phí cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe, thu nhập thực tế bị mất trong thời gian anh H điều trị thương tích, thời gian nghỉ dưỡng, bồi thường ù đắp tổn thất về tinh thần. A H phải bồi thường cho anh Trương Cao C 4.000.000đ ( ốn triệu đồng) tiền chi phí cho việc việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và bồi thường ù đắp tổn thất về tinh thần. Thời gian các bị cáo phải bồi thường tiền cho anh H, anh C vào ngày 06/5/2020. Nếu chậm bồi thường phải chịu lãi 10%/năm/số tiền chậm bồi thường, Riêng A T đã ồi thường cho anh C và anh C không còn yêu cầu gì đối với A T nữa nên Hội đồng xét xử không đề cập đến. Thấy thỏa thuận giữa các bị cáo và người bị hại là tự nguyện, nội dung thỏa thuận không trái quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội, Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 điều 584, khoản 1 điều 585, Điều 590, Điều 357 của Bộ luật dân sự để công nhận nội dung thỏa thuận này.

Ngoài ra A H phải trả lại cho anh H số tiền 50.000đ (Năm mươi nghìn đồng) đã lấy từ A Ô cướp của anh H để mua mì tôm và nước ngọt nên phải trả lại cho anh H. Tính đến thời điểm án có hiệu lực pháp luật chậm trả phải chịu lãi 10%/năm/số tiền chậm trả theo khoản 2 Điều 468 cảu Bộ luật dân sự .

[7]Về án phí: Đối với số tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe các bị cáo và người bị hại đã thỏa thuận được trước khi mở phiên tòa, chỉ đề nghị Tòa án ghi nhận nên không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo điểm f khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của y an thường vụ Quốc Hội. Còn lại các bị cáo phải chịu án phí hình sự sơ thẩm; A H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với số tiền buộc phải trả cho anh Trương Cao C 50.000đ. Tuy nhiên gia đình A S và A Ô thuộc hộ nghèo, cả a ị cáo A S, A Ô, A H đều là người dân tộc thiểu số, sống ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc iệt khó khăn nên miễn nộp án phí hình sự sơ thẩm cho các ị cáo và miễn nộp án phí dân sự sơ thẩm cho A H theo điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của y an thường vụ Quốc Hội.

Vì các lẽ trên

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 134, các điểm b, s khoản 1 Điều 51, Điều 17, Điều 38 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với A S về tội “Cố ý gây thương tích”;

Áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 134, điểm s khoản 1 Điều 51, Điều 17, Điều 38 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với A Ô về tội “Cố ý gây thương tích”;

Áp dụng các điểm c, đ khoản 2 Điều 134, các điểm a, b, s khoản 1 Điều 51, Điều 17, Điều 38 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với A H về tội “Cố ý gây thương tích”;

Áp dụng khoản 1 Điều 168, điểm s khoản 1 Điều 51, Điều 38 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với A S, A Ô về tội “Cướp tài sản”;

Áp dụng khoản 1 Điều 323, các điểm h, s khoản 1 Điều 51, khoản 3 Điều 54, Điều 38 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với A H về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”;

Áp dụng Điều 55 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tổng hợp hình phạt phạm nhiều tội đối với các bị cáo;

Áp dụng khoản 1 điểm a, c khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự và điểm a khoản 1 khoản 2 Điều 47 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về xử lý vật chứng;

Áp dụng khoản 1 Điều 584, khoản 1 Điều 585, Điều 589, Điều 590, Điều 357, khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự về trách nhiệm dân sự;

Căn cứ khoản 2 Điều 136 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Áp dụng điểm đ khoản 1 Điều 12, điểm a khoản 1 Điều 23 và danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của y an thường vụ Quốc Hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;

Căn cứ Điều 331 và Điều 333 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về quyền kháng cáo;

Xử:

1.Tuyên bố các bị cáo A H, A S, A Ô phạm tội “Cố ý gây thương tích”; A S, A Ô phạm tội “Cướp tài sản”; A H phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”;

Xử phạt A S 02 (hai) năm 02 ( hai ) tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích” và 03 ( a) năm 04 ( ốn) tháng tù về tội “Cướp tài sản”. Tổng cộng A S phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 05 (năm) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời gian tù tính từ ngày thi hành hình phạt tù. A S được khấu trừ thời gian đã ị tạm giam từ ngày 05/7/2019 đến ngày 22/11/2019 vào thời gian chấp hành hình phạt tù.

Xử phạt A Ô 02 (hai) năm tù về tội “Cố ý gây thương tích” và 03 ( a) năm tù về tội “Cướp tài sản”. Tổng cộng A Ô phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 05 (năm) năm tù. Thời gian tù tính từ ngày thi hành hình phạt tù. A Ô được khấu trừ thời gian đã ị tạm giam từ ngày 27/6/2019 đến ngày 22/11/2019 vào thời gian chấp hành hình phạt tù.

Xử phạt A H 02 (hai) năm 06 (sáu ) tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích” và 03 (ba) tháng tù về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.Tổng cộng A H phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 02 (hai) năm 09 (chín) tháng tù. Thời gian tù tính từ ngày thi hành hình phạt tù. A H được khấu trừ thời gian đã ị tạm giam từ ngày 05/7/2019 đến ngày 22/11/2019 vào thời gian chấp hành hình phạt tù.

2. Về xử lý vật chứng: Tịch thu, tiêu hủy 03 con dao, 01 viên gạch, 01 cục bê tông , 02 đôi dép nhựa theo biên bản giao nhận vật chứng ngày 25/02/2020 giữa cơ quan Công an huyện N với Chi cục thi hành án dân sự huyện N. Trả lại cho anh Trần Quốc H số tiền 1.000.000đ (Một triệu đồng) theo chứng từ chuyển khoản ngày 13/3/2020 giữa người chuyển cơ quan Công an huyện N với người nhận Chi cục thi hành án dân sự huyện N.

3. Về trách nhiệm dân sự: Công nhận sự thỏa thuận giữa A S, A Ô, A H với anh Trần Quốc H; Giữa A H với anh Trương Cao C: A S, A Ô, A H, mỗi bị cáo có trách nhiệm bồi thường thiệt hại sức khỏe cho anh Trần Quốc H là 30.000.000đ ( a mươi triệu đồng). A H có trách nhiệm bồi thường thiệt hại sức khỏe cho anh Trương Cao C 4.000.000đ ( ốn triệu đồng). Thời gian bồi thường tiền cho anh H, anh C vào ngày 06/5/2020. Nếu chậm bồi thường phải chịu lãi 10%/năm/số tiền chậm bồi thường, Buộc A H phải trả lại cho anh Trần Quốc H số tiền 50.000đ (Năm mươi nghìn đồng) từ số tiền tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật nếu chậm trả phải chịu lãi 10%/năm/số tiền chậm trả.

4.Về án phí: A S, A Ô, A H mỗi bị cáo phải nộp 200.000đ án phí hình sự sơ thẩm; A H phải nộp 300.000đ án phí dân sự sơ thẩm nhưng miễn nộp toàn bộ số tiền án phí này cho các bị cáo.

5. Về quyền kháng cáo: Các bị cáo, người bào chữa cho các bị cáo, có quyền kháng cáo bản án, những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo phần bản án có liên quan đến quyền lợi của mình trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án (17-4-2020); Những người bị hại được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản án hoặc kể từ ngày bản án được niêm yết tại trụ sở y an nhân dân xã Đ, huyện N, tỉnh Kon Tum đối với anh Trương Cao C; y an nhân dân xã Đ, huyện Đ, tỉnh Kon Tum đối với anh Trần Quốc H.

6. Trường hợp bản án được thi hành theo qui định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 luật thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

22
Bản án/Nghị quyết được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Nghị quyết đang xem

Bản án về tội cố ý gây thương tích số 10/2020/HS-ST

Số hiệu:10/2020/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Ngọc Hồi - Kon Tum
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 17/04/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Nghị quyết Sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Nghị quyết Liên quan đến cùng nội dung
Bản án/Nghị quyết Phúc thẩm
Vui lòng Đăng nhập để có thể tải về
Đăng nhập
Đăng ký


  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286 (6 lines)
    E-mail: info@lawnet.vn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;